Giáo án môn Vật lý 6 tiết 33 bài 30: Tổng kết chương II nhiệt học

Tiết 34 – Bài 30 : TỔNG KẾT CHƯƠNG II : NHIỆT HỌC.

I. Mục tiêu :

1. Nhắc lại những kiến thức cơ bản có liên quan đến sự nở vì nhiệt và sự chuyển thể của các chất.

2. Vận dụng được một cách tổng hợp những kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng có liên quan.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :

 1. Chuẩn bị của giáo viên:

 - Bảng trò chơi ô chữ H30.4 SGK

 2 . Chuẩn bị của học sinh :

 - Ôn luyện lý thuyết và bài tập trước ở nhà.

 - Soạn sẵn và trả lời phần ôn tập ở bài ôn tập chương.

 3 . Cách tổ chức :

 - Lớp học : HĐ1; HĐ2;

 - Nhóm : HĐ3

III. Tổ chức hoạt đông dạy học :

 3. Thu thập và xử lý thông tin :

 

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3469 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý 6 tiết 33 bài 30: Tổng kết chương II nhiệt học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 34 – Bài 30 : TỔNG KẾT CHƯƠNG II : NHIỆT HỌC. I. Mục tiêu : Nhắc lại những kiến thức cơ bản có liên quan đến sự nở vì nhiệt và sự chuyển thể của các chất. Vận dụng được một cách tổng hợp những kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng có liên quan. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh : 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Bảng trò chơi ô chữ H30.4 SGK 2 . Chuẩn bị của học sinh : - Ôn luyện lý thuyết và bài tập trước ở nhà. - Soạn sẵn và trả lời phần ôn tập ở bài ôn tập chương. 3 . Cách tổ chức : - Lớp học : HĐ1; HĐ2; - Nhóm : HĐ3 III. Tổ chức hoạt đông dạy học : 3. Thu thập và xử lý thông tin : TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 15’ 15’ 13’ Ø Hoạt động 1 :Ôn tập. ±Yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi ở phần ôn tập. 1. Thể tích của chất lỏng thay đổi như thế nào khi nhiệt độ tăng, khi nhiệt độ giảm? 2. Trong các chất rắn, lỏng, khí chất nào nở vì nhiệt nhiều nhất, chất nào nở vì nhiệt ít nhất? 3. Tìm một ví dụ chứng tỏ sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn trở có thể gây ra những lực rất lớn? 4. Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng nào? Hãy kể tên và nêu công dụng của các nhiệt kế thường gặp trong cuộc sống? 5. Điền vào đường chấm chấm trong sơ đồ tên gọi của các sự chuyển thể ứng với các chiều mũi tên? 6. Mỗi chất có nóng chày và đông đặc ở cùng một nhiệt độ xác định không? Nhiệt độ này gọi là gì? 7. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của chất rắn có tăng không khi ta vẫn tiếp tục đun? 8. Chất lỏng có bay hơi ở một nhiệt độ xác định không? Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào? 9. Ở nhiệt độ nào thì một chất lỏng, cho dù vẫn tiếp tục đun vẫn không tăng nhiệt độ? Sự bay hơi của chất lỏng ở nhiệt độ này có đặc điểm gì? Ø Hoạt động 3 : Vận dụng. 1 So sánh sự nở vì nhiệt ủa các chất em có nhận xét gì? Ò chọn cách sắp xếp nào? 2. Để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi ta dùng nhiệt kế nào? Ò chọn phương án gì? 3. Tại sao trên đường ống dẫn hơi phải có những đoạn uốn cong? Khi nóng lên thì ống dẫn hơi sẽ như thế nào? Hình dạng của ống sẽ như thế nào? 4. Treo bảng 30.1 a. Chất nào có nhiệt độ nóng chảy cao nhất? b. Chất nào có nhiệt độ nóng cháy thấp nhất? c. Tại sao có thể dùng nhiệt kế rượu để đo những nhiệt độ thấp tới –50oC. Có thể dùng nhiệt kế thuỷ ngân để đo những nhiệt độ này không? Tại sao? d. Treo hình 30.2 Ò đây là hình vẽ 1 thang nhiệt độ từ – 200oC đến 1600oC. - Hãy đánh dấu vị trí trên thang có ghi nhiệt độ ứng với nhiệt độ trong lớp em. - Đánh dấu nhiệt độ nóng chảy và ghi tên chất có trong bảng 30.1 vào thang nhiệt độ, - Ở nhiệt độ của lớp học, các chất nào trong bảng 30.1 ở thể rắn, ở thể lỏng? - Ở nhiệt độ lớp học, có thể có hơi của chất nào trong các hơi sau đây: + Hơi nước? + Hơi đồng? + Hơi thuỷ ngân? + Hơi sắt? 5. Yêu cầu HS đọc SGK (câu 5). Ò Ý kiến nào đúng? Tai sao? 6. Treo H30.3. Ò Đây là đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của nước: a. Đoạn BC ứng với quá trình nào? b. Đoạn DE ứng với quá trình nào? c. Đoạn AB nước tồn tại ở thể nào? d. Đoạn CD nước tồn tại ở thể nào? Ø Hoạt động 3 :Trò chơi ô chữ. - Lần lượt treo bảng phụ H30.4 - Yêu cầu các nhóm thảo luận và điền vào ô chữ. - Gọi các nhóm báo cáo kết quả thảo luận và ghi vào ô chữ ở trên bảng. - Trả lời. - Trả lời. - Trả lời. - Trả lời. - Trả lời. - Trả lời. - Trả lời. - Trả lời. - Trả lời. - Trả lời. - Trả lời. - Trả lời. - Quan sát. - Trả lời. - Trả lời. - Trả lời. - Trả lời. - Trả lời. - Trả lời. - Trả lời. - Trả lời. - Yêu cầu HS đọc SGK. - Trả lời. - Quan sát. - Trả lời. - Trả lời. - Trả lời. - Trả lời. - Quan sát. - Thực hiện. - Thực hiện. IV. Củng cố và dặn dò: Dặn dò ( 2’) : Ôn luyện Lý thuyết và bài tập từ bài 16 đến bài 29 Ôn tập theo đề cương học kỳ II. C huẩn bị tiết sau kiểm tra học kỳ II Bảng biểu: 1 2 3 4 5 6 7 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II Môn vật lý lớp 6 I. Lý thuyết: A. Phần cơ học: 1. Kéo vật lên theo phương thẳng đứng thì cần phải dùng một lực có cường độ ít nhất bằng trọng lượng của vật. Các máy cơ đơn giản thường dùng là : mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc. 2. Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với một lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật. Mặt phẳng nghiêng càng ít, thì lực cần để kéo vật trên mặt phẳng nghiêng càng nhỏ. 3. Mỗi đòn bẩy đều có : Điểm tựa (O). Điểm tác dụng của lực F1 là O1. Điểm tác dụng của lực F2 là O2 . Khi OO1 > OO2 thì F2 > F1. 4. Dùng ròng rọc cố định làm thay đổi phương và chiều của lực kéo so với khi kéo trực tiếp. Dùng ròng rọc động giúp làm lực kéo vật nhỏ hơn trọng lượng của vật. B. Phần nhiệt học: 1. Các chất rắn, chất lỏng, chất khí khi nóng lên thì nở ra khi lạnh đi thì co lại. Các chất lỏng, chất rắn khác nhau thì co dãn vì nhiệt khác nhau. Các chất khí khác nhau thì co dãn vì nhiệt giống nhau. Các chất rắn, chất lỏng, chất khí khi nóng lên nở ra nên thể tích tăng, khối lượng trọng lượng không thay đổi nên khối lượng riêng, trọng lượng riêng giảm. Các chất rắn, chất lỏng, chất khí khi lạnh đi co lại nên thể tích giảm, khối lượng trọng lượng không thay đổi nên khối lượng riêng, trọng lượng riêng tăng. 2. Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra những lực rất lớn. Băng kép khi nóng lên hay lạnh đi đều bị cong do sự co dãn vì nhiệt không giống nhau. Người ta lợi dụng tính chất của băng kép vào việc đóng, ngắt tự động mạch điện. 3. Nhiệt kế là dụng cụ để đo nhiệt độ. Nhiệt kế được chế tạo dựa vào tính chất về sự nở vì nhiệt. Trong nhiệt giai Xenxiut: Nhiệt độ của nước đá đang tan là 0oC, nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 100oC. Trong nhiệt giai Farenhai: Nhiệt độ của nước đá đang tan là 32oF, nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 212oF. 4. Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng. Sự đông đặc là sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn. Nhiệt độ nóng chảy của một chất là nhiệt nhiệt độ chất đó bắt đầu nóng chảy. Trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ không thay đổi. Nhiệt độ đông đặc của một chất là nhiệt nhiệt độ chất đó bắt đầu đông đặc . Trong suốt thời gian đông đặc nhiệt độ không thay đổi. Mỗi chất bắt đầu nóng chảy ở nhiệt độ nào thì cũng bắt đầu đông đặc ở nhiệt độ ấy, trong suốt quá trình nóng chảy hay đông đặc nhiệt độ không thay đổi. Với cùng một chất thì nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc. 5. Sự bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hơi) ở bất kỳ nhiệt độ nào. Điều kiện thuận lợi cho sự bay hơi: + Nhiệt độ càng cao sự bay hơi xảy ra càng nhanh. + Diện tích mặt thoáng càng rộng sự bay hơi xảy ra càng nhanh. + Trên mặt thoáng có gió càng mạnh sự bay hơi xảy ra càng nhanh. Sự ngưng tụ là sự chuyển từ thể khí (hơi) sang thể lỏng. Muốn sự ngưng tụ xảy ra dễ dàng thì cần nhiệt độ thấp. 6. Sự sôi là sự hoá hơi xảy ra trên mặt thoáng chất lỏng và ngay trong lòng chất lỏng, trong quá trình sôi nhiệt độ không thay đổi nhiệt độ đó là nhiệt độ sôi II. BÀI TẬP: 1. 13.1; 13.2; 13.3; 14.2; 14.3; 14.4; 15.1; 15.2; 15.3; 15.4; 16.1; 16.2; 16.3; 16.4; 2. 18.1; 18.2; 18.3; 18.4; 18.5; 19.1; 19.2; 19.3; 19.4; 19.6; 20.1; 20.2; 20.3; 20.4; 20.5; 20.7; 21.1; 21.2; 21.3; 21.4; 21.5; 22.1; 22.1; 22.3; 22.4; 22.5; 22.6; 22.7; 24-25.1; 24-25.2; 24-25.3; 24-25.4; 24-25.6; 24-25.7; 26-27.1; 26-27.2; 26-27.3; 26-27.4; 26-27.5; 26-27.6; 26-27.7; 26-27.8; 26-27.9 V. Bổ sung:

File đính kèm:

  • docTiet 34 Tong ket chuong II nhiet hoc.doc
Giáo án liên quan