Giáo án Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cho trẻ

Trẻ em từ 0 đến 6 tuổi lớn và phát triển nhanh hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong cuộc đời của một con người. Sự phát triển ở giai đoạn này tốt hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó, vấn đề về giữ gìn vệ sinh cho trẻ là một trong những vấn đề thiết yếu của bậc học mầm non khi trẻ lần đầu tiên đặt chân đến môi trường gia đình thứ hai của mình.Ngoài ra, việc giữ gìn vệ sinh tốt sẽ giúp cho trẻ có thể lực tốt, hạn chế sự phát sinh của các dịch bệnh, hạn chế tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng do mất vệ sinh vì vậy cô giáo chủ nhiệm, người mẹ thứ hai của trẻ có vai trò rất quan trọng trong việc nuôi dưỡng và uốn nắn những đứa con của mình phát triển một cách khoẻ mạnh nhất và phù hợp với chuẩn mực vệ sinh chung của mọi người.

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 8210 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cho trẻ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: MỞ ĐẦU I.CƠ SỞ LÝ LUẬN: Trẻ em từ 0 đến 6 tuổi lớn và phát triển nhanh hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong cuộc đời của một con người. Sự phát triển ở giai đoạn này tốt hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó, vấn đề về giữ gìn vệ sinh cho trẻ là một trong những vấn đề thiết yếu của bậc học mầm non khi trẻ lần đầu tiên đặt chân đến môi trường gia đình thứ hai của mình.Ngoài ra, việc giữ gìn vệ sinh tốt sẽ giúp cho trẻ có thể lực tốt, hạn chế sự phát sinh của các dịch bệnh, hạn chế tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng do mất vệ sinh vì vậy cô giáo chủ nhiệm, người mẹ thứ hai của trẻ có vai trò rất quan trọng trong việc nuôi dưỡng và uốn nắn những đứa con của mình phát triển một cách khoẻ mạnh nhất và phù hợp với chuẩn mực vệ sinh chung của mọi người. II.CƠ SỞ THỰC TIỄN: Thực tế hiện nay cho thấy rằng: Trẻ người dân tộc Jrai chưa có ý thức trong việc vệ sinh cá nhân cũng như vệ sinh chung vì trẻ được sinh ra và lớn lên trong một môi trường rất “tự do”, trẻ muốn làm gì thì làm, muốn ăn gì thì ăn, muốn đi học lúc nào thì đi, sáng ngủ dậy không bao giờ đánh răng rửa mặt, thậm chí nhiều trẻ đêm ngủ đái dầm ra quần áo đến sáng vẫn mặc bộ quần áo đến lớp như không có gì xẩy ra…bố mẹ trẻ không bao giờ quan tâm tới mọi sinh hoạt thường ngày của con mình. III.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trường TH Lê Quý Đôn đóng chân trên địa bàn xã IaLang, một xã thuộc vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn về mọi mặt: Kinh tế, chính trị, xã hội. Trong đó, khó khăn về mặt xã hội là khó khăn nổi bật nhất vì trình độ dân trí rất thấp, phụ huynh học sinh chưa hiểu rõ tầm quan trọng của việc học tập của con em mình nên việc giáo dục vệ sinh cho con em họ lại càng khó khăn gấp bội lần.Vậy tất cả chúng ta phải làm gì để có thể rèn cho trẻ thực hiện được một số nề nếp vệ sinh chung của lớp khi mà trẻ đã sống theo kiểu tự do trong năm năm liền? Sau một thời gian dài tôi đã dùng nhiều biện pháp giáo dục vệ sinh khác nhau nhằm lựa chọn được một số biện pháp giáo dục vệ sinh đem lại kết quả cao nhất và năm học này tôi đã thử nghiệm một số biện pháp giáo dục vệ sinh đó trong một thời gian dài và đã đem lại một số kết quả khá khả quan trong việc nâng cao ý thức vệ sinh cho trẻ, vì thế cho nên tôi đã mạnh dạn viết đề tài: “Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cho trẻ người dân tộc Jrai”. III.KHÁNH THỂ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: -Lớp mẫu giáo làng Le gắn liền trường TH Lê Quý Đôn -Giáo dục trẻ một số nề nếp vệ sinh cá nhân và vệ sinh chung PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG I.Thuận lợi: -Nhiều trẻ biết sử dụng tiếng phổ thông -Trẻ được tiếp xúc với một số trẻ người Kinh -Các cô đều yêu nghề, mến trẻ -Một số phụ huynh đã bắt đầu có sự quan tâm đến việc học của con mình -Được sự quan tâm của UBND xã, BGH nhà trường và các ban ngành đoàn thể khác trong xã IaLang. II.Khó khăn: -Số lượng học sinh khá đông (27 cháu trong đó trẻ người dân tộc là 22 trẻ) mà cô và trẻ lại bất đồng về ngôn ngữ. -Trong 5 năm liền trẻ không được sự rèn giũa của bố mẹ trong việc vệ sinh cá nhân cũng như giữ gìn vệ sinh chung. -Theo phong tục, tập quán của người Jrai thì lấy nước dưới suối để dùng hàng ngày mà không đào giếng nên họ dùng nước rất tiết kiệm. Vào mùa khô nước lại cạn nên việc vệ sinh của trẻ tại gia đình càng khó khăn hơn bên cạnh đó giáo viên cũng không lấy được nước cho trẻ vệ sinh. CHƯƠNGII: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC VỆ SINH CHO TRẺ NGƯỜI DÂN TỘC JRAI Theo chương trình bồi dưỡng chuyên đề hè năm 2006, theo sự chỉ đạo của cấp trên về việc chăm sóc giáo dục vệ sinh cho trẻ nhằm giúp trẻ ngày càng có ý thức vệ sinh hơn nữa nên tôi đã kịp thời giáo dục cho trẻ một số kỹ năng sử dụng nước sạch và bảo quản nước sạch, ý thức tự vệ sinh cá nhân sạch sẽ, vệ sinh trường lớp sạch sẽ tuy nhiên đối với trẻ người dân tộc Jrai thì đó là cả một vấn đề lớn vì trẻ đã quen sống tự do và vì điều kiện nước sinh hoạt khó khăn…như tôi đã nêu trên nên tôi phải sử dụng nhiều phương pháp giáo dục vệ sinh hỗ trợ khác để giúp trẻ có ý thức tự giác cao trong việc vệ sinh. Như chúng ta đã biết, vệ sinh ở các lớp mầm non bao gồm vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường. Vậy chúng ta cần làm gì để giúp trẻ có ý thức tự giác trong việc giữ vệ sinh sạch sẽ? Trước hết, mỗi chúng ta phải tự vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thường xuyên quét dọn lớp và xung quanh lớp học sạch sẽ, bỏ rác đúng nơi quy định…. * Tuyên truyền đến các bậc phụ huynh: Cô làm một bảng tuyền tuyền về cách vệ sinh như thế nào là sạch sẽ đến các bậc phụ huynh ở trước lớp. Nhờ thôn trưởng tuyên truyền đến các phụ huynh trong các buổi họp làng, các buổi lễ hội của làng…. Cô tuyên truyền với các bậc phụ huynh khi tổ chức buổi họp phụ huynh đầu năm học bằng cách cô thực hành các bước vệ sinh để giúp phụ huynh nắm được cách rửa tay, mặt,…theo đúng khoa học để về nhà hướng dẫn lại cho con em mình. *Giáo dục trẻ thực hiện đúng và đầy đủ việc vệ sinh sạch sẽ: Ngay từ đầu năm học, cô phải hướng dẫn thật tỉ mỉ cho trẻ cách vệ sinh cá nhân như thế nào là đúng: Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, thường xuyên tắm gội sạch sẽ, đánh răng hàng ngày, móng tay và móng chân phải được cắt ngắn, tóc cúng phải được cắt hoặc cột lên thật gọn gàng, mặc quần áo sạch, đẹp đến lớp học, để dép ở ngoài cửa trước khi vào lớp, bỏ rác vào hố rác và không vứt rác bừa bãi…. Ví dụ: HƯỚNG DẪN TRẺ CÁC HOẠT ĐỘNG VỆ SINH 1.Ổn định lớp: Hát bài “ Rửa mặt như mèo” 2.Dạy trẻ: a.Giới thiệu bài: Các con vừa hát bài hát nói về con gì? (Con mèo) Đúng rồi, con mèo vệ sinh không sạch nên nên bị đau mắt vì vậy không được mẹ yêu và bị các bạn cười chê đấy các con ạ.Bây giờ cô cô hướng dẫn các con một số hoạt động vệ sinh để tự vệ sinh cho sạch nhé? Có như vậy thì mẹ và các bạn sẽ ngày càng yêu mến các con hơn. b.Bài mới: - Hướng dẫn trẻ cách rửa tay đúng: Cho nước làm ướt tay và bắt đầu rửa: rửa cổ tay trước tiếp đến rửa mu bàn tay, kẽ các ngón tay, móng tay, lòng bàn tay rồi cho nước sạch rửa lại và vẩy nhẹ cuối cùng là lau tay vào khăn ( Cô vừa hướng dẫn cách rửa vừa làm cho trẻ xem 2-3 lần rồi tập cho từng trẻ rửa theo trình tự của các thao tác) - Hướng dẫn trẻ rửa mặt: Cho nước ướt khăn và bắt đầu rửa mặt: dùng hai ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) giữ một bên đầu của khăn và lau hai mắt trước tiếp đến dịch khăn lên một ít và lau mũi, lại dịch khăn lên rồi lau miệng, cằm.Lật khăn sang mặt khác và tiếp tục như thế cô lại lau hai má, dịch khăn lau trán và cuối cùng là lau tai ( Cô vừa hướng dẫn cách rửa vừa làm cho trẻ xem 2-3 lần rồi tập cho từng trẻ rửa theo trình tự của các thao tác). - Hướng dẫn trẻ vệ sinh lớp học: Để một cái sọt ở cuối lớp cho trẻ cho rác vào và đến giờ ra chơi và ra về thì cho trẻ mang sọt rác ra đổ vào hố rác, bạn nào có quà thì gửi cô đến giờ ra chơi cô phát lại chứ tuyệt đối không cho trẻ ăn trong lớp học vì các con chỉ lo ăn thì các con sẽ không nghe cô giảng bài, như vậy sẽ không hiểu bài cô giảng,….. Đóng một số đinh về một góc của lớp học và yêu cầu trẻ treo mọi đồ dùng cá nhân của trẻ( cặp sách, áo ấm, mũ…) lên đó để cho lớp học gọn gàng và để trẻ tập trung chú ý vào bài học và thoải mái khi vui chơi…. Hướng dẫn trẻ kê lại bàn ghế khi thấy bàn ghế để không ngay ngắn 3.Kết thúc: Cô vừa dậy các con về các hoạt động gì? Nhận xét, tuyên dương trẻ Cho trẻ hát bài “ Vui đến trường” * Trên đây là một bài soạn về cách hướng dẫn trẻ các hoạt động vệ sinh để hướng dẫn trẻ vệ sinh sạch sẽ mà cúng ta phải thực hiện ngay khi trẻ đã vào nề nếp học tập của lớp, tuy nhiên đối với trẻ người Jrai thì nếu học cách vệ sinh đó chỉ có một lần thì rất khó khăn với trẻ vì trẻ sẽ không nhớ được, bên cạnh đó thời gian học rất là ít mà thời gian ở nhà rất nhiều trong khi đó, bố mẹ trẻ không quan tâm đến việc vệ sinh của trẻ. Biện pháp quan trọng nhất là hàng ngày cô phải kiểm tra vệ sinh trẻ về một số vấn đề đơn giản như: trước khi đi học các con đã rửa tay, chân, mặt mũi sạch sẽ chưa? Đã chải tóc chưa? Đã đánh răng khi ngủ dậy chưa?…. Và phải động viên kịp thời khi trẻ thực hiện đúng được một trong những vấn đề vệ sinh như đã rửa tay chân sạch hay đã đánh răng rửa mặt sạch cô đặt ra bên cạnh đó cần động viên, khuyến khích những trẻ chưa thực hiện lần sau cố gắng thực hiện tốt như các bạn. Thường xuyên nhắc nhở trẻ bỏ rác đúng nơi quy định, treo áo, mũ, để dép vào đúng nơi quy định, quét dọn lớp khi lớp bẩn, cách kê bàn ghế lại cho gọn gàng khi bàn ghế để không ngay ngắn. Trước khi ra về, cô nhắc trẻ về tắm rửa sạch sẽ, rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Tắm rửa bằng xà phòng, giặt quần áo bằng xà phòng,….Cứ như thế, hàng ngày, hàng ngày cô động viên kịp thời những trẻ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, để dép, mũ,…đúng nơi quy định sẽ giúp cho trẻ dần dần hình thành được thói quen tốt về cách vệ sinh sạch sẽ. CHƯƠNG III: KẾT QUẢ Sau một thời gian áp dụng một số biện pháp trên tôi thấy ý thức tự giác vệ sinh của trẻ tăng lên rõ rệt. Tỷ lệ trẻ có ý thức vệ sinh cá nhân trước khi đến lớp cao hơn so với đầu năm học, trẻ biết quét lớp sạch sẽ, kê bàn ghế gọn gàng, hiện tượng ăn quà vặt trong lớp không còn xẩy ra. * Kết quả trẻ có ý thức tự giác trong công tác vệ sinh: Đầu năm: Tổng số trẻ: 27 Dân tộc: 22 Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ 5 18,5 % 3 11,1% 19 70,3% Hiện nay: Tổng số trẻ: 26 Dân tộc: 22 Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ 18 66,6% 9 33,3% 0 0% Qua hai bảng so sánh trên ta thấy kết quả giáo dục vệ sinh cho trẻ hiện nay tăng cao so với đầu năm học.Đầu năm học chỉ có 5 trẻ người dân tộc Kinh biết vệ sinh sạch sẽ trước khi đến lớp, có 3 trẻ người dân tộc Jrai thỉnh thoảng vệ sinh trước khi đến lớp học (Gia đình những trẻ này ở gần gia đình trẻ người dân tộc Kinh) còn 19 trẻ để tay chân bẩn, quần áo bẩn,…đến lớp nhưng hiện nay, trước khi đến lớp trẻ đã tự rửa tay trước chân, mặt mũi trước khi đến lớp, móng tay, móng chân cũng đã được nhiều trẻ cắt sạch sẽ,trẻ đã biết so sánh giữa mình và các bạn khác, ai nào sạch hơn? Qua đó cho ta thấy rằng, trẻ đã dần dần có ý thức vệ sinh sạch sẽ, trẻ đã biết thế nào là đẹp, thế nào là sạch? PHẦN III: KẾT LUẬN Mỗi chúng ta sinh ra và lớn lên đều được sự rèn giũa, dạy dỗ của cha mẹ mới trở thành được con người có ích cho xã hội.Trong khi đó các cháu người dân tộc Jrai thua thiệt hơn các bạn cùng trang lứa ở những nơi có điều kiện thuận lợi hơn về mọi mặt đặc biệt là sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ đối với các cháu vì vậy, để trẻ có thể tự phục vụ bản thân được thì trước hết cô phải thực sự yêu nghề, mến trẻ và khi đó cô dạy trẻ cách vệ sinh cá nhân sẽ đạt kết quả cao nhất. Chúng ta phải tạo được cho trẻ một thói quen tốt, hành vi vệ sinh văn minh và các kĩ năng tự phục vụ bản thân sạch sẽ, gọn gàng; chỗ chơi, nơi chơi ngăn nắp, sạch sẽ và biết giúp đỡ lẫn nhau. Trên đây là một số biện pháp giáo dục vệ sinh cho trẻ người dân tộc Jrai mà tôi đã nghiên cứu và thực nghiệm tại lớp mình và đã đạt được một số kết qủa khả quan tuy nhiên nó vẫn còn một số hạn chế nhất định.Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để Sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!

File đính kèm:

  • docSKKN moi.doc