Tiết 10 - Bài 12 : Thường thức mĩ thuật
MỘT SỐ CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU
CỦA MĨ THUẬT THỜI LÝ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: HS hiểu biết thêm về nghệ thuật, đặc biệt là MT thời Lý
2. Kĩ năng: HS nhận thức đầy đủ hơn vẻ đẹp của một số công trình, sản phẩm của MT thời Lý thông qua đặc điểm và hình thức nghệ thuật.
3. Thái độ: HS biết trân trọng và yêu quý nghệ thuật thời Lý nói riêng và nghệ thuật dân tộc nói chung.
II. Chuẩn bị của gv và hs
1. Tài kiệu tham khảo
- Phạm Thị Chỉnh - Lịch sử mĩ thuật VN
2. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên:
+ Bộ tranh ĐDDH 6
+ Phiếu câu hỏi
4 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3297 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật 6 tiết 10: Thường thức mĩ thuật một số công trình tiêu biểu của mĩ thuật thời Lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng: 6A:
6B:
Tiết 10 - bài 12 : Thường thức mĩ thuật
Một số công trình tiêu biểu
của mĩ thuật thời lý
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: HS hiểu biết thêm về nghệ thuật, đặc biệt là MT thời Lý
2. Kĩ năng: HS nhận thức đầy đủ hơn vẻ đẹp của một số công trình, sản phẩm của MT thời Lý thông qua đặc điểm và hình thức nghệ thuật.
3. Thái độ: HS biết trân trọng và yêu quý nghệ thuật thời Lý nói riêng và nghệ thuật dân tộc nói chung.
II. Chuẩn bị của gv và hs
1. Tài kiệu tham khảo
- Phạm Thị Chỉnh - Lịch sử mĩ thuật VN
2. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên:
+ Bộ tranh ĐDDH 6
+ Phiếu câu hỏi
- Học sinh:
Vở ghi, bút dạ, bảng theo nhóm.
3. Phương pháp dạy học
- Phương pháp trực quan, vấn đáp
- Phương pháp thuyết trình, luyện tập
- Phương pháp thảo luận nhóm
4. Kĩ thuật dạy học
Kĩ thuật động não
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức.(1p):
2. Kiểm tra (3p)
? Nêu nhưũng hiểu biết của em về kinh thành Thăng Long ?
TL: Kinh thành Thăng Long là một quần thể kiến trúc gồm 2 lớp : bên trong là Hoàng Thành, bên ngoài là Kinh Thành
+ Hoàng Thành: có nhiều cung điện tráng lệ, là nơI ở và làm việc của vua và hoàng tộc.
+ Kinh thành: Là nơi ở và sinh hoạt của các tầng lớp dân cư ttrong xh.
3. Bài mới
* giới thiệu bài(1’): Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu sơ lược về mĩ thuật thời Lý, hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu về MT thời kì này thông qua mọt số công trình mĩ thuật tiêu biểu.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung - Minh hoạ
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu về các công trình kiến trúc, điêu khắc, nghệ thuật trang trí và gốm thời Lý.(8’)
+ GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 6 trong 5 phút. Mỗi nhóm thảo luận một nội dung câu hỏi sau:
* Nhóm 1:
H: Em hãy kể một vài nét về chùa Một Cột?
* Nhóm 2:
H: Em hãy kể một vài nét về tượng A-di- đà?
* Nhóm 3:
H: Con Rồng thời Lý có những nét độc đáo nào?
* Nhóm 4:
H: Đặc điểm của gốm thời Lý?
+ GV yêu cầu HS trình bày câu trả lời ra bảng phụ(5p)
HĐ2: Tìm hiểu về các công trình kiến trúc, điêu khắc, nghệ thuật trang trí và gốm.(27’)
+ GV mời đại diện nhóm lên trình bày
+ GV gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung
+ GV nhận xét, uốn nắn
+ GV trình bày, diễn giải kết hợp với ĐDDH và hình ảnh trong SGK.
+ HS chú ý lắng nghe và ghi chép
+ GV nêu ý nghĩa của hình dáng ngôi chùa: Xuất phát từ ước mơ mong muốn có hoàng tử nối nghiệp....
+ HS chú ý lắng nghe
+ GV phân tích giá trị nghệ thuật
H: Toàn bộ chùa có kết cấu gì?
+ HS hoạt động cá nhân, trả lời
+ GV nhận xét, uốn nắn
H: Bố cục chung được sắp xếp ra sao?
+ HS hoạt động cá nhân, trả lời
+ GV nhận xét, uốn nắn
+ GV kết luận:
+ GV mời đại diện nhóm lên trình bày
+ GV gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung
+ GV nhận xét, kết luận
+ GV phân tích rõ phần tượng và phần bệ cho HS hiểu( GV chú ý tới nghệ thuật tạc tượng tuyệt vời của các nghệ nhân)
+ HS chú ý lắng nghe
+ GV mời đại diện nhóm lên trình bày
+ GV gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung
+ GV nhận xét, kết luận
+ GV mời đại diện nhóm lên trình bày
+ GV gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung
+ GV nhận xét, kết luận:
+ HS nghe và ghi chép
I. Kiến trúc
* Chùa Một Cột( Chùa Diên Hựu)
- Chùa được xây dựng năm 1049
- Vị trí: nằm ở thủ đô Hà Nội, đã được trùng tu nhiều lần vẫn giữ nguyên kiến trúc ban đầu.
- Giá trị nghệ thuật
+ Toàn bộ chùa có kết cấu hình vuông, mỗi chiều rộng 3m đặt trên cột đá lớn.
+ Chùa giống như một đoá sen nở trên cột đá
+ Xung quanh hồ là lan can và hành lang tường có vẽ tranh
+ Bố cục chung quy tụ về điểm trung tâm.
II. Điêu khắc và gốm
1. Điêu khắc
* Tượng A- di- đà( Chùa Phật Tích- Bắc Ninh)
- Pho tượng được tạc từ khối đá nguyên xanh xám.
- Pho tượng chia làm 2 phần: Phần tượng và phần bệ đá toà sen.
- Cách sắp xếp bố cục chung hài hoà cân đối, tạo được tỉ lệ cân xứng
- Tượng tuy phải tuân theo quy ước của phật giáo nhưng không gò bó.
- Pho tượng là hình mẫu của một cô gái với vẻ đẹp trong sáng, lặng lẽ lắng đọng và đầy nữ tính.
* Con Rồng thời Lý
- Rồng là hình ảnh tượng trưng cho quyền lực của vua chúa.
- Nét độc đáo:
+ Dáng dấp hiền hoà, mềm mại, không có cặo sừng trên đầu và luốn có hình chữ S
+ Thân Rồng khá dài, tròn lẳn, uốn khúc mềm mại, thon nhỏ.
+ Mọi chi tiết đều phụ hoạ theo kiểu “thắt túi”
2. Gốm
- Xương gốm mỏng nhẹ, chịu được nhiệt độ lửa cao, nét khắc chìm phủ men đều, bóng mịn và có độ trong sâu.
- Dáng nhẹ nhõm, thanh thoát, trau chuốt, mang vẻ đẹp trang trọng, quý phái.
4. Củng cố đánh giá kết quả học tập của HS (4’)
- GV đặt một số câu hỏi củng cố kiến thức cho học sinh.
H: Chùa một cột thuộc loại hình nghệ thuật gì? em hãy kể vài nét về chùa Một Cột?
H: Em còn biết thêm công trình mĩ thuật nào của thời Lý?
5. Bài tập về nhà (1’)
- Xem lại những hình ảnh minh hoạ trong SGK và học bài theo nội dung ghi vở, trả lời câu hỏi trong SGK
- Đọc trước bài sau: Bài 10: Màu sắc
File đính kèm:
- tiet 10 bai 12.doc