A. MỤC TIÊU.
- Vận dụng được quy tắc nắm tay phải xác định đường sức từ của ống dây khi biết chiều dòng điện và ngược lại.
- Vận dụng được quy tắc bàn tay trái xác định chiều lực điện từ tác dụng lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt vuông góc với đường sức từ hoặc chiều đường sức từ, chiều dòng điện khi biết hai trong ba yếu tố trên.
- Biết cách thực hiện các bước giải bài tập định tính phần điện từ, cách suy luận và vận dụng vào thực tế
- Kĩ năng làm bài thực hành và viết báo cáo thực hành.
B. CHUẨN BỊ
Đối với mỗi nhóm học sinh:
- Nguồn điện , 1 ống dây 500 đến 700 vòng = 0,2 mm, 1 thanh nam châm,1 công tắc, 1 giá thí nghiệm, 1 sợi dây mảnh dài 20 cm
Đối với giáo viên:
- Mô hình khung dây trong từ trường của nam châm,
- Bảng phụ ghi sẵn đề bài, hình vẽ 30.1 ab, 30.2
- Phiếu học tập ( bài tập 1 )
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 890 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý 9 - Tiết 32: Bài tập vận dụng quy tắc năm tay phải và quy tắc bàn tay trái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§. BÀI TẬP VẬN DỤNG
QUY TẮC NĂM TAY PHẢI VÀ QUY TẮC BÀN TAY TRÁI
A. MỤC TIÊU.
- Vận dụng được quy tắc nắm tay phải xác định đường sức từ của ống dây khi biết chiều dòng điện và ngược lại.
- Vận dụng được quy tắc bàn tay trái xác định chiều lực điện từ tác dụng lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt vuông góc với đường sức từ hoặc chiều đường sức từ, chiều dòng điện khi biết hai trong ba yếu tố trên.
- Biết cách thực hiện các bước giải bài tập định tính phần điện từ, cách suy luận và vận dụng vào thực tế
- Kĩ năng làm bài thực hành và viết báo cáo thực hành.
B. CHUẨN BỊ
Đối với mỗi nhóm học sinh:
Nguồn điện , 1 ống dây 500 đến 700 vòng = 0,2 mm, 1 thanh nam châm,1 công tắc, 1 giá thí nghiệm, 1 sợi dây mảnh dài 20 cm
Đối với giáo viên:
Mô hình khung dây trong từ trường của nam châm,
Bảng phụ ghi sẵn đề bài, hình vẽ 30.1 ab, 30.2
Phiếu học tập ( bài tập 1 )
C. CÁC HOẠT ĐÔÏNG DẠY VÀ HỌC
1/ Kiểm tra.( 5 p)
HS1: cho biết quy tắc nắm tay phải dùng để làm gì ? phát biểu quy tắc ?
HS2: cho biết quy tắc bàn tay trái dùng để làm gì ? phát biểu quy tắc ?
2/ Bài mới.(35 p)
Hoạt động của GV và HS
Nội Dung
G/v:hoàn chỉnh lại câu trả lời của HS1
phát phiếu học tập bài 1, treo hình vẽ 30.1
H/s: đọc đề bài 1, nghiên cứu và nêu các bước giải ?
G/v:có thể gợi ý cách giải
G/v: Kiểm tra phần trả lời các câu hỏi của học sinh
G/v: thu phiếu học tập của học sinh
H/s: thảo luận và thực hiện TN kiểm tra, rút ra kết luận
- các kiến thức đề cập đến để giải được bài 1 là gì ?
- yêu cầu h/s nghiên cứu bài 2, vẽ lại hình vào vở.
G/v: nhắc lại qui ước các kí hiệu và treo hình vẽ 30.2
H/s:3 học sinh lên bảng biễu diễn kết quả trên hình vẽ và giải thích các bước thực hiện?
- nhận xét ?
G/v: nhận xét chung, nhắc nhở những sai sót của học sinh thường gặp
- yêu cầu cá nhân h/s giải bài 3. gọi 1 h/s lên bảng chữa bài ?
G/v: vẽ hình và đưa ra mô hình khung dây đặt trong từ trường của nam châm
- Hướng dẫn h/s thảo luận chung
- lưu ý khi biễu diễn lực trong hình không gian nên ghi rõ phương chiều của lực điện từ.
- yêu cầu học sinh làm bài tập 30.1; 30.2; 30.3 SBT
- h/s khác nhận xét kết quả ?
Bài 1:
Thanh nam châm bị hút vào ống dây
Lúc đầu nam châm bị đẩy ra xa, sau đó nó xoay đi và khi cực Bắc của nam châm hướng về phía đầu B của ống dây thì nam châm bị hút vào ống dây.
Bài 2: ( hình vẽ 30.2 )
Sgk
Bài 3:
Lực F và F được biễu diễn trên hình vẽ 30.3 sgk.
Quay ngược chiều kim đồng hồ
Khi lực F và F có chiều ngược lại. Muốn vậy, phải đổi chiều dòng điện trong khung hoặc đổi chiều từ trường
Bài 30.1/ SBT.
B
Bài 30.3/ SBT.
- Số chỉ lực kế sẽ tăng
3/Củng cố. (3 p)
- Thông qua các bài tập
- Nêu các bước chung khi giải bài tập vận dụng các qui tắc
4/ Hướng dẫn về nhà. (2 p)
- Xem lại các bài tập đã giải.
Hướng dẫn học sinh làm bài 30.2:
Để xác định chiều của lực điện từ ta cần yếu tố nào ? trong trường hợp này chiều đường sức từ được xác định như thế nào ?
File đính kèm:
- L32.doc