Giáo án môn Vật lý 11 nâng cao - Tiết 81 - Kính hiển vi

KÍNH HIỂN VI

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

 Trình bày được cấu tạo, tác dụng của kính hiển vi, cách ngắm chừng và cách sử dụng kính hiển vi.

 Viết được biểu thức số bội giác của kính hiển vi trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực.

2. Kỹ năng

 Rèn luyện kĩ năng vẽ ảnh của 1 vật qua kính hiển vi và tính toán xác định được các đại lượng liên quan đến kính hiển vi.

 Vận dụng được công thức độ bội giác của kính hiển vi trong các trường hợp ngắm chừng.

3. Thái độ

 Tích cực, hứng thú học tập của học sinh.

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:

 Phương pháp thảo luận. Hỏi đáp

C. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Giáo án. Tranh sơ đồ tia sáng qua kính hiển vi để giới thiệu và giải thích.

 Kính hiển vi để HS quan sát và sử dụng.

2. Học sinh: Ôn lại kiến thức về thấu kính, các công thức thấu kính.

 

doc2 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 496 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý 11 nâng cao - Tiết 81 - Kính hiển vi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 81 Ngày soạn: 19 / 4 / 2012 KÍNH HIỂN VI A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Trình bày được cấu tạo, tác dụng của kính hiển vi, cách ngắm chừng và cách sử dụng kính hiển vi. Viết được biểu thức số bội giác của kính hiển vi trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực. 2. Kỹ năng Rèn luyện kĩ năng vẽ ảnh của 1 vật qua kính hiển vi và tính toán xác định được các đại lượng liên quan đến kính hiển vi. Vận dụng được công thức độ bội giác của kính hiển vi trong các trường hợp ngắm chừng. 3. Thái độ Tích cực, hứng thú học tập của học sinh. B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Phương pháp thảo luận. Hỏi đáp C. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Giáo án. Tranh sơ đồ tia sáng qua kính hiển vi để giới thiệu và giải thích. Kính hiển vi để HS quan sát và sử dụng. 2. Học sinh: Ôn lại kiến thức về thấu kính, các công thức thấu kính. III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC 1. Ổn định lớp - kiểm tra sỉ số (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (6’) Nêu cấu tạo và tác dụng của kính lúp? Nêu cách ngắm chừng qua kính lúp? Nêu định nghĩa và viết các công thức số bội giác của kính lúp. 3. Nội dung bài mới: a, Đặt vấn đề:(1’) Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu thêm một dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt nữa đó là kính hiển vi. b, Triển khai bài mới: Hoạt động 1 (14’). Tìm hiểu nguyên tắc cấu tạo kính hiển vi. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC ● Gv: Yêu cầu HS tìm hiểu mục 1 và vận dụng các kiến thức thực tế trả lời các câu hỏi sau: + Góc trông ảnh của vật qua kính hiển vi như thế nào so với kính lúp ? + Qua kính L1 và kính L2 tạo ra ảnh gì ( tác dụng tạo ảnh từng kính)? + Qua 2 kính đó thì số bội giác của hệ kính như thế nào so với kính lúp ? + Tác dụng của kính hiển vi là gì ? + Vẽ hình 53.2 Hs: Thảo luận nhóm. Trả lời câu hỏi. Trình bày 1. Nguyên tắc cấu tạo của kính hiển vi Kính hiển vi là dụng cụ bổ trợ cho mắt quan sát những vật rất nhỏ. Có số bội giác lớn hơn nhiều lần so với số bội giác của kính lúp. Hoạt động 2 (17’). Tìm hiểu cấu tạo và cách ngắm chừng của một vật qua kính hiển vi. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC ● Gv: Yêu cầu HS quan sát kính hiển vi cho biết: + Cấu tạo và tác dụng của từng bộ phận của kính hiển vi? + Muốn có ảnh thật qua vật kính thì vật nằm đâu trước vật kính ? + Muốn có ảnh ảo qua thị kính thì vật A1B1 nằm đâu trước thị kính ? + Để nhìn rõ ảnh cuối cùng A2B2 thì ảnh A2B2 nằm trong khoảng nào trước mắt? + Trình bày các cách ngắm chừng qua kính hiển vi? + Khi ngắm chừng ở vô cực thì A1B1 nằm đâu trước thị kính? Hs: Thảo luận nhóm. Trả lời câu hỏi. Trình bày 2. Cấu tạo và cách ngắm chừng. a. Cấu tạo: - Vật kính là 1 TKHT có tiêu cự rất ngắn (vài milimet), tạo ra ảnh thật A1B1 lớn hơn vật nhiều lần. - Thị kính là 1 TKHT có tiêu cự ngắn đóng vai trò như kính lúp, quan sát A1B1. - Vật kính và thị kính được đặt cố định và đồng trục với nhau. b. Cách ngắm chừng: - Vật AB đặt trước kính hiển vi và ngoài khoảng tiêu cự của vật kính. Tạo ra ảnh thật A1B1 lớn gấp k1 lần vật AB. - Để nhìn rõ ảnh ảo A2B2 cuối cùng, ta thay đổi khoảng cách giữa vật và vật kính để ảnh A2B2 nằm trong giới hạn nhìn rõ của mắt. - Khi điều chỉnh kính, ảnh ảo A2B2 hiện ra ở điểm cực cận (Cc). Gọi là cách ngắm chừng ở điểm cực cận. - Khi điều chỉnh kính, ảnh ảo A2B2 hiện ra ở vô cực . Gọi là cách ngắm chừng ở vô cực. Hoạt động 3 (10’). Tìm công thức số bội giác của kính hiển vi. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC ● Gv: Yêu cầu HS tìm hiểu mục 3 và vận dụng các kiến thức thực tế trả lời các câu hỏi sau: Tìm công thức số bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực. GV Hướng dẫn HS tìm công thức số bội giác của kính hiển vi: Từ hình vẽ tìm tanα và tanα0? Tìm G? Hs: ; - Mà Vậy: Hs: Tìm các công thức. 3. Số bội giác của kính hiển vi Ta có biểu thức: Khi ngắm chừng ở vô cực thì A2B2 ở vô cực. d : Độ dài quang học (d = F2) Đ : Khoảng nhìn rõ ngắn nhất của mắt. Khi ngắm chừng ở vô cực thì mắt không phải điều tiết và không phụ thuộc vào vị trí đặt mắt. 4. Củng cố: (5’) + Dùng kính hiển vi quan sát một số vật nhỏ (Tiêu bản). + Nêu cấu tạo và viết công thức số bội giác khi ngắm chừng ở vô cực? 5. Dặn dò:(1’) + BTVN: 3, 4/ 263 SGK. + Ôn tập kiến thức về thấu kính? + Tìm hiểu về kính thiên văn. Đặc điểm cấu tạo, công dụng ?

File đính kèm:

  • doctiet81.doc