A.MỤC TIÊU:
-Nêu và chỉ ra được hai bộ phận chính của máy ảnh là vật kính và buồng tối.
-Nêu và giải thích được các đặc điểm của ảnh hiện trên phim của máy ảnh.
-Dựng được ảnh của một vật được tạo ra trong máy ảnh
B.CHUẨN BỊ:
20 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 912 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý 9 - Tiết 51 đến tiết 60, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 51: Sự tạo ảnh trên phim trong máy ảnh
Ngày soạn:..............................
Ngày giảng:
Thứ
Ngày
Tiết
Lớp
Sĩ số
TênHọc sinh vắng
9A
9B
9C
A.Mục tiêu:
-Nêu và chỉ ra được hai bộ phận chính của máy ảnh là vật kính và buồng tối.
-Nêu và giải thích được các đặc điểm của ảnh hiện trên phim của máy ảnh.
-Dựng được ảnh của một vật được tạo ra trong máy ảnh
B.Chuẩn bị:
Đối với mỗi nhóm Học sinh
Đối với giáo viên
-1 mô hình máy ảnh; 1 số ảnh đã chụp
C.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của hS
Hoạt động của giáo viên
Ghi bảng
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ-Đặt vấn đề bài mới:
+ Trả lời câu hỏi của GV:
+Yêu cầu HS Trả lời câu hỏi:
-Nêu đặc điểm của TKHT.
-Nêu đặc điểm của TKPK.
-Nêu cách vẽ ảnh của một vật AB tạo bởi TKHT.
-Nêu cách vẽ ảnh của một vật AB tạo bởi TKPK.
+ĐVĐ Sgk-
2.Hoạt động 2: Tìm hiểu máy ảnh:
-Làm việc theo nhóm để tìm hiểu một số máy ảnh qua mô hình.
-Từng HS chỉ rõ đâu là vật kính, buồng tối và chỗ đặt phịm của máy ảnh
-Yêu cầu HS đọc mục I Sgk-126.
-Đánh giá sự nhận biết của HS về cấu tạo của máy ảnh.
I.Cấu tạo của máy ảnh:
-Vật kính: Là một TKHT.
-Buồng tối:
-Phim.
+Quan sát ảnh của vật sáng ảnh trên phim:
3.Hoạt động 3: Tìm hiểu cách tạo ảnh của vật trên phim của máy ảnh:
+Từng nhóm HS tìm cách thu được ảnh của vật trên tấm kính mờ hay tấm nhựa trong đặt ở vị trí của phim trong mô hình và quan sát ảnh này, Trả lời câu hỏi C1,C2 Sgk-126.
+HD HS cách thu được ảnh của vật trên tấm kính mờ hay tấm nhựa trong đặt ở vị trí của phim trong mô hình và quan sát ảnh này:
-Hướng vật kính của máy ảnh về phía vật ngoài sân trường. Đặt mắt phí sau tấm kính mờ để quan sát ảnh của vật
-Yêu cầu HS Trả lời câu hỏi C1, C2
II.ảnh của một vật trên phim:
1.Trả lời các câu hỏi:
-ảnh của vật trên tấm kính mờ (phim) là ảnh thật, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.
-Hiện tượng thu được ảnh thật của vật thật chứng tỏ vật kính là TKHT
Hoạt động của hS
Hoạt động của giáo viên
Ghi bảng
+Từng HS Trả lời C3:
-Sử dụng tia qua quang tâm để xác định ảnh B' của B hiện trên phim PQ qua TKHT. Và ảnh A'B' của AB.
-Từ đó vẽ tia ló khỏi vật kính đối với tia sáng từ B tới vật kính và song song với trục chính
-Xác định tiêu điểm F của vật kính.
+ Từng HS Trả lời C4:
+Rút ra NX : Đặc điểm của ảnh trên phim trong máy ảnh: Là ảnh thật, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.
+HD HS Trả lời câu hỏi C3:
-Sử dụng tia qua quang tâm để xác định ảnh B' của B hiện trên phim PQ qua TKHT. Và ảnh A'B' của AB.
-Từ đó vẽ tia ló khỏi vật kính đối với tia sáng từ B tới vật kính và song song với trục chính
-Xác định tiêu điểm F của vật kính.
+Yêu cầu HS xét hai tâm giá đồng dạng: OAB và OA'B' để tìm tỉ số của câu hỏi C4 Sgk-127.
+Yêu cầu HS nêu NX về đặc điểm của ảnh trên phim trong máy ảnh:
2.Vẽ ảnh của một vật trên phim:
-Vẽ ảnh của vật AB trên phim PQ:
-Tính tỉ số giữa chiều cao của ảnh và chiều cao của vật: ?
Ta có :OAB OA'B'
=> =
3.Kết luận:
-ảnh của vật trên phim là ảnh thật, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.
4.Hoạt động 4:
-Vận dụng:
Từng HS trả lời C6 Sgk
-Củng cố:
Nêu Kết luận của bài Sgk
-Về nhà:
Học bài tìm hiểu các loại máy ảnh- Cách tạo ảnh của vật trên phim của máy ảnh
+áp dụng kiến thức về nhà Trả lời câu hỏi SBT.
-Chuẩn bị tiết 52
+HDHS Trả lời câu hỏi C6 Sgk-
áp dụng kết quả C4:
= =>
A'B' = AB.
-Hướng dẫn về nhà:
+áp dụng kiến thức về nhà Trả lời câu hỏi SBT.
-Chuẩn bị Tiết 52: Ôn tập
III.Vận dụng:
C6 Sgk
áp dụng kết quả C4
= =>
A'B' = AB.
Tiết 52: Ôn tập
Ngày soạn:..............................
Ngày giảng:
Thứ
Ngày
Tiết
Lớp
Sĩ số
Tên Học sinh vắng
9A
9B
9C
A.Mục tiêu:
-Củng cố, ôn tập các kiến thức chương III: Quang học .
-Vận dụng các kiến thức đã học để giải một số bài tập , giải thích được một số hiện tượng thường gặp trong thực tế.
-Chuẩn bị các kiến thức cho bài Kiểm tra 1 tiết.
B.Chuẩn bị:
Đối với mỗi nhóm Học sinh
Đối với giáo viên
-Ôn tập các kiến thức chương III: Quang học
-Cách vẽ ảnh của một vật tạo bởi TKHT; TKPK
C.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của hS
Hoạt động của giáo viên
Ghi bảng
1.Hoạt động 1: Trả lời câu hỏi tự Kiểm tra Sgk-:
-Trình bày câu trả lời cho các câu hỏi tự Kiểm tra
C3: Tia ló qua tiêu điểm chính của thấu kính.
C4: Dùng hai tia sáng đặc biệt phát ra từ điểm B: Tia qua qoang tâm O và tia song song với trục chính của thấu kính
C5: Thấu kính có phần giữa mỏng hơn phàn rìa là TKPK
C6: Nếu ảnh của tất cả các vật đặt trước thấu kính đều là ảnh ảo thì thấu kính đó là TKPK
C7: Vật kính của máy ảnh là TKHT. ảnh của vật cần chụp hiện trên phim. Đó là ảnh thật , ngược chiều và nhỏ hơn vật.
I.Câu hỏi ôn tập:
C1: a.Tai sáng bị gẫy khúc tại mặt phân cách giữa nước và không khí . Đó là hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
b. Góc tới bằng 90o-30o = 60o. Góc khúc xạ nhỏ hơn 60o.
C2: Đặc điểm thứ nhất: TKHT có tác dụng hội tụ chùm tia tới song song tại một điểm; Hoặc TKHT cho ảnh thật của một vật ở rất xa tại tiêu điểm của nó.
Đặc điểm thứ hai: TKHT có phần rìa mỏng hơn phần ở giữa
2.Hoạt động 2: Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Hiện tợng khúc xạ ánh sáng là hiện tợng:
A.Tia sáng truyền từ môi trờng này sang môi trờng khác.
B.Tia sáng bị gẫy khúc khi truyền từ môi trờng trong suốt này sang môi trờng tròn suốt khác.
C. Tia sáng truyền từ môi trờng trong suốt này sang môi trờng trong suốt khác.
D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 2: Trong hiện tợng khúc xạ ánh sáng, phát biểu nào sau đây không đúng
A. Khi góc tới tăng thì góc khúc xạ cũng tăng. B. Khi góc tới giảm thì góc khúc xạ cũng giảm.
C. Khi góc tới tăng (giảm) thì góc khúc xạ cũng giảm (tăng). D.Cả A, B đều đúng.
Câu 3: Hãy cho biết tính chất nào sau đây là sai khi nói về tính chất của thấu kính hội tụ
A. Tia tới qua quang tâm thì tia ló truyền thẳng. B. Tia tới đi qua tiêu điểm thì tia ló truyền thẳng.
C. Tia tới đi qua tiêu điểm thì tia ló truyền song song với trục chính.
D. Tia tới song song với trục chính thì tia ló đi qua tiêu điểm
Câu 4:Trớc một Thấu kính hội tụ, ta đặt vật AB sao cho AB nằm ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính. Hãy cho biết tính chất ảnh cho bởi thấu kính:
A.Là ảnh thật, cùng chiều với vật. B. Là ảnh ảo, ngợc chiều với vật.
C.Là ảnh ảo, cùng chiều với vật. D. Là ảnh thật, ngược chiều với vật.
Câu 5: Chiếu một chùm tia sáng song song với trục chính của một thấu kính phân kì thì chùm tia ló có tính chất:
A.Chùm tia ló hội tụ. B.Chùm tia ló phân kì.
C.Chùm tia ló song song . D. CảA, B, C đều sai.
Câu 6:Trớc một Thấu kính phân kỳ, ta đặt vật sáng AB. Hãy cho biết tính chất ảnh cho bởi thấu kính:
A.Là ảnh thật, cùng chiều với vật, lớn hơn vật. B. Là ảnh ảo, ngợc chiều với vật, nhỏ hơn vật.
C.Là ảnh ảo, cùng chiều với vật, nhỏ hơn vật. D. Là ảnh thật, ngợc chiều với vật, nhỏ hơn vật.
Câu 7: ảnh trên phim của máy ảnh có tính chất:
A.Nhỏ hơn vật, là ảnh thật, ngợc chiều với vật. B.Nhỏ hơn vật, là ảnh thật, cùng chiều với vật.
C.Nhỏ hơn vật, là ảnh ảo, cùng chiều với vật. D.Nhỏ hơn vật, là ảnh ảo, ngợc chiều với vật.
Câu 8:Máy ảnh gồm có các bộ phận:
A.Buồng tối; Kính mờ; Thị kính. B.Buồng tối; Vật kính; Chỗ đặt phim.
C.Vật kính; Thị kính; Kính mờ; chỗ đặt phim. D. Buồng tối; Chỗ đặt phim.; Kính mờ; vật kính.
Câu 9: Vật kính của máy ảnh là dụng cụ:
A.Thấu kính hội tụ B.Thấu kính phân kì.
C.Gơng phẳng. D.Cả A, B, C đều sai
Câu 10: Dựa vào tính chất nào mà máy ảnh cho phép lưu ảnh trên phim:
A.Tính chất thấu kính hội tụ cho ảnh thật trên phim. C.Cả A, B đều đúng.
B.Tính chất thấu kính phân kì cho ảnh thật trên phim. D.Cả A, B đều sai.
3.Hoạt động 3: Giải bài tập
Câu 11: Đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ, và cách thấu kính d = OA = 24 cm. Thu đợc ảnh rõ nét trên màn cách thấu kính d' = OA' = 24 cm, và có độ cao A'B' = AB.
a. Vẽ ảnh A'B' của AB tạo bởi thấu kính.
B I
F A'
A F' O
B'
b. Tính tiêu cự của thấu kính? Ta có tứ giác ABIO là hình chữ nhật => OI = AB.
Ta có OIF A'B'F => => OF = A'F
Ta có ABO A'B'O => Mà OF + A'F = OA'
=> OF = OA' Vậy tiêu cự của thấu kính là f = 12 cm.
4.Hoạt động 4: Vận dụng-Củng cố-Hướng dẫn về nhà:
+Nhận xét giờ ôn tập:
+HDHS lập đề cương ôn tập, chuẩn bị Kiểm tra 1 tiết
Tiết 53: Kiểm tra
Ngày soạn:..............................
Ngày giảng:
Thứ
Ngày
Tiết
Lớp
Sĩ số
Tên Học sinh vắng
9A
9B
9C
A.Mục tiêu:
-Kiểm tra đánh giá nhận thức của học sinh về việc học, hiểu các kiến thức của chương III.
-Rèn các kĩ năng giải bài tập, trình bày bài giải. Tính cẩn thận, trung thực khi Kiểm tra .
B.Chuẩn bị:
Đối với mỗi nhóm Học sinh
Đối với giáo viên
-Ôn tập các kiến thức của chương
-Ra đề dáp án -Thang điểm
C.Các hoạt động dạy học:
Đề bài:
I.Phần trắc nghiệm: (Khoanh tròn chữ cái đướng trước phương án đúng)
Câu 1: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng:
A.Tia sáng truyền từ môi trường này sang môi trường khác.
B.Tia sáng bị gẫy khúc khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường tròn suốt khác.
C. Tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác.
D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 2: Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, phát biểu nào sau đây không đúng
A. Khi góc tới tăng thì góc khúc xạ cũng tăng. B. Khi góc tới giảm thì góc khúc xạ cũng giảm.
C. Khi góc tới tăng (giảm) thì góc khúc xạ cũng giảm (tăng). D.Cả A, B đều đúng.
Câu 3: Hãy cho biết tính chất nào sau đây là sai khi nói về tính chất của thấu kính hội tụ
A. Tia tới qua quang tâm thì tia ló truyền thẳng.
B. Tia tới đi qua tiêu điểm thì tia ló truyền thẳng.
C. Tia tới đi qua tiêu điểm thì tia ló truyền song song với trục chính.
D. Tia tới song song với trục chính thì tia ló đi qua tiêu điểm
Câu 4:Trước một Thấu kính hội tụ, ta đặt vật AB sao cho AB nằm ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính. Hãy cho biết tính chất ảnh cho bởi thấu kính:
A.Là ảnh thật, cùng chiều với vật. B. Là ảnh ảo, ngược chiều với vật.
C.Là ảnh ảo, cùng chiều với vật. D. Là ảnh thật, ngược chiều với vật.
Câu 5: Chiếu một chùm tia sáng song song với trục chính của một thấu kính phân kì thì chùm tia ló có tính chất:
A.Chùm tia ló hội tụ. B.Chùm tia ló phân kì.
C.Chùm tia ló song song . D. CảA, B, C đều sai.
Câu 6:Trước một Thấu kính phân kỳ, ta đặt vật sáng AB. Hãy cho biết tính chất ảnh cho bởi thấu kính:
A.Là ảnh thật, cùng chiều với vật, lớn hơn vật. B. Là ảnh ảo, ngược chiều với vật, nhỏ hơn vật.
C.Là ảnh ảo, cùng chiều với vật, nhỏ hơn vật. D. Là ảnh thật, ngược chiều với vật, nhỏ hơn vật.
Câu 7: ảnh trên phim của máy ảnh có tính chất:
A.Nhỏ hơn vật, là ảnh thật, ngược chiều với vật. B.Nhỏ hơn vật, là ảnh thật, cùng chiều với vật.
C.Nhỏ hơn vật, là ảnh ảo, cùng chiều với vật. D.Nhỏ hơn vật, là ảnh ảo, ngược chiều với vật.
Câu 8:Máy ảnh gồm có các bộ phận:
A.Buồng tối; Kính mờ; Thị kính. B.Buồng tối; Vật kính; Chỗ đặt phim.
C.Vật kính; Thị kính; Kính mờ; chỗ đặt phim. D. Buồng tối; Chỗ đặt phim.; Kính mờ; vật kính.
Câu 9: Vật kính của máy ảnh là dụng cụ:
A.Thấu kính hội tụ B.Thấu kính phân kì. C.Gương phẳng. D.Cả A, B, C đều sai
Câu 10: Dựa vào tính chất nào mà máy ảnh cho phép lưu ảnh trên phim:
A.Tính chất thấu kính hội tụ cho ảnh thật trên phim. C.Cả A, B đều đúng.
B.Tính chất thấu kính phân kì cho ảnh thật trên phim. D.Cả A, B đều sai.
II.Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu sau:
Câu 11: Đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ, và cách thấu kính d = OA = 24 cm. Thu được ảnh rõ nét trên màn cách thấu kính d' = OA' = 24 cm, và có độ cao A'B' = AB.
a. Vẽ ảnh A'B' của AB tạo bởi thấu kính.
b. Tính tiêu cự của thấu kính?
Đáp án-Thang điểm
I.Phần trắc nghiệm:
Câu
A
B
C
D
Điểm
X
0.5
X
0.5
X
0.5
X
0.5
X
0.5
X
0.5
X
0.5
X
0.5
X
0.5
X
0.5
II.Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu sau:
Câu 11: Đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ, và cách thấu kính d = OA = 24 cm. Thu được ảnh rõ nét trên màn cách thấu kính d' = OA' = 24 cm, và có độ cao A'B' = AB.
a. Vẽ ảnh A'B' của AB tạo bởi thấu kính.
b. Tính tiêu cự của thấu kính?
Bài giải:
a. Vẽ ảnh A'B' của AB tạo bởi thấu kính.
B I
F A'
A F' O
B'
b. Tính tiêu cự của thấu kính? Ta có tứ giác ABIO là hình chữ nhật => OI = AB.
Ta có OIF A'B'F => => OF = A'F Mà OF + A'F = OA'
Ta có ABO A'B'O => => OF = OA'
Vậy tiêu cự của thấu kính là f = 12 cm.
Tiết 54: Mắt
Ngày soạn:..............................
Ngày giảng:
Thứ
Ngày
Tiết
Lớp
Sĩ số
Tên Học sinh vắng
9A
9B
9C
A.Mục tiêu:
-Mêu và chỉ ra được trên hình vẽ (mô hình) hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là thuỷ tinh thể và màng lưới. Nêu được chức năng của thuỷ tinh thể và màng lưới, so sánh được chúng với các bộ phận tương ứng của máy ảnh.
-Trình bày được khái niệm sơ lược về sự điều tiết của mắt, điểm cực cận và điểm cực viễn. Biết cách thử mắt.
B.Chuẩn bị:
Đối với mỗi nhóm Học sinh
Đối với giáo viên
-1 kính cận
-1 kính lão.
-Cách dựng ảnh của một vật tạo bởi TKHT, TKPK
-Tranh vẽ cấu tạo mắt
C.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của hS
Hoạt động của giáo viên
Ghi bảng
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ-Đặt vấn đề bài mới:
+Nêu cấu tạo của máy ảnh.
-Vai trò của từng bộ phận trong máy ảnh.
+Vật kính của máy ảnh là TK gì?
+ảnh trên phim trong máy ảnh có đặc điểm gì?
+Giải C6 SGK-127.
2.Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của mắt:
-Từng HS đọc mục 1 Phần I SGK về cấu tạo của mắt và Trả lời câu hỏi của GV .
-So sánh về cấu tạo của mắt và máy ảnh. Từng HS Trả lời câu hỏi C1 Sgk
+Yêu cầu HS Trả lời câu hỏi để Kiểm tra khả năng đọc hiểu:
-Tên hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là gì?
-Bộ phận nào của mắt là TKHT? Tiêu cự của nó có thể thay đổi được không, bằng cách nào?
-ảnh của vật mà mắt nhìn thấy hiện ở đâu?
+Yêu cầu HS Trả lời câu hỏi C1
I. Cấu tạo của mắt:
1.Cấu tạo:
+Thủy tinh thể: Là một TKHT bằng chất trong suốt, mềm. Nó có thể thay đổi tiêu cự bằng cách phồng lên hoặc dẹt xuống nhờ sự co bóp của cơ vòng( Cơ thể mi).
+Màng lưới: Là một màng ở đáy mắt, tại đó ảnh của vật mà ta nhìn thấy sẽ hiện lên rõ nét.
2.So sánh mắt và máy ảnh:
+ Thể thủy tinh đóng vai trò là vật kính trong máy ảnh.
+ Phim trong máy ảnh đóng vai trò như màng lưới trong con mắt.
Hoạt động của hS
Hoạt động của giáo viên
Ghi bảng
3.Hoạt động 3: tìm hiểu về sự điều tiết của mắt:
-Đọc phần II Sgk-
-Thực hiện C2 Sgk- : Dựng ảnh của cùng một vật tạo bởi thể thủy tinh khi vật ở xa và khi vật ở gần. Từ đó rút ra NX về kích thước của ảnh trên màng lưới và tiêu cự của thể thủy tinh trong hai trờng hợp khi vật ở xa và khi vật ở gần
+Yêu cầu HS Trả lời câu hỏi:
-Mắt phải thực hiện quá trình gì mới nhìn rõ các vật?
-Trong quá trình này, có sự thay đổi gì ở thể thủy tinh?
+HDHS dựng ảnh của vật tạo bởi thể thủy tinh khi vật ở xa, khi vật ở gần:
-Đề nghị HS căn cứ vào tia qua O để rút ra NX về kích thước của ảnh trên màng lưới khi mát nhìn cùng một vật ở gần và ở xa mắt.
-Căn cứ vào tia // để rút ra NX về tiêu cự của thể thủy tinh
II.Sự điều tiết:
+Để nhìn rõ vật thì ảnh của vật đó phải hiện rõ nét trên màng lưới. Lúc đó cơ vòng đỡ thể thủy tinh co giãn làm thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh sao cho ảnh hiện rõ nét trên màng lưới. Quá trình đó gọi là sự điều tiết của mắt.
-Sự điều tiết củ mắt sảy ra hoàn toàn tự nhiên.
+Nhận xét:
-Khi vật càng xa thấu kính HT thì ảnh của vật nàm càng gần tiêu điểm của thấu kính.
-Khi nhìn các vật ở xa thể thủy tinh có tiêu cự dài.
-Khi nhìn các vật ở gần thể thủy tinh có tiêu cự ngắn.
4.Hoạt động 4: Tìm hiểu điểm cực cận và điểm cự viễn:
+Đọc thông tin về điểm cực viễn. Trả lời câu hỏi của GV và làm C3 Sgk-
+Đọc thông tin về điểm cực cận. Trả lời câu hỏi của GV và làm C4 Sgk-
+Kiểm tra sự hiểu biết của HS về điểm cự viễn:
-Điểm cực viễn là điểm nào?
-Điểm cực viễn của mắt tốt nằm ở đâu?
-Mắt có trạng thái như thế nào khi nhìn một vật ở Điểm cực viễn?
-Khoảng cách từ mắt đến Điểm cực viễn được gọi là gì?
+Kiểm tra sự hiểu biết của HS về điểm cực cận:
-Điểm cực cận là điểm nào?
-Mắt có trạng thái như thế nào khi nhìn một vật ở Điểm cực cận?
-Khoảng cách từ mắt đến Điểm cực cận được gọi là gì?
III.Điểm cự cận và điểm cự viễn:
1.Điểm cự viễn:
-Điểm xa mắt nhất mà khi có vật ở đó mắt không điều tiết có thể nhìn rõ được gọi là điểm cực viễn: CV.
-Khoảng cách từ mắt đến điểm cự viễn: Khoảng cực viễn.
-Người có mắt tốt có thể nhìn rõ các vật ở rất xa. Khi nhìn các vật ở xa mắt không phải điều tiết, nên nhìn rất thoải mái.
2. Điểm cự cận:
-Điểm gần mắt nhất mà khi có vật ở đó mắt có thể nhìn rõ được gọi là điểm cực cận: CC.
-Khoảng cách từ mắt đến điểm cực cận: Khoảng cực cận.
-Cách xác định điểm cực cận:
5.Hoạt động 5:
+ Vận dụng-Củng cố:
Trả lời câu hỏi C5; C6 Sgk-130.
+Về nhà:
+áp dụng kiến thức về nhà Trả lời câu hỏi SBT.
-Chuẩn bị tiết 55
+Yêu cầu HS Trả lời câu hỏi C5; C6 Sgk-130.
+HDHS học tập ở nhà:
-áp dụng kiến thức về nhà Trả lời câu hỏi SBT.
-Chuẩn bị tiết 55: Mắt cận thị và mắt lão
IV.Vận dụng:
C5 SGK-130:
C6 SGK-130:
Tiết 55: Mắt cận thị và mắt lão
Ngày soạn:..............................
Ngày giảng:
Thứ
Ngày
Tiết
Lớp
Sĩ số
Tên Học sinh vắng
9A
9B
9C
A.Mục tiêu:
-Nêu được đặc điểm chính của mắt cận là không nhìn được các vật ở xa mắt và cách khắc phục tật cận thị là phải đeo kính phân kì. Nêu được đặc điểm chính của mắt lão là không nhìn được các vật ở gần mắt và cách khắc phục tật cận thị là phải đeo kính hội tụ. Giải thích được cách khắc phục tật cận thị và tật mắt lão. Biết cách thử mắt bằng thử thị lực
B.Chuẩn bị:
Đối với mỗi nhóm Học sinh
Đối với giáo viên
-1 Kính cận; 1 kính lão
-Cách dựng ảnh của vật qua TKHT; TKPK
C.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của hS
Hoạt động của giáo viên
Ghi bảng
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ-Đặt vấn đề bài mới:
+Nêu cấu tạo của mắt so sánh với máy ảnh?
+Nêu KN điểm CC; điểm CV
2.Hoạt động 2:Tìm hiểu mắt cận:
+Từng HS làm C1, C2, C3.
-Tham gia thảo luận nhóm các câu trả lời.
+Từng HS trả lời C4 Sgk
- Trả lời câu hỏi của GV
+Nêu Kết luận về biểu hiện của mắt cận và loại kính phải đeo để khắc phục tật cận thị
+Đề nghị HS
-Vận dụng những hiểu biết đã có trong cuộc sống trả lời C1 Sgk.
-Vận dụng kết quả C1 và các kiến thức đã có về điểm cự viễn để trả lời C2 Sgk
-Vận dụng kiến thức về nhận dạng thấu kính phân kỳ để làm C3
+Vẽ mắt cho vị trí điểm CV vẽ vật AB được đặt xa mắt hơn điểm cực viễn. Nêu câu hỏi: Mắt có nhìn rõ vật AB không? Vì sao?
+Vẽ thêm kính cậnlà TKPK có tiêu điểm F CV. Nêu câu hỏi: Mắt có nhìn rõ ảnh A'B' của AB không? Vì sao?. Mắt nhìn thấy ảnh này lớn hơn hau nhỏ hơn vật?
+HDHS nêu kết luận:
-Yêu cầu HS Trả lời câu hỏi:
Mắt cận không nhìn rõ các vật ở xa hay ở gần? Kính cận là TK loại gì? Kính phù hợp có tiêu điểm F nằm ở điểm nào của mắt?
I.Mắt cận:
1.Những biểu hiện của mắt cận:
-Khi đọc sách phải dặt sánh gần mắt hơn bình thường.
-Ngồi dưới lớp, nhìn chữ viết tren bảng thấy mờ
-Ngồi trong lớp không nhìn rõ các vật ở ngoài sân trường.
+Mắt cận không nhìn rõ các vật ở xa mắt. Điểm cực viễn của mắt gần mắt hơn bình thường.
2.Cách khắc phục:
+Đeo kính: Đó là TKPK.
+Tác dụng của kính cận:
-Khi không đeo kính: diểm cực viễn của mắt ở CV mắt không nhìn rõ vật AB.
+Khi đeo kính, ảnh A'B' hiện lên trong khoảng OCV vì kính cận là TKPK.
+Kết luận:
- Kính cận là TKPK. Người cận thị phải đeo kính để có thể nhìn rõ các vật ở xa mắt. Kính cận thích hợp là kính có F trùng với điểm CV của mắt
Hoạt động của hS
Hoạt động của giáo viên
Ghi bảng
3.Hoạt động 3: Tìm hiểu mắt lão:
+Đọc mục 1 phần II Sgk để tìm hiểu đặc điểm của mắt lão
+Trả lời C5 Sgk
+Trả lởi C6 Sgk
+Nêu Kết luận về biểu hiện của mắt lão và loại kính phải đeo để khắc phục tật mắt lão
+Nêu câu hỏi KT việc đọc hiểu của HS:
-Mắt lão nhìn rõ các vật ở xa hay ở gần mắt?
-So với mắt bình thường thì điểm cực cận của mắt lão ở xa hay ở gần mắt?
+Đề nghị HS:
-Vận dụng cách nhận dạng TKHT và TKPK đề nhận dạng kính lão.
-Quan sát ảnh của dòng chữ tạo bởi TK khi đặt TK sát dòng chữ rồi dịch chuyển xa dần: Nếu ảnh này to dần đó là TKHT, nếu ảnh nhỏ dần thì đó là TKPK.
+Yêu cầu HS vẽ mắt, cho vị trí điểm CC vẽ vật AB được đặt gầm mắt hơn so với điểm Cc. Nêu câu hỏi: Mắt có nhìn rõ vật AB không? Vì sao?
+Yêu cầu HS vẽ thêm kính lão (là TKHT) đặt sát mắt. Vẽ ảnh A'B' của AB tạo bởi TKHT. Nêu câu hỏi: Mắt nhìn rõ ảnh A'B' của AB không? Vì sao? Mắt nhìn thấy ảnh này lớn hơn hay nhỏ hơn vật?
-Kính lão là thấu kính loại gì?
+HDHS nêu Kết luận :
-Mắt klão không nhìn rõ những vật ở xa hay ở gần mắt?
-Kính lão là thấu kính loại gì?
II.Mắt lão:
1.Những biểu hiện của mắt lão:
-Mắt lão là mắt của người già, khả năng điều tiết cảu mắt kém.
-Mắt lão nhìn rõ những vật ở xa, nhưng không nhìn rõ các vật ở gần.
-Điểm cực cận của mắt lão xa hơn bình thường
2.Cách khắc phục tật mắt lão:
+Đeo kính lão: Là một TKHT.
+Tác dụng của kính lão:
-Khi không đeo kính lão, điểm CC ở quá xa mắt. Mắt không nhìn rõ vật AB.
-Khi đeo kính lão ảnh A'B' của AB hiện lên trong trong khoảng nhìn rõ của mắt.
+Kết luận:
-Kính lão là một TKHT. Mắt lão đeo kính lão để cóa thể nhìn rõ các vật ở gần mắt như bình thường.
4.Hoạt động 4:
+Vận dụng-Củng cố:
-Nêu biểu hiện của mắt cận và loại kính phải đeo để khắc phục tật cận thị
-Nêu biểu hiện của mắt lão và loại kính phải đeo để khắc phục tật mắt lão
- Trả lời câu hỏi C7 Sgk
- Trả lời câu hỏi C8 Sgk
+Về nhà:
áp dụng kiến thức về nhà Trả lời câu hỏi SBT.
-Chuẩn bị tiết 56
+Yêu cầu HS Trả lời câu hỏi:
-Nêu biểu hiện của mắt cận và loại kính phải đeo để khắc phục tật cận thị
-Nêu biểu hiện của mắt lão và loại kính phải đeo để khắc phục tật mắt lão
+ Yêu cầu HS làm C 7; C8 Sgk-132
Hướng dẫn về nhà:
+áp dụng kiến thức về nhà Trả lời câu hỏi SBT.
-Chuẩn bị tiết 56: Kính lúp
III.Vận dụng:
C7 Sgk-132:
C8 Sgk-132:
Tiết 56: Kính lúp
Ngày soạn:..............................
Ngày giảng:
Thứ
Ngày
Tiết
Lớp
Sĩ số
Tên Học sinh vắng
9A
9B
9C
A.Mục tiêu:
-Trả lời được câu hỏi: Kính lúp dùng để làm gì?. Nêu được đặc điểm của kính lúp ( kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn).
-Nêu được ý nghĩa của số bội giác của kính lúp
-Sử dụng được kính lúp để quan sát một vật nhỏ.
B.Chuẩn bị:
Đối với mỗi nhóm Học sinh
Đối với giáo viên
-3 kính lúp có số bọi gác đã biết.
-3Thước nhỏ
-3Vật nhỏ
C.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của hS
Hoạt động của giáo viên
Ghi bảng
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ-Đặt vấn đề bài mới:
+Nêu cách vẽ ảnh cảu một vật qua TKHT. Nếu đặt vật trong khoảng tiêu cự của TKHT thì ảnh thu được có đặc điểm gì?
2.Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo và đặc điểm của kính lúp:
+Quan sát các kính lúp đã được trang bị
-Nhận biết kính lúp là TKHT
+Đọc mục 1 phàn I Sgk tìm hiểu các thông tin về tiêu cự và số bội giác của kính lúp.
+Vận dụng các hiểu biết để thực hiện C1, C2 Sgk
+Rút ra kết luận về công thức và ý nghĩa của số bội giác của kính lúp
+Yêu cầu HS nêu cách nhận biết kính lúp là TKHT.
+Yêu cầu HS Trả lời câu hỏi:
-Kính lúp là TKHT có tiêu cự như thế nào ?
-Dùng kính lúp để làm gì?
-Só bội giác của kính lúp được kí hiệu như thế nào ? và liện hệ với tiêu cự f của kính như thế nào ?
+HD nhóm HS dùng kính lúp quan sát các vật nhỏ. Đề nghị đaij diện nhóm xắp xếp các kính lúp có tiêu cự từ nhỏ đến lớn. đối chiếu với số bội giác của các kính?
+Yêu cầu HS Trả lời câu hỏi C1, C2 Sgk-133.
+Yêu cầu HS Rút ra kết luận về công thức và ý nghĩa của số bội giác của kính lúp
I.Kính lúp là gì?
1.Kính lúp:
-Là một TKHT có tiêu cự ngắn. Dùng để qaun sát các vật nhỏ.
-Mỗi kính lúp có Số bội giác: G
Kính lúp có số bội giác càng lớn thì khi quan sát các vậưt sẽ thấy ảnh càng lớn.
-Mối quan hệ giữa G và f: G =
2.Vận dụng:
+Dùng kính lúp quan sát các vật
-Tính tiêu cự của kính lúp: f =
+Nhận xét:
-Lính lúp có số bội giác càng lớn thì có tiêu cự càng nhỏ.
-Số bội giác của kính lúp là 1,5x. Vậy tiêu cự dài nhất của kính lúp là: f = =
3.Kết luận:
Sgk-133.
Hoạt động của hS
Hoạt động của giáo viên
Ghi bảng
3.Hoạt động 3: Tìm hiểu cách quan sát một vật nhỏ qua kính lúp:
+Quan sát các vật nhỏ qua một kính lúp có tiêu cự đã biết để:
-Đo khoảng cách từ vật đến kính và so sánh khoảng cách này với tiêu cự của kính.
-Vẽ ảnh của vật qua kính lúp.
+Trả lời C3 C4 Sgk-134
+Rút ra Kết luận về vị trí đặt vật cần quan sát bằng kính lúp và đặc điểm của ảnh tạo bởi kính lúp khi đó
+HD HS quan sát vật nhỏ qua kính lúp. Đo khoảng cách từ vật đến kính và so sánh khoảng cách này với tiêu cự của kính. Vẽ ảnh của vật qua kính lúp.
+Từ kết quả trên Yêu cầu HS vẽ ảnh của ảnh qua kính lúp.
-Vật đặt trong khoảng tiêu cự.
-Dùng hai tia sáng đặc biệt
+Yêu cầu HS trả lời C3 C4 sgk-134
+Yêu cầu HS Rút ra Kết luận về vị trí đặt vật cần quan sát bằng kính lúp và đặc điểm của ảnh tạo bởi kính lúp khi đó
II.Cách quan sát một vật nhỏ qua kính lúp:
1.Quan sát:
-Qua kính lúp quan sát một vật.
-Đo khoảng cách từ vật đén kính
d =
-So sánh với f của kính.
d f
-Vẽ ảnh của vật qua kính lúp.
+Nhận xét:
-Qua kính sẽ có ảnh ảo, lớn hơn vật
-Vậy phải đặt vật trong khoảng tiêu cự trước kính.
2.Kết luận:
-Khi quan sát vật nhỏ qua kính lúp, ta phải đặt vật trong khoảng ti
File đính kèm:
- 51-60.DOC