I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức :
- Nhận biết được cấu tạo của lực kế , xác định được GHĐ và ĐCNN của 1 lực kế .
- Biết đo lực bằng lực kế .
- Biết mối quan hệ giữa trọng lượng vàkhối lượng để tính trọng lượng của vật khi biết khối lượng hoặc ngược lại .
2. Kỹ năng:
- Biết tìm tòi cấu tạo của dụng cụ đo .
- Biết cách sử dụng lực kế trong mọi trường hợp đo .
3. Thái độ: Rèn luyện tính sáng tạo , cẩn thận .
II. CHUẨN BỊ:
1. Mỗi nhóm: 1 lực kế lò xo , 1 sợi dây mảnh , nhẹ buộc vào SGK .
2. Cả lớp: 1 cung tên , 1 xe lăn , 1 vài quả nặng .
2 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1262 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý 6 tiết 11: Lực kế- Phép đo lực trọng lượng - Khối lượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 9 LỰC KẾ- PHÉP ĐO LỰC
TRỌNG LƯỢNG - KHỐI LƯỢNG
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần 11-tiết 11
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức :
- Nhận biết được cấu tạo của lực kế , xác định được GHĐ và ĐCNN của 1 lực kế .
- Biết đo lực bằng lực kế .
- Biết mối quan hệ giữa trọng lượng vàkhối lượng để tính trọng lượng của vật khi biết khối lượng hoặc ngược lại .
Kỹ năng:
- Biết tìm tòi cấu tạo của dụng cụ đo .
- Biết cách sử dụng lực kế trong mọi trường hợp đo .
Thái độ: Rèn luyện tính sáng tạo , cẩn thận .
II. CHUẨN BỊ:
Mỗi nhóm: 1 lực kế lò xo , 1 sợi dây mảnh , nhẹ buộc vào SGK .
Cả lớp: 1 cung tên , 1 xe lăn , 1 vài quả nặng .
II. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
NỘI DUNG
ĐIỀU KHIỂN CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
§HỌAT ĐỘNG I: Kiểm tra và tổ chức tình huống học tập (10 phút)
1.Kiểm tra:
-Lò xo bị kéo dãn thì lực đàn hồi tác dụng lên đâu ? Lực đàn hồi có phương và chiều như thế nào ?
- Lực đàn hồi phụ thuộc vào yếu tố nào ? em hãy chứng minh .
2. Tổ chức tình huống học tập:
Dựa vào hai ảnh chụp ở đầu bài để đưa hs vào tình huống học tập và có thể hỏi hs :” Làm thế nào để đo được lực mà dây cung đã tác dụng vào mũi tên?”
-HS 1 trả lời.
-HS 2 trả lời .
- Hs còn lại lắng nghe và nhận xét.
§HỌAT ĐỘNG II:Tìm hiểu về lực kế(10 phút)
1. Lực kế là gì?
Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực
- GV giới thiệu lực kế là dụng cụ đo lực .
- Có nhiều loại lực kế nhưng trong bài này chúng ta nghiên cứu loại lực kế lò xo là loại lực kế hay sử dụng .
- GV phát lực kế cho từng nhóm
- Y/C hs làm câu C1 và C2 .
- GV kiểm tra và thống nhất câu trả lời của hs.
- HS lắng nghe phần giới thiệu của GV.
Hoạt động theo nhóm:
- Nghiên cứu cấu tạo của lực kế lò xo.
- Trả lời câu hỏi:
C1: 1. Lò xo 2. Kim chỉ thị
3. Bảng chia độ
C2: HS xem lực kế để trả lời.
§HỌAT ĐỘNG III:Tìm hiểu cách đo lực bằng lực kế (10 phút)
2. Đo lực bằng lực kế:
- GV HD hs điều chỉnh kim về vị trí số 0 .
- Y/C hs trả lới câu C3.
- HD hs cách đo trọng lượng của vật sau đó cho hs tiến hành làm câu C4 : Đo trọng lượng của quyển sách vật lí 6 .
- HD hs cách cầm lực kế để đo trọng lượng của mỗi lực TH sao cho trọng lượng của mỗi lực kế ít ảnh hưởng đến giá trị đo lực.
- GV nhận xét câu trả lời C5 của hs.
- HS tìm hiểu cách sử dụng lực kế và làm việc theo nhóm dưới sự HD của GV.
- HS làm việc cá nhân với câu
C3: 1. Vạch 0 2. Lực cần đo.
3. phương
- HĐ theo nhóm
- Tiến hành đo trọng lượng của SGK Vật Lí 6 (C4 ) trong các TH:
+ Đo lực kéo ngang
+ Đo lực kéo xuống
+ Đo trọng lực
C5: Khi đo phải cầm lực kế thẳng đứng , đo lực cần đo là trọng lượng , có phương thẳng đứng.
§HỌAT ĐỘNG IV: Xây dựng công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng ( 7 phút)
3. Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng:
p = 10.m
p: là trọng lượng (N)
m: là khối lượng(kg)
- HD hs hợp thức hoá câu C6
- Y/C hs tìm mối quan hệ giữa khối lượng và trọng lượng
(Gợi ý: m= 0,1kg à p = 1N
m = 1kg à p = 10N)
- Y/C hs cho biết từng đơn vị trong công thức đó .
C6: 1. 1N 2. 200g 3. 10N
- Tìm mối liên hệ giữa khối lượng và trọng lượng theo gợi ý của GV
p = 10.m
m: là khối lượng - đơn vị là kg.
P :là trọng lượng - đơn vị là N
§HỌAT ĐỘNG V: Củng cố - Vận dụng - Dặn dò ( 8 phút)
1. Củng cố - Vận dụng:
- Y/C hs hoàn thàng câu C7 và C9.
- GV kiểm tra câu trả lời của hs.
2. Dặn dò:
- Trả lời lại từ C1--C9 (C8 GV HD).
- Đọc phần có thể em chưa biết, làm BT 9.1 à 9.4 và xem trức bài 11.
C7:Vì người mua hàng cần mua khối lượng hàng . Nhưng TL luôn tỉ lệ với KL à Cân bỏ túi thực chất là lực kế, vẫn có thể ghi đơn vị kg trên mặt cân.
C9: m = 3,2 tấn à p = 32000N
- Ghi nhận phần dặn dò của GV
- Lực kế dùng để đo lực
- Hệ thức giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật:
p =10m, trong đó: P là trọng lượng (đơn vị là Niutơn)
m là khối lượng (đơn vị là kg)
GHI NHỚ
File đính kèm:
- TIET11~1.DOC