I-MỤC TIÊU:
1. Nêu được sự phụ thuộc của chiều dòng điện cảm ứng vào sự biến đổi của số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây.
2. Phát biểu được dặc điểm của dòng điện xoay chiều là dòng điện cảm ứng có chiều luân phiên thay đổi.
3. Bố trí thí nghiệm tạo ra dòng điện xoay chiều trong cuộn dây kín theo hai cách, cho nam châm quay hoặc cho cuộn dây quay. Dùng đền LED để phát hiện sự đổi chiều của dòng điện.
4. Dựa vào quan sát thí nghiệm để rút ra điều kiện chung làm xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều.
II/ CHUẨN BỊ:
Đối với mỗi nhóm học sinh
· 1 cuộn dây kín có hai bóng đèn LED mắc song song, ngược chiều vào mạch điện.
· 1 nam châm vĩnh cửu có thể quay quanh một trục thẳng đứng.
· 1 mô hình cuộn dây quay trong từ trường của nam châm.
Đối với GV : Một bộ thí nghiệm dòng điện xoay chiều gồm một cuộn dây dẫn kín có mắc hai bóng đèn LED song song, ngược chiều có thể quay trong từ trường của một nam châm .
III/ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH LÊN LỚP:
1/Kiểm tra: Kiểm tra bài tập về nhà của học sinh.
2/ Các hoạt động của thầy và trò:
Hoạt động 1:(6phút) phát hiện vấn đề mới cần nghiên cứu:Có một dòng điện khác với dòng điện một chiều không
45 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1133 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Vật lý 9 - Tiết 37 đến tiết 60, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:19 Ngày soạn:
Tiết: 37 Ngày dạy:
ĐÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU.
I-MỤC TIÊU:
Nêu được sự phụ thuộc của chiều dòng điện cảm ứng vào sự biến đổi của số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây.
Phát biểu được dặc điểm của dòng điện xoay chiều là dòng điện cảm ứng có chiều luân phiên thay đổi.
Bố trí thí nghiệm tạo ra dòng điện xoay chiều trong cuộn dây kín theo hai cách, cho nam châm quay hoặc cho cuộn dây quay. Dùng đền LED để phát hiện sự đổi chiều của dòng điện.
Dựa vào quan sát thí nghiệm để rút ra điều kiện chung làm xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều.
II/ CHUẨN BỊ:
Đối với mỗi nhóm học sinh
1 cuộn dây kín có hai bóng đèn LED mắc song song, ngược chiều vào mạch điện.
1 nam châm vĩnh cửu có thể quay quanh một trục thẳng đứng.
1 mô hình cuộn dây quay trong từ trường của nam châm.
Đối với GV : Một bộ thí nghiệm dòng điện xoay chiều gồm một cuộn dây dẫn kín có mắc hai bóng đèn LED song song, ngược chiều có thể quay trong từ trường của một nam châm .
III/ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH LÊN LỚP:
1/Kiểm tra: Kiểm tra bài tập về nhà của học sinh.
2/ Các hoạt động của thầy và trò:
Hoạt động 1:(6phút) phát hiện vấn đề mới cần nghiên cứu:Có một dòng điện khác với dòng điện một chiều không đổi do pin hoăc acquy tạo ra.
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
Quan sát GV làm thí nghiệm .trả lời câu hỏi của GV.phát hiện ra dòng điện trên lưới điểntong nhà không phải là dòng điện một chiều.
Đưa ra cho HS xem một bộ pin hay acquy3Vvà một nguồn điện 3V lấy từ lưới điện trong phòng.lắp bóng đèn vào hai nguồn điện trên,đèn đều sáng chứng tỏ cả hai nguồn đều cho dòng điện.
Mắc vôn kế một chiều vào hai cực pin,kim vôn kế quay.
Đặt câu hỏi:mắc vôn kế một chiều vào nguồn điện lấy từ lưới điện trong nhà,kim vôn kế có quay không?
Mắc vôn kế vào mạch, kim vôn kế không quay.đổi chỗ hai chốt cắm vào ổ lấy điện,kim vôn kế vẫn không quay.
Đặt câu hỏi: tại sao trong trường hợp thứ haikim vôn kế không quay dù vẫn có dòng điện?hai dòng điện có giống nhau không?dòng điện lấy từ mạng điện trong nhàcó phải là dòng điện một chièu không?
Giới thiệu dòng điêïn mới phát có tên là dòng điện xoay chiều.
Hoạt động 2:(10phút) ph dòng điện cảm ứng có thể đổi chiều và tìm hiểu trong trường hợp nào thì dòng điện cảm ứng đổi chiều.
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
Làm việc theo nhóm.
Làm TN như ở hình 33.1 SGK.
Thảo luận nhóm,rút ra kết luận,chỉ rõ khi nào dòng điện cảm ứng đổi chiều(khi số đường sức từ qua tiết diên S của cuộn dâydẫnđang tăng mà chuyển sang giảm hoặc ngược lại).
Cử dại diện hóm trình bày ở lớp,lập luâïn để rút ra kết luận.các nhóm khác bổ sung.
Hướng dẫn HS làm TN,động tác đưa nam châm vào ống dây,rút nam châm ra nhanh và dứt khoát.
Nêu câu hỏi:
Có phải cứ mắc đèn LED vào nguồn điện là no sẽ phát sáng hay không?
Vì sao lại dùng hai đèn LED mắc cong song ngược chiều?
Yêu cầu HS trình bày lập luận, kết hợp hai nhận xét về sự tăng hay giảm của số đường sức từ qua tiết diện S của cuôn dây và sự luân phiên bật sáng củahai đèn để rút ra kết luận.có thể lập bảng đối chiếu.
Hoạt động 3:(3phút) Tìm hiểu khái niệm mới dòng điện xoay chiều.
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
Cá nhân tự đọc mục 3 trong SGK.
Trả lời câu hỏi của GV.
Nêu câu hỏi:dòng diện xoay chiều có chiều biến đổi như thế nào?
Hoạt động 4:( 10 phút) Tìm hiểu hai cách tạo ra dòng điện xoay chiều.
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
Tiến hành TN như hình 33.2 SGK.
Nhóm HS thảo luận và nêu dự đoãnem khi cho nam châm trong cuộn dây quay thì dòng điêïn cảm ứng trong cuộn dây có chiều biến đổi như thế nào?vì sao?
Tiến hành thí nghiệm kiểm tra dự đoán.
Quan sát thí nghiệm như hình 33.3 SGK.
Nhóm HS thảo luận ,phân tích xem số đường sức xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến đổi như thế nàokhhi cuộn dây quay trong từ trường.từ đó nêu lên dự đoán về chiều của dòng diẹn cảm ứng trong cuộn dây.
Quan sát GV biễu diễn TN kiểm tra như hình 33.4 SGK.
Từng HS quan sát kết quả phân tích xem có phù hợp với dự đoán không.
Rút ra kết luận chung.
Có những cách nào đẻ tạo ra dòng điện cảm ứng xoay chiều?
Thảo luận chung ở lớp.
Yêu cầu HS phân tích xem,khi cho nam châm quay thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S biến đổi như thế nào.từ đố suy ra chiều của dòng điện cảm ứngcó đặc điểm gì.sau đó mới phát dụng cụ để làmthí nghiệm kiểm tra.
Gọi một HS trình bày lập luận rút ra dự đoán.các HS khác nhận xét bổ sung chỉnh lại lập luận cho chặt chẽ.
GV biễu diễn TN gọi một số HS trình bày điều quan sát được (hai đèn vạch ra hai nữa vòng sángkhi cuộn dây quay).
Hiện tượng tren chứng tỏ điều gì?(dòng điện trong cuọn day luân phiên đổi chiều).
TN có phù hợp với dự đoán không?
Yêu câu HS phát biểu kết luận và giải thích một lần nữa,vì sao khi nam châm (hay cuộn dây) quay thì trong cuộn dây lại xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều.
Hoạt động 5:( 5 phút) Vận dụng kết luận trong bài để tìm xem có trường hợp nào cho nam châm quay trươvs một cuộn dây đẫn kín mà trong cuộn dây không xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều.
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
Cá nhân chuẩn bị.
Thảo luận chung ở lớp.
Hướng dẫn HS thao tác,cầm nam châm quay quanh những trục khác nhãuem có trường hợp nào số đường sức từ qua Skhông luân phiên tăng giảm không.
Hoạt động 6:( 5 phút) Củng cố.
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
Cá nhân tự đọc phần ghi nhớ trong SGK.
Trả lời cáccâu hỏi củng cố của GV.
Nêu một số câu hỏi củng cố:
Trong trưòng hợp nào thì trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện xoay chiều?
Vì sao khi cho cuộn dây quay trong từ trường thì trong cuộ dây xuất hiẹn dòng điện xoay chiều?
3/ Hướng dẫn về nhà: ( 2 phút)Học bài trong SGK.Làm các bài tập 10.2 và 10.4trong SBT.
Tuần:19 Ngày soạn:
Tiết: 38 Ngày dạy:
MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU.
I-MỤC TIÊU:
Nhận biết được hai bộ phận chính của một máy phát điện xoay chiều, chỉ ra được Rôto và Stato của mỗi loại máy.
Trình bày nguyên tắc hoạt động của máy phát điễnoay chiều.
Nêu được cách làm cho máy phát điện xoay chiều có thể phát điện liên tục.
II/ CHUẨN BỊ:
Đối với mỗi nhóm học sinh Mô hình máy phát điện xoay chiều.
III/ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH LÊN LỚP:
1/Kiểm tra: Kiểm tra bài tập về nhà của học sinh.
2/ Các hoạt động của thầy và trò:
Hoạt động 1:(5phút) xác định vấn đề cần nghiên cứu:Tìm hiểu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của các máy phát điện xoay chiều loại khác nhau.
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
Một vài HS phát biểu ý kiến phỏng đoán.không thảo luận.
Nêu câu hỏi:trong các bài trước ,chúng ta đã biết nhiều cách tạo ra dòng điện xoay chiều.dòng điện ta dùng trong nhà là do các nhà máy điện rất lớn như Hòa Bình,Yali tạo ra,dòng điện dùng để thắp sáng đèn xe đạp là do đinamo tạo ra.
Vậy đinamô xe đạp và máy phát điện khổng lồ trong các nhà máy có gì giống nhau ,khác nhau?
Hoạt động 2:(12 phút) Tìm hiểu các bộ phận chính của máy phát điện xoay chiều và hoạt động của chún khi phát điện.
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
Làm việc theo nhóm.
Quan sát hai loại máy phát điện nhỏ trên bàn GV và các hình 34.1,34.2 SGK ;trả lờiC1,C2.
Thảo luận chung ở lớp.chỉ ra là hai máy tuy có cấu tạo khác nhau ,nhưng nguyên tắc hoạt động lại giống nhau.
Rút ra cấu tạo về cấu tạo và nguyên tắc hoạt động chung cho cả hai loại máy.
Yêu cầu HS quan sát hình 34.1 và 34.2 SGK.
Gọi một số HS lên bàn GV quan sát máy phát điện thật,nêu lên các bộ phận chính và hoạt động của máy.
Tổ chức cho HS thảo chung ở lớp.
Hỏi thêm:
Vì sao không coi bộ góp điện là bộ phận chính?
Vì sao các cuộn dây của máy phát điện lại được quấn quanh lõi sắt?
Hai máy phát điên có cấu tạo khác nhau nhưng nguyên tắc hoạt dộng có giống nhau không?
Hoạt động 3:(10phút) Tìm hiểu một số đăc điểm của máy phát điện trong kỹ thuật và trong sản xuất.
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
Làm việc cá nhân .trả lời câu hỏi của GV.
Tự đọc SGK để tìm hiểu một số đặc điểm kĩ thuật :
Cường độ dòng điện .
Hiệu điện thế.
Tần số .
Kích thước.
Cách làm quay rôto của máy phát điện.
Sau khi HS đã tự nghiên cứu mục ‘’II.Máy phát điện xoay chièu trong kĩ thuật điện’’,yêu cầu một vài HS nêu lên những đặc điểm kĩ thuật của máy.
Hoạt động 4:( 5 phút) Tìm hiểu bộ góp điện trong máy phát điện có cuộn dây quay.
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
Thảo luận chung ở lớp về cấu tạo của máy.
Nêu câu hỏi:
Trong máy phát điệïn loại nào cần phải có bộ góp điện?
Bộ góp điện có tác dụng gì?
Hoạt động 5:( 3phút) Vận dụng Dựa vào những thông tin thu thập được trong bài học, trả lời C3.
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
Làm việc cá nhân.
Thảo luâïn chung ở lớp.
Yêu cầu HS đối chiếu từng bộ phận của đinamô xe đạp với các bộ phận tương ứng của máy phát điện trong kĩ thuật,các thông số kĩ thuật tương ứng.
Hoạt động 6:( 4 phút) Củng cố.
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
Tự đọc phần ghi nhớ.
Trả lời câu hỏi củng cố của GV..
Nêu một số câu hỏi củng cố như:
Trong mỗi loại máy phát điện xoay chiều,rôto là bộ phận nào,stato là bộ phận nào?
Vì sao bắt buộc phảicó một bộ phận quay thì máy mới phát điện?
Tại sao máy lại phát ra dòng điện xoay chiều?
3/ Hướng dẫn về nhà: ( 2 phút)
Học bài trong SGK.
Làm các bài tập 10.2 và 10.4trong SBT.
Tuần:20 Ngày soạn:
Tiết: 39 Ngày dạy:
CÁC TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU
- ĐO CƯỜNG ĐỘ VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ XOAY CHIỀU.
I-MỤC TIÊU:
Nhận biết được các tác dụng nhiệt, quang , từ của dòng điện xoay chiều. .
Bố trí thí nghiệm chứng tỏ lợc từ đổi chiều khi dòng điện đổi chiều.
Nhận biết được ký hiệu của ampe kế và vôn kế xoay chiều, sử dụng được chúng để đo cường độ và hiệu điện thế hiệu dụng của dòng điện xoay chiều.
II/ CHUẨN BỊ:
Đối với mỗi nhóm học sinh1 nam châm điện.1 nam châm vĩnh cửu.1 nguồn điện một chiều 3V - 6V.1 nguồn điện xoay chiều 3V - 6V.
Đối với GV:1 ampe kế xoay chiều.1 vôn kể xoay chiều.1 bóng đèn 3V có đuôi.1 công tắc.8 sợi dây nối.1 nguồn điện một chiều 3V - 6V.1 nguồn điện xoay chiều 3V - 6V.
III/ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH LÊN LỚP:
1/Kiểm tra: Kiểm tra bài tập về nhà của học sinh.
2/ Các hoạt động của thầy và trò:
Hoạt động 1:(5phút) phát hiện dòng điện xoay chiều có cả tác dụng giống và tác dụng khác với dòng điện một chiều.
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
Cá nhân suy nghĩ ,trả lời câu hỏi của GV.nhắc lại tác dụng của dòng điện một chiều và nêu những tác dụng của dòng điện xoay chiều đã biết .
Không thảo luận .
Nêu câu hỏi đặt vấn đề :trong các bài trước đã biết một số tính chất của dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều ,hãy nêu lên những tác dụng giống nhau,khác nhau của hai dòng điện đó.
Nhiều HS sẽ nhận ra được nhứng tính chất giống nhau như tác dụng nhiệt,tác dụng quang.có thể HS không phát hiên được chỗ khác nhauvì không phát hiện được tác dụng từ.
GV gợi ý:dòng điên xoay chiều luôn đổi chiều.vậy liệu có tác dụng nào phụ thuộc vào chiều dòng điện không?khi dòng điên đổi chiều thì các tác dụng đó có thay đổi?trong bài này sẽ xét kĩ.
Hoạt động 2:(5 phút) Tìm hiểu những tác dụng của dòng điện xoay chiều.
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
Quan sát GV làm ba TN ở hình 35.1 SGK.trả lời câu hỏi của GV và C1.
Nêu lên những thông tin biết được về hiện tượng bị điện giật khi dùng điện lấy từ lưới điện quốc gia.
Nghe GV thông báo.
Lần lượt biểu diễn ba TN ở hình 35.1 SGK.yêu cầu HS quan sát những TN đó nêu rõ mỗi TN chứng tỏ dòng điện xoay chiều có tác dụng gì ?
GV nêu thêm:ngoài ba tác dụng trên ,ta đã biết dòng điên một chiều còn có tác dụng sinh lí.vậy dòng điên xoay chiều có tác dụng sinh lí không?tại sao em biết?
Thông báo:dòng điên xoay chiều cũng có tác dụng sinh lí.dòng điện xoay chiều thường dùng có hiệu điện thế 220V nên tác dụng sinh lí rất mạnh ,gây nguy hiểm chết người.
Hoạt động 3:(12phút) Tìm hiểu tác dụng từ của dòng điện xoay chiều- phát hiện lực từ đổi chiều khi dòng điện đổi chiều. Bố trí thí nghiệm chứng tỏ dòng điện xoay chiều có tần số lớn, cũng có lực từ luôn đổi chiều.
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
Làm việc theo nhóm.
Căn cứ vào hiểu biết đã có,đưa ra dự đoán.
Khi đổi chiều dòng điện thì lực từ của dòng điện tác dụng lên một cực của nam châm có thay đổi không?
Tự đề xuất phương án TN hoặc làm theo gợi ý của GV.
Rút ra kết luận về sự phụ thuộc của lực từ vào chiều dòng điện.
Làm việc theo nhóm.
Nêu dự đoán và làm TN kiểm tra như ở hình 35.5 SGK .cần mô tả đã nghe thấy gì ,nhìn thấy gì và giải thích.
Nên câu hỏi:ở trên ta đã biết,khi cho dòng điện xoay chiều vào nam châm điện thì nam châm điện cũng hút đinh sắt giống như khi cho dòng điện một chiều vào nam châm điện .vậy,có phải tác dụng từ của dòng điện xoay chiều giống hệt của dòng điện một chiều không?việc đổi chiều của dòng điện liệu có ảnh hưởng gì đến lực từ không?em thử cho dư đoán.
Nếu HS không dự đoán được ,gợi ý:hãy nhớ lại TN ở hình 24.4SGK,khi ta đổi chiều cua rdòng điện vào ống dâythì kim nam chấmẽ có chiều như thế nào ?vì sao?
Hãy bố trí một TN để chứng tỏ khi dòng điên đổi chiều thì lực từ cũng đổi chiều.
Nếu HS không làm được thì gợi ý HS xem hình 35.2SGK và nêu lên cách làm.
Nêu câu hỏi:ta vừa thấy khi dòng điện đổi chiều thì lưc từ cũng đổi chiều.vậy,hiện tượng gì xảy ravới nam châm khi ta chodòng điên xoay chiều chạy vào cuộn dây như hình35.3 SGK.hãy dự đoán và làm TN kiểm tra.
Hoạt động 4:( 10 phút) Tìm hiểu các dụng cụ đo, cách đo cường độ và hiệu điện thế của dòng điện xoay.
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
Làm việc cá nhân,trả lời câu hỏi của GV.nêu dư đoán ,khi dòng điện đổi chiều quay thì kim điên kế sẽ như thế nào.
Xem GV biểu diễn TN,rút ra nhận xét xem có phù hợp với dự đoán không.
Xem GV giới thiệu về đặc điểm của vôn kế xoay chiều và cách mắc mạch điện (không phân biệt loại chốt +và -).
Rút ra kết luận vềc ách nhận biết vôn kế xoay chiều cách mắc chúng vào mạch điện .
Ghi nhận thông báo của GV về giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện.
Nêu câu hỏi:ta đã biết cách dùng ampe kế và vôn kế mọt chiều(có kí hiệu DC)để đo cường độ dòng điện và hiệu điên thế của mạch điên một chiều.có thể dùng các dụng cụ này để đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế của mạch điện xoay chiều được không?néu dùng thì sẽ có hiện tượng gì xảy ravới kim của các dụng cụ đo?
Biểu diễn TN,mắc vôn kế mộtchiều vào chốt lấy điện xoay chiều .yêu cầu HS quan sát xem hiên tượng có phù hợp với dự đoán không.
GV giới thiệu một loại vôn kế khác có kí hiêu AC(giải thích đó là kí hiệu của dòng điên xoay chiềutheo tiếng anh,alternating current).trên vôn kế không có chốt + và-.
Kim của vôn kế chỉ bao nhiêu khi mắc vônkế vàohai chốt lấy điên xoay chiều 6V?
Sau đó đổi chổ hai chốt lến điện thì kim của điên ké có quay ngược lại không?số chỉ là bao nhiêu?
Hỏi thêm:cách mắc ampe và vôn kế xoay chiều vào mạch điện có gì khác với cách mắc ampe kế cà vôn kế một chiều?
Nêu vấn đề:cường độ dòng điện và hiệu điện thế của dòng điên xoay chiều luôn biến đổi.vậy các dụng cụ đó cho ta biết giá trị náo?
Thông báo về ý nghĩa của cường độ dòng điên và hiệu điện thế hiệu dụng như trong SGK.giải thích thêm, giá trị hiệu dụng không phải là giá trị trung bình mà là do hiệu quả
Hoạt động 5:( 5 phút) Vận dụng :Dựa trên thông báo về ý nghĩa của cường độ dòng điện hiệu dụng, suy ra ý nghĩa của hiệu điện thế hiệu dụng : gây ra hiệu quả tương đương.
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
Hoạt động 6:(5phút) Củng cố:
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
Tự đọc phần ghi nhớ.
Trả lời câu hỏi củng cố của GV.
Nêu câu hỏi:
Dòng điện xoay chiều có những tác dụng nào? Trong các tác dụng đó, tác dụng nào phụ thuppcj vào chiều của dòng điện.
Hãy mô tả môït thí nghiệm chứng tỏ dòng điện xoay chiều cũng có tác dụng từ và lực từ khi đó thay đổi chiều theo chiều dòng điện.
Vôn kế vá ampe kế xoay chiều có ký hiệu như thế nào?
3/ Hướng dẫn về nhà: ( 2 phút)
Học bài trong SGK.Làm các bài tập 10.2 và 10.4trong SBT.
Tuần:20 Ngày soạn:
Tiết: 40 Ngày dạy:
TRUYỀN TẢI ĐIỆN NĂNG ĐI XA.
I-MỤC TIÊU:
Lập được công thức tính năng lượng hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện.
Nêu được hai cách làm giảm hao phí điện năng trên đường dây tải điện và lý do vì sao chọn cách tăng hiện tượng ở hai đầu đường dây.
II/ CHUẨN BỊ:
Đối với mỗi nhóm học sinh:
HS ôn lại công thức về công suất của dòng điện và công suất tỏa nhiệt của dòng điện .
III/ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH LÊN LỚP:
1/Kiểm tra: Kiểm tra bài tập về nhà của học sinh.
2/ Các hoạt động của thầy và trò:
Hoạt động 1:(5phút) Nhận biết sự cần thiết phải có máy biến thế để truyền tải điện năng , đặt trong trạm biến thế ở khu dân cư.
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
Cánhân suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV.
Dự đoán được là chắc chắnphải có lợi ích to lớn mới làm trạm biến thếnhưng chưa chỉ rõ lợi ích nhu thế nào.
Nêu câu hỏi:
Để vận chuyển điên năngtừ nhà máy điện đến nơi tiêu thụ, người ta dùng phương tiên gì?(đường dây dẫn điện).
Ngoài đường dây dẫn ra,ở mỗi khu phố,xã đều có một trạm phân phối điện gọi là trạm biến thế.các em thường thấy ở trạm biến thế có dấùu hiệu gìđể cảnh báo nguy hiểm chết người?
Nguy hiểm chết người vì hiẹu điện thế đưa vaò trạm biến thế lên đến hàng chục vôn.vì sao điện dùng trong nhàchỉ cần 220V mà điện truyền đến trạm biến thế lại cao đến hàng chuc nghìn vôn?làm như thế vừa tốn kém vừa nguy hiểm chết ngưòi.vậy có được lợi ích gì không?
Hoạt động 2:(10phút) phát hiện sự hao phí đường điện năng vì tỏa nhiệt trên đường dây tải điện. Lập công thức tính công suất hao phí Php. Khi truyền tải một công suất P bằng một đường dây có điện trở R và đặt hai đầu đường dây một hiệu điện thế U.
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
Làm việc cá nhânkết hợp với thảo luâïn nhóm để tìm công thức liên hệ giữa công xuất hao phí và ,U , R.
Thảo luận chung ở lớp về quá trình biến đổi công thức.
Nêu câu hỏi:
Truyền tải điên năng đi xabằng dây dẫn có thuân tiện gì hơn so với vận chuyển các nhiên liệu dữ trự năng lượngkhác nhu than dá,dầu lửa?
Liệu tải điên bằng đường dây tải điện như thế có hao hụt ,mất mát gì dọc đường không?
Yêu cầu HStự đọc mục 1 rong SGK.
Cho HS làm việc theo nhóm.
Gọi một HS lên bảng trình bàyquá trình lập luận để tìm công xuất hao phí.
Cho HS thảo luận chung ở lớp để xây dựng được công thức chung cần có.
Hoạt động 3:(12 phút) Căn cứ vào công thức tính công suất hao phí do tỏa nhiệt, đề suất các biện pháp làm giảm công suất hao phí và lựa chọn cách nào có lợi nhất.
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
Làm việc theo nhóm
Trả lời C1,C2,C3.
Đại diêïn nhóm trình bày trước lớpkết quả làm việc.
Thảo luận chung ởlớp.
Rút ra kết luận :lựa chọn cách làm giảm hao phíđiên năng trên đường dây tải điện.
Gợi ý thêm.
Hãy dựa vào công thức điện trở để tìm xem muốn giảm điện trở của ây dẫn thì phải làm gì? Và làm như thế có khó khăn gì?
So sánh cách làm giảm hao phí điện năng xem cách nào có thể giảm được nhiều hơn?
Muốn làm tăng hiệu điên thế Uở hai đầu đường dây tải thì ta phải giải quyết tiếp vấn đề gì?(làm máy tăng hiệu điện thế).
Hoạt động 4:(8 phút) Vận dụng công thức tính điện năng hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện để xét cụ thể lợi ích của việc tăng hiệu điện thế .
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
Làm việc cá nhân ,trả lờiC4,C5.
Thảo luận chung ở lớp về kết quả.
Lần lượt tổ chức cho HS trả lời từng C4,C5.
Thảo luân chung ở lớp ,bổ sung những thiếu sót.
Hoạt động 5:( 3phút) Củng cố :
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
Tự đọc phần ghi nhớ.
Trả lời câu hỏi củng cố của GV.
Nêu câu hỏi củng cố:
Vì sao có sự hao phí điên năng trên đường dây tải điện.
Chọn biện pháp nào có lợi nhấtđể giảm công xuất hao phí trên đường tải điện?vì sao?
3/ Hướng dẫn về nhà: ( 2 phút)
Học bài trong SGK.
Làm các bài tập 10.2 và 10.4trong SBT.
Tuần:21 Ngày soạn:
Tiết: 41 Ngày dạy:
MÁY BIẾN THẾ.
I-MỤC TIÊU:
Nêu được các bộ phận chính của máy biến thế gồm hai cuộn dây dẫn có số vòng khác nhau được quấn quanh một lõi sắt chung..
Nêu được công dụng chính của máy biến thế là tăng hay giảm hiệu điện thế theo công thức .
Giải thích được tại sao máy biến thế lại hoạt động được với dòng điện một chiều không đổi.
Vẽ được sơ đồ lắp đặt máy biến thế ở hai đầu đường dây tải điện.
II/ CHUẨN BỊ:
Đối với mỗi nhóm học sinh:1 máy biến thế nhỏ, cuộn sơ cấp có 750 vòng và cuộn thứ cấp 1500 vòng.1 nguồn điện xoay chiều 0 – 12V.1 vôn kế xoay chiều 0 – 15 V.
III/ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH LÊN LỚP:
1/Kiểm tra: Kiểm tra bài tập về nhà của học sinh.
2/ Các hoạt động của thầy và trò:
Hoạt động 1:(3phút) Nhận thức về vấn đề bài học.
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
Trả lời các câu hỏi của GV.
Phát hiện ra vấn đề phải tangư hiệu điện thếđể giảm hao phí khi truyền tải điện,nhưng rồi phải giảm hiệu điện thế nơi tiêu dùng.
Pháthiên ra vấn đề cần phảicó một loại máy làm tăng hiệu điện thế và giảm hiệu điện thế.
Nêu câu hỏi:
Muốn giảm hao phí điện năngtrên đường dây tải điện,ta làm thế nào là có lợi nhất?
Nếu tăng hiệu điện thế lên cao hàng chục vônthì có thể dùng điên đó để thắp đèn,chạy máy được không?phải làm thế nàođể điện ở nơi tiêu dùng chỉ có hiệu điên thế 220V mà lại tránh được hao phí trên đường dây tải điện?có loại máy nàocó thể giúp ta thực hiện được cả hai nhiệm vụ đó?
Như các em vừa thảo luận ,ta phải tăng hiệu điện thế lên để giảm hao phínhưng rời phải giảm hiệu điện thế cho phù hợp với dụng cụ dùng điện.mu
File đính kèm:
- giao an Vat Ly 9 ki 2.doc