TCT : 4
tuần : 4 BIỂU DIỄN LỰC
I. Mục tiêu
Nêu được ví dụ thể hiện lực tác dung làm thay đổi vận tốc .
Nhận biết được lực là đại lượng vectơ .
Biểu diễn được vectơ lực .
II. Chuẩn bị
Nhắc HS xem lại bài lực . Hai lực cân bằng ( bài 6 SGK Vật Lí 6 )
Xe lăn , Miếng sắt , nam châm .
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ (5 phút )
1.Chuyển động đều là gì ? Nêu 1 ví dụ về vật chuyển động đều .
2.Chuyển động không đều là gì ? Nêu ví dụ .
3.Viết công thức tính vận tốc trung bình của 1 chuyển động không đều
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 929 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lí lớp 8 tiết 4: Biểu diễn lực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TCT : 4
Bài
Soạn : 8/9/2008
tuần : 4
BIỂU DIỄN LỰC
Dạy : 13/9/2008
I. Mục tiêu
Nêu được ví dụ thể hiện lực tác dung làm thay đổi vận tốc .
Nhận biết được lực là đại lượng vectơ .
Biểu diễn được vectơ lực .
II. Chuẩn bị
Nhắc HS xem lại bài lực . Hai lực cân bằng ( bài 6 SGK Vật Lí 6 )
Xe lăn , Miếng sắt , nam châm .
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ (5 phút )
1.Chuyển động đều là gì ? Nêu 1 ví dụ về vật chuyển động đều .
2.Chuyển động không đều là gì ? Nêu ví dụ .
3.Viết công thức tính vận tốc trung bình của 1 chuyển động không đều .
2. Các hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ 1: Tổ chức tình huống học tập (5P).
Đặt vấn đề: Lực có thể làm biến đổi chuyển động mà vận tốc xác định sự nhanh chậm và cả hướng của chuyển động , vậy giữa lực và vận tốc có sự liên quan nào không ?
GV đưa 1 số ví dụ : viên bi thả rơi, vận tốc của viên bi tăng nhờ tác dụng nào? Làm thế nào để biểu diễn lực tác dụng lên vật ?
HĐ2: Tìm hiểu về mối quan hệ giữa lực và và sự thay đổi vận tốc (10P).
Gv nhắc lại ở lớp 6 ta đã biết lực có thể làm biến dạng, thay đổi chuyển động (nghĩa là thay đổi vận tốc của vật)
Yêu cầu HS tìm 1 số ví dụ về lực làm thay đổi vận tốc của vật hoặc làm vật biến dạng .
Yêu cầu HS quan sát hình 4.1, 4.2 SGK .
GV làm TN như hình 4.1 .Hướng dẫn HS trả lời câu C1 .
HĐ3: Thông báo đặc điểm của lực và cách biểu diển lực bằng vectơ (15P).
GV nhắc lại lớp 6 , ta đã biết 1 lực không những có độ lớn mà còn có phương và chiều .
- GV thông báo: Một đại lượng vừa có phương và chiều là 1 đại lượng vectơ .
- GV yêu cầu HS nhắc lại các đặc điểm của lực => lực là một đại lượng vectơ .
- GV thông báo : để biểu diễn vectơ lực người ta dùng mũi tên .
- GV nhấn mạnh : lực có 3 yếu tố (điểm đặt, phương chiều, độ lớn )
Hiệu quả tác dụng của lực phụ thuộc vào các yếu tố này .
GV đưa ra 1 ví dị để minh hoạ 3 yếu tố của lực và nhấn mạnh chỉ cần thay đổi 1 trong 3 yếu tố là tác dụng của lực đã thay đổi .
Cách biểu diển vectơ lực phải thể hiện đầy đủ 3 yếu tố của lực .
GV đưa ra ví dụ về lực tác dụng lên vật có vẽ hình và chỉ rỏ điểm đặt, phương chiều và cường độ của lực ( hình 4.3 SGK ) .
HĐ 4: Vận dụng (10P).
GV hướng dẫn HS trả lời câu C2 .
Biểu diển lực
Yêu cầu HS trả lời câu C3
HS tự nêu lại khái niệm lực:
Tác dụng của lực, ký hiệu , đơn vị, ký hiệu đơn vị, là đại lượng véc tơ.....
I. Ôn lại khái niệm lực
HS tự tìm ví dụ .
HS thảo luận theo nhóm, trả lời câu C1
H.1 : lực hút của nam châm lên miếng sắt làm tăng vận tốc của xe lăn .
H.2 : lực tác dụng của vợt lên quả bóng là qua bóng bị biến dạng, ngược lại lực của quả bóng đập vào vợt làm vợt bị biến dạng .
II. Biểu diễn lực
Lực là một đại lượng vectơ.
HS nhắc lại các đặc điểm của lực và nêu được lực là 1 đại lượng vectơ.
2. Cách biểu diễn và kí hiệu vectơ lực
a. Để biểu diễn vectơ lực người ta dùng mũi tên có :
- gốc là điểm mà lực tác dụng lên vật (gọi là điểm đặt của lực) .
- phương và chiều là phương chiều của lực .
- độ dài biểu diễn cường độ của lực theo 1tỉ xích cho trước .
b. Vectơ lực kí hiệu bằng chữ F có mũi tên ở trên:
III. Vận dụng
1 HS lên bảng trả lời câu C2 .
Trọng lực có:
- Điểm đặt tại trọng tâm của vật G,
- Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống,
- Độ lớn P =10.m = 10.5 = 50(N), ứng với 2,5 cm.
Lực kéo có:
Điểm đặt tại B.
Phương ngang, chièu từ trái sang phải.
Độ lớn F2 = 15000N, tỉ xích 1cm ứng với 5000N.
Biểu diễn:
G B
0,5cm 1cm
10N 5000N
HS trả lời câu C3:
F1: điểm đặt tại A, phương thẳnh đứng, chiều từ dưới lên, cường độ lực F1 = 20N.
F2: điểm đặt tại B, phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ F2 = 30N.
F3: điểm đặt tại C, phương tạo với phương nằm ngang 1 góc 300, chiều hướng lên, cường độ F3 =30N
3. dặn dò (1P) Học thuộc phần ghi nhớ. Làm bài tập 4.1 → 4.5 .
File đính kèm:
- tiết 4 Biểu diễn lực.doc