Giáo án môn Vật lý 9 - Tiết 45: Thấu kính hội tụ

I: MỤC TIÊU:

1: Kiến thức:- Nhận biết được thấu kính hội tụ.

- Mô tả được sự khúc xạ của các tia sáng đặc biệt ( Tia tới đi qua quang tâm, qua tiêu điểm và tai tới song song với trục chính ) qua thấu kính hội tụ.

- Vận dụng được kiến thức giải được các bài toán đơn giản về thấu kính hội tụ

2: Kĩ năng:

- Lắp ráp và tiến hành thí nghiệm tìm ra đặc điểm của thấu kinh hội tụ.

3: Thái độ:

- Nghiêm túc, hợp tác trong hoạt động nhóm.

II: CHUẨN BỊ:

1: Học sinh: ( Chuẩn bị theo nhóm ).

- Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 10 – 12 cm.

- Một giá quang học + 1 màn hứng để quan sát đường truyền của tia sáng.

- Nguồn sáng phát ra 3 tia song song.

2: Giáo viên:

- Một bộ dụng cụ thí nghiệm như học sinh.

- Bài giảng thiết kế trên PowerPoint + 1máy chiếu + Màn chiếu.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 747 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý 9 - Tiết 45: Thấu kính hội tụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS hạ bằng Môn học: Vật lí - khối lớp 9 Họ tên giáo viên: Đỗ Xuân Dũng. Trình độ chuyên môn: Cao Đẳng Sư Phạm. Trình độ tin học: Cơ Bản. Tên bài giảng Thấu kính hội tụ Địa chỉ: Trường THCS Hạ Bằng. Số điện thoại : 01689467883. Số tiết của bài dạy: 1. Tiết 45: thấu kính hội tụ I: Mục tiêu: 1: Kiến thức:- Nhận biết được thấu kính hội tụ. Mô tả được sự khúc xạ của các tia sáng đặc biệt ( Tia tới đi qua quang tâm, qua tiêu điểm và tai tới song song với trục chính ) qua thấu kính hội tụ. Vận dụng được kiến thức giải được các bài toán đơn giản về thấu kính hội tụ 2: Kĩ năng: Lắp ráp và tiến hành thí nghiệm tìm ra đặc điểm của thấu kinh hội tụ. 3: Thái độ: Nghiêm túc, hợp tác trong hoạt động nhóm. II: Chuẩn bị: 1: Học sinh: ( Chuẩn bị theo nhóm ). Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 10 – 12 cm. Một giá quang học + 1 màn hứng để quan sát đường truyền của tia sáng. Nguồn sáng phát ra 3 tia song song. 2: Giáo viên: Một bộ dụng cụ thí nghiệm như học sinh. Bài giảng thiết kế trên PowerPoint + 1máy chiếu + Màn chiếu. III: Tổ chức hoạt động hoạt động dạy học: Hoạt Động Của Giáo Viên và Học Sinh Nội Dung Ghi Bảng ( Chiếu trên màn chiếu ) HĐ1: Kiểm tra bài cũ – Tổ chức tình huống học tập ( 5 phút ) Kiểm tra bài cũ: GV: Nêu mối quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ khi tia sáng truyền từ không khí sang các môi trường rắn, lỏng trong suốt khác và ngược lại. Vẽ hình minh hoạ cho 2 trường hợp đó. HS: Một HS lên bảng trả lời câu hỏi của GV. HS dưới lớp theo dõi , nhận xét. GV: Nhận xét cho điểm. Tổ chức tình huống học tập như SGK.Hoặc chiếu lên bảng cho HS xem hình ảnh 1 thấu kính hội tụ và các ứng dụng của nó. Đặt câu hỏi:- Thấu kính hội tụ là gì ?’ Bài. HĐ2: Tìm hiểu đặc điểm của thấu kính hội tụ ( 10 phút ) GV: Yêu cầu HS tìm hiểu TN H42.2 SGK. Nêu dụng cụ TN và cách tiến hành TN. HS: Cá nhân đọc TN SGK, quan sát H42.2. Yêu cầu nêu được các bước tiến hành TN. GV: Giới thiệu và giao dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm. Yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm như SGK. Quan sát kết quả TN trả lời C1 . HS: Bố trí và tiến hành TN theo nhóm – trả lời C1 . GV: Theo dõi , hướng dẫn các nhóm làm TN. Chú ý : Đặt các dụng cụ TN đúng vị trí. Gọi đại diện nhóm trả lời C1 . Chùm tia khúc xạ qua thấu kính có đặc điểm gì ? HS: Quan sát TN trả lời C1 – Ghi vở. GV: Chiếu TN lên bảng. Thông báo về tia tới và tia ló ( Tia khúc xạ ra khỏi TK ) Yêu cầu HS trả lời C2. Chỉ ra tia tới và tia ló trong TN. HS: Cá nhân quan sát TN trả lời C2 . GV: Thông báo: - Do đặc điểm của chùm tia ló qua thấu kính này hội tụ tại 1 điểm nên người ta gọi nó là thấu kính hội tụ. + Vậy thấu kính hội tụ có hình dạng như thế nào ? Yêu cầu HS quan sát thấu kính vừa dùng làm TN trả lời C3 . HS: Cá nhân quan sát thấu kính hội tụ trả lời C3 – Ghi vở. GV: Thông báo về chất liệu dùng làm Thấu kính . Cách nhận biết thấu kính hội tụ bằng hình vẽ. Kí hiệu của thấu kính hội tụ. HS: Nghe thông báo – ghi vở. HĐ3: Tìm hiểu các khái niệm: Trục chính, Quang tâm, Tiêu điểm, Tiêu cự của thấu kính hội tụ .( 20 phút ) GV: Yêu cầu HS làm lại thí nghiệm H42.2 SGK. Trả lời C4: -Tìm tia tới thấu kính truyền thẳng không đổi hướng ? - Nêu cách kiểm tra điều đó ? HS: Hoạt động nhóm tiến hành lại thí nghiệm H42.2. Thảo luận nhóm trả lời C4. GV: Thông báo khái niệm về trục chính và kí hiệu của nó. HS: Nghe thông báo của giáo viên. Yêu cầu nắm được khái niệm về trục chính. GV: Yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK cho biết : Quang tâm là điểm như thế nào ? Đặc điểm của tia sáng đi qua quang tâm ? HS: Cá nhân đọc thông tin SGK về quang tâm theo yêu cầu của giáo viên. - Yêu cầu nắm được đặc điểm của tia sáng khi đi qua quang tâm. GV: Làm thí nghiệm chiếu tia sáng bất kì qua quang tâm cho HS quan sát. HS: Quan sát thí nghiệm của giáo viên. GV: Yêu cầu HS làm thí nghiệm H42.2 ,quan sát TN trả lời C5 , C6. HS: Hoạt động nhóm làm lại TN H42.2. Trả lời C5 , C6. - Yêu cầu nêu được: C5: Điểm hội tụ F nằm trên trục chính . C6: Khi chiếu tia sáng tới song song vào mặt bên kia của thấu kính thì chùm tia ló vẫn hội tụ tại 1 điểm nằm trên trục chính. ( Điểm F’ ). GV: Thông báo khái niệm về tiêu điểm. - Hỏi:- Mỗi thấu kính có mấy tiêu điểm ? Vị trí của chúng có đặc điểm gì ? HS: Nghe thông báo của giáo viên - Đọc thông tin SGK. Trả lời câu hỏi của giáo viên – Ghi vở. GV: Qua TN các em đã thấy khi tia tới đi song song với trục chính thì cho tia ló đi qua tiêu điểm. - Vậy khi tia tới đi qua tiêu điểm thì sẽ cho tia ló đi như thế nào ? - GV làm TN cho tia tới đi qua tiêu điểm – Yêu cầu HS quan sát nêu nhận xét về đường đi của tia ló. HS: Cá nhân quan sát TN của giáo viên ’Nhận xét - Ghi vở. GV: Thông báo khái niệm về tiêu cự – Kí hiệu. HS: Nghe thông báo của giao viên - nghi vở. HĐ4: Vận Dụng – Củng cố - Hướng dẫn về nhà ( 10 phút ) GV: Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi củng cố bài: Nêu cách nhận biết thấu kính hội tụ ? Nêu đặc điểm đường đi của tia ló qua thấu kính hội tụ khi tia tới đi qua quang tâm, đi qua tiêu điểm và đi song song với trục chính của thấu kính. HS: Cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên. - Yêu cầu nêu được theo nội dung phần ghi nhớ SGK. GV: Yêu cầu HS vận dụng trả lời C7 , C8 . HS: Cá nhân trả lời C7 , C8 . - Một HS lên bảng trả lời C7 . GV: Tổ chức thảo luận câu trả lời C7 , C8 ’Đáp án đúng. IV: Hướng Dẫn Về Nhà : Đọc phần có thể em chưa biết SGK ( 115 ). Học thuộc phần ghi nhớ SGK ( 115 ). Làm bài tập sau : Vẽ các tia tới tương ứng với các tia ló trong hình sau: O r F F’ Tiết 45: Thấu Kính Hội Tụ I: Đặc Điểm Của Thấu Kính Hội Tụ: 1: Thí nghiệm: - H42.2 SGK. - Chiếu 1 chùm sáng tới song song theo phương vuông góc với mặt của 1 thấu kính hội tụ. C1: ( Hiện tượng ) - Chùm tia khúc xạ qua thấu kính hội tụ tại 1 điểm . 2: Hình dạng của thấu kính hội tụ: C3 : Thấu kính hội tụ có phần rìa mỏng hơn phần giữa. - Kí hiệu của TK hội tụ: II: Trục Chính, Quang Tâm, Tiêu Điểm, Tiêu Cự Của Thấu Kính Hội Tụ: 1: Trục chính: Khái niệm: - SGK. Kí hiệu: - r. 2: Quang tâm: Khái niệm: - SGK Kí hiệu: - O. - Mọi tia sáng đi qua quang tâm đều truyền thẳng không đổi hướng. 3: Tiêu điểm: Khái niệm: - SGK Kí hiệu: - F. F’ F O O r r - Mỗi thấu kính có 2 tiêu điểm F và F’ nằm về hai phía của thấu kính và cách đều quang tâm. - Tia tới song song với trục chính cho tia ló đi qua tiêu điểm. - Tia tới đi qua tiêu điểm cho tia ló đi song song với trục chính. 4: Tiêu cư: - Khái niệm: - SGK - Kí hiệu: - f. OF = OF’ = f III: Vận Dụng: C7: S O r F F’ * Nguồn tài liệu tham khảo: - Sách giáo viên – Vật Lí 9 – Nhà xuất bản Giáo Dục. - Phần mềm mô phỏng thí nghiệm vật lí – CROCPHYS. * Phân tích lợi ích của việc ứng dụng CNTT cho bài dạy: - ứng dụng công nghệ thông tin cho bài dạy đã tao điều kiện thuận lợi cho giáo viên thiết kế bài giảng trên lớp như vẽ các hình minh hoạ, thực hiện các thí nghiệm ảo mà thí nghiệm thực khó làm hoặc không làm được...Từ đó có các hình ảnh trực quan sinh động giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức của bài , lôi cuốn học sinh vào bài học đem lại hiêu quả cao cho giờ học. Ngoài ra ứng dụng công nghệ thông tin còn giúp giáo viên tiết kiệm thời gian trên lớp, tạo điều kiện cho giáo viên trong việc truyền đạt kiến thức đến học sinh và kích thích hứng thú học tập của học sinh đem lại kết quả tốt cho giờ học. Xác nhận của nhà trường Ngày 25 tháng 02 năm 2009. Người Soạn Đỗ Xuân Dũng

File đính kèm:

  • docTiet 45 Thau kinh hoi tu.doc