Giáo án môn Vật lý khối 9 - Trần Đình Dậu - Tiết 44: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng

I.Mục tiêu:

 1.Kiến thức:

 +Nhận biết được hiện tượng khúc xạ ánh sáng

 + Mô tả được thí nghiệm quan sát đường truyền của ánh sáng đi từ không khí sang nước và ngược lại

 + Phân biệt được hiện tượng khúc xạ ánh sáng với hiện tượng phản xạ ánh sáng

 +Vận dụng được kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng đơn giản do sự đổi hướng của ánh sáng khi truyền qua mặt phẳng ngăn cách giữa hai môi trường.

 2. Kĩ năng:

 +Biết nghiên cứu 1 hiện tượng khúc xạ ánh sáng bằng thí nghiệm

 +biết tìm ra quy luật qua một hiện tượng

 3. Thái độ:

 +Có tác phong nghiện cứu hiện tượng để thu thập thông tin

II. Chuẩn bị: Cho mỗi nhóm

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1802 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý khối 9 - Trần Đình Dậu - Tiết 44: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày giảng: Chương III: Quang học Tiết 44 Hiện tượng khúc xạ ánh sáng I.Mục tiêu: 1.Kiến thức: +Nhận biết được hiện tượng khúc xạ ánh sáng + Mô tả được thí nghiệm quan sát đường truyền của ánh sáng đi từ không khí sang nước và ngược lại + Phân biệt được hiện tượng khúc xạ ánh sáng với hiện tượng phản xạ ánh sáng +Vận dụng được kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng đơn giản do sự đổi hướng của ánh sáng khi truyền qua mặt phẳng ngăn cách giữa hai môi trường. 2. Kĩ năng: +Biết nghiên cứu 1 hiện tượng khúc xạ ánh sáng bằng thí nghiệm +biết tìm ra quy luật qua một hiện tượng 3. Thái độ: +Có tác phong nghiện cứu hiện tượng để thu thập thông tin II. Chuẩn bị: Cho mỗi nhóm +1 bình thuỷ tinh +1 Bình chứa nước sạch trong +1 ca múc nước +1 giá có gắn bảng Kim loại sơn đen +1 tấm nhựa có gắn 2 nam châm nhỏ và có bảng vạch +1 nguồn sáng hẹp +1 miếng gỗ phẳng, mềm có thể đóng đinh ghim được +3 chiếc đinh ghim Cho giáo viên: +1 bình thuỷ tinh hoặc nhạ trong suốt hình hộp chữ nhật chứa nước trong sạch +1 miếng cao su hoặc xốp mềm +1 đèn la de hoặc có khe hẹp +1 nguồn sáng có thể tạo được chùm sáng hẹp +1 màn hứng tia sáng III. Tiến trình giờ giảng: 1.ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ: ? Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng ? làm thế nào để nhận biết được ánh sáng. Yêu cầu HS đọc phần mở bài & trả lời câu hỏi ở phần mở bài. 4.Bài mới: Nội dung Hoạt động của thày Hoạt động của trò I.Hiện tượng khúc xạ ánh sáng: 1. Quan sát: *Nhận xét - ánh sáng đi từ S đến I truyền thẳng -ánh sáng đi từ I đến K truyền thẳng - ánh sáng đi từ S đến mặt phân cách rồi đến K bị gãy tại K 2. Kết luận:Tia sáng truyền từ không khí sang nước thì bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường. Hiện tượng đó gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng 3 Một vài khái niệm: ( SGK – T 109) 4. Thí nghiệm: ( H40.2 SGK ) 5. Kết luận: ánh sáng truyền từ không khí sang nước thì Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới II. sự khúc xạ của tia sáng khi truyền từ nước sang không khí. Dự đoán: Thí nghiệm kiểm tra: ( H40.3) 3. Kết luận: SGK Khi tia sáng truyền từ nước sang không khí thì: Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới Góc khúc xạ lớn góc tới r i III. Vận dụng: C7, C8 SGK * Ghi nhớ: SGK -T110 * Hoạt động1: Hướng dẫn HS tìm hiểu sự khúc xạ ánh sáng từ không khí vào nước. - Yêu cầu HS đọc và nghiên cứu mục 1 rút ra nhận xét về đường truyền của tia sáng. -? ánh sáng truyền trong khong khí và trong nước đã tuân theo ĐL nào? ? Hiện tượng ánh sáng truyền từ không khí sang nước có tuân theo ĐL truyền thẳng của áng sáng không ? Hiện tượng khúc xạ là gì? Y/ C HS nêu KL - Y/C HS tự đọc phần một vài khái niệm SGK – H40.2 *Giáo viên làm thí nghiệm H40.2 SGK ? Khi tia sáng truyền từ không khí sang nước, tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng nào? so sánh góc tới và góc khúc xạ Y/C ghi KL vào vở & vẽ hình C3 vào vở * Hoạt động2: Hướng dẫn HS tìm hiểu sự khúc xạ của tia sáng khi truyền từ nước sang không khí - Y/C HS đọc dự đoán và nêu lại TN nghiệm kiểm tra - Y/C HS tiến hành theo các bước sau + Dùng bảng có vạch chia, chú ý vị trí tâm của vòng tròn tương ứng cắm đinh ghim B ở chính giữa mặt phân cách, A ở sát mép bảng có đánh dấu +Nhúng thẳng đứng tấm bảng có vạch chia vào bình hình chữ nhật +Từ từ đổ nước vào bình cho đến khi nước chạm vào đinh B. tìm vị trí đặt mắt quan sát sao cho B che khuất A + Tìm vị trí cắm đinh ghim C sao cho nó đồng thời che khuất A,B +Nhấc tấm nhựa ra, vẽ đường nối vị trí ba đinh ghim. Chứng minh đó là đường biểu diễn đường truyền của tia sáng đi từ nước sang không khí. +Nhận xét tia khúc xạ, độ lớn góc khúc xạ so với góc tới. + Từ kết quả TN rút ra KL * Vận dụng: Y/C HS trả lời C7& C8 *Hoạt động cá nhân: -+ Quan sát H40.2 SGK để rút ra nhận xét. - ánh sáng đi từ S đến I truyền thẳng -ánh sáng đi từ I đến K truyền thẳng - ánh sáng đi từ S đến mặt phân cách rồi đến K bị gãy tại K -HS tự đọc mục 3 SGK * Quan sát giáo viên làm thí nghiệm. - Thảo luận nhóm để trả lời C1: ( Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới. Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới) C2: Thay đổi hướng của tia tới, quan sát tia khúc xạ, độ lớn góc tới, góc khúc xạ. N C3: S i P Q r N’ K * Hoạt động nhóm: Tiến hành thí nghiệm kiểm tra. Trả lời C5: Mắt chỉ nhìn thấy A khi a/s từ A phát ra truyền ra được đến mắt. Khi mắt chỉ nhìn thấy B mà không nhìn thấy A có nghĩa là a.s từ A phát ra đã bị B che khuất, không đến được mắt. Khi mắt chỉ nhìn thấy C mà không nhìn thấy A,B có nghĩa a/s từ A, B phát ra đã bị C che khuất không đến được mắt, khi bỏ B, C đi thì ta lại nhìn thấy A có nghĩa là a/s từ A phát ra đã truyền qua nước và không khí đến được mắt. Vậy đường nối vị trí 3 đinh ghim A, B , C biểu diễn đường truyền của tia sáng từ A ở trong nước tới mặt phân cách giữa nước và không khí, rồi đến mắt. C6:Đường truyền của tia sáng từ nước sng không khí bị khúc xạ tại mặt phân cách giữa nước và không khí. B là điểm tới, AB là tia tới, BC là tia khúc xạ, có thể dùng thước đo độ hoặc dùng cách chứng minh hình học để thấy được góc khúc xạ lớn hơn góc tới Hoạt động cá nhân C7: Hiện tượng phản xạ Tia tới gặp mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt bị hắt trở lại môi trường trong suốt cũ Góc phản xạ bằng góc tới Hiện tượng khúc xạ: Tia tới gặp mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt bị gãy khúc tại mặt phân cách và tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai Góc khúc xạ không bằng góc tới 4.Củng cố: 5.Hướng dẫn ra bài tập về nhà: + Học bài theo SGK kết hợp vở ghi +Làm bài 40 SBT Rút kinh nghiệm giảng dạy

File đính kèm:

  • doc44.doc