I/ MỤC TIÊU
- Biết hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là thể thuỷ tinh và màng lưới.
- Nêu được chức năng của thể thuỷ tinh và màn lưới, so sánh được chúng với các bộ phận tương ứng của máy ảnh.
- Trình bày được khái niệm sơ lược về sự điều tiết, điểm cực cận và điểm cực viễn.
II/ CHUẨN BỊ.
o Mô hình mắt.
o Tranh vẽ mắt.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 622 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý khối 9 - Trường PTDTNT Phước Long - Tiết 52: Mắt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường PTDTNT Phước Long
GV: Đoàn Ngọc Lâm
Tuần :
Ngày soạn
Tiết :
Ngày dạy
MẮT.
I/ MỤC TIÊU
Biết hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là thể thuỷ tinh và màng lưới.
Nêu được chức năng của thể thuỷ tinh và màn lưới, so sánh được chúng với các bộ phận tương ứng của máy ảnh.
Trình bày được khái niệm sơ lược về sự điều tiết, điểm cực cận và điểm cực viễn.
II/ CHUẨN BỊ.
Mô hình mắt.
Tranh vẽ mắt.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động của Hs
Hoạt động của Gv
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ –Tạo tình huống hoc tập
+ Nêu cấu tạo của máy ảnh.
+ Trình bày đặc điểm của ảnh được tạo bởi máy ảnh
+ Vào bài như SGK.
MẮT.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu cấu tạo mắt.
+ Đọc.
+ HS tiến hành quan sát và chỉ ra hai bộ phận chính của mắt trên tranh và mô hình.
+ Trình bày trước lớp.
+ Trình bày sự giống nhau giữa mắt và máy ảnh.
+ Y/c HS đọc mục 1 phần I.
+ Yêu cầu học sinh quan sát mô hình mắt và tranh để chỉ ra hai bộ phận chính.
+ Từ kết quả trên yêu cầu học sinh so sánh sự giống nhau giữa mắt và máy ảnh.
I/ CẤU TẠO CỦA MẮT.
_ Hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là thể thuỷ tinh và màng lưới.
_ Thể thuỷ tinh đóng vai trò như là vật kính trong máy ảnh còn màng lưới như phim.
_ Ảnh mà ta nhìn thấy hiện trên màng lưới.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu về sự điều tiết của mắt.
+ Theo dõi và ghi chép.
+ Tiến hành dựng ảnh:
+ Thông báo về sự điều tiết của mắt.
+ Y/c học sinh dựng ảnh qua mắt.
+ Theo dõi giúp đỡ học sinh yếu kém.
II/ SỰ ĐIỀU TIẾT.
_ Trong quá trình điều tiết thì thể thuỷ tinh bị co giãn, phồng lên hay dẹp xuống để cho ảnh hiện trên màng lưới rõ nét.
Hoạt động 4 : Tìm hiểu về điểm cực cận và điểm cực viễn.
+ Theo dõi và ghi chép.
+ HS hoạt động nhóm thử mắt.
+ Thông báo về điểm cực cận và điểm cực viễn.
+ Tổ chức cho HS thử mắt.
III/ ĐIỂM CỰC CẬN VÀ ĐIỂM CỰC VIỄN.
_ Điểm xa mắt nhất mà ta có thể nhìn thấy rõ được khi không điều tiết gọi là điểm cực viễn.
_ Điểm gần mắt nhất mà ta có thể nhìn thấy rõ được khi không điều tiết gọi là điểm cực cận.
Hoạt động 5: Củng cố –Vận dụng.
Đọc phần ghi nhớ
Tìm hiểu phần có thể em chưa biết.
Y/c Học Sinh đọc lại phần ghi nhớ
T/c cho hs tìm hiểu phần có thể em chưa biết.
HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ:
Làm hết các bài tập trong SGK và SBT.
Học bài cũ xem trước bài mới.
File đính kèm:
- tiet54.doc