I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức: Hiểu và nắm được khái niệm về phép biến hình
2. Về kĩ năng: Sau khi học xong bài này, học sinh có thể nhận biết được một quy tắc đặt tương ứng mỗi điểm, mỗi hình nào có phải là phép biến hình hay không
3. Về tư duy và thái độ: - Toán học bắt nguồn từ thực tế, phục vụ thực tế
- Học sinh thấy được tính chất chặt chẽ của các khái niệm Toán học có liên quan với nhau (Phép biến hình – Hàm số)
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ CỦA HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án, đồ dùng dạy học
- Phiếu học tập
- Bảng phụ
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1225 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Toán học 11 - Tiết 1: Phép biến hình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§1. PHÉP BIẾN HÌNH
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức: Hiểu và nắm được khái niệm về phép biến hình
2. Về kĩ năng: Sau khi học xong bài này, học sinh có thể nhận biết được một quy tắc đặt tương ứng mỗi điểm, mỗi hình nào có phải là phép biến hình hay không
3. Về tư duy và thái độ: - Toán học bắt nguồn từ thực tế, phục vụ thực tế
- Học sinh thấy được tính chất chặt chẽ của các khái niệm Toán học có liên quan với nhau (Phép biến hình – Hàm số)
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ CỦA HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án, đồ dùng dạy học
- Phiếu học tập
- Bảng phụ
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Sách giáo khoa, vở nháp, vở ghi và đồ dùng học tập
- Kiến thức cũ về tính chất 2 vectơ bằng nhau
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số
Kiểm tra bài cũ:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hoạt động 1: (xây dựng định nghĩa phép biến hình)
+ Phát phiếu học tập (chia 6 nhóm)
Cho A(1; 1); B(3; 5); M(5; 4). Tìm điểm M’ thõa mãn
? Gọi 1 HS trong 1 nhóm đứng tại chỗ trả lời?
! Nhận xét và kết luận
? M’ tương ứng với M theo quy tắc nào?
! Nhận xét và kết luận
? Có bao nhiêu điểm M’ như vậy?
! Nhận xét và kết luận
+ Trong mp0xy cho đt d và 1 điểm M. Dựng hình chiếu vuông góc M’ của điểm M trên đt d.
? Gọi học sinh lên bảng dựng điểm M’?
? Có bao nhiêu điểm M’ như vậy?
! Nhận xét và kết luận
+ Giới thiệu định nghĩa:
Quy tắc đặt tương ứng mỗi điểm M của mp với một điểm xác định duy nhất M’ của mp đó đgl phép biến hình trong mp
+ Nhấn mạnh:
Nếu kí hiệu phép biến hình là F:
* Viết: F(M) = M’ hay M’ = F(M)
* Gọi M’ là ảnh của điểm M qua phép biến hình F
Nếu H là một hình nào đó trong mp:
* Kí hiệu: H’ = F(H) là tập hợp các điểm M’ = F(M), với mọi M thuộc H. Khí đó ta nói F biến hình H thành hình H’ hay hình H’ là ảnh của hình H qua phép biến hình F
Nếu phép biến hình biến mọi điểm M của mặt phẳng thành chính nó gọi là phép đồng nhất
? Theo định nghĩa, phép biến hình tương tự khái niệm nào trong đại số?
+ Theo dõi và trao đổi
+ Trả lời: M’(3; 0)
+ Ghi nhận
+
+ Ghi nhận
+ Trả lời: Chỉ có duy nhất một điểm M’
+ Ghi nhận
+ Thực hiện
+ Trả lời: Chỉ có duy nhất một điểm M’
+ Ghi nhận
+ Ghi nhận
+ Tiếp thu và ghi nhớ
+ Trả lời: Tương tự khái niệm hàm số
Hoạt động 2: (củng cố khái niệm phép biến hình)
+ Nêu bài toán (SGK – trang 4)
+ Với mỗi điểm M theo yêu cầu đề bài thì tìm được bao nhiêu điểm như vậy?
? Có phải là một phép biến hình không?
+ Nhận xét và kết luận
+ Trả lời: Với mỗi điểm M tuỳ ý ta luôn có thể tìm được ít nhất hai điểm M’ và M” sao cho M là trung điểm của M’M” và
M’M = MM” = a
+ Trả lời: Quy tắc đặt tương ứng nêu trong câu hỏi không phải là một phép biến hình.
+ Ghi nhận
IV. CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ:
- Về nhà các em nắm vững, hiểu định nghĩa phép biến hình trong mặt phẳng.
- Xem trước bài học mới “ Phép tịnh tiến”
- Xem kiến thức về vectơ, hệ tọa độ trong mặt phẳng và các phép toán vectơ ở toán 10.
File đính kèm:
- Bai 1 Phep bien hinh.doc