Giáo án môn Vật lý khối 9 - Tiết 26: Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua

I - MỤC TIÊU.

 - Nắm được từ phổ và đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua.

 - So sánh được với từ phổ của nam châm.

 - Nắm chắc quy tắc xác định chiều đường sức từ bằng quy tắc Bàn tay phải.

II – CHUẨN BỊ.

 - Thí nghiệm như hình 24.1 Tranh vẽ Hình 24.3

III – TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG.

1. Kiểm tra. Thế nào là đường sức từ của từ trường nam châm ? Cách xác định ?

2. Bài giảng.

 

doc1 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1048 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý khối 9 - Tiết 26: Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 Ngày soạn ./......./ 2007 Tiết 26 Ngày dạy../......./ 2007 Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua I - Mục tiêu. - Nắm được từ phổ và đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua. - So sánh được với từ phổ của nam châm. - Nắm chắc quy tắc xác định chiều đường sức từ bằng quy tắc Bàn tay phải. II – Chuẩn bị. - Thí nghiệm như hình 24.1 Tranh vẽ Hình 24.3 III – Tiến trình bài giảng. 1. Kiểm tra. Thế nào là đường sức từ của từ trường nam châm ? Cách xác định ? 2. Bài giảng. Hoạt động của thày Hoạt động của trò Giáo viên đặt vấn đề như SGK. - Giáo viên nêu mục đích thí nghiệm. Giới thiệu thiết bị và hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm. Quan sát thỏi sắt dao động. Quan sát mạt sắt. Quan sát chiều của Kim nam châm. Cho học sinh làm tiếp thí nghiệm, đổi chiều dòng điện thì thấy Kim nam châm cũng đổi chiều Lấy cực Bắc của Kim nam châm để chỉ chiều của Đường sức từ ? Làm thế nào để xác định chiều của đường sức từ khi không có kim nam châm ? Cho học sinh nhắc lại nội dung của quy tắc Nắm tay phải. I. Từ phổ - Đường sức từ của ống dây có dòng điện đi qua. 1. Thí nghiệm. 2. Kết luận. SGK Đường sức từ của ống dây cũng như đường sức từ của nam châm thẳng. Hai đầu của ống dây cũng có hai cực ( Đường sức từ đi vào là cực S, đi ra là cực N ) II. Quy tắc Bàn tay phải. 1. Chiều của đường sức từ phụ thuộc vào yếu tố nào ? 2. Quy tắc nắm tay phải. ( Các ngón tay chỉ chiều dòng điện, ngón cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ qua lòng ống dây ) III. Vận dụng. Cho học sinh lần lượt làm C4, C5, C6. 3. Củng cố. Cho học sinh đọc phần Có thể em chưa biết. So sánh với nam châm ? 4. Hướng dẫn học ở nhà. - Học thuộc bài theo SGK . - Làm các bài tập SBT 22.1 – 22.5 SBT.

File đính kèm:

  • docTiet 26.doc