Đề tài Lựa chọn bài tập trắc nghiệm để kiểm tra trí nhớ kiến thức môn Vật lý của học sinh lớp 6

Chúng ta đã biết môn Vật lí là cơ sở của nhiều ngành kĩ thuật quan trọng, vì vậy những hiểu biết và nhận thức về Vật lí có giá trị to lớn trong đời sống và sản xuất, đặc biệt là trong công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

Môn Vật lí là môn học có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu đào tạo của trường THCS . Chương trình Vật lí có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức Vật lí cơ bản ở trình độ phổ thông cơ sở, bước đầu hình thành ở học sinh những kĩ năng cơ bản và thói quen làm việc khoa học góp phần hình thành ở học sinh các năng lực nhận thức và các phẩm chất nhân cách mà mục tiêu giáo dục ở THCS đã đề ra . Môn Vật lí ở trường THCS có một vị trí,vai trò hết sức quan trọng . Một mặt nó phát triển hệ thống hoá kiến thức, kĩ năng và thái độ mà học sinh đã lĩnh hội và hình thành ở bậc Tiểu học . Mặt khác nó góp phần chuẩn bị cho Học sinh những kiến thức, kĩ năng và thái độ cần thiết để tiếp tục học lên các bậc học cao hơn như Trung học Phổ thông, Trung học Chuyên nghiệp hoặc đi học nghề trong các lĩnh vực lao động sản xuất đòi hỏi phải có những hiểu biết nhất định về kiến thức Vật lí.

 

doc18 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1319 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Lựa chọn bài tập trắc nghiệm để kiểm tra trí nhớ kiến thức môn Vật lý của học sinh lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần một : lí do chọn đề tài Chúng ta đã biết môn Vật lí là cơ sở của nhiều ngành kĩ thuật quan trọng, vì vậy những hiểu biết và nhận thức về Vật lí có giá trị to lớn trong đời sống và sản xuất, đặc biệt là trong công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Môn Vật lí là môn học có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu đào tạo của trường THCS . Chương trình Vật lí có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức Vật lí cơ bản ở trình độ phổ thông cơ sở, bước đầu hình thành ở học sinh những kĩ năng cơ bản và thói quen làm việc khoa học góp phần hình thành ở học sinh các năng lực nhận thức và các phẩm chất nhân cách mà mục tiêu giáo dục ở THCS đã đề ra . Môn Vật lí ở trường THCS có một vị trí,vai trò hết sức quan trọng . Một mặt nó phát triển hệ thống hoá kiến thức, kĩ năng và thái độ mà học sinh đã lĩnh hội và hình thành ở bậc Tiểu học . Mặt khác nó góp phần chuẩn bị cho Học sinh những kiến thức, kĩ năng và thái độ cần thiết để tiếp tục học lên các bậc học cao hơn như Trung học Phổ thông, Trung học Chuyên nghiệp hoặc đi học nghề trong các lĩnh vực lao động sản xuất đòi hỏi phải có những hiểu biết nhất định về kiến thức Vật lí. Trong quá trình giảng dạy môn Vật lí, đòi hỏi người giáo viên luôn cần phải có nhiều phương pháp thích hợp và cách thức tổ chức các hoạt động giúp cho học sinh hình thành được kiến thức một cách có hệ thống, đồng thời phải rèn luyện được trí nhớ kiến thức lâu dài, rèn luyện được cách thức tư duy, các kĩ năng và phương pháp làm việc khoa học, cũng như góp phần giáo dục học sinh ý thức thái độ trách nhiệm đối với cuộc sống gia đình, xã hội và môi trường . Như vậy để cho các phương pháp giảng dạy được thể hiện một cách linh động sáng tạo thì người giáo viên luôn phải chú ý tới việc kiểm tra đánh giá các khả năng học tập, nắm bắt kiến thức của học sinh, để từ đó tìm ra các phương pháp giảng dạy thích hợp với đối tượng học sinh mà mình đang giảng dạy . Hiện nay phương pháp kiểm tra đánh giá khả năng học tập của học sinh đang được sử dụng thường xuyên là phương pháp trắc nghiệm . Tuy vậy đây cũng là một phương pháp khá mới mẻ đối với học sinh lớp 6 ở trường THCS . Chính vì vậy để giúp cho học sinh không bỡ ngỡ với hình thức thi trắc nghiệm đồng thời một mặt cũng rèn luyện được cho các em khả năng sử dụng kiến thức để xử lý các tình huống đặt ra , cũng như giúp cho người giáo viên luôn cần phải chú ý tới việc hệ thống, lựa chọn và phân loại thành các dạng bài tập trắc nghiệm phù hợp với từng đơn vị kiến thức cụ thể . Việc kiểm tra đánh giá các khả năng của học sinh được thông qua các hình thức và biểu hiện như : + Thông qua những phát biểu bằng lời trong việc kiểm tra miệng hoặc trong tranh luận. + Thông qua các bài kiểm tra 15 phút, 1 tiết, các báo cáo thực hành, các bài tập làm ở nhà. + Thông qua các kĩ năng làm thí nghiệm, thái độ học tập, tác phong làm thí nghiệm . + Thông qua kiểm tra trình độ nắm vững lí thuyết, kĩ năng thực hành làm thí nghiệm . + Thông qua kiểm tra trí nhớ kiến thức để đánh giá đúng kảh năng của học sinh trong việc vận dụng kiến thức và kĩ năng để giải quyết những vấn đề học tập. Như vậy thì để đánh giá đúng được kết quả của các đối tượng học sinh cũng có rất nhiều các yêu cầu học tập cần được kiểm tra . Việc kiểm tra trí nhớ kiến thức học tập của học sinh cũng là một yêu cầu hết sức quan trọng . Do đó để thực hiện tốt yêu cầu này thì công việc của người giáo viên là cần phải chú ý phân dạng, lựa chọn, sắp xếp các bài tập trắc nghiệm thành những hệ thống khác nhau và sử dụng chúng như một phương tiện hữu ích giúp cho giáo viên có thể rèn luyện được học sinh một cách sát thực, đồng thời qua việc sử dụng hợp lý các hệ thống bài tập trắc nghiệm sẽ giúp cho người giáo viên luôn chủ động điều chỉnh được các phương pháp giảng dạy của mình, sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh hơn . Xuất phát từ một số kinh nghiệm giảng dạy của bản thân đã được tích luỹ trong việc sử dụng các bài tập trắc nghiệm khách quan để đánh giá khả năng lĩnh hội kiến thức môn học Vật lí đối với học sinh khối lớp 6, bản thân tôi cũng xin mạnh dạn trình bày đề tài “ lựa chọn các bài tập trắc nghiệm để kiểm tra trí nhớ kiến thức môn Vật lí đối với học sinh lớp 6” . Với mong muốn cùng được trao đổi những kinh nghiệm giảng dạy với các bạn đồng nghiệp nhằm góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục chung trong Ngành giáo dục của huyện nhà . Do vậy rất mong những ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, để đề tài này sẽ tiếp tục được hoàn thiện hơn. Phần hai : nội dung đề tài Chương 1 : vài nét về bài tập trắc nghiệm Tác dụng của việc phân dạng, lựa chọn các bài tập trắc nghiệm. Trong quá trình giảng dạy môn Vật lí thì việc phân dạng, lựa chọn các bà tập trắc nghiệm là một khâu rất quan trọng . Việc phân dạng, lựa chọn các bài tập trắc nghiệm thành một hệ thống sẽ có những tác dụng sau : .Giúp cho người giáo viên luôn củng cố, đào sâu, hoặc mở rộng được những kiến thức cơ bản của bài giảng . Phân dạng bài tập trắc nghiệm còn là một phương tiện tốt để xây dựng và củng cố những kĩ năng, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn , đồng thời nó cũng là phương tiện để rèn luyện cho học sinh hình thành thói quen gắn lý thuyết và thực hành với đời sống lao động và sản xuất. .Phân bài tập trắc nghiệm thành các dạng khác nhau chính là một hình thức ôn tập sinh động và củng cố kiến thức kĩ năng . Ngoài ra nó còn là một hình thức ôn tập trực tiếp, có tác dụng khái quát hoá, hệ thống hoá những kiến thức mà học sinh đã học . .Thông qua quá trình phân dạng bài tập trắc nghiệm, giáo viên có thể sử dụng là một biện pháp tốt nhằm kiểm tra sự phát triển năng lực làm việc độc lập, năng lực tư duy của học sinh. .Phân dạng bài tập trắc nghiệm thành một hệ thống còn có tác dụng sâu sắc về mặt giáo dục tư tưởng, đạo đức . Qua việc giải các bài tập rèn luyện cho học sinh tố chất độc lập suy nghĩ, tính kiên trì khắc phục khó khăn, tính chính xác khoa học, kích thích hứng thú học tập của học sinh. Phân dạng, lựa chọn các bài tập trắc nghiệm để đo lường kết quả học tập của học sinh. Trong quá trình giảng dạy việc đánh giá và đo lường kết quả học tập của học sinh trong bất cứ môn học nào cũng là việc cần thiết phải được quan tâm đặc biệt và đối với môn học Vật lí cũng như vậy . Các phương pháp đo lường và đánh giá kết quả, khả năng nắm bắt kiến thức của học sinh được gọi chung là trắc nghiệm ( Test ) và có thể có nhiều cách để phân loại thành các dạng bài tập trắc nghiệm khác nhau như : + Phân loại theo nội dung gồm phân loại theo phân môn của Vật lí ( Cơ, Nhiệt, Điện, Quang ...) + Phân loại theo tính chất trìu tượng, cụ thể của nội dung . + Phân loại theo tính chất lịch sử hoặc tính chất vui, thực tế . Tuy nhiên với mỗi cách phân loại khác nhau thì cũng cần tập trung theo những loại chính đặc trưng của bài tập trắc nghiệm như sau : 2.1 .Loại quan sát : Giúp cho việc xác định thái độ, phản ứng, sự vô thức, những kĩ năng thực hành và kĩ năng nhận thức . 2.2 .Loại vấn đáp : Loại trắc nghiệm vấn đáp thường được sử dụng khi giảng dạy trên lớp, hoặc khi thi hay khi kiểm tra. 2.3 . Loại viết : Thường được sử dụng nhiều hơn vì có ưu điểm : Kiểm tra được nhiều thí sinh cùng một lúc. Thời gian làm bài dài, do đó học sinh được cân nhắc tính toán trước khi trả lời . Cho phép đánh giá mức độ tư duy cao . Cung cấp văn bản rõ ràng và có thể chấm bất cứ lúc nào . Dễ quản lý, người chấm không cần quan tân vào bối cảnh kiểm tra . Trắc nghiệm viết bao gồm hai hình thức : Trắc nghiệm tự luận ( essay-type test) và trắc nghiệm khách quan ( objective test ) . Trong đó trắc nghiệm khách quan thường được gọi tắt là trắc nghiệm, đây là phương pháp mà kết quả chấm bài thi hoàn toàn khách quan không phụ thuộc vào người chấm . Phương pháp phân dạng và giải các bài tập trắc nghiệm . Căn cứ trên các hình thức trắc nghiệm bao gồm trác nghiệm tự luận (essay-type test) và trắc nghiệm khách quan ( objective test ) mà người ta có thể phân thành các dạng bài tập trắc nghiệm như sau : 3.1 Bài tập trắc nghiệm khách quan : Các loại bài tập trắc nghiệm khách quan có thể chia thành các dạng chính sau đây : Dạng thứ nhất : Câu trả lời ngắn. Dạng thứ hai : Câu hỏi nhiều lựa chọn . Loại câu hỏi nhiều lựa chọn thường gồm hai phần : + Phần dẫn (còn gọi là phần gốc) : Trình bày một câu hỏi, một phát biểu, một mệnh đề (câu chưa hoàn chỉnh) hoặc một ý tưởng giúp học sinh khi làm bài . + Phần trả lời (còn gọi là phần lựa chọn) : Gồm 4 đến 5 phát biểu kế tiếp hoặc câu trả lời hoặc một số mệnh đề dùng để trả lời hoặc để hoàn chỉnh câu dẫn . Đặc điểm của dạng câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn là dễ sử dụng và có thể kiểm tra nhận thức của học sinh ở nhìêu cấp độ khác nhau, hơn nữa rất tiện lợi trong việc chấm bài và cũng rất linh động có thể trình bày dưới nhiều dạng khác nhau . Ví dụ : Máy cơ nào không thể cho ta lợi về lực trong các máy cơ đơn giản sau : Ròng rọc cố định. c.Ròng rọc động . Mặt phẳng nghiêng. d.Đòn bẩy. Phương pháp để làm loại bài tập này là phải đọc hết toàn bộ phần dẫn và phần trả lời rồi mới chọn câu trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái đứng trước câu được chọn . Dạng thứ ba : Câu điền khuyết : Đây là loại câu còn để lại một hay nhiều chỗ trống mà ở đó học sinh phải chọn từ hay cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống . Ví dụ : + Các chất rắn nở ra khi.......................và co lại khi...................... + Cái kéo cắt tóc là một ví dụ về một loại máy cơ đơn giản . Máy cơ đơn giản này có tên là................................................................. Dạng thứ tư : Câu ”Đúng, sai” : ở loại câu này thì phần dẫn trình bày một nội dung nào đó mà các em phải đánh giá là đúng hay sai . ở phần trả lời chỉ có hai phương án là đúng ( kí hiệu là chữ Đ ) và sai ( kí hiệu là chữ S ). Phương pháp để làm dạng bài tập này là học sinh chọn phương án nào thì các em sẽ khoanh tròn vào chữ kí hiệu của phương án đó . Ví dụ : Em hãy khoanh tròn vào chữ Đ nếu thấy câu phát biểu nào sau đây là đúng và khoanh tròn vào chữ S nếu thấy câu sau nào là sai . a. Đơn vị dùng để đo thể tích chất lỏng thường dùng là ml Đ S b. Dụng cụ đo thể tích chất lỏng gồm bình chia độ, các loại ca đong, các loại đồ chứa chất lỏng đã biết dung tích, bơm tiêm... Đ S c. ĐCNN của bình chia độ là độ dài giữa hai vạch chia độ liên tiếp. Đ S Dạng thứ năm : Câu ghép đôi : ở dạng này các câu ghép đôi được trình bày thành hai dãy . Dãy bên trái là phần gồm các câu hỏi hoặc các mệnh đề để hoàn chỉnh câu dẫn . Phương pháp để làm bài tập dạng này là các em phải đọc hết phần dẫn và phần trả lời rồi ghép câu dẫn với câu trả lời thích hợp bằng một gạch nối ( hoặc trả lời một cách đơn giản như 1"A; 2"C…) Ví dụ : Hãy ghép một mệnh đề bên trái ( cột 1) với mệnh đề bên phải ( cột 2 ) để thành một câu hoàn chỉnh có nội dung đúng. Khi đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ, người ta làm như sau : Cột 1 Cột 2 Kết quả 1.“Điều chỉnh” bình chia độ trước khi đo thể tích bằng cách 2.Đo thể tích chất lỏng bằng cách 3.“Kim” chỉ kết quả đo là 4.Ghi kết quả đo theo A.đổ chất lỏng vào bình. B.vạch chia gần nhất với mực chất lỏng trong bình. C.đặt bình chia độ thẳng đứng. D.mực chất lỏng trong bình. Như vậy để làm tốt các bài tập trắc nghiệm khách quan thì cần phải lưu ý những vấn đề sau : + Đọc đầy đủ các câu dẫn và câu trả lời rồi mới lựa chọn câu trả lời thích hợp. + Làm bài tập một cách khẩn trương vì hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan bao gồm rất nhiều các câu hỏi và tốc độ làm bài cũng được tính vào để đánh giá kết quả làm bài . Mỗi câu trắc nghiệm khách quan cũng chỉ có khoảng từ 1 đến 2 phút . Nếu quá thời gian mà chưa suy nghĩ được thì nên chuyển sang làm câu khác. Sau khi đã làm bài xong thì nên đọc lại bài . Nếu thấy cần thay đổi câu trả lời thì phải dùng cục tẩy hoặc bút xoá để xoá hết vòng tròn đứng trước câu trả lời cũ rồi mới khoanh tròn vào chữ cáiđứng trước câu trả lời mới . 3.2 Bài tập trắc nghiệm tự luận: Đây là loại bài tập mà học sinh phải tự mình viết câu trả lời hoặc lời giải chứ không chọn câu trả lời hoặc lời giải có sẵn như trong bài tập trắc nghiệm khách quan . Những bài tập loại này thường khó vì ngoài việc nắm bắt chắc nội dung Vật lí của các câu hỏi và câu trả lời, các em học sinh còn phải biết diễn đạt các câu trả lời một cách ngắn gọn đúng thuật ngữ . Đặc biệt ở khối lớp 6 các bài tập loại này thường là các bài tập yêu cầu giải thích các hiện tượng hoặc các ứng dụng có liên quan đến các kiến thức Vật lí đã học, hoặc vận dụng kiến thức vừa học để giải quyết một vấn đề đơn giản . Ví dụ : Tại sao khi quả bóng bàn bị bẹp ( chưa thủng ) nếu được nhúng vào nước nóng thì nó lại căng tròn trở lại ? Như vậy khi làm các bài tập trắc nghiệm tự luận thường thì các em học sinh cần phải đọc thật kĩ đầu bài, suy nghĩ kĩ về câu trả lời trước khi viết vì đây là dạng bài tập mang tính tổng hợp, các em phải biết cách suy luận từ cái đã biết nêu trong đầu bài, sau đó dùng công thức, định luật để liên hệ các đại lượng này với các đại lượng chưa biết rồi đi đến đại lượng cần tìm, ngoài ra các em còn phải biết sử dụng các phương tiện như Đại số, Hình học để làm phép tính . Thời gian để làm bài tập trắc nghiệm tự luận thường được bố trí dài hơn thời gian làm các bài tập trắc nghiệm khách quan . Đặc biệt ở khối lớp 6 thì phần trả lời cho các bài tập trắc nghiệm tự luận thường chỉ dài khoảng từ 1 đến không quá 5 dòng. 4. Một số lưu ‏‎‏ý trong quá trình phân dạng, lựa chọn và xây dựng các bài tập trắc nghiệm. 4.1 .Xác định mục tiêu đo lường kết quả học tập mà bài tập trắc nghiệm cần đạt . Một bài tập trắc nghiệm có thể được phục vụ nhiều mục đích khác nhau song nó sẽ chỉ hiệu quả nhất khi sử dụng đúng mục đích đề ra . Để xác định thành quả học tập của học sinh cần dựa vào các mức độ như sau : Kiến thức, Thông hiểu, ứng dụng, Phân tích, Tổng hợp, Đánh giá . Ngoài ra trong mỗi bài trắc nghiệm lại được chia ra thành nhiều mục tiêu nhỏ để phục vụ cho yêu cầu trong bài kiểm tra . 4.2 .Chuẩn bị dàn bài trắc nghiệm. Sau khi phân tích nội dung và mục tiêu cần đo lường đối với môn học thì tiến hành lập dàn bài trắc nghiệm . Căn cứ vào các mức độ của mục tiêu ( Nhớ biết, Thông hiểu, Phân tích, ứng dụng, Tiên đoán ) để chia thành các mục nội dung tương ứng . Số lượng câu hỏi trong một bài trắc nghiệm tuỳ thuộc vào thời gian dành cho các bài trắc nghiệm . Có những bài trắc nghiệm được giới hạn bởi mỗi câu làm trong một phút . Tuy nhiên cần căn cứ theo yêu cầu cụ thể để soạn bài trắc nghiệm cho phù hợp và nâng cao được độ tin cậy của bài . Cần tránh những bài trắc nghiệm có thời gian kéo quá dài sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng học sinh . 4.3 .Soạn thảo thành hệ thống các câu hỏi theo‏‎ ý tưởng của từng phần học. Hệ thống các câu hỏi cần được tích luỹ nhiều để làm cơ sở hình thành các câu trắc nghiệm . Ví dụ để soạn thảo câu hỏi trong phần Cơ học thì trước hết phải căn cứ vào chương trình quy định về số bài học, tiết học rồi bám theo nội dung cụ thể với các ‏‎ tưởng như : Lực, Khối lượng, Máy cơ đơn giản… từ đó căn cứ vào các chủ đề, mục đích của dàn bài để viết câu hỏi trắc nghiệm. 4.4 .Cần tuân thủ đúng theo đúng các đặc chưng của dạng bài trắc nghiệm. Mức độ khó của các câu trắc nghiệm : Trong quá trình xây dựng các bài trắc nghiệm thì một vấn đề đáng quan tâm là mức độ khó của các câu trắc nghiệm . Một bài trắc nghiệm để đánh giá kết quả học tập của học sinh, nếu gồm nhiều câu hỏi dễ thì hiệu quả đo lường sẽ không cao, nhưng nếu có nhiều câu hỏi khó cũng chưa thể đánh giá đúng quá trình học tập của học sinh . Vì vậy khi soạn các bài trắc nghiệm tuỳ theo mức độ tính chất của việc kiểm tra và tuỳ theo đối tượng học sinh trong từng trường hợp để định ra các bài trắc nghiệm cho phù hợp . Thông thường trong một bài trắc nghiệm nên có đa số các câu hỏi khó vừa phải phù hợp với thời gian cần làm bài, do đó cần phải quy hoạch chặt chẽ các câu hỏi trong bài . Độ khó của các câu trắc nghiệm được xác định bằng công thức : trong đó ( p là độ khó; N là số người trả lời đúng; S là tổng số người làm bài ) Độ phân cách của các câu hỏi trắc nghiệm : Độ phân cách của các câu hỏi trắc nghiệm là khả năng của các câu hỏi đó phân biệt được đối tượng học sinh khá, giỏi,yếu kém…Vì vậy nên sắp xếp các câu hỏi theo thứ tự từ thấp đến cao, đồng thời cũng tránh để học sinh đoán đọc được câu trả lời dựa vào những dữ liệu ở các câu hỏi khác . Nên đặt những câu hỏi loại có câu trả lời ngắn thành những nhóm 4-5 khoảng trống để dễ đọc . Tránh sắp xếp những câu trả lời đúng theo một dạng thức giống nhau . Chương 2 : lựa chọn, hệ thống các bàI tập trắc nghiệm để kiểm tra trí nhớ kiến thức. Bài 1 : đo độ dàI Dụng cụ nào dưới đây dùng để đo độ dài : a. Thước mét b. Xi lanh c. Cân. d. Chai nửa lít. Đơn vị nào dưới đây không phải là đơn vị đo độ dài ? a. cm b. ml c. m d. mm. 3. Hãy chọn câu trả lời đúng : a. ĐCNN của một thước đo độ dài là khoảng cách ngắn nhất giữa hai số gần nhau ghi trên thước đo. b. ĐCNN của một thước đo độ dài là khoảng giữa hai vạch chia trên thước đo. c. ĐCNN của một thước đo độ dài là giá trị bằng số đầu tiên ghi trên thước đo. d. ĐCNN của một thước đo độ dài là giá trị độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước đo. 4. Hãy chọn câu trả lời đúng : a. GHĐ của một thước đo độ dài là độ dài nhỏ nhất có thể đo được bằng thước đó . b. GHĐ của một thước đo độ dài là độ dài lớn nhất mà thước đo có thể đo được . c. GHĐ của một thước đo độ dài là độ dài lớn nhất ghi trên thước đó . d. GHĐ của một thước đo độ dài là độ dài của cái thước đó . Bài 2 : đo thể tích chất lỏng Con số nào sau đây chỉ thể tích của vật ? a. 5cm3 b. 5kg. c. 5 dm d. 5g/cm3 2. Trên một chai nước mắm có ghi 1 lít . Số đó chỉ gì ? a. Khối lượng của nước mắm trong chai. b. Sức nặng của chai nước mắm. c. Thể tích của chai nước mắm . d. Thể tích của nước mắm trong chai. 3. Để giảm sai số trong khi đo thể tích chủa chất lỏng, ta nên : Đặt bình chia độ nằm ngang. Đặt mắt nhìn ngang với mặt thoáng chất lỏng. Cả a và b đều đúng. Cả a và b đều sai. Bài 3 : đo thể tích của vật rắn không thấm nước. Có thể dùng bình chia độ và bình tràn để đo thể tích của vật nào dưới đây ? a. Một hòn đá. b. Một cái kẹo. c. 3 viên phấn. d. Một bát gạo. 2. Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích của vật rắn không thấm nước thì người ta xác định thể tích của vật bằng cách nào dưới đây ? a. Đo thể tích bình tràn . b. Đo thể tích bình chứa . c. Đo thể tích của phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa . d. Đo thể tích nước còn lại trong bình tràn sau khi đã thả vật vào bình. 3. Khi sử dụng bình chia độ để đo thể tích của vật không nhất thiết phải thực hiện công việc nào dưới đây ? Lựa chọn bình chia độ phù hợp. Xác định GHĐ và ĐCNN của bình chia độ. Điều chỉnh bình chia độ về vị trí ban đầu trước khi đo. Xác định kích thước của bình chia độ. Bài 4 : khối lượng - đo khối lượng. Con số 1kg được ghi trên túi bột giặt omo chỉ gì ? Thể tích gói bột giặt. Khối lượng của bột giặt trong túi. Sức nặng của gói bột giặt . Khối lượng và sức nặng của túi bột giặt . Con số nào dưới đây chỉ lượng chất chứa trong một vật ? 4 mét. c.2 lít. 15 gói. d. 6kg. Một lít nước có khối lượng là 1 kg vậy 1 m3 nước có khối lượng là : 10kg c. 1 tạ. 1 t d. 1 kg. Bài 5 : lực - hai lực cân bằng. Lực nào trong các lực dưới đây là lực kéo ? Lực mà tay ta ép vào lò xo lá tròn làm cho lò xo bị méo đi. Lực mà lò xo lá tròn và hòn bi tác dụng vào nhau khi va chạm. Lực mà người tập thể dục kéo dây lò xo và lực mà lò xo kéo lại tay người tập. Lực làm cho một chiếc bè trôi trên một dòng sông chảy xiết. Những cặp lực nào dưới đây là hai lực cân bằng? Lực mà hai em bé đẩy vào hai bên cánh cửa và cánh cửa không quay. Lực mà một người kéo căng sợi dây cao su và lực mà sợi dây cao su kéo lại tay người. Lực mà hai em bé đang chơi tác dụng vào đầu bập bênh và bập bênh thăng bằng. Lực mà hai thùng nước tác dụng lên đòn gánh của người đang gánh nước. Hai lực cân bằng là hai lực : Mạnh như nhau. Mạnh như nhau, cùng phương, ngược chiều. Mạnh như nhau, cùng phương, cùng chiều. Mạnh như nhau, cùng phương, ngược chiều và cùng đặt vào một vật. Bài 6 : tìm hiểu kết quả tác dụng của lực. Trường hợp nào dưới đây không có sự biến đổi của chuyển động ? Giảm ga cho xe máy chạy chậm lại . Tăng ga cho xe máy chạy nhanh hơn. Xe máy chạy đều trên đường thẳng . Xe máy chạy đều trên dường cong. Chuyển động nào dưới đây không có sự biến đổi ? Một chiếc ô tô đang chạy bỗng bị hãm phanh làm cho xe dừng lại. Kim đồng hồ chạy đúng thời gian. Một người đi xe đạp đang xuống dốc. Một máy bay đang bay thẳng với vận tốc 500 km/h. Trường hợp nào dưới đây không có sự biến dạng ? Đất nặn đồ chơi để trong hộp. Gió thổi làm cho thuyền buồm căng ra. Người thợ săn giương cung bắn thú. Treo một quả nặng vào lò xo đang được treo trên giá đỡ. Bài 7 : trọng lực - đơn vị lực. Một bóng đèn treo trên trần nhà, nó đứng yên vì : Chịu tác dụng của lực kéo của dây . Không chịu tác dụng của lực nào . Chịu tác dụng của trọng lực . Chịu tác dụng của lực kéo của dây treo và trọng lực. Trong các lực sau đây, lực nào không thể là trọng lực ? Lực tác dụng lên vật nặng đang rơi. Lực tác dụng lên vật nặng đang được treo trên lò xo. Lực lò xo tác dụng lên vật nặng treo vào lò xo . Lực tác dụng lên máy bay đang bay. Khi đổ bộ lên mặt Trăng thì trọng lượng và khối lượng của nhà du hành vũ trụ sẽ như thế nào so với khi ở trên Trái Đất ? Khối lượng và trọng lượng đều tăng lên 6 lần. Khối lượng và trọng lượng đều giảm đi 6 lần. Khối lượng giảm đi 6 lần và trọng lượng không đổi. Trọng lượng giảm đi 6 lần và khối lượng không đổi. Bài 8 : Lực đàn hồi Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực đàn hồi ? Một quả bóng cao su đang bay đến đập vào một bức tường . Quả bóng cao su đang bay đập vào bức tường. Quả bóng cao su bay ra, sau khi đập vào tường. Quả bóng cao su đang nổi trên mặt nước. Lực nào dưới đây là lực đàn hồi? Lực mà không khí đẩy quả bóng bay bay lên. Lực mà 4 chân ghế tì trên mặt đất . Lực mà lò xo giảm sóc ở xe máy tác dụng lên khung xe. Lực cản mà nước tác dụng lên thuyền bè khi chuyển động. Chọn câu sai trong các câu sau đây : Lực đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng. Độ biến dạng tăng lên thì lực đàn hồi giảm đi. Độ biến dạng tăng lên thì lực đàn hồi tăng lên. Lực đàn hồi tỷ lệ thuận với độ biến dạng. Bài 9 : phép đo lực - khối lượng và trọng lượng. Một quả nặng có trọng lượng 0,1 N . Hỏi khối lượng của quả nặng là bao nhiêu gam ? 1g. c.100g. 10g. d.1000g. Muốn đo trọng lượng và thể tích của các hòn sỏi thì dùng bộ dụng cụ nào dưới đây ? Một cái cân và một cái thước. Một cái cân và một cái bình chia độ. Một cái lực kế và một cái thước. Một cái lực kế và một vái bình chia độ. Chọn câu sai trong các câu sau đây : Mọi vật đều có khối lượng. Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo thành vật đó. Khối lượng của một vật phụ thuộc vào trọng lượng các vật đó. Trọng lượng của một vật phụ thuộc vào khối lượng của vật đó. Bài 10 : khối lượng riêng - trọng lượng riêng. Trong các kí hiệu sau, kí hiệu nào chỉ trọng lượng riêng? a. P. c.d b. M d. D 2. Từ công thức suy ra công thức để tính thể tích nào sau đây là đúng ? a. c. b. d. Cả 3 công thức trên là đúng. 3. Muốn đo trọng lượng riêng của các hòn bi sắt ta phải dùng những dụng cụ gì ? a. Một cái cân và một cái thước. b. Một cái cân và một cái bình chia độ. c. Một cái lực kế và một cái thước. d.Một cái lực kế và một cái bình chia độ. Bài 11 : các máy đơn giản. Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc được gọi là máy cơ đơn giản vì : Chúng có cấu tạo đơn giản và giúp thực hiện công việc nhanh hơn. Chúng có cấu tạo đơn giản và giúp thực hiện công việc dễ dàng hơn. Chúng có khối lượng nhỏ và giúp thực hiện công việc nhanh hơn. Chúng có khối lượng lớn và giúp thực hiện công việc từ từ hơn. Các máy cơ đơn giản có : Khối lượng lớn. c. Rất nhiều bộ phận nhỏ. Kích thước nhỏ. d.Rất ít bộ phận. Có thể làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng bằng cách nào sau đây ? Tăng chiều cao kê mặt phẳng nghiêng. Giảm chiều dài kê mặt phẳng nghiêng. Giảm chiều cao kê mặt phẳng nghiêng, đồng thời làm tăng chiều dài kê mặt phẳng nghiêng. Tăng chiều cao kê mặt phẳng nghiêng, đồng thời làm giảm chiều dài kê mặt phẳng nghiêng. Hãy so sánh lực kéo vật lên trực tiếp so với lực kéo vật lên khi dùng mặt phẳng nghiêng ? Lớn hơn. Nhỏ hơn. Bằng. ít nhất bằng. Người ta dùng mặt phẳng nghiêng để làm công việc nào dưới đây ? Đưa thùng nước từ dưới giếng lên. Đưa thùng vữa lên các toà nhà cao tầng. Treo cờ lên đỉnh cột cờ. Đưa các thùng hàng lên xe ô tô. Trường hợp nào dưới đây không phù hợp với cấu tạo của đòn bẩy ? Đòn bẩy quay quanh điểm tựa O, O1 là điểm tác dụng của vật cần nâng, O2 là điểm tác dụng của lực nâng vật . OO1 là khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của vật cần nâng lên,OO2 là khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng vật. O2O là khoảng cách từ điểm tác dụng của lực nâng vật tới điểm tựa.O1O là khoảng cách từ điểm tác dụng của lực nâng vật tới điểm tựa. OO1 là khoảng cách từ điểm tác dụng của lực nâng vật tới điểm tựa,OO2 l

File đính kèm:

  • docde tai.doc
Giáo án liên quan