NỘI DUNG CẦN ĐẠT:
- Cảm nhận số phận éo le, bất hạnh, những nét tính cách nổi bật, những khát vọng mạnh mẽ, chân chính của nhân vật Đào và sự biến đổi số phận của chị diễn ra trong một môi trường sống tốt đẹp, có tính nhân đạo, có sự quan tâm và tạo điều kiện cho mỗi người vươn lên tìm chỗ đứng chân chính và hạnh phúc của mình.
- Hiểu được tư tưởng nhân đạo có khía cạnh riêng của tác phẩm. Đó là sự cảm thông với những số phận éo le, những con người bé nhỏ bất hạnh còn không ít trong xã hội, là sự trân trọng những khát vọng hạnh phúc và quyền được sống hạnh phúc của họ.
- Thấy được thành công về nghệ thuật kể chuyện và miêu tả : (những cảnh sinh hoạt, lao động sinh động, linh hoạt, những bước tranh thiên nhiên tạo không khí cho câu chuyện), nghệ thuật khắc hoạ chân dung, tính cách, nghệ thuật phân tích diễn biến tâm lý nhân vật Qua đó, học sinh thấy được những nét đặc sắc của phong cách Nguyễn Khải: Khắc hoạ tính cách nhân vật qua chân dung, ngôn ngữ và phân tích tâm lý nhân vật, những nhận xét sắc sảo và triết lý của nhà văn, sự phát hiện có khám phá riêng của nhà văn về các vấn đề xã hội.
TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà và đặc biệt phần tóm tắt văn bản của học sinh. Có thể yêu cầu các em (1-2) đọc văn bản đã tóm tắt. GV nhận xét, góp ý, cho điểm.
B. Dẫn vào bài mới:
C. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu về tác giả và tác phẩm:
9 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3489 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mùa lạc của Nguyễn Khải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mùa lạc
- Nguyễn Khải -
Nội dung cần đạt:
- Cảm nhận số phận éo le, bất hạnh, những nét tính cách nổi bật, những khát vọng mạnh mẽ, chân chính của nhân vật Đào và sự biến đổi số phận của chị diễn ra trong một môi trường sống tốt đẹp, có tính nhân đạo, có sự quan tâm và tạo điều kiện cho mỗi người vươn lên tìm chỗ đứng chân chính và hạnh phúc của mình.
- Hiểu được tư tưởng nhân đạo có khía cạnh riêng của tác phẩm. Đó là sự cảm thông với những số phận éo le, những con người bé nhỏ bất hạnh còn không ít trong xã hội, là sự trân trọng những khát vọng hạnh phúc và quyền được sống hạnh phúc của họ.
- Thấy được thành công về nghệ thuật kể chuyện và miêu tả : (những cảnh sinh hoạt, lao động sinh động, linh hoạt, những bước tranh thiên nhiên… tạo không khí cho câu chuyện), nghệ thuật khắc hoạ chân dung, tính cách, nghệ thuật phân tích diễn biến tâm lý nhân vật… Qua đó, học sinh thấy được những nét đặc sắc của phong cách Nguyễn Khải: Khắc hoạ tính cách nhân vật qua chân dung, ngôn ngữ và phân tích tâm lý nhân vật, những nhận xét sắc sảo và triết lý của nhà văn, sự phát hiện có khám phá riêng của nhà văn về các vấn đề xã hội.
Tiến trình thực hiện các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà và đặc biệt phần tóm tắt văn bản của học sinh. Có thể yêu cầu các em (1-2) đọc văn bản đã tóm tắt. GV nhận xét, góp ý, cho điểm.
B. Dẫn vào bài mới:
C. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu về tác giả và tác phẩm:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Gọi HS đọc phần tiểu dẫn về tác giả.
? SGK giúp em có những hiểu biết thế nào về nhà văn Nguyễn Khải?
HS đọc phần tiểu dẫn.
Tóm tắt trình bày
I. Tiểu dẫn.
1. Tác giả:
- Nguyễn Khải, 1930, Hà Nội. Thuộc lớp nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp.
- Nội dung đề tài: bám sát các vấn đề có tính xã hội – chính trị, đi sâu phát hiện đời sống tư tưởng và tình cảm của con người trước những biến động phức tạp của đời sống.
- Nghệ thuật: luôn tìm tòi đổi mới; năng lực phân tích tâm lý sắc sảo. Nhân vật của ông thường có ngôn ngữ sắc sảo, ham tranh luận, giỏi biện luận…
? Truyện ngắn Mùa lạc hôm nay chúng ta học được rút từ tác phẩm nào?
? Tác phẩm được ra đời trong hoàn cảnh nào?
Tập truyện ngắn cùng tên: Mùa lạc.(1960)
Là kết quả chuyến thâm nhập thực tế của nhà văn năm 1958 và nhiều lần trở lại nông trường Điện Biên như một duyên nợ văn chương.
2. Truyện ngắn Mùa lạc:
a. Xuất xứ: tập truyện Mùa lạc - 1960
? Hai đề tài bao trùm trong văn học VN những năm 1955 – 1964 là đấu tranh thống nhất TQ và công cuộc xây dựng đổi mới ở miền Bắc. Mùa lạc của Nguyễn Khải nằm trong mảng đề tài nào?
? Nằm trong mạch chung của mảng đề tài mới mẻ nhiều thách thức, Nguyễn Khải đã có lối đi riêng như thế nào?
- Mảng thứ hai.
HS nhận thấy:
Tập trung khai thác sự biến đổi số phận và tính cách con người trong điều kiện xã hội mới, môi trường sống mới tốt đẹp và nhân ái…
+ Nội dung: Tập trung khai thác sự biến đổi của số phận con người, sự hình thành những quan hệ đạo đức mới giữa con người, khẳng định những giá trị nhân đạo và lối sống trong xã hội mới.
+ Nghệ thuật: thể hiện tập trung những nét đặc sắc của ngòi bút Nguyễn Khải.
? Trong văn học, cảm hứng chủ đạo vốn là linh hồn của tác phẩm, nắm được cảm hứng chủ đạo là nắm được tinh thần chính ấy. Vậy, theo em, cảm hứng chủ đạo của truyện ngắn Mùa lạc là gì?
HS có thể có nhiều ý kiến.
+ Cảm hứng chủ đạo : cảm hứng về sự hồi sinh.
Mùa lạc – mùa vui, đúng như cái tên gọi của nó, Mùa lạc nằm trong mạch cảm hứng lạc quan chung của văn học cách mạng đương thời vốn bay bổng niềm tin yêu vào cuộc sống mới XHCN. Mùa lạc là tiếng reo vui của nhà văn trước sự hồi sinh kỳ diệu trên mảnh đất Điện Biên còn nham nhở vết tích chiến tranh, cũng là sự hồi sinh vĩ đại của dân tộc Việt Nam vừa đi qua lửa đạn. Không phải ngẫu nhiên mà nhà văn chọn nông trường Điện Biên còn đầy thương tích chiến tranh và lởn vởn mùi tử khí làm bối cảnh cho câu chuyện. Có thể nói, chiến tranh vẫn còn mai phục ngay trong lòng hoà bình, cái chết mai phục ngay trong lòng sự sống. Và trong bối cảnh ấy, sự sống cuối cùng đã chiến thắng như thế nào, sự hồi sinh đã mãnh liệt bừng lên ra sao, chúng ta cùng đi vào tìm hiểu…
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu nội dung chi tiết của truyện.
1. Cảm hứng về sự hồi sinh trên vùng đất Điện Biên
? Hãy phát hiện những chi tiết nói lên được sự bừng nở của sự sống trên mảnh đất Điện Biên đang còn nham nhở thương tích chiến tranh?
(Mùa sắc, âm thanh, hình ảnh của thiên nhiên, của cảnh vật trong cuộc sống sinh hoạt con người…)
? Cảm nhận của em về sắc màu và hình ảnh tươi non của sự sống? Chúng có ý nghĩa gì trong việc thể hiện tư tưởng của nhà văn?
HS căn cứ SGK, phát hiện:
+ Màu xanh thẫm của đỗ, ngô, của lạc, màu xanh non của lá mạ, màu đỏ tươi của ớt chín, chấm hoa đỏ thắm của giàn liễu leo, màu vàng ửng của mấy khóm đu đủ…
+ Bóng lá loáng mướt của rặng chuối, mấy con ngỗng bì bạch, mảng khói thuốc, bóng dáng nặng nề của mấy chị phụ nữ có mang…
+ Tiếng guốc đi lẹp kẹp, tiếng cười the thé, tiếng thủ thỉ, tiếng trẻ con khóc…
HS nêu cảm nhận riêng. Nhìn chung thấy được giá trị và sức mạnh của sự sống, không gì có thể ngăn cản, sức sống mãnh liệt luôn luôn chiến thắng cái chết, sự hồi sinh khoẻ khoắn của thiên nhiên và con người đã đẩy lùi và xoá nhoà dần vết tích của sự hủy diệt, của chiến tranh….
+ Màu sắc:
+ hình ảnh:
+ âm thanh:
=> Cuộc sống vĩ đại đã trở lại rồi.
GV chốt lại phần này:
Ngòi bút vốn giàu tính thời sự của Nguyễn Khải đã tìm được men say khi bay lượn trên trang giấy ghi nhận chiến thắng ngạo nghễ và mãnh liệt của sự sống trước cái chết, của sự hồi sinh trước sức huỷ diệt nghiệt ngã của chiến tranh. Từ cái mũ sắt vứt lăn lóc, mấy chồi non bỡ ngỡ vươn lên. Từ mảnh đất hoang tàn còn đây đó mảnh bom hay vài đoạn xương người đã trỗi dậy cả một bãi lạc mênh mông, còn màu xanh lá lạc thì lặng lẽ âm thầm mà quyết liệt nhuộm thắm sức sống lên đất đai và làm xôn xao cuộc sống con người. Dường như càng trong lặng lẽ màu xanh càng run rẩy bao nhiêu sự măng tơ, bao nhiêu yêu thương và cả sự dũng cảm nữa. Thêm vào đó là mấy con ngỗng, là sợi khói thuốc xanh bay ngang khung rèm cửa, nhất là bóng dáng nặng nề của mấy chị phụ nữ có mang …những cái quá đỗi bình thường ở đây đã hoá phi thường, nó chứng tỏ rằng cái mầm sống thiêng liêng nhất đã được hoài thai. Đó cũng là sức sống diệu kỳ không chỉ của thiên nhiên mà sâu xa là của con người Việt Nam, buông tay súng là bắt tay vào xây dựng hoà bình. Dưới những bàn tay ấy, sự sống không chỉ hồi sinh mà ngay cả những phương tiện của chết chóc, của chiến tranh nay cũng hoá thân trong một nhiệm vụ thiêng liêng: phục vụ cho cuộc sống. Quả mìn nhảy đã tháo kíp làm quà cưới, quả đạn cối tiện đầu làm lọ hoa, ống khói thuốc mồi quả bom tấn dùng đựng giấy giá thú, giấy khai sinh, và cái võng trẻ em được tết bằng dây dù rất óng mượt. Không chỉ có một mùa lạc tốt tươi mọc lên từ đất mà còn có một mùa lạc nữa, một mùa vui mọc lên ngay giữa tâm hồn con người…
II. Cảm hứng hồi sinh kết đọng nhiều nhất ở nhân vật Đào.
? Số phận và tính cách của người phụ nữ gây nhiều ấn tượng ấy đã được nhà văn tập trung thể hiện ở mấy thời điểm?
+Trước khi lên nông trường
+Từ khi sống và làm việc trên nông trường Điện Biên.
Như vậy, Điện Biên chính là điểm tạo bước ngoặt số phận của nhân vật. Dựa vào SGK, hãy cho biết:
Trước khi lên nông trường Điện Biên, Đào là người phụ nữ có cuộc đời ra sao?
? Những bất hạnh của cuộc sống ấy đã tác động ra sao đến chị? ( Ngoại hình, tính nết?)
? So sánh với những nhân vật nữ chính …
Kiểm tra bài cũ (tiết 1)
? Tiết học hôm trước chúng ta đã chạm tới phần đời nào của chị Đào – nhân vật được xem là kết dọng nhiều nhất cảm hứng hồi sinh mà nhà văn Nguyễn Khải ấp ủ trong thiên truyện ngắn Mùa lạc? Qua nghệ thuật dẫn truyện rất có không khí– một đặc sắc của ngòi bút truyện ngắn Nguyễn Khải, em nhận xét gì về nhân vật của ông so với các nhân vật nữ chính trong văn học ?
HS phát hiện:
+ Quê Hưng Yên, nhà nghèo, lấy chồng sớm, chồng cờ bạc, nợ nần, bỏ đi đến khi về lại với nhau được đứa con thì chồng chết, mấy tháng sau đứa con lên sài đi bỏ chị một mình…
+ Đòn gánh trên vai, tối đâu là nhà ngã đâu là giường…bàn chân đi khắp mọi nơi không dừng lại buổi nào…
+ Ngoại hình: mái tóc óng mượt đỏ đi như chết, hàm răng phai không buồn nhuộm…
+ Tính nết: táo bạo và liều lĩnh, ghen tị với mọi người, hờn giận cho chính mình…
HS nhớ lại bài cũ, nhắc lại một số nét nổi bật, từ đó giáo viên chuyển vào bài mới, tiết 2.
1. Đào trước khi lên nông trường Điện Biên
+ Hoàn cảnh:nghèo, chồng chết, con chết, lam lũ…
=> bất hạnh chồng chất.
+ Tác động:
Ngoại hình:
Tính nết:
=> Cuộc sống nhiều thua thiệt tác động xấu về cả ngoại hình và tính cách của nhân vật.
Vào bài mới: Trong khi VH đương thời say mê ca ngợi những điển hình tiên tiến, những anh hùng, CSTĐ thì Nguyễn Khải lại lặng lẽ vạch một lối đi riêng: khám phá số phận con người, nhất là con người cá nhân bất hạnh. Đào là nhân vật tiêu biểu: 28 tuổi đã nếm đủ mọi nỗi truân chuyên của kiếp hồng nhan. Thậm chí, có lúc đã bị đẩy vào tình thế tưởng buông xuôi, tuyệt vọng.Cơn bão số phận đã để lại những vết tàn phá trên ngoại hình và tâm tính, thậm chí chính chị cũng chán chường và buồn giận mà vào hùa với số phận để huỷ hoại bản thân mình. So với những nhân vật nữ chính trong văn chương, Đào còn bất hạnh hơn ở chỗ khổ đau mà không nhan sắc, tức là chịu hai lần thua thiệt. Đào không có cái tuyệt tài tuyệt sắc của Thuý Kiều, cũng không có được cái xinh giòn mặn mà của chị Dậu hay vẻ duyên dáng mơn mởn của Mỵ – bông hoa ban tinh khiết của núi rừng Tây Bắc. Ngòi bút của Nguyễn Khải quả là táo bạo: xây dựng nhân vật chính diện mà cứ nhấn mãi, xoáy sâu mãi vào những nét thô kệch, những thua thiệt ít duyên dáng. Song có lẽ, cũng chính điều đó tạo nên sức hấp dẫn riêng: nhân vật của Nguyễn Khải có vẻ đời thường hơn, gần gũi hơn và điều đó cũng thể hiện sự quan tâm đáng quý của nhà văn đối với con người bé mọn, hẩm hiu trong đời sống. Nhà văn đã dám tước bỏ vẻ đẹp ngoại hình để hướng người đọc đến vẻ đẹp đích thực hơn: vẻ đẹp tính cách và tâm hồn. Những hạt ngọc lấp lánh ấy không dễ gì phát hiện, thậm chí có thể bị che khuất, vùi lấp nếu không có một hoàn cảnh, một tác động tích cực để nó được nâng niu, được toả sáng. Điều ấy có diễn ra ở nhân vật Đào, chúng ta sẽ…
? Trong dòng người đến với nông trường Điện Biên để xây dựng cuộc sống mới, Đào mang tâm lý ra sao? Tâm lý ấy cho biết điều gì về chị?
? Qua lời đối đáp của Đào với những câu đùa tinh quái của người khác, ta còn thấy được thái độ ra sao của chị với mọi người xung quanh?
+ Con chim bay mãi cũng mỏi cánh, con ngựa chạy mãi cũng chồn chân… quên hết những ngày đã qua còn những ngày sắp tới ra sao cũng không cần biết.
=> Chán chường và mệt mỏi tột cùng, muốn chôn vùi và lãng quên quá khứ đau buồn, bất cần đến tương lai mà chị cho rằng cũng chẳng hơn gì những ngày đang sống.
Thái độ sống khép mình, nhiều mặc cảm và tủi hờn, chua chát cho số phận hẩm hiu và cũng ăn miếng trả miếng, thủ thế trước mọi lời châm chích .
2. Sự chuyển biến số phận và tính cách của Đào trên nông trường Điện Biên.
a. Những buổi đầu của cuộc sống mới:
+ tâm lý:… mỏi cánh, …chồn chân…quên đi …không cần rõ
+ suy nghĩ: số kiếp …không thể tránh được
=> chán chường và bi quan, khép mình và mặc cảm…
? Nhưng, cũng không nên quên Đào là người phụ nữ đã từng hiểu “muốn chết nhưng đời còn dài nên phải sống”, suy nghĩ ấy bộc lộ sức sống âm thầm mà mạnh mẽ, tiềm ẩn ngay trong ngoại hình và lời ăn tiếng nói hằng ngày của chị. Em ấn tượng nhất với đặc điểm nào ở chị? (có thể bám vào đoạn văn mở đầu) Vì sao?
Trên khuôn mặt thiếu hoà hợp là đôi gò má nhọn hoắt, bướng bỉnh.
+ Hàm răng khểnh của người ưa đùa cợt
+ đôi mắt hẹp và dài đưa đi đưa lại loáng loáng…
+ ngôn ngữ: sắc sảo, vận dụng rất tài tình ca dao tục ngữ, ví von…
=> Tất cả toát lên một tính cách mạnh mẽ, quyết liệt, ẩn chứa sự thông minh và sức sống nội tại dồi dào. Chúng tạo cho gương mặt nhiều thiếu hụt của Đào nét duyên riêng, không thể trộn lẫn, gây ấn tượng mạnh đến mức “gặp một lần là nhớ mãi”. Gương mặt ấy, đôi mắt ấy, cái giọng nói đay đả véo von ấy không thể là của một con người chán sống, không còn tha thiết gì với cuộc sống.
b. Sự chuyển biến vượt lên số phận.
* Sức sống tiềm ẩn:
+ ngoại hình: đôi mắt, hàm răng, khuôn mặt…
+ lời ăn tiếng nói: sắc sảo…
=> Nét duyên, cá tính mạnh, ngầm ẩn sức sống.
Chị đã bộc lộ mình như thế nào trong sinh hoạt và lao động tập thể? (việc làm, lời nói)
? Chính trong những lúc vừa thành thật vừa quyết liệt ăn miếng trả miếng ấy cũng là lúc trong tâm hồn chị xuất hiện cảm xúc và ao ước gì?
? Trong tập thể có hờn giận song cũng không hiếm niềm vui ấy, Đào đã có được người bạn thân thiết là Huân. Tình bạn ấy có ý nghĩa ra sao đối với chị?
? Liệu có phải Đào nuôi hy vọng về một tình yêu mới, một hạnh phúc mới với Huân hay không?
* Trong sinh hoạt tập thể:
+ không bao giờ chịu thua kém ai: dù đã thở hổn hển vì mệt song chị vẫn nhún thêm mấy cái nữa trên bàn đạp máy tuốt rồi mới chịu bước ra.
+ Biệt tài trong sử dụng ca dao, tục ngữ, biến nó trở thành phương tiện ứng xử sắc sảo, lợi hại. Những câu ca, câu ví quen thuộc khi cất lên cửa miệng Đào bỗng đong đưa một sức sống mới. Chị biết thổi vào đấy những buồn vui riêng, giọng điệu riêng, lúc thì nhoi nhói tủi hờn mặc cảm: “Trâu quá xá, mạ quá thì…” lúc thì chao chát, chỏng lỏn, và cả sự thách thức nữa: “Huê thơm bán một đồng mười…”. Nhưng đằng sau cái ngoa ngôn lộng ngữ kia là biết bao nhiêu thổn thức, xót xa và cả khát vọng sống, là thái độ không chịu gục ngã trước số phận. Chính lối nói và cá tính ấy đã tạo nên cái duyên ngầm cho Đào khiến các buổi liên hoan tập thể, cứ hình dung nếu thiếu vắng Đào thì chắc sẽ nhạt nhẽo đi nhiều lắm.
+ Viết thơ gửi lên tờ báo tường của nông trường và bài thơ hay đến mức khiến cả nông trường ngâm nga học thuộc.
Muốn quên hết, ước ao mình trẻ lại, như không bao giờ có cuộc đời đã qua …là một người được quyền hưởng hạnh phúc như mọi người con gái khác.
+ Chị luôn chọn lao động cạnh Huân, đôi cánh tay cuồn cuộn những bắp thịt cháy nắng đỏ rực của anh khiến chị thấy bừng bừng thèm muốn một cảnh hạnh phúc gia đình…
+ hy vọng cuộc đời chưa tắt hẳn, …đầm ấm tươi sáng hơn lấp loé phía trước…
Là người phụ nữ từng trải và chín chắn, Đào thừa tỉnh táo để không có ảo tưởng về hạnh phúc với chàng trai trẻ đẹp nhất tổ đội sản xuất. Nhưng điều quan trọng là tình cảm nồng hậu và chân thành của người bạn trẻ, nhất là sức sống toả ra con người Huân - chàng trai lý tưởng cả về ngoại hình và tính cách - mới đủ sức duy trì và khơi lên ở chị khát vọng sống và ước ao hạnh phúc, đốt nóng lại viên than hồng bọc trong tro nguội kia. Hai chữ “bừng bừng” đặt giữa dòng văn thực sự đã ngun ngún lửa nóng và hơi ấm, thứ lửa tha thiết của hy vọng, tin yêu và khao khát con người.
* Với công việc lao động và sinh hoạt tập thể:
+ không chịu thua kém
+ ăn miếng trả miếng sắc nhọn.
+ làm báo tường.
=> không khí tập thể lôi cuốn, tạo ao ước được trẻ lại, quyền hưởng hạnh phúc…
*Với người bạn thân là Huân:
+ bừng bừng thèm muốn hạnh phúc gia đình.
+ hy vọng cuộc đời chưa tắt hẳn…
=> khao khát sống vẫn tồn tại và được dần nhen nhóm.
? Như vậy, cuộc sống lao động đem đến niềm vui và sự tự tin, tình bạn chân thành nuôi giữ và khơi lên hy vọng ở Đào thì đó cũng vẫn là một niềm hy vọng cần sự nâng đỡ, cần được cư trú vững bền trong tình yêu cụ thể - đó là tình cảm của ông trung đội trưởng già phụ trách lò gạch. Em hãy tìm đọc đoạn văn diễn tả tâm trạng Đào khi nhận được lá thư của ông Dịu.
+ Qua sự miêu tả của nhà văn em hãy nêu cảm nhận của mình về những biểu hiện tâm trạng tưởng chừng rất mâu thuẫn trong tâm hồn Đào?
? Vì sao khi mới nhận được lá thư chị lại giận dữ muốn vò nát nó.
? Nỗi giận dữ lắng dịu thay vào đó là những tình cảm, cảm xúc ra sao?
? Trong dòng suy nghĩ miên man, Đào còn nghĩ đến cách sẽ đối xử ra sao với đứa con riêng của người sẽ gọi là chồng. Tất cả đã làm nổi bật lên khía cạnh gì đáng quý trong tâm hồn Đào?
HS đọc, tìm các chi tiết quan trọng, đáng chú ý. 2 – 3 em nêu cảm nhận cá nhân.
GV chốt lại, bổ sung:
Tưởng đó lại là một trò đùa cợt ác ý của ai đó, mặc cảm thua thiệt khiến chị không dám tin vào hạnh phúc cầm tay.
êm đềm…vui sướng dào dạt…ngây ngất…muốn cười …mi mắt lại đầy nước.
Khát vọng yêu thương và nhất là được yêu thương và sống cho người khác, lo toan cho người khác, những người thân thiết là một khát vọng rất sâu sắc, mãnh liệt và rất tự nhiên, bản năng của người phụ nữ. Tình yêu và niềm hy vọng vào cuộc sống chỉ bị che giấu, vùi nén chứ chưa bao giờ mất đi.
* Nhận lá thư ngỏ ý của ông Dịu:
Bàng hoàng – giận dữ - vui sướng, ngây ngất – cười và khóc – hình dung tương lai…
=> Hạnh phúc lớn lao đến khó tin nhưng có thực được diễn tả chân thực, cảm động.
Lá thư tỏ tình mỏng manh có ai ngờ lại mang trong nó những chức năng kỳ diệu. Trước hết nó đã đánh thức vùng khát vọng ẩn kín trong tâm linh Đào. Nỗi niềm yêu đau đáu đã giúp chị vượt lên mặc cảm tủi hờn để mở lòng về phía hạnh phúc. Thoạt đầu, khi nhận lá thư, chị đã giận dữ tới mức tưởng có thể xé nát vụn ra bởi ngỡ nó như một lời giễu cợt. Nhưng khi gấp lá thư lại thì một cảm giác êm đềm lan nhanh như mạch nước ngọt rỉ thấm vào vào thớ đất khô cằn vì nắng hạn. Tâm hồn chị như cánh đồng ngày hạn, như mảnh đất còn nhức nhối vì thương tích số phận nay căng mở hết mình để cảm nhận sự ngọt ngào của yêu thương, run rảy đón cơn mưa mát lành của hạnh phúc . Niềm hạnh phúc mới mẻ khiến chị muốn cười to nhưng mắt lại đã mọng đầy nước, chỉ chực tràn ra. Đào đón nhận niềm hạnh phúc ấy không phải là người thiếu nữ trong tình yêu đầu đời mà với tâm trạng của người đàn bà từng trải nhiều bất hạnh, đã từng bị số phận tước đoạt tất cả nay được nghe lời nói yêu thương, được thấy người khác cần có mình, mình còn có ý nghĩa với cuộc đời của người khác. Cho nên những lời lẽ trong lá thư đã rung lên bên tai chị, trong tâm hồn chị khúc nhạc của yêu thương, của hạnh phúc gia đình muộn mằn mà chị đã mất đi hàng chục năm qua.
? Hồi chuông náo nức của hạnh phúc có thật ấy còn khiến Đào có sự thay đổi ra sao trong thái độ và suy nghĩ với mọi người quanh mình? Nó trả lại cho chị một bản tính, một tâm hồn như thế nào?
+ Bộc bạch tâm sự của mình cho Huân: cởi mở và tin cậy bạn bè.
+ Tiếng nói dịu đi như một hơi thở, rụt rè khác hẳn với lối sống sượng thường ngày…
+ Hát véo von, vui vẻ trong giờ nghỉ và cuộc liên hoan văn nghệ, sẵn sàng tha thứ cho mọi câu đùa tinh nghịch khác của mọi người.
+ tất cả đều đáng yêu, là anh em, là người làng, họ nhà gái cả…
=> Thân thiện và bao dung, tìm thấy được tình cảm yêu thương và sự ấm áp trong mối quan hệ tập thể…Bản tính đích thực của người phụ nữ: muốn được yêu thương và chia sẻ, muốn được hòa hợp và tin yêu.
* Tác động:
+ Tâm sự với Huân
+ hát véo von
+ Tha thứ mọi trò đừa nghịch…
=> cởi mở, thân thiện, yêu đời.
? Câu đối đáp dí dỏm “Về là về cửa về nhà…” và lời tâm sự chân thành, cảm động của Đào khi trò chuyện với Huân: “Chẳng ai ở vậy được suốt đời…em ở lại đây mãi với các anh” đã cho ta biết quyết định lớn lao nào của Đào? Quyết định ấy hứa hẹn điều gì cho cuộc sống sau này của người phụ nữ nhiều thua thiệt ấy?
Hai câu nói, có đùa vui cũng có chân thành đã cho ta biết Đào đi đến quyết định: chọn Điện Biên là quê hương thứ hai, là bến đỗ bình yên cho số phận truân chuyên, cay đắng của chị. Tức là sự chuyển biến âm thầm trong tâm hồn và tính cách tự bao giờ do những tác động tích cực của cuộc sống tập thể, với những mối quan hệ tốt đẹp đã khiến chị bừng ngộ ra một điều quan trọng: hạnh phúc vẫn còn đến với chị, cái hạnh phúc tuy muộn mằn nhưng quý giá chị không ngờ lại tìm được trên vùng đất tưởng chừng là nơi chôn vùi dĩ vãng đau thương và chuỗi ngày còn lại của đời mình.
+ Quyết định: ở lại mãi…
=> Gắn bó, tin yêu cuộc sống mới.
? Mở và khép lại truyện trọn vẹn trong một vụ thu hoạch lạc, song đã kịp khép lại quá khứ đắng cay và mở ra cho Đào cánh cửa của hạnh phúc mới. Theo em, đó là sự chuyển bién như thế nào?
? Vậy, những nguyên nhân cơ bản nào, sức mạnh nào đã đem đến sự chuyển biến đáng quý đó của nhân vật Đào? (khách quan hay chủ quan?)
+ Đó là sự chuyển biến tích cực và tất yếu, hợp với quy luật phát triển của xã hội mới. Tích cực ở chỗ Đào đã tìm được ý nghĩa cuộc sống của chị trên vùng đất mới, nơi mà chiến tranh vừa đi qua rất khốc liệt. Dù chưa hiện ra cụ thể một đám cưới nào song đã đem đến niềm tin tưởng vào tương lai tốt đẹp mà nhân vật nữ chính này nhất định sẽ có được và đáng được có.
+ Tất yếu ở chỗ: Nó diễn ra không đột ngột khó tin mà là cả một quá trình hoà nhập của cá nhân với tập thể, hợp với tính cách nhân vật…
+ Trước tiên là sức mạnh bên trong của nhân vật: nhiệt tình và khát vọng sống, cá tính mạnh mẽ và quyết liệt không chịu đầu hàng số phận.
+ Tiếp thêm sức mạnh cho nhân vật là sức mạnh của tình cảm tập thể, một tập thể với những mối quan hệ tốt đẹp của xã hội mới: thân thiện, cởi mở, nồng hậu, quan tâm và chia sẻ…
Tích cực và tất yếu:
+ Sức sống tự thân
+ Môi trường nhân ái.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết về nội dung tư tưởng và nghệ thuật:
? Đặt vào cảm hứng chung của tác phẩm, số phận của nhân vật Đào đã toát lên những thông điệp nhân văn nào mà nhà văn gửi gắm?
+ Biết cảm thông và yêu thương con người, đặc biệt là những người bé nhỏ, bất hạnh.
+ Muốn đem lại hạnh phúc cho con người phải tạo ra được môi trường sống giàu nhân tính như nông trường Điện Biên.
+ Con người cũng cần có bản lĩnh vượt lên bất hạnh, nhận lấy tấm lòng của mọi người xung quanh để tìm được ý nghĩa cuộc sống của mình.
1. Nội dung tư tưởng:
+ cảm thông và yêu thương…
+ Môi trường giàu nhân tính.
+ Bản lĩnh vượt lên số phận.
?Truyện còn hấp dẫn bởi nghệ thuật kể chuyện của nhà văn. Có thể điểm qua vài nét đặc sắc ấy?
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật có cá tính qua ngoại hình, tính cách, ngôn ngữ, nội tâm.
+ Ngôn ngữ kể chuyện rất linh hoạt, khi khách quan, khi nhập thân bằng giọng kể nửa trực tiếp, đặc biệt trữ tình và tự nhiên khi miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật …
+ Nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên và cảnh sinh hoạt khá sinh động, chân thực…
2. Nghệ thuật:
+ Xây dựng nhân vật.
+ Ngôn ngữ kể chuyện:
+ Nghệ thuật tả cảnh.
? Câu truyện đọng lại trong em ấn tượng gì sâu đậm nhất?
HS tự bộc lộ.
Gv bình: Trang cuối cùng của thiên truyện khép lại song nhà văn đã kịp thả vào không gian và tâm hồn người đọc một giai điệu dìu dặt ngọt ngào của bản “Tình ca Tây Bắc”, của tiếng cười nói xôn xao trong khu tập thể công nhân nông trường Điện Biên, những thanh âm cuộc sống ở cái thời kỳ lãng mạn của cả dân tộc. Từ cá thể một mình, cô độc và buồn tủi, Đào đã trở thành cá thể hoà đồng. Chị đã vượt qua chặng đường mất mát cá nhân để đến với niềm vui cuộc đời chung, từ chán nản đến tin yêu, từ bất hạnh đến hạnh phúc, từ thung lũng đau thương của số phận cá nhân đến cánh đồng vui của cuộc sống mới. Đào là điển hình sống động nhất và cũng thuyết phục nhất cho quy luật: đất đai hồi sinh thì con người cũng hồi sinh, cho triết lý sống rất tâm đắc của tác giả: “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ những hy sinh gian khổ; ở đời này không có con đường cùng…”. Bài học sự sống ấy không hiếm trong các trang văn Nguỹen Khải nhưng không rơi vào giáo điều, cao giọng mà trái lại, rất xúc động thấm nhập. Bởi lẽ, nó bao giờ cũng được chưng cất từ chính cuộc sống mặn mòi, từ những mảnh đời cay đắng mà nhà văn quan tâm, chia sẻ, khai thác. Điều khiến trang văn của Nguyễn Khải còn neo được vào tâm trí người đọc trên dòng chảy của thời gian là cảm hứng hồi sinh không rơi vào giọng điệu tụng ca dễ dãi mà nó bắt rễ vào những cảnh đời cụ thể, những số phận bất trắc, đắng cay, những niềm vui và cả những đau đớn đích thực của con người. Đó cũng là nét duyên riêng ngày một chín đằm của ngòi bút Nguyễn Khải.
Hoạt động : Dặn dò về nhà:
* Bên cạnh nhân vật Đào, Huân cũng là một nhân vật nhận được nhiều trìu mến của nhà văn. Em hãy thử viết một bài văn ngắn nói lên cảm nhận của em về nhân vật này để hiểu sâu hơn triét lý sống Nguyễn Khải muốn khẳng định.
* Nắm được những biểu hiện của cảm hứng chủ đạo trong truyện ngắn, đặc biệt là diễn biến số phận và tính cách nhân vật Đào.
File đính kèm:
- mua lac.doc