Giáo án môn Vật lý 6 tiết 21 bài 18: Sự nở vì nhiệt của chất rắn

Tiết 21– Bài 18 : SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN

I. Mục tiêu :

1. Tìm được ví dụ trong thực tế chứng tỏ:

 - Thể tích, chiều dài của một vật rắn tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi.

- Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

 2. Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất rắn.

 3. Biết đọc các bảng biểu để rút ra những kết luận cần thiết.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :

 1. Chuẩn bị của giáo viên:

 - Chuẩn bị cho mỗi nhóm :

 + Một quả cầu kim loại và một vòng kim loại.

 + Một đèn cồn.

 + Một chậu nước.

 + Khăn lau khô, sạch

 - Chuẩn bị cho cả lớp :

 + Bảng độ tăng chiều dài của nhôm, đồng, sắt

 

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1452 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý 6 tiết 21 bài 18: Sự nở vì nhiệt của chất rắn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 21– Bài 18 : SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN I. Mục tiêu : 1. Tìm được ví dụ trong thực tế chứng tỏ: - Thể tích, chiều dài của một vật rắn tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi. - Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. 2. Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất rắn. 3. Biết đọc các bảng biểu để rút ra những kết luận cần thiết. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh : 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Chuẩn bị cho mỗi nhóm : + Một quả cầu kim loại và một vòng kim loại. + Một đèn cồn. + Một chậu nước. + Khăn lau khô, sạch - Chuẩn bị cho cả lớp : + Bảng độ tăng chiều dài của nhôm, đồng, sắt 2 . Chuẩn bị của học sinh : - Đọc và tìm hiểu trước bài 18. 3 . Cách tổ chức : - Lớp học : HĐ1; HĐ3; HĐ4; HĐ5. - Nhóm : HĐ2. III. Tổ chức hoạt đông dạy học : 1. Kiểm tra bài cũ(10’):(kiểm tra 15 phút) ĐỀ: 1. Đổi các đơn vị sau: 15m = …………… km 250g = …………… kg 25oC = …………… oF 81O = …………… OC 2. Hãy tìm từ thích hợp để điền vào các chỗ trống: - Vật có khối lượng là 58kg thì trọng lượng của vật là:……………….. - Trọng lượng riêng của nhôm là 27 000N/m3. Khối lượng riêng của nhôm là ……… - Các máy cơ đơn giản là: …………………………………………………………….. - Tác dụng của lực làm cho vật ………………… hoặc ……………………………… - Đơn vị của trọng lượng là Niu tơn vì trọng lượng là ………………………………… 2. Hoạt động 1(2’): Tổ chức tình huống học tập Tháp Epphen ở Pai, thủ đô nước Pháp là tháp bằng thép nổi tiếng thế giới. Các phép đo chiều cao tháp vào ngày 01/01/1890 và ngày 01/07/1890 cho thấy, trong vòng 6 tháng tháp cao thêm hơn 10cm. Tại sao lại có sự kỳ lạ đó? Chẳng lẽ một cái tháp bằng thép lại có thể lớn lên được hay sao? Ò bài này sẽ giúp các em trả lời được câu hỏi trên. TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 13’ 5’ 10’ Ø Hoạt động 2 : Thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của chất rắn - Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm H18.1. - Yêu cầu HS đọc SGK. - Giao dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm. - Khi làm thí nghiệm với đèn cồn các em chú ý : không thổi tắt đèn mà phải tắt đèn bằng cách đậy nắp. - Yêu cầu HS làm thí nghiệm theo nhóm. C1: - Trước khi hơ nóng quả cầu bằng kim loại, quả cầu có lọt qua vòng kim loại không? - Tại sao khi hơ nóng, quả cầu lại không lọt qua vòng kim loại? C2: - Tại sao sau khi được nhúng vào nước lạnh, quả cầu lại lọt qua vòng kim loại? Ø Hoạt động 3 :Rút ra kết luận. C3: - Khi nóng lên thể tích quả cầu như thế nào? - Khi nguội đi thể tích quả cầu như thế nào? Ò Điền vào ô trống. C4: - Treo bảng độ tăng nhiệt độ của nhôm, đồng, sắt. - Yêu cầu HS đọc SGK phần chú ý. - Các thanh kim loại có chiều dài ban đầu và độ tăng nhiệt độ như thế nào? - Quan sát vào bảng độ tăng nhiệt độ, thanh nào có độ tăng nhiệt độ lớn nhất? - Quan sát vào bảng độ tăng nhiệt độ, thanh nào có độ tăng nhiệt độ ít nhất? - Vậy các em có thể rút ra nhận xét gì về sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau? Ø Hoạt động 4 : Vận dụng. C5: - Khi hơ nóng khâu thì khâu sẽ như thế nào? - Khi để nguội khâu thì khâu sẽ như thế nào? Ò Tại sao khi lắp khâu, người thợ rèn phải nung nóng khâu rồi mới tra vào cán? C6: - Muốn cho quả cầu đang nóng lọt qua vòng kim loại thì theo các em chúng ta phải làm gì? Ò Làm thí nghiệm kiểm chứng. C7: - Vào tháng 1 đang là mùa đông nên tháp như thế nào? - Vào tháng 7 là mùa hạ nên tháp như thế nào? Ò Yêu cầu HS đọc phần mở đầu và trả lời. - Quan sát. - Đọc SGK. - Nhận dụng cụ làm thí nghiệm và thảo luận theo nhóm. - Quan sát và lắng nghe - Trả lời. - Trả lời. - Trả lời. - Trả lời. - Trả lời. - Điền vào ô trống. - Quan sát. - Đọc SGK. - Trả lời. - Trả lời. - Trả lời. - Trả lời. - Trả lời. - Trả lời. - Trả lời. - Trả lời. - Trả lời. - Trả lời. - Trả lời. - Trả lời. I. Làm thí nghiệm : II. Trả lời câu hỏi: III. Rút ra kết luận: - Các chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. - Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. IV. Vận dụng: IV. Củng cố và dặn dò: 1. Củng cố ( 3’): Hướng dẫn HS làm BT 18.1 2. Dặn dò ( 2’) : Làm BT 18.1 đến 18.5 Đọc và tìm hiểu bài 19 , v Bảng biểu : Nhôm 0,120 cm Đồng 0,086 cm Sắt 0,060 cm V. Bổ sung: .

File đính kèm:

  • docTiet 21 Su no vi nhiet cua chat ran.doc
Giáo án liên quan