Giáo án Mỹ thuật 6 tiết 15: Vẽ trang trí trang trí đường diềm

Tiết 15 - Bài 14: Vẽ trang trí

 TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: HS hiểu cái đẹp của trang trí đường diềm và ứng dụng của đường diềm vào đời sống.

2. Kĩ năng: HS biết cách trang trí đường diềm theo trình tự và vẽ màu theo hoà sắc nóng, lạnh

3. Thái độ: HS vẽ và tô màu được một đường diềm theo ý thích

II. Chuẩn bị của gv và hs

1. Tài liệu tham khảo

2. Đồ dùng dạy học

- Giáo viên:

+ Minh hoạ cách vẽ đường diềm

+ Một số bài vẽ đường diềm có hình, mảng, hoạ tiết và tô màu đẹp

- Học sinh:

 Vở ghi, giấy A4, bút chì, màu

 

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4742 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật 6 tiết 15: Vẽ trang trí trang trí đường diềm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy: 6A: 6B: Tiết 15 - Bài 14: Vẽ trang trí Trang trí đường diềm I. Mục tiêu 1. Kiến thức: HS hiểu cái đẹp của trang trí đường diềm và ứng dụng của đường diềm vào đời sống. 2. Kĩ năng: HS biết cách trang trí đường diềm theo trình tự và vẽ màu theo hoà sắc nóng, lạnh 3. Thái độ: HS vẽ và tô màu được một đường diềm theo ý thích II. Chuẩn bị của gv và hs 1. Tài liệu tham khảo 2. Đồ dùng dạy học - Giáo viên: + Minh hoạ cách vẽ đường diềm + Một số bài vẽ đường diềm có hình, mảng, hoạ tiết và tô màu đẹp - Học sinh: Vở ghi, giấy A4, bút chì, màu 3. Phương pháp dạy học - Phương pháp trực quan, vấn đáp - Phương pháp thảo luận nhóm 4. Kĩ thuật dạy học - Kĩ thuật động não III. Các hoạt động dạy - học 1. ổn định tổ chức.(1p): 2. Kiểm tra (3p) - GV trả bài kiểm tra 1 tiết cho HS 3. Bài mới * giới thiệu bài(1’): GV giới thiệu bài trực tiếp Hoạt động của gv và hs Nội dung và minh họa *Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tự hình thành kiến thức (25’) I. HD quan sát, nhận xét (15’) - GV cho HS xem các ĐDDH đã chuẩn bị trước và gợi ý cho HS thấy rằng đường diềm làm đẹp cho đồ vật ? Đường diềm có tác dụng gì trong đời sống con người ? - HS: làm cho đồ vật thêm đẹp hấp dẫn. ? Em thường thấy trang trí đường diềm có ở những đồ vật nào ? - HS: Đường diềm ở bát, đĩa, giấy khen, khăn, áo, đường diềm trang trí bích báo, trang trí nhà cửa, trang trí y phục, đồ gốm .. ? Đặc điểm của trang trí đường diềm ? - GV cho HS xem một số bài trang trí đường diềm áp dụng các nguyên tắc nhắc lại, xen kẽ II. Hướng dẫn HS cách trang trí (10’) + GV yêu cầu hs thảo luận trong 3 phút ? nêu cách trang trí đường diềm ? + Đại diện hs trả lời + GV nhận xét, kết luận. + GV treo trực quan, hướng dẫn hs cách trang trí đường diềm: - GV lưu ý hs: + Có thể vẽ hoạ tiết rồi can cho đều + Cho HS xem đường diềm có hoà sắc nóng và hoà sắc lạnh + Cho HS xem đường diềm có hoà sắc phối hợp màu nóng và lạnh => Chú ý cách tô màu nền để làm nổi bật hoạ tiết trang trí *Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thực hành(20’) - GV nêu yêu cầu - GV góp ý HS cách vẽ hoạ tiết và tô màu - HS vẽ bài cá nhân. - GV bao quát chung nhắc nhở hs làm bài và gợi ý cách làm cụ thể cho những em còn lúng túng. - Khi vẽ xong hoạ tiết, chọn màu vẽ vào hoạ tiết (chú ý vẽ màu nền) * Dành cho HSKT: GV yêu cầu HSKT vẽ bài như những HS khác nhưng khi đánh giá thì ở mức độ thấp hơn I. Quan sát nhận xét. * Hoạ tiết sắp xếp: + Nhắc lại hoạ tiết theo chiều dài, chiều cong, theo chu vi. Hoạ tiết cần vẽ bằng nhau, cách đều nhau + Xen kẽ các hoạ tiết khác nhau làm cho đường diềm không đơn điệu, nhàm chán + Các hoạ tiết giống nhau tô cùng màu và độ đậm nhạt II.Cách trang trí - Kẻ hai đường song song bằng nhau - Chia khoảng cách cho đều - Vẽ hoạ tiết vào những ô đã chia sao cho cân đối - Chú ý : vẽ hoạ tiết vào các ô có nhiều cách: Cách 1: Hoạ tiết xen kẽ Cách 2: Hoạ tiết xen kẽ đảo ngược chiều. - Tô màu vào đường diềm : III. Thực hành - Trang trí đường diềm 20 x 4cm - Chia ô theo chiều dài (mỗi phần 4cm) - HS vẽ hoạ tiết xen kẽ. 4. Củng cố đánh giá kết quả học tập của hs.(4’) - GV thu một số bài vẽ của hs treo lên bảng, gợi ý hs nhận xét về : + Bố cục + Họa tiết + Màu sắc. - HS nhận xét và tự xếp loại theo ý mình, gv nhận xét chung và kết luận cho điểm một số bài. 5. Bài tập về nhà (1’) - Hoàn thành bài vẽ nếu ở lớp chưa xong ( có thể vẽ bài khác ). - Chuẩn bị bài sau: đọc trước bài 15 “Mẫu có dạng hình trụ và hình cầu” - Chuẩn bị mẫu vẽ, giấy A4, thước kẻ, màu vẽ, bút chì.

File đính kèm:

  • docmt6-tiet 15-b14.doc