Giáo án môn Vật lý 6 tiết 16 bài 15: Đòn bẩy

Tiết 16 – Bài 15 : ĐÒN BẨY

I. Mục tiêu :

 1. Nêu được hai thí dụ về sử dụng đòn bẩy trong cuộc sống. Xác định được điểm tựa (O), các lực tác dụng lên đòn bẩy đó (điểm O1, O2 và lực F1, F2)

 2. Biết sử dụng đòn bẩy trong những công việc thích hợp (biết thay đổi vị trí của các điểm O, O1, O2 cho phù hợp với yêu cầu sử dụng).

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :

 1. Chuẩn bị của giáo viên:

 - Chuẩn bị cho mỗi nhóm :

 + 2 Lực kế có GHĐ là 3N, ĐCNN là 0,05N (1 lực kế ống và 1 lực kế bảng).

 + 1 Khối trụ kim loại có móc, nặng 2N.

 + 1 Giá đỡ có thanh ngang.

 - Chuẩn bị cho cả lớp :

 + Tranh vẽ H15.1 đến H15.5 SGK, H13.1

 + Bảng kết quả thí nghiệm của từng nhóm.

 + Bảng tổng hợp kết quả thí nghiệm của các nhóm.

 + Các bảng ghi nội dung bài học, thông tin C3.

 

doc5 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2678 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý 6 tiết 16 bài 15: Đòn bẩy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 16 – Bài 15 : ĐÒN BẨY I. Mục tiêu : 1. Nêu được hai thí dụ về sử dụng đòn bẩy trong cuộc sống. Xác định được điểm tựa (O), các lực tác dụng lên đòn bẩy đó (điểm O1, O2 và lực F1, F2) 2. Biết sử dụng đòn bẩy trong những công việc thích hợp (biết thay đổi vị trí của các điểm O, O1, O2 cho phù hợp với yêu cầu sử dụng). II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh : 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Chuẩn bị cho mỗi nhóm : + 2 Lực kế có GHĐ là 3N, ĐCNN là 0,05N (1 lực kế ống và 1 lực kế bảng). + 1 Khối trụ kim loại có móc, nặng 2N. + 1 Giá đỡ có thanh ngang. - Chuẩn bị cho cả lớp : + Tranh vẽ H15.1 đến H15.5 SGK, H13.1 + Bảng kết quả thí nghiệm của từng nhóm. + Bảng tổng hợp kết quả thí nghiệm của các nhóm. + Các bảng ghi nội dung bài học, thông tin C3. 2 . Chuẩn bị của học sinh : - Tìm hiểu trước bài 15. - Ôn luyện các kiến thức liên quan. 3 . Cách tổ chức : - Lớp học : HĐ1; HĐ2, HĐ4. - Nhóm : HĐ3. III. Tổ chức hoạt đông dạy học : TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 2’ 8’ 25’ 8’ Ø Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống học tập. - Treo tranh H13.2, H15.1 - Quan sát hình vẽ các em hãy cho biết dùng dây để kéo và dùng cần vọt để nâng ống cống bê tông lên, cách làm nào dễ hơn ? - Cần vọt là một đòn bẩy. Dùng đòn bẩy có thể nâng ống bê tông dễ dàng hơn không? Tiết hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu điều đó? (ghi đề bài). Ø Hoạt động 2 :Tìm hiểu cấu tạo của đòn bẩy. (ghi mục I). - Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem đòn bẩy có cấu tạo như thế nào? - Khi hoạt động đòn bẩy quay quanh điểm nào? - Điểm O được gọi là điểm tựa. - Có những lực nào tác dụng lên đòn bẩy? - Chúng ta gọi F1 là lực tác dụng của vật và lực F2 là lực tác dụng của người. (ghi tranh) - Lực F1 và lực F2 tác dụng vào các điểm nào của đòn bẩy? - Hãy điền các chữ O, O1, O2, F, F1, F2 vào các vị trí thích hợp trên bảng? (treo bảng tóm tắt) (Treo H15.2, H15.3) - Trên hai hình vẽ người ta đang dùng xà beng để bẩy một thùng hàng và đang dùng búa để nhổ đinh. Xà beng và búa nhổ đinh đều là đòn bẩy. Hãy điền các chữ O, O1, O2 vào vị trí thích hợp trên hình vẽ? - Mời 1 HS dùng tay để nhổ một cái đinh trên ván. Sau đó cho HS dùng búa để nhổ đinh. - Dùng búa nhổ đinh lên có dễ dàng hơn không? - Vậy chúng ta cùng tìm hiểu xem đòn bẩy giúp con người làm việc dễ dàng như thế nào? (Ghi mục II). Ø Hoạt động 3 :Tìm hiểu xem đòn bẩy giúp con người làm việc dễ dàng như thế nào? 1.Đặt vấn đề : - Trong hình cần vọt OO1 và OO2 là các khoảng cách từ đâu đến đâu? - Chúng ta thấy dùng đòn bẩy nâng ống cống lên dễ dàng, vậy thì lực F2 phải nhỏ hơn lực F1. Muốn F2<F1 thì OO1 và OO2 phải thoả mãn điều kiện gì? (Treo bảng). - Để biết nhận định các em có đúng không, chúng ta cùng làm thí nghiệm để kiểm chứng. (ghi bảng). 2. Thí nghiệm : A. Hướng dẫn thí nghiệm : - Khi so sánh các khoảng cách OO1 và OO2 có thể xảy ra những trường hợp nào? - Vậy để kiểm chứng điều kiện của OO1 và OO2 chúng ta cùng làm thí nghiệm mấy lần? - Chúng ta sẽ làm thí nghiệm 3 lần như hình vẽ. (treo H15.1) - Trong lần đầu chúng ta điều chỉnh OO1 và OO2 như thế nào? (Ghi tranh). - Trong lần 2 chúng ta điều chỉnh OO1 và OO2 như thế nào? (Ghi tranh). - Trong lần 3 chúng ta điều chỉnh OO1 và OO2 như thế nào? (Ghi tranh). - Trong cả 3 lần chúng ta đo những lực nào? - Lưu ý F1 chỉ đo một lần. (treo tranh đo trọng lượng). Các lực kế đã điều chỉnh vạch 0 để đo thuận và đo ngược. Dùng lực kế ống để đo trọng lượng của vật, lực kế bảng để đo lực kéo. - Chúng ta sẽ tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: (treo bảng). - Giới thiệu các bước tiến hành. - Khi thí nghiệm nhóm nào làm đúng theo thứ tự các bước, thao tác đúng và ghi kết quả chính xác sẽ được chấm điểm tốt cho hoạt động của nhóm. - Kết quả thí nghiệm các em phải thống nhất theo nhóm ghi vào vỡ đồng thời thư ký ghi vào bảng chung của nhóm. B. Tiến hành đo : - Cho HS làm thí nghiệm, GV theo dõi và giúp đỡ các em trong quá trình thí nghiệm. - Nhắc nhở HS khi đo lực kéo các em cầm ở móc, kéo lực kế từ từ và thẳng đứng, tránh để lực kế bị kẹt làm số đo không chính xác. Đọc chỉ số của lực kế khi thanh nằm ngang, điều chỉnh OO1 và OO2 cho đúng các trường hợp như hình vẽ. - Treo bảng tổng hợp kết quả thí nghiệm. 3. Rút ra kết luận : - GV phát vấn kết quả của các nhóm. - Từ bảng kết quả hãy trả lời câu hỏi ở phần đặt vấn đề? - Giới thiệu thông tin C3. C3: Chon từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống của câu sau: Muốn lực nâng vật (1) . . . . . . . Trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa đến điểm tác dụng của lực nâng . . . . . . . . . . khoảng cách từ điểm tựa đến điểm tác dụng của trọng lượng vật. - Từ bảng kết quả thí nghiệm của các em chúng ta có thể trả lời thông tin C3 bằng cách khác không? Ø Hoạt động 4 &5 : Ghi nhớ và vận dụng. + Treo hình người chèo thuyền: - Đòn bẩy trong hình là cái gì? - Hảy chỉ vị trí của các điểm O, O1, O2 ? - Lực nào tác dụng lên đòn bẩy tại O1? + Treo hình xe cút kít: - Hảy chỉ vị trí của các điểm O, O1, O2 ? - Vị trí của điểm O trên hình khác với vị trí của điểm O trên hình cần vọt như thế nào? - Khi xe chạy thì điểm đó có đứng yên không? + Treo hình cái kéo: - Hảy chỉ vị trí của các điểm O, O1, O2 ? - Số điểm O2, số đòn bẩy? + Treo hình bập bênh: - Hảy chỉ vị trí của các điểm O, O1, O2 ? - Tren bập bênh 2 lực tác dụng là của người hay của vật? - Hảy tìm trong thực tế một đòn bẩy có 2 lực tác dụng là của vật? (gợi ý: loại đòn bẩy mà các chị, các bà mẹ khi lấy nước ở giếng xa nhà thường dùng). - Làm BT: Trên mồi đòn bẩy đều có Một điểm tựa và có 2 lực tác dụng là: 1 Lực của vật, 1 lực của người. 2 Lực của người. 2 Lực của vật. 2 Lực tuỳ ý. - Đọc và xử lý thông tin C6: làm thế nào để lực F2 nhỏ hơn nữa. - Quan sát và lựa chọn. (Dùng cần vọt) - Ghi vở. - Ghi bài. - Trả lời. - Quan sát, suy nghĩ, trả lời (trọng lượng ống, lực kéo của người) - Quan sát, suy nghĩ, trả lời. - Vị trí số 1 là . . . - Quan sát. - Suy nghĩ trả lời. - Suy nghĩ trả lời. - Suy nghĩ trả lời. - Suy nghĩ trả lời. - Quan sát. - Suy nghĩ trả lời. - Suy nghĩ trả lời. - Suy nghĩ trả lời. - Suy nghĩ trả lời. - Nghe giảng. - Đọc các bước tiến hành. - Tiến hành thí nghiệm theo thứ tự dưới sự hướng dẫn và theo dõi của GV. - Đại diện nhóm đọc kết quả. - Nêu nhận xét. - Đọc và xử lý thông tin C3. - Lớn hơn. - Bằng - Nhỏ hơn - Bằng - Suy nghĩ và trả lời. - Quan sát, suy nghĩ và trả lời. - Quan sát, suy nghĩ và trả lời. - Quan sát, suy nghĩ và trả lời. - Quan sát, suy nghĩ và trả lời. - Suy nghĩ và trả lời. - Quan sát, suy nghĩ và trả lời. - Quan sát, suy nghĩ và trả lời. - Quan sát, suy nghĩ và trả lời. - Quan sát, suy nghĩ và trả lời. - Suy nghĩ và trả lời. - Đọc và trả lời. - Đọc và trả lời. Bài 15: ĐÒN BẨY Hình 13.2, hình 15.1 I.Tìm hiểu cấu tạo của đòn bẩy: - ...... : Lực tác dụng của vật. - ...... : Lực tác dụng của người. Mỗi đòn bẩy đều có: - Điểm tựa là ... - Điểm tác dụng của lực F1 là ... - Điểm tác dụng của lực F2 là ... Hình 15.2, 15.3 II. Đòn bẩy gíup con người làm việc dễ dàng như thế nào? 1. Đặc vấn đề: OO1 : khoảng cách từ điểm tựa đến điểm tác dụng của lực F1. OO2 : khoảng cách từ điểm tựa đến điểm tác dụng của lực F2. - Muốn F2<F1 thì OO1 và OO2 phải thoả mãn điều kiện gì? 2. Thí nghiệm: A. Chuẩn bị : - Hình 15.4. - Tranh đo trọng lượng. - Bảng các bước tiến hành. B. Tiến hành đo : Bảng tổng hợp kết quả thí nghiệm. 3. Rút ra kết luận : Khi OO2>OO1 thì F2<F1 4. Vận dụng : Hình 15.5 IV. Củng cố và dặn dò: 5. Dặn dò ( 2’) : Xử lý thông tin C4 (tìm ví dụ về đòn bẩy khác với các ví dụ ở SGK) và làm BT 15.1 đến 15.5 v Bảng biểu : Nhóm So sánh OO2 với OO1 Trọng lượng của vật P=F1 Cường độ của lực kéo vật F2 So sánh F2 với F1 Nhóm 1 OO2 >OO1 F1= . . . . F2= . . . . F2= . . . . F1 Nhóm 2 F1= . . . . F2= . . . . F2= . . . . F1 Nhóm 3 F1= . . . . F2= . . . . F2= . . . . F1 Nhóm 4 F1= . . . . F2= . . . . F2= . . . . F1 Nhóm 5 F1= . . . . F2= . . . . F2= . . . . F1 Nhóm 6 F1= . . . . F2= . . . . F2= . . . . F1 Ghi chú: Giáo án bài này được soạn nhờ góp ý của tổ Toán – Lý và đã tham gia dự thi GV sử dụng đồ dùng dạy học năm học 2003 – 2004 tại trường THCS Nguyễn Chí Diễu kết quả đạt giải 3 thành phố. V. Bổ sung:

File đính kèm:

  • docTiet 16 don bay.doc
Giáo án liên quan