1. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Chứng minh được các công thức 16.2 SGK, từ nêu được phương án thí nghiệm đo hệ số ma sát trượt theo phương án động lực học. ( Gián tiếp qua gia tốc a và góc nghiêng ).
2. Kĩ năng:
- Lắp ráp được thí nghiệm theo phương án đã chọn, biết cách sử dụng đồng hồ đo thời gian hiện số điều khiển bằng nam châm điện để đo chính xác khoảng thời gian chuyển động của vật.
- Tính và viết đúng kết quả phép đo, với các chữ số có nghĩa cần thiết.
II. CHUẨN BỊ
.1. Giáo viên:
- Mặt phẳng nghiêng có thước đo góc và quả dọi.
- Nam châm điện có hộp công tắc đóng ngắt.
- Tước kẻ vuông để xác định vị trí ban đầu của vật.
- Trụ kim loại đường kính 3cm, cao 3cm.
- Đồng hồ đo thời gian hiện số.
- Cổng quang điện E
- Thước thẳng.
6 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1135 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý 10 - Bài 16: Thực hành đo hệ số ma sát (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/11/2011
PPCT: 25
Bài 16: THỰC HÀNH ĐO HỆ SỐ MA SÁT ( Tiết 1)
1. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Chứng minh được các công thức 16.2 SGK, từ nêu được phương án thí nghiệm đo hệ số ma sát trượt theo phương án động lực học. ( Gián tiếp qua gia tốc a và góc nghiêng a).
2. Kĩ năng:
- Lắp ráp được thí nghiệm theo phương án đã chọn, biết cách sử dụng đồng hồ đo thời gian hiện số điều khiển bằng nam châm điện để đo chính xác khoảng thời gian chuyển động của vật.
- Tính và viết đúng kết quả phép đo, với các chữ số có nghĩa cần thiết.
II. CHUẨN BỊ
.1. Giáo viên:
- Mặt phẳng nghiêng có thước đo góc và quả dọi.
- Nam châm điện có hộp công tắc đóng ngắt.
- Tước kẻ vuông để xác định vị trí ban đầu của vật.
- Trụ kim loại đường kính 3cm, cao 3cm.
- Đồng hồ đo thời gian hiện số.
- Cổng quang điện E
- Thước thẳng.
2. Học sinh:
- Ôn tập lại kiến thức cũ.
- Giấy kể ô, báo các thí nghiệm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp. (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (Không)
3. Bài mới. (40’)
Nội dung
Hoạt động của Học sinh
Trợ giúp của Giáo viên
Hoạt động 1 (10 phút): Xây dựng cơ sở lý thuyết
I. Mục đích
II. Cở sở lý thuyết
- Tìm công thức tính gia tốc của vật trượt xuống dọc theo mặt phẳng nghiêng.
- Chứng minh công thức tính hệ số ma sát trượt.
- Hướng dãn xác định các lực tác dụng lên một vật trượt trên một mặt phẳng nghiêng.
- Hướng dẫn: Áp dụng định luật II Niu Tơn cho vật.
Hoạt động 2 (10 phút): Tìm hiểu bộ dụng cụ
III. Dụng cụ thí nghiệm
IV. Lắp ráp thí nghiệm
- Tìm hiểu thiết bị có trong bộ dụng cụ của nhóm.
- Xác định chế độ hoạt động của đồng hồ hiện số phù hợp với mục đích thí nghiệm
- Giới thiệu các thiết bị có trong bộ dụng cụ.
- Hướng dẫn cách thay đổi đọ nghiêng và điều chỉnh thăng bằng cho máng nghiêng.
Hoạt động 3 (10 phút): Hoàn chỉnh phương án thí nghiệm
V. Trình tự thí nghiệm
1. Xác định góc nghiêng giới hạn a0 để vật bắt đầu trượt trên mặt phẳng nghiêng.
2. Đo hệ số ma sát trượt.
- Nhận biết các đại lượng cần đo trong thí nghiệm.
- Tìm phương án đo góc nghiêng của mặt phẳng nghiêng.
- Đại diện một nhóm trình bày phương án đo gia tốc. Các nhóm khác nhận xét.
- Gợi ý biểu thức tính hệ số ma sát trượt.
- Hướng dẫn: Sử dụng thước đo góc và quả rọi có sẵn hoặc đo kích thước của mặt phẳng nghiêng.
- Nhận xét và hoàn chỉnh thí nghiệm của các nhóm.
Hoạt động 4 (10 phút): Tiến hành thí nghiệm
- Tiến hành thí nghiệm theo nhóm.
- Ghi kết quả vào bảng 16.1
- Hướng dẫn các nhóm làm thí nghiệm.
- Theo dõi HS.
4. Củng cố và vận dụng (3’)
- GV tổng kết lại về tiết thực hành, những điểm cần khắc phục và phát huy ở tiết thực hành tiếp theo.
5. Hướng dẫn và giao nhiệm vụ về nhà (1’)
- GV yêu cầu HS xem lại mục đích của bài thực hành, tìm hiểu chức năng của từng dụng cụ thí nghiệm để tiết tiếp theo làm thực hành tốt hơn. Xem kỹ mẫu báo cáo thí nghiệm, cách để hoàn thành báo cáo thí nghiệm này và chuẩn bị tiết thí nghiệm tiếp theo.
----------------------------
IV. RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY:...
Ngày soạn: 11/11/2011
PPCT: 26
Bài 16: THỰC HÀNH ĐO HỆ SỐ MA SÁT ( Tiết 2)
1. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Chứng minh được các công thức 16.2 SGK, từ nêu được phương án thí nghiệm đo hệ số ma sát trượt theo phương án động lực học. ( Gián tiếp qua gia tốc a và góc nghiêng a).
2. Kĩ năng:
- Lắp ráp được thí nghiệm theo phương án đã chọn, biết cách sử dụng đồng hồ đo thời gian hiện số điều khiển bằng nam châm điện để đo chính xác khoảng thời gian chuyển động của vật.
- Tính và viết đúng kết quả phép đo, với các chữ số có nghĩa cần thiết.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Mặt phẳng nghiêng có thước đo góc và quả dọi.
- Nam châm điện có hộp công tắc đóng ngắt.
- Tước kẻ vuông để xác định vị trí ban đầu của vật.
- Trụ kim loại đường kính 3cm, cao 3cm.
- Đồng hồ đo thời gian hiện số.
- Cổng quang điện E
- Thước thẳng.
2. Học sinh:
- Ôn tập lại kiến thức cũ.
- Giấy kể ô, báo các thí nghiệm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp. (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (Không)
3. Bài mới. (40’)
Hoạt động1 (30 phút): Tiến hành thí nghiệm (Tiếp)
- Tiến hành thí nghiệm theo nhóm.
- Ghi kết quả vào bảng 16.1
- Hướng dẫn các nhóm làm thí nghiệm.
- Theo dõi HS.
Hoạt động 2 (10 phút): Xử lý kết quả.
- Hoàn thành bảng 16.1.
- Tính sai số của phép đo và viết kết quả.
- Chỉ rõ loại sai số đã bỏ qua trong khi lấy kết quả.
Gợi ý:
- Nhắc lại cách tính sai số và viết kết quả.
- Yêu cầu trả lời câu hỏi 2 trang 88 SGK.
Ghi các thông số vào bảng sau
= .....
S0 = ..
= ....
S = ....
N
t
a = 2s/t2
= tan - a/(gcos )
1
2
3
4
5
Giá trị trung bình
4. Củng cố và vận dụng (3’)
- GV tổng kết lại về bài thực hành, những điểm cần khắc phục và phát huy ở bài thực hành tiếp theo.
5. Hướng dẫn và giao nhiệm vụ về nhà (1’)
- GV yêu cầu HS về nhà hoàn tất báo cáo thí nghiệm và chuẩn bị bài học tiếp theo: Chuẩn bị bài: “Cân bằng của một vật khi chịu tác dụng của hai lực
và của ba lực không song song”
----------------------------
IV. RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY:...
.
Ngày.. tháng.. năm 2011
Tổ trưởng
NGUYỄN THỊ HUẾ
File đính kèm:
- bai thuc hanh tiet 2526.doc