I. MỤC TIÊU:
*KT: Làm được thí nghiệm dùng nam châm vỉnh cửu hoặc nam châm điện để tạo ra dòng điện cảm ứng
Mô tả được cách làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây đãn kín bằng nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện
Sử dụng được dúng hai thuật ngữ mới, đó là dòng điên cảm ứng và hiện tượng cảm ứng điện từ
*KN: Quan sát và mô tả chính xác hiện tượng xảy ra
*TĐ: nghiêm túc, trung thực trong học tập
II. CHUẨN BỊ:
GV:
1 đinamo xe đạp có lắp bóng đèn
1 đinamô xe đạp đã boc một phần vỏ ngoài đủ nhìn thấy nam châm và cuộn dây ở trong
Mỗi nhóm:
1 cuộn dây có gắn bóng đèn LED hoặc có thể thay bằng 1 điện kế chứng minh (điện kế nhạy)
1 thanh nam châm có trục quay vuông góc với thanh
1 nam châm điện và 2 pin 1.5V
5 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 675 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý 9 - Tuần 17, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17: Từ ngày đến ngày
Tiết 33: Hiện tượng cảm ứng điện từ
I. Mục tiêu:
*KT: Làm được thí nghiệm dùng nam châm vỉnh cửu hoặc nam châm điện để tạo ra dòng điện cảm ứng
Mô tả được cách làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây đãn kín bằng nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện
Sử dụng được dúng hai thuật ngữ mới, đó là dòng điên cảm ứng và hiện tượng cảm ứng điện từ
*KN: Quan sát và mô tả chính xác hiện tượng xảy ra
*TĐ: nghiêm túc, trung thực trong học tập
II. Chuẩn bị:
GV:
1 đinamo xe đạp có lắp bóng đèn
1 đinamô xe đạp đã boc một phần vỏ ngoài đủ nhìn thấy nam châm và cuộn dây ở trong
Mỗi nhóm:
1 cuộn dây có gắn bóng đèn LED hoặc có thể thay bằng 1 điện kế chứng minh (điện kế nhạy)
1 thanh nam châm có trục quay vuông góc với thanh
1 nam châm điện và 2 pin 1.5V
III. Hoạt động dạy- học:
1/ ổn định:
2/ Kiểm tra bài cũ:
? Phát biểu qui tắc bàn tay trái và nắm tay phải
Trả lời:
Quy tắc bàn tay trái.Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ xuyên vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến các ngón tay chỉ chiều dòng điện khi đó ngón cái choải ra 900 chỉ chiều lực điện từ.
3/ Nội dung bài mới
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tạo tình huống học tập:
GV vào bài như ở SGK.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của đinamô ở xe đạp:
-Y/c HS quan sát hình 31.1 SGk và quan sát đi namô đã tháo vỏ để chỉ ra các bộ phận chính của đinamô
-Gọi 1 HS nêu các bộ phận chính của đinamô
-Y/c HS dự đoán hoạt động của bộ phận chính nào của đinamô gây ra dòng điện.
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách dùng nam châm vĩnh cửu để tạo ra dòng điện:
-Y/c HS đọc TN 1, nêu dụng cụ cần thiết, và các bước tiến hành.
-GV phát dụng cụ và y/c các nhóm thực hiện theo nhóm
-Y/c HS thực hiện C1.
-Y/c HS đọc và thực hiện theo C2
? Qua 2 lần thực hiện TN các em có nhận xét gì?
GV chốt lại và cho HS ghi vở
Hoạt động 4: Tìm hiểu cách dùng nam châm điện để tạo ra dòng điện:
-Tương tự GV cho HS đọc thông tin ở SGK nắm dụng cụ và cách thực hiện đối với TN 2
-Y/c HS tiến hành TN 2 theo nhóm
-GV HD cách mắc dụng cụ và cách quan sát cho HS
-HD HS thảo luận C3
?Qua TN 2 em có nhận xét gì?
Hoạt động 5: Tìm hiểu hiện tượng cảm ứng điện từ:
-Gv thông báo cho HS hiện tượng cảm ứng điện từ
? Qua TN1 và TN 2 em cho biết khi nào thì xuất hiện dòng điện cảm ứng
-Y/c HS trả lời C4
-HS đọc phần đối thoại và nắm vấn đề.
-HS quan sát hình và dinamô thực tế kết hợp với thông tin ở SGK nêu các bộ phận chính của đi namô
-HS nêu dự đoán của mình
-Cá nhân đọc SGK TN1, nắm dụng cụ và cách thực hiện.
-Các nhóm nhận dụng cụ , nhóm trưởng hd các bạn trong nhóm làm TN.
-Các nhóm trử lời C1
-Các nhóm lại thực hiện theo C2
-HS nêu nhận xét
-HS đọc SGK nắm thông tin
-HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm
-HS thảo luận C3
-HS lại nêu nhận xét
-HS theo dõi và ghi vở
-HS nêu lại hai trường hợp trên
-HS trả lời
Tiết 33: Hiện tượng cảm ứng điện từ
I.Cấu tạo và hoạt động của đinamô ở xe đạp:
II.Dùng nam châm để tạo ra dòng điện:
1/ Dùng nam châm vĩnh cửu:
Thí nhiệm 1:
Nhận xét 1:
Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi ta đưa một cực của nam châm lại gần hay ra xa một đầu cuộn dây đó hoặc ngược lại.
2/Dùng nam châm điện:
Thí nghiệm 2:
Nhận xét 2:
Dòng điện xuất hiện ở cuộn dây dẫn kín trong thời gian đóng hay ngắt mạch điện của nam châm điện, nghĩa là trong thời gian dòng điên của nam châm biến thiên.
III. Hiên tượng cảm ứng điện từ:
Dòng điện xuất hiện trong trường hợp như trên gọi là dòng điện cảm ứng, và hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng là hiện tượng cảm ứng điện từ.
4/ Dặn dò:
Học bài theo ghi nhớ + vở ghi
Đọc phần có thể em chưa biết
làm các bài tập trong SBT
xem trước bài 32
Tiết 34: Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng
I. Mục tiêu:
KT: Xác định được sự biến đổi(tăng hay giảm) của số đường sức từ xuyên qua tiêt diện S của cuộn dây dẫn kín khi làm thí nghiệm với nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện
Dựa trên quan sát thí nghiệm, xác lập được mối quan hệ giữa sự xuất hiện dòng điện cảm ứng và sự biến đổi của số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín
Phát biểu được điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng.
Vận dụng được điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng
KN: Quan sát TN , mô tả chính xác TN
Phân tích tổng hợp kiến thức cũ.
II. Chuẩn bị:
Mô hình cuộn dây dẫn và đường sức từ của một nam châm.
Bảng 1
1 cuộn dâyh có gắn bóng đèn LED
1 thanh nam châm có trục quay vuông gốc với thanh, 1 trục quay quanh trục kim nam châm
III. Hoạt động dạy- học:
1/ ổn định:
2/ Kiểm tra bài cũ:
Thế nào họi là hiện tượng cảm ứng điện từ? Trong hai TN của bài trước dòng điẹn cảm ứng xuất hiện trong các trường hợp nào?
3/ Nội dung bài mới
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tạo tình huống học tập:
Ta có thể dùng nam châm để tạo ra dòng điện cảm ứng ở cuộn dây dẫn kín trong những điều kiện khác nhau. Sự xuất hiện của dòng điện cảm ứng không phụ thuộc vào loại nam châm hoặc trạng thái của nó. Vậy điều kiện nào là xuất hiện dòng điện cảm ứng?
Hoạt động 2: Khảo sát sự biến đổi của đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn khi một cực của nam châm lại gần hay ra xa cuộn dây dẫn trong thí nghiệm tạo ra dòng điện cảm ứng bằng nam châm vĩnh cửu:
-Y/c HS đọc thông tin ở SGK
GV thông báo thêm
-HD HS sử dụng mô hình đếm số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của của cuộn dây dẫn khi khi nam châm ở xa và lại gần cuộn dây để trả lời C1
-Hướng dẫn HS thảo luận C1 để rút ra nhận xét về sự biến thiên số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây.
Hoạt động 3: Tìm mối liên hệ giữa sự tăng hay giảm của số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây với sự xuất hiện dòng điện cảm ứng --> Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng:
-Y/c cá nhân HS trả lời C2 bằng việc hoàn thành bảng1.
-Dựa vào bảng 1, GV hướng dẫn HS đối chiếu tìm điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứngànhận xét 2:
-HD HS thảo luận trả lời C4,
Qua các nhận xét trên em có kết luận gì
Hoạt động 4: Vận dụng:
-GV hướng dẫn HS trả lời các câu vận dụng C5, C6
HS theo dõi vấn đề
-HS đọc thông tin ở SGK
-HS thực hiện theo hướng dẫn của GV và trả lời C1.
-HS thảo luận C1 để rút ra nhận xét.
-HS trả lời C2
-HS thảo luận để tìm điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng
-HS thảo luận trả lời C4
-HS rút ra kết luận.
-HS trả lời C5, C6 theo gợi ý của GV
Tiết 34: Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng
I. Sự biến đổi số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây:
Nhận xét 1:
Khi đưa một cực của nam châm lại gần hay ra xa một cuộn dây dẫn thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây dẫn tăng lên hay giảm xuống ( biến thiên )
II. Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng:
Nhận xét 2: Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín đặt trong từ trường của một nam châm khi số đường sực từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên
Kết luận:
Trong mọi trường hợp khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của một cuộn dây biến thiên thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng.
III.Vận dụng:
C5
C6
4/ Dặn dò:
Học bài theo ghi nhớ + vở ghi
Đọc phần có thể em chưa biết
làm các bài tập trong SBT
xem lại kiến thức đã học trong kì I để tiết sau ôn tập
File đính kèm:
- Tuan 17.doc