Giáo án Mỹ thuật 6 tiết 3: Vẽ theo mẫu. Sơ lược về luật xa gần

Tiết 3 - bài 3 : Vẽ theo mẫu.

SƠ LƯỢC VỀ LUẬT XA GẦN

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức: hs trình bày được những điểm cơ bản của luật xa gần, ứng dụng vào làm bài tập.

2. Kĩ năng: hs biết vận dụng luật xa gần để quan sát mọi vật và ứng dụng vào bài vẽ theo mẫu, vẽ tranh.

3.Thái độ : HS yêu thích vẽ theo mẫu thích làm đẹp cho cuộc sống.

II. Chuẩn bị của gv và hs

1. Tài liệu tham khảo

- Luật xa gần

2. Đồ dùng học tập

- Giáo viên:

+ Hình minh họa về luật xa gần( ĐDDH MT6).

+ Tranh vẽ theo luật xa gần.

+ Một vài đồ vật: hình lập phương, hình hộp

- Học sinh:

+ SGK, vở ghi.

3.Phương pháp dạy học

- Phương pháp trực quan, vấn đáp, nêu vấn đề.

4. Kĩ thuật dạy học

- KT động não

 

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3850 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật 6 tiết 3: Vẽ theo mẫu. Sơ lược về luật xa gần, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày giảng: 6A: 6B: Tiết 3 - bài 3 : Vẽ theo mẫu. SƠ Lược về luật xa gần I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: hs trình bày được những điểm cơ bản của luật xa gần, ứng dụng vào làm bài tập. 2. Kĩ năng: hs biết vận dụng luật xa gần để quan sát mọi vật và ứng dụng vào bài vẽ theo mẫu, vẽ tranh. 3.Thái độ : HS yêu thích vẽ theo mẫu thích làm đẹp cho cuộc sống. II. Chuẩn bị của gv và hs 1. Tài liệu tham khảo - Luật xa gần 2. Đồ dùng học tập - Giáo viên: + Hình minh họa về luật xa gần( ĐDDH MT6). + Tranh vẽ theo luật xa gần. + Một vài đồ vật: hình lập phương, hình hộp… - Học sinh: + SGK, vở ghi. 3.Phương pháp dạy học - Phương pháp trực quan, vấn đáp, nêu vấn đề. 4. Kĩ thuật dạy học - KT động não III.Các hoạt động dạy hoc 1. ổn định tổ chức. (1p) Sĩ số: 6A: 6B : 2. Kiểm tra (3p) (?)Nêu những nét đặc sắc trong nghệ thuật trang trí của trống đồng Đông Sơn ? TL: Trống đồng Đông Sơn được coi là đẹp nhất trong các trống đồng được tìm thấy ở Việt Nam. + Trống đồng Đông Sơn đẹp về tạo dáng và được tôn thêm bởi nghệ thuật trạm khăc trang trí tinh xảo. + Hình ảnh về cuộc sống của con người như trai gái giã gạo, múa hát, các chiến binh trên thuyền được diễn tả sống động. 3.Bài mới. * Giới thiệu bài: Làm thế nào để thể hiện vật ở trước, ở sau, gần hay xa trong một bức tranh? Ta cùng tìm hiểu qua bài ngày hôm nay. Hoạt động của gv và hs Nội dung *HĐ1: HDHS tự hình thành kiến thức(25p) I. quan sát,nhận xét (10’) - GV đưa ra vài đồ vật cùng loại, cùng kích thước đặt ở vị trí khác nhau. H : Em hãy nhận xét về kích thước của những đồ vật trên? H: Hãy quan sát hình lập phương và cho biết vì sao mặt của hình lập phương khi là hình vuông, khi lại là hình bình hành? - HS nhận xét. - GV yêu cầu hs quan sát trên ĐDDH mĩ thuật 6: H: em có nhận xét gì về hình của hàng cột và hình của đường ray tàu hỏa ? + HS : càng về phía xa hàng cột càng thấp dần, mờ dần, khoảng cách 2 đường ray tàu hỏa càng thu hẹp. H: hình các bức tượng ở gần khác với hình các bức tượng ở xa ntn? + HS: tượng ở gần to, cao hơn - GV kết luận: Mọi vật luôn thay đổi hình dáng khi ta nhìn nó ở các góc độ( vị trí ) khác nhau, trừ hình cầu nhìn ở góc độ nào cũng luôn tròn. II. Những điểm cơ bản của luật xa gần.(15p) + GV yêu cầu hs đọc nhanh thông tin trong SGK, quan sát tranh và hình trong sgk/ tr 80. H: Các hình này có đường nằm ngang không? Vị trí của các đường nằm ngang ntn ? + HS suy nghĩ, trả lời. H: Thế nào là đường tầm mắt ? + HS trả lời. + GV đặt hình hộp ở các vị trí khác nhau yêu cầu hs quan sát, nhận xét và tìm ra: Vị trí của đường tầm mắt: có thể cao thấp so với mẫu. Sự thay đổi hình dáng của hình vuông, hình tròn. + GV kết luận: khi vẽ theo mẫu, các em xác định đường tầm mắt để vẽ hình cho đúng. + GV yêu cầu hs quan sát sgk / tr 81 để thấy được: các đường song song với mặt đất ( cạnh hình hộp, tường nhà) hướng về chiều sâu thì càng xa càng thu hẹp và cuối cùng tụ lại một điểm trên đường tầm mắt. - GV kết luận: khi vẽ tranh hay vẽ theo mẫu cần chú ý đến đường tầm mắt và điểm tụ để bài vẽ tốt hơn. *HĐ2: HDHS thực hành. (10’) - GV nêu yêu cầu hs nhìn tranh xác định điểm tụ và đường tầm mắt. - GV gọi 2,3 hs xác định. - HS khác nhận xét - GV nhận xét, kết luận. I. Quan sát ,nhận xét. - Vật cùng loại, có cùng kích thước khi nhìn theo xa gần ta sẽ thấy: + ở gần hình to, cao, rộng và rõ hơn. + ở xa hình nhỏ, thấp, hẹp và mờ hơn. + Vật ở phía trước che vật ở phía sau. -> Khi vẽ ta cần chú ý những đặc điểm trên để bài vẽ có gần có xa chính xác hơn. II. Đường tầm mắt và điểm tụ. 1. Đường tầm mắt (hay đường chân trời). - Đường tầm mắt là một đường thẳng nằm ngang với tầm mắt người nhìn, phân chia mặt đất với bầu trời. - Vị trí của đường tầm mắt có thể thay đổi phụ thuộc vào vị trí của người nhìn cảnh. 2. Điểm tụ. - Điểm tụ là điểm gặp nhau của các đường song song hướng về phía đường tầm mắt gọi là điểm tụ. III. Thực hành. - Em hãy xác định đường tầm mắt và điểm tụ trong những bức tranh trên. 4. Củng cố, đánh giá kết quả học tập của hs.(3p) - GV tóm tắt lại nội dung bài học. H: thế nào là đường tầm mắt và điểm tụ ? 5. Bài tập về nhà (1p) - Vẽ hình hộp chữ nhật theo luật xa gần, tìm đường tầm mắt và điểm tụ ở hình vừa vẽ ? - Chuẩn bị bài sau: đọc trước bài 4 và bài 7: Vẽ theo mẫu. - Chuẩn bị mẫu: cái ca, chai, lọ, mẫu dạng hình hộp và hình cầu

File đính kèm:

  • docmt 6 tiet 3.doc
Giáo án liên quan