KIỂM TRA HỌC KỲ II
A. MỤC TIÊU
Chương 3: Dòng điện trong các môi trường
1. Kiến thức
1.1 Trình bày được các tính chất điện đặc biệt của chất bán dẫn làm cho nó được xếp vào một loại vật dẫn riêng, khác với vật dẫn là kim loại. Nêu được bản chất của dòng điện trong bán dẫn
1.2 Mô tả được cấu tạo và hoạt động của các linh kiện bán dẫn: điốt chỉnh lưu, điện trở nhiệt,
điện trở quang, điốt phát quang, tranđito lưỡng cực. Nêu được tầm quan trọng và nhận dạng các
loại linh kiện bán dẫn trên trong thực tế.
2. Kỹ năng
2.1 Giải thích được tác dụng của tạp chất làm thay đổi một cách cơ bản tính chất điện của bán dẫn loại n và loại p với nồng độ hạt tải điện mong muốn. Giải thích được tính chất chỉnh lưu của lớp chuyển tiếp p – n.
2.2 Giải thích được hiệu điện thế của điốt trong các sơ đồ sử dụng nó. Giải thích được hoạt động của tranđito. Biết vận dụng sự hiểu biết về tính chất của bán dẫn và của lớp chuyển tiếp p-n để giải thích hoạt động của các dụng cụ.
5 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 494 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý 11 nâng cao - Tiết 87 - Kiểm tra học kỳ II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 87
Ngày soạn: 28 / 4 / 2012
KIỂM TRA HỌC KỲ II
A. MỤC TIÊU
Chương 3: Dòng điện trong các môi trường
1. Kiến thức
1.1 Trình bày được các tính chất điện đặc biệt của chất bán dẫn làm cho nó được xếp vào một loại vật dẫn riêng, khác với vật dẫn là kim loại. Nêu được bản chất của dòng điện trong bán dẫn
1.2 Mô tả được cấu tạo và hoạt động của các linh kiện bán dẫn: điốt chỉnh lưu, điện trở nhiệt,
điện trở quang, điốt phát quang, tranđito lưỡng cực. Nêu được tầm quan trọng và nhận dạng các
loại linh kiện bán dẫn trên trong thực tế.
2. Kỹ năng
2.1 Giải thích được tác dụng của tạp chất làm thay đổi một cách cơ bản tính chất điện của bán dẫn loại n và loại p với nồng độ hạt tải điện mong muốn. Giải thích được tính chất chỉnh lưu của lớp chuyển tiếp p – n.
2.2 Giải thích được hiệu điện thế của điốt trong các sơ đồ sử dụng nó. Giải thích được hoạt động của tranđito. Biết vận dụng sự hiểu biết về tính chất của bán dẫn và của lớp chuyển tiếp p-n để giải thích hoạt động của các dụng cụ.
Chương 4: Từ trường
1. Kiến thức
1.1 Nêu được định nghĩa từ trường. Biết cách phát hiện sự tồn tại của từ trường. Nêu được sự tương tác từ. Phát biểu được định nghĩa và nêu được các tính chất cơ bản của đường sức từ.
1.2 Nắm được phương của lực từ tác dụng lên một đoạn dòng diện là phương vuông góc với mặt phẳng chứa đoạn dòng điện và vectơ cảm ứng từ. Phát biểu được quy tắc bàn tay trái.
1.3 Phát biểu được định nghĩa và ý nghĩa của cảm ứng từ. Phát biểu được định luật Am – pe.
1.4 Nêu được đặc điểm về điểm đặt, phương, chiều, độ lớn của cảm ứng từ của dòng điện thẳng dài, dòng điện tròn, dòng điện trong ống dây.
1.5 Thành lập được các công thức xác định lực từ tác dụng lên một đơn vị chiều dài của dòng điện. Phát biểu được định nghĩa đơn vị ampe.
1.6 Trình bày được phương, chiều và công thức xác định độ lớn của lực Lo-ren-xơ. Nêu được nguyên tắc lấy tia lửa điện bằng từ trường.
1.7 Trình bày được lực từ tác dụng lên khung dây mang dòng điện. Trình bày được nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của động cơ điện một chiều và của điện kế khung quay.
1.8 Trình bày được sự từ hóa các chất sắt từ, chất sắt từ cứng, chất sắt từ mềm. Mô tả được hiện tượng từ trễ.
1.9 Trình bày được khái niệm độ từ thiên. Nêu được khái niệm độ từ khuynh. Trình bày được khái niệm bảo từ.
2. Kỹ năng
2.1 Học sinh biết được định nghĩa từ trường, tương tác từ, đặc điểm của đường sức từ.
2.2 Xác định được phương, chiều lực từ tác dụng lên dòng điện bằng quy tắc bàn tay trái và ngược lại
2.3 Vận dụng được định luật Am-pe để giải một số bài tập.
2.4 Vận dụng kiến thức để tìm đặc điểm của cảm ứng từ tại một điểm do dòng điện thẳng dài gây ra, cảm ứng từ tại tâm của dòng điện tròn và cảm ứng từ tại một điểm trong lòng ống dây. 2.5 Vận dụng quy tắc bàn tay trái xác định chiều của lực từ tác dụng lên một đoạn dòng điện để giải thích vì sao hai dòng điện cùng chiều thì đẩy nhau, hai dòng điện ngược chiều thì hút nhau.
2.6 Có kỹ năng vận dụng lý thuyết để xác định chiều của lực Lo-ren-xơ. Kể được một vài ứng dụng của lực Lo-ren-xơ.
2.7 Vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng và giải một số bài tập về tác dụng của lực từ lên khung dây mang dòng điện.
2.8 Vận dụng được kiến thức để giải thích một số hiện tượng có liên quan. Kể được một vài ứng dụng của hiện tượng từ hóa của các chất sắt từ.
2.9 So sánh được sự khác nhau giữa các từ cực của trái đất và các địa cực.
Chương 5: Cảm ứng điện từ
1. Kiến thức
1.1 Phát biểu được định nghĩa từ thông, ý nghĩa của từ thông. Phân biệt được hiện tượng cảm ứng điện từ, dòng điện cảm ứng, suất điện động cảm ứng trong mạch điện kín. Trình bày được nội dung và biểu thức định luật Fa-ra-đây, định luật Len-xơ.
1.2 Trình bày được TN về hiện tượng xuất hiện SĐĐ cảm ứng ở một đoạn dây dẫn chuyển động trong từ trường. Trình bày được nguyên tắc hoạt động và cấu tạo của máy phát điện xoay chiều.
1.3 Trình bày được dòng điện Fu-cô là gì? Khi nào thì phát sinh dòng điện Fu-cô. Nêu được những cái lợi và hại của dòng điện Phu-cô.
1.4 Nêu được bản chất của hiện tượng tự cảm khi đóng mạch, khi ngắt mạch. Trình bày được định nghĩa và viết được biểu thức tính hệ số tự cảm của ống dây dài. Viết được công thức xác định suất điện động tự cảm.
1.5 Hiểu được rằng từ trường mang năng lượng. Trình bày được công thức xác định mật độ năng lượng từ trường
2. Kỹ năng
2.1 Vận dụng được kiến thức để giải thích một số hiện tượng có liên quan và giải một số bài tập. Vận dụng được kiến thức để xác định chiều dòng điện cảm ứng, và tìm độ lớn của suất điện động cảm ứng.
2.2 Vận dụng được quy tắc bàn tay phải xác định chiều từ cực âm sang cực dương của suất điện động trong đoạn dây. Vận dụng được CT xác định độ lớn của suất điện động cảm ứng trong đoạn dây.
2.3 Nêu được một số hiện tượng thực tế và giải thích được một số ứng dụng của dòng điện Fu – cô.
2.4 Vận dụng được công thức xác định hệ số tự cảm của ống dây dài và công thức xác định suất điện động tự cảm để giải một số bài tập trong SGK.
2.5 Vận dụng được công thức xác định năng lượng tích trữ trong ống dây và công thức xác định
mật độ năng lượng từ trường vào việc giải các bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập.
Chương 6: Khúc xạ ánh sáng
1. Kiến thức
1.1 Nêu được định nghĩa khúc xạ của tia sang và phát biểu được định luật khúc xạ ánh sáng. Các khái niệm: Chiết suất tỉ đối, chiết suất tuyệt đối, hệ thức giữa chiết suất tỉ đối và chiết suất tuyệt đối. Biết được tính thuận nghịch trong sự truyền ánh sáng.
1.2 Phân biệt được hai trường hợp: góc khúc xạ giới hạn và góc tới giới hạn. Biết được trong trường hợp nào thì xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần. Nêu được điều kiện để xảy ra hiện tượng và tính chất của sự phản xạ toàn phần.
2. Kỹ năng
2.1 Phân biệt được chiết suất tỉ đối và chiết suất tuyệt đối và hiểu vai trò của các chiết suất trong hiện tượng khúc xạ của tia sáng. Cách vẽ đường đi tia sáng từ môi trường này sang một môi trường khác.Vận dụng được định luật khúc xạ để giải các bài tập về khúc xạ ánh sáng.
2.2 Giải thích được 1 số hiện tượng phản xạ toàn phần: Sợi quang và cáp quang. Vận dụng kiến thức để giải một số bài tập về hiện tượng phản xạ toàn phần.
Chương 7: Mắt. Các dụng cụ quang học
1. Kiến thức
1.1 Nêu được định nghĩa cấu tạo và các ứng dụng của lăng kính.Viết được công thức lăng kính.
1.2 Trình bày được: Cấu tạo của thấu kính, phân loại thấu kính. Điều kiện cho ảnh rõ của thấu kính. Phân biệt được các khái niệm tiêu điểm, tiêu cự, tiêu diện của hai loại thấu kính. Biết được cách vẽ ảnh của một vật qua thấu kính. Viết được các công thức của thấu kính.
1.3 Nêu được cấu tạo của mắt, các đặc điểm và chức năng của mỗi bộ phận của mắt. Nêu khái niệm: Điểm cực viễn, điểm cực cận, khoảng nhìn rỏ. Trình bày được các tật của mắt và cách khắc phục. Trình bày được hiện tượng lưu ảnh trên võng mạc và nêu ứng dụng.
1.4 Trình bày được tác dụng của kính lúp và cách ngắm chừng. rình bày được khái niệm số bội giác của kính lúp và phân biệt được số bội giác với số phóng đại của ảnh. Viết được biểu thức số bội giác của kính lúp trong trường hợp ngắm chừng ở điểm cực cận và ngắm chừng ở vô cực.
1.5 Trình bày được cấu tạo, tác dụng của kính hiển vi, cách ngắm chừng và cách sử dụng kính hiển vi. Viết được biểu thức số bội giác của kính hiển vi trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực.
1.6 Nêu được cấu tạo và công dụng của kính thiên văn. Nêu được đặc điểm của vật kính và thị kính. Nêu được sự tạo ảnh qua kính thiên văn và các cách ngắm chừng. Nêu được đặc điểm của việc điều chỉnh kính thiên văn.
2. Kỹ năng
2.1 Vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng và giải bài tập về lăng kính.
2.2 Vẽ được đường đi của tia sáng qua hai loại của thấu kính và dựng ảnh của 1 vật bằng cách vẽ tia sáng. Vận dụng được các công thức thấu kính để xác định vị trí của vật (hay ảnh), tính số phóng đại và độ tụ của thấu kính. Vẽ được ảnh của vật qua thấu kính bất lỳ. Vận dụng được các công thức thấu kính để xác định vị trí của vật (hay ảnh), tính số phóng đại và độ tụ của thấu kính.
2.3 Dùng kiến thức đã học để nêu được cách khắc phục các tật của mắt một cách tối ưu nhất. Tính toán, xác định được độ tụ của kính cận, kính viễn và kính lão cần đeo cũng như điểm nhìn rõ vật gần nhất, xa nhất khi đeo kính.
2.4 Rèn luyện kĩ năng tính toán xác định các đại lượng liên quan đến sử dụng kính lúp. Vận dụng kiến thức để giải một số bài tập về kính lúp.
2.5 Rèn luyện kĩ năng vẽ ảnh của 1 vật qua kính hiển vi và tính toán xác định được các đại lượng liên quan đến kính hiển vi. Vận dụng được công thức độ bội giác của kính hiển vi trong các trường hợp ngắm chừng.
2.6 Vẽ được đường truyền của chùm tia sáng từ một điểm của vật qua kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực. Viết và vận dụng được công thức độ bội giác của kính thiên văn trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực.
3. Thái độ
Trung thực trong thi cử và kiểm tra.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
Kiểm tra viết bằng hình thức tự luận.
C. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Ra đề và đáp án + thang điểm
2. Học sinh: Ôn tập theo đề cương
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
1. Ổn định lớp - kiểm tra sỉ số (0’)
2. Kiểm tra bài cũ:(0’)
3. Nội dung bài mới:
a, Đặt vấn đề:(0’)
b, Triển khai bài mới:
I. THIẾT LẬP KHUNG MA TRẬN
*Tính trọng số nội dung kiểm tra theo khung phân phối chương trình
Nội dung
Tổng số tiết
Lí thuyết
Số tiết thực
Trọng số
LT
VD
LT
VD
Chủ đề 1
7
4
Chủ đề 2
14
9
Chủ đề 3
8
6
Chủ đề 4
6
2
Chủ đề 5
15
8
Tổng
50
29
* Tính số câu hỏi và điểm số cho các cấp độ
Cấp độ
Nội dung (chủ đề)
Trọng số
Số lượng câu (chuẩn cần kiểm tra)
Điểm số
Cấp độ 1,2
Dòng điện trong các môi trường
Từ trường
Cảm ứng điện từ
Khúc xạ ánh sáng
Mắt. Các dụng cụ quang học
Cấp độ 3,4
Dòng điện trong các môi trường
Từ trường
Cảm ứng điện từ
Khúc xạ ánh sáng
Mắt. Các dụng cụ quang học
Tổng
100
10
ĐỀ KIỂM TRA VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
SỞ GD - ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
TRƯỜNG THPT LÊ THẾ HIẾU MÔN: VẬT LÝ 11 NÂNG CAO
Thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1:(1đ) Nêu bản chất của dòng điện trong bán dẫn?
Câu 2:(3đ) a, Nêu đặc điểm của vec tơ cảm ứng từ tại điểm M cách dây một đoạn r?
b, Hai dòng điện cường độ I1 = 4A; I2 = 6A chạy cùng chiều trong hai dây dẫn song song và cách nhau 50cm. Xác định cảm ứng từ tại điểm M cách dòng I1 30cm; dòng I2 80cm?
c, Xác định lực từ tác dụng lên mỗi mét chiều dài của mỗi dây dẫn trong câu b?
Câu 3:(2đ) a, Phát biểu ĐN hiện tượng cảm ứng điện từ? Nêu nội dụng của định luật Len – xơ về chiều dòng điện cảm ứng?
b, Một dòng điện trong ống dây phụ thuộc vào thời gian theo biểu thức: i = 3 – 0,6t(A, s). Ống dây có hệ số tự cảm L = 0,005H. Tính suất điện động trong ống dây?
Câu 4:(1đ) Tia sáng đi từ không khí tới gặp mặt phân cách giữa không khí và môi trường có chiết suất n với góc tới i = 450. Góc hợp bởi tia khúc xạ và phản xạ là 1200. Tính n?
Câu 5:(1đ) Thấu kính là gì? Viết công thức thấu kính?
Câu 6: (2đ) Cho một thấu kính O1 có tiêu cự f1 = 30cm. Vật nhỏ phẳng đặt trước thấu kính cach TK một khoảng d1.
a, Cho d1 = 40cm. Xác định vị trí, tính chất, chiều và độ phóng đại của ảnh?
b, Đặt sau TK O1 một TK O2 có tiêu cự f2 = 15cm cách O1 một đoạn 50cm. Xác định điều kiện của d1 để hệ cho ảnh thật, ảnh ảo?
Hướng dẫn chấm:
Đáp án
Điểm
Câu 1: Nêu được bản chất của dòng điện trong bán dẫn.
Câu 2: a, Nêu được đặc điểm của vec tơ cảm ứng từ tại điểm M cách dây một đoạn r?
b, Cảm ứng từ do I1 gây ra tại M:
Cảm ứng từ do I1 gây ra tại M:
Vì => B = B1 + B2 = 4,2.10-6T
c, Lực từ tác dụng lên mỗi mét chiều dài của mỗi dây dẫn:
Câu 3: a, Phát biểu được ĐN hiện tượng cảm ứng điện từ.
Nêu được nội dụng của định luật Len – xơ về chiều dòng điện cảm ứng.
b, Biến thiên cường độ dòng điện: Δi = i2 – i1 = 0,6.Δt
Suất điện động cảm ứng:
Câu 4: i = i’ => r = 150.
Câu 5: Nêu được ĐN Thấu kính.
Viết được công thức thấu kính.
Câu 6: a, ảnh thật; ảnh và vật ngược chiều.
b, Áp dụng các bước giải bài toán về hệ thấu.
Lập bảng biến thiên. => Ảnh thật
Ảnh ảo
1đ
1đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
1đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
1đ
0,5đ
0,5đ
1đ
1đ
VI. KẾT QUẢ KIẾM TRA VÀ RÚT KINH NGHIỆM
Kết quả kiểm tra
Lớp
0 - < 3
3 - < 5
5 - < 6,5
6,5 - < 8
8 - 10
11A
File đính kèm:
- tiet87.doc