I/ MỤC TIÊU
- Nhận biết được hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
- Phân biệt được hhiện tượng khúc xạ ánh sáng với hiện tượnh phản xạ ánh sáng.
- Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
II/ CHUẨN BỊ.
o Bộ TN hình 40.1
o Bộ TN hình 40.2
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 647 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý khối 9 - Trường PTDTNT Phước Long - Tiết 44: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường PTDTNT Phước Long
GV: Đoàn Ngọc Lâm
Tuần :
Ngày soạn
Tiết :
Ngày dạy
HIỆN TƯỢNG KHÚC XẠ ÁNH SÁNG
I/ MỤC TIÊU
Nhận biết được hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
Phân biệt được hhiện tượng khúc xạ ánh sáng với hiện tượnh phản xạ ánh sáng.
Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
II/ CHUẨN BỊ.
Bộ TN hình 40.1
Bộ TN hình 40.2
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động của Hs
Hoạt động của Gv
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Tạo tình huống hoc tập
+ HS làm thí nghiệm hình 40.1
+ Y/c HS làm thí nghiệm hình 40.1
+ Vào bài như SGK
HIỆN TƯỢNG KHÚC XẠ ÁNH SÁNG
Hoạt động 2 : Tìm hiểu sự khúc xạ ánh sáng từ không khí sang môi trường nước.
+ Đọc.
+ Theo dõi
+ Quan sát.
+ Các nhóm tiến hành làm TN, trả lời C1, C2, C3.
C1: Có , góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.
C2: Thay đổi hướng tia tới, quan sát tia khúc xạ, độ lớn góc tới, góc khúc xạ.
+ Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi và tự rút ra kết luận.
+ Y/c HS đọc phần 2 SGK.
+ Thông báo hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì? Một vài khái niệm về hiện tượng.
+ Giới thiệu dụng cụ TN và yêu cầu các nhóm làm TN
+ Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh làm TN.
+ Từ TN yêu cầu các nhóm trả lời C1, C2 để rút ra kết luận.
+ Sửa những sai lầm, thiếu sót của HS.
I/ HIỆN TƯỢNG KHÚC XẠ ÁNH SÁNG
1/ Khái niệm.
_ Hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường, được gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
2/ Sư khúc xạ của tia sáng khi truyền từ không khí sang môi trường nước.
_Khi tia sáng truyền từ không khí sang nước:
+ Góc khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới.
+ Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu sự khúc xạ ánh sáng từ môi trường nước sang môi trường không khí.
+ Quan sát.
+ Các nhóm tiến hành làm TN
+ Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi và tự rút ra kết luận.
+ Y/c HS SGK mục dự đoán
+ Giới thiệu dụng cụ TN và yêu cầu các nhóm làm TN
+ Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh làm TN.
+ Từ TN yêu cầu các nhóm rút ra kết luận.
+ Sửa những sai lầm, thiếu sót của HS.
II/ SƯ KHÚC XẠ CỦA TIA SÁNG KHI TRUYỀN TỪ NƯỚC SANG KHÔNG KHÍ
1/ Thí Nghiệm.
2/ Kết luận.
_Khi tia sáng truyền từ nước sang không khí:
+ Góc khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới.
+ Góc khúc xạ lớn hơn góc tới.
Hoạt động 3: Củng cố –Vận dụng.
Đọc phần ghi nhớ
Làm C7
Y/c Học Sinh đọc lại phần ghi nhớ
Cho HS làm C7
Theo dõi , giúp đõ Học Sinh làm bài.
HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ:
Làm hết các bài tập trong SGK và SBT.
Học bài cũ xem trước bài mới.
File đính kèm:
- tiet44.doc