Giáo án môn toán lớp 10 - Ôn chương II

1. Về kiến thức:

 Ôn những kiến thức:

– Hàm số. Tập xác định của hàm số và tính chẵn , lẻ của hàm số.

– Hàm số y = ax + b(a 0): Tính đồng biến, nghịch biến, đồ thị.

– Hàm số y = ax2 + bx + c (a 0): Các khoảng đồng biến, nghịch biến, đồ thị.

 

doc2 trang | Chia sẻ: manphan | Lượt xem: 883 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn toán lớp 10 - Ôn chương II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT:15 Ngày:23/10/2007 ÔN CHƯƠNG II I.MỤC TIÊU Về kiến thức: Ôn những kiến thức: – Hàm số. Tập xác định của hàm số và tính chẵn , lẻ của hàm số. – Hàm số y = ax + b(a0): Tính đồng biến, nghịch biến, đồ thị. – Hàm số y = ax2 + bx + c (a 0): Các khoảng đồng biến, nghịch biến, đồ thị. Về kĩ năng: – Tìm tập xác định của hàm số và xét tính chẵn , lẻ của hàm số. – Xét chiều biến thiên và vẽ đồ thị hàm số y = ax + b; y = ax2 + bx +c (a ¹ 0) – Viết phương trình đường thẳng đi qua hai điểm. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: – Học sinh: Xem lại các bài học trong chương và chuẩn bị các câu hỏi lý thuyết từ bài 1 đến bài 7 trang 50 sgk. Và làm các bài tập 8; 9a,b; 10; 11; 13; 14; 15 trang 50, 51 sgk. – Giáo viên: Hệ thống lại lý thuyết và một số dạng bài tập chính, phấn màu, thước kẻ. III.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Phương pháp gợi mở vấn đáp. IV.TIẾN TRÌNH BÀI HỌC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG: *Tiến trình bài học: 1. Kiểm tra miệng: Nêu sự biến thiên và cách vẽ đồ thị hàm số y = ax2 + bx +c (a ¹ 0)? Tìm tập xác định của các hàm số sau: y = y = 3.Xét tính chẵn , lẻ của các hàm số sau:a) y = b)y = 2. Bài mới: Hoạt động 1: (Sửa bài tập 8 trang 50) (Bài toán tìm tập xác định của hàm số). Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh – Để tìm tập xác định của hàm số, ta chú ý những gì? – Các phép toán thường dùng trong bài toán tìm TXĐ. – Nhắc lại cách tìm giao của hai tập hợp trong đó một tập hợp có dạng tập con thường dùng của R, tập còn lại chỉ gồm một số phần tử. – Gọi học sinh giải bài tập 8 trang 50 sgk – Trả lời: Mẫu –® mẫu ¹ 0 Căn –® biểu thức dưới dấu căn ³ 0 Căn dưới mẫu –® biểu thức dưới dấu căn > 0. – Giải phương trình bậc nhất, bậc hai; giải bất phương trình bậc nhất; tìm giao của hai tập hợp. – Học sinh giải: ĐS: a) D = [-3; +¥)\ {-1} b) D = (-¥; ½) c) D = R Hoạt động 2: (Sửa bài tập 9a,b trang 50) (Bài toán xét chiều biến thiên và vẽ đồ thị hàm số bậc nhất). Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh – Chiều biến thiên và bảng biến thiên của đồ thị hàm số bậc nhất? – Dạng đồ thị hàn số bậc nhất? – Vẽ dạng đồ thị khi a >0/a<0? Suy ra vẽ đồ thị hàm số bậc nhất cần xác định gì? – Gọi học sinh giải bài tập 9 trang 50 (a),b)) sgk – a >0: Hàm số đồng biến trên R a<0:Hsố nghịch biến trên R Bảng biến thiên – Đồ thị hàm số bậc nhất là một đường thẳng. – Để vẽ đồ thị hàm số bậc nhất ta chỉ cần xác định hai điểm thuộc đồ thị bằng cách cho x hai giá trị suy ra hai giá trị tương ứng của y ta được hai điểm. Hoạt động 3: Bài toán lập bảng biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số bậc hai. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ?: Chiều biến thiên và bảng biến thiên của hàm số bậc hai ? ?: Dạng đồ thị hàm số bậc hai ? ?: Vẽ dạng đồ thị của hàm số bậc hai khi a0 ? ?: Nêu cách vẽ parabol ? – Hướng dẫn cách tìm điểm đối xứng. – Chú ý trường hợp không cắt trục hoành. – Gọi học sinh giải bài 10 trang 51 sgk. a>0: Hàm số nghịch biến trên (-¥;) Hàm số đồng biến trên (;+¥) BBT a<0: Hàm số đồng biến trên (-¥;) Hàm số nghịch biến trên (;+¥) BBT – Đồ thị hàm số bậc hai là một đường parabol. – Cách vẽ parabol: Xác định toạ độ đỉnh I(;) Vẽ trục đối xứng x = . Xác định toạ độ các giao điểm của parabol với trục tung và trục hoành (nếu có). Vẽ. Hoạt động 4: Xác định phương trình đường thẳng đi qua hai điểm cho trước. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh – Để xác định phương trình đường thẳng đi qua hai điểm cho trước, ta tìm a và b nên ta cần hai phương trình chứa a và b. ?:Tìm hiểu giả thiết ? ?: Suy ra ta làm gì ? – Gọi học sinh giải bài 11/51 sgk. – Đường thẳng đi qua hai điểm. – Ta thay toạ độ hai điểm đã cho vào phương trình y = ax + b, ta được hai phương trình chứa hai ẩn a và b. Giải hệ hai phương trình này ta tìm được a và b. Hoạt động 5: (củng cố) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh – Cho học sinh làm phần trắc nghiệm sgk trang 51 – Hoạt động nhóm. – Thuyết trình. 3. Dặn dò: Tiết sau kiểm tra một tiết. Về làm các bài tập 15 trang 40, 20 trang 41 sbt. * Rút kinh nghiệm:----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------.

File đính kèm:

  • doc+N CH¦+NG II.doc