I/ MỤC TIÊU:
Học xong bài này HS phải nắm được các nội dung sau
1. Kiến thức:
- Biết được một số vật liệu thường dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà
- Biết cấu tạo của dây dẫn điện, dây cáp điện, vật liệu cách điện.
2. Kỹ năng:
- Phân loại được các loại dây dẫn điện, dây cáp điện, vật liệu cách điện.
- Biết các sử dụng dây dẫn điện, dây cáp điện, vật liệu dẫn điện thường dùng trong lắp đặt mạch điện.
3. Thái độ:
Thích tìm hiểu về các loại vật liệu dùng trong lắp đặt mạng điện.
II/ CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của thầy:
- Bộ bảng mẫu các loại dây dẫn điện.
- Tranh vẽ phóng to hình 2.1
- Bảng mẫu dây cáp điện, Puli sứ, ống luồn dây
- Tranh vẽ phóng to hình 2.2
2. Chuẩn bị của trò:
- Các mẩu dây dẫn điện, dây cáp điện
- Phiếu học tập
III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Tổ chức ổn định lớp:
kiểm tra sĩ số và nhắc nhở ý thức học tập của HS.
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: 1- Em hãy nêu vai trò của nghề điện DD đối với đời sống và trong SX.
2- Hãy cho biết để trở thành một người thợ điện DD người lao động cần phải có những yêu cầu nào?
38 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 391 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án nghề Công nghệ Lớp 9 - Phần: Điện dân dụng - Bài 1-6 - Nguyễn Đình Tuấn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Giáo án môn công nghệ 9
Thành Vinh
Ngày soạn: 16/08/2009
Tiết thứ: 01 theo PPCT
Bài 1: Giới thiệu nghề điện dân dụng
I/ Mục tiêu:
Học xong bài này HS phải nắm được các nội dung sau
1. Kiến thức:
- Biết được vai trò và vị trí của nghề điện dân dụng đối với sản xuất và đời sống.
- Biết được hoạ đồ nghề của nghề điện dân dụng và những yêu cầu của người lao động đối với nghề điện dân dụng.
2. Kỹ năng:
- Biết được các biện pháp an toàn lao động và yêu cầu của nghề điện dân dụng.
3. Thái độ:
Yêu thích nghề điện dân dụng, thích tìm hiểu nghề.
II/ Chuẩn bị thiết bị và đồ dùng
- Bản mô tả nghề điện dân dụng.
- Tranh vẽ về nghề điện dân dụng.
- Các bài hát về nghề điện dân dụng.
III/ Tiến trình bài dạy
1. Tổ chức ổn định lớp:
Kiểm tra sĩ số lớp và nhắc nhở ý thức học tập của HS
2. Nghiên cứu kiến thức mới:
Hoạt động 1: Đặt vấn đề
Như chúng ta đã biết điện năng có một vai trò rất lớn đối với đời sống và sản xuất. Đối với nước ta hiện nay thì tỉ lệ người dân được sử dụng điện trong sinh hoạt ngày càng nhiều. Song song với nó là sự phát triển của nghề điện dân dụng, ở nơi đu có điện lưới thì nơi đó cần có nghề điện dân dụng. Vậy nghề điện dân dụng là gì? nó có vai trò gì trong sản xuất và đời sống?
Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò vị trí của nghề điện dân dụng
đối với đời sống và sản xuất
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- ở địa phương và gia đình em khi cần lắp mạch điện trong gia đình thì cần đến ai?
- Em hãy kể tên một số công việc mà ngườig thợ điện thường làm.
Vậy ở bất kỳ nơi nào có điện cũng cần phải có người thợ điện DD
- Cần đến người thợ điện
- Lắp đặt, sửa chữa mạch điện
- Lắp đặt các TBĐ, sửa chữa đồ dùng điện..
Nghề điện dân dụng góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước
Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm và yêu cầu của nghề điện dân dụng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
-Em hãy cho biết người thợ điện thường làm việc với những đối thượng nào?
Thảo luận nhóm và sắp xếp các nghề sao cho đúng với chuyên ngành nghề ĐDD
- Công việc của người thợ điện được làm việc trong môi trường như thế nào?
- Điều kiện làm việc của người thợ
ĐDD rất đa dạng và đặc biệt là rất nguy hiểm do phải tiếp xúc với khu vực có điện áp cao.
Em hãy cho biết để làm được nghề điện DD người lao động cần phải có những yêu cầu gì?
Đối với sức khoẻ cần phải không bị mắc bệnh về tim mạch vì nếu bị mắc bệnh này mà trong quá trình làm việc không may bị chạm và nơi có điện áp cao sẽ dễ gây phát bệnh rất nguy hiểm.
Với xu hướng phát triển của xã hội hiện nay, theo em nghề điện dân dụng có triển vọng như thế nào?
Em hãy cho biết hiện nay có những trường, cơ sở nào đào tạo nghề điện dân dụng.
- Sau khi học nghề thì nghề điện DD sẽ làm việc ở đâu?
1.Đối tượng lao động của nghề:
HS: Thảo luận nhóm
- Làm việc với các thiết bị đống cắt, nguồn điện dưới 380V, thiết bị đo lường, các loại đồ dùng điện.
2. Nội dung của nghề điện dân dụng
Lắp đạt mạng điện SX và SH
Lắp đặt TB và Đ D điện
Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa
1,3
2,5
4,6
3. Điều kiện làm việc của nghề Đ DD:
Thảo luận nhóm và hoàn thành vào phiếu học tập
- Làm việc ngoài trời.
- Thường xuyên phải lưu động.
- Làm việc trong nhà.
- Nguy hiểm.
- Làm việc trên cao.
4. Yêu cầu của nghề điện Đ với người lao động.
- Về kiến thức: Có trình độ văn hoá (hết THCS), hiểu biết những kiến thức cơ bản về KT điện, nguyên lý,cấu tạo của các TBĐ.
- Về kỹ năng: Có các kỹ năng cơ bản như đo lường,sử dụng, bảo dưỡng
- Về thái độ: Có lòng yêu nghề, có tính kiên trì, thận trọng và chíng xác.
- Về sức khoẻ: Có sức khoẻ tốt, không mắc bệnh tim mạch.
5. Triển vọng của nghề.
- Luôn gắn liền với sự nghiệp CNH – HĐH của đất nước
- Có xu hướng phát triển mở rộng và bền vững.
6. Những nơi đào tạo nghề:
- Các trường dạy nghề trên toàn quốc.
- Các TTGDHN – KTTH.
- Các trung tâm đào tạo nghề.
7. Những hoạt động của nghề:
- Trong các công ty, xí nghiệp
- Những nơi có hệ thống điện lưới mạng điện sinh hoạt
IV/ Tổng kết đánh giá nhận xét:
1.Tổng kết bài:
- Nghề điện dân dụng có vai trò và vị trí rất quan trọng đối với sản xuất và sinh hoạt. vì hầu hết các hoạt động SX đều sử dụng điện năng.
- Đặc điểm và yêu cầu của nghề điện dân dụng.
Hãy quan sát bản mô tả hoạ đồ nghề của nghề điện DD và cho biết em có thể làm nghề diện DD được hay không?
Nghề điện dân dụng
Nơi hoạt động nghề
Nơi đào tạo nghề
Các yêu cầu của nghề
Điều kiện lao động
Nội dung lao động
Đối tượng lao động
2. Nhận xét buổi học:
- Tinh thần chuẩn bị nội dung bài.
- Tinh thần học tập, ý thức xây dựng bài.
- khả năng tiếp thu kiến thức.
3. Giao bài tập về nhà:
- Trả lời các câu hỏi trong SGK
- Chuẩn bị cho bài sau: Mỗi HS chuẩn bị 1 mẫu dây dẫn điện.
Trường THCS Giáo án môn công nghệ 9
Thành Vinh
Ngày soạn: 17/08/2009
Tiết thứ: 02 theo PPCT
Bài 2: vật liệu dẫn điện dùng trong lắp đặt
mạng điện trong nhà
I/ Mục tiêu:
Học xong bài này HS phải nắm được các nội dung sau
1. Kiến thức:
- Biết được một số vật liệu thường dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà
- Biết cấu tạo của dây dẫn điện, dây cáp điện, vật liệu cách điện.
2. Kỹ năng:
- Phân loại được các loại dây dẫn điện, dây cáp điện, vật liệu cách điện.
- Biết các sử dụng dây dẫn điện, dây cáp điện, vật liệu dẫn điện thường dùng trong lắp đặt mạch điện.
3. Thái độ:
Thích tìm hiểu về các loại vật liệu dùng trong lắp đặt mạng điện.
II/ Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của thầy:
- Bộ bảng mẫu các loại dây dẫn điện.
- Tranh vẽ phóng to hình 2.1
- Bảng mẫu dây cáp điện, Puli sứ, ống luồn dây
- Tranh vẽ phóng to hình 2.2
2. Chuẩn bị của trò:
- Các mẩu dây dẫn điện, dây cáp điện
- Phiếu học tập
III/ Tiến trình bài dạy
1. Tổ chức ổn định lớp:
kiểm tra sĩ số và nhắc nhở ý thức học tập của HS.
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: 1- Em hãy nêu vai trò của nghề điện DD đối với đời sống và trong SX.
2- Hãy cho biết để trở thành một người thợ điện DD người lao động cần phải có những yêu cầu nào?
3. Nghiên cứu kiến thức mới
Hoạt động 1: Đặt vấn đề
ở lớp 8 chúng ta đã được tìm hiểu về vật liệu kỹ thuật điện gồm có: Vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện, và vật liệu bán dẫn vậy các vật liệu đó được sử dụng trong lắp đặt trong mạng điện trong nhà như thế nào?
Hiện nay ở trong gia đình các em việc sử dụng dây dẫn điện đúng yêu cầu kỹ thuật hay chưa chúng ta sẽ tìm hiểu rõ trong hai tiết của bài này.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 2: Tìm hiểu dây dẫn điện
Hãy quan sát hình 2 và bộ mẫu dây dẫn điện và điền thông tin vào phiếu học tập theo mẫu trong SGK
Hãy điền những từ thích hợp vào chỗ trống
- Hãy quan sát hình và vật mẫu cho biết các loại dây dẫn theo sự phân loại trên.
Đối với mạng điện trong nhà thường sử dụng loại dây dẫn nào?
I.Dây dẫn điện
1.Phân loại dây dẫn điện
HS hoạt động nhóm và hoàn thành
Dây dẫn trần
Dây dẫn bọc cách điện
Dây dẫn lõi nhiều sơi
Dây dẫn lõi 1 sợi
0
a,b,c,d
b,c,d
a
Có nhiều loại dây dẫn điện
Dựa và vỏ bọc dây dần chia thành dây dẫn trần và dây dẫn có vỏ bọc cách điện.
Dựa và số sợi và số lõi có dây dẫn lõi 1 sợi và dây dẫn lõi nhiều sợi, dây dẫn 1 lõi và dây dẫn nhiều lõi
HS quan sát và trả lời
Thường sử dụng dây dẫn có vỏ bọc cách điện
? Dây dẫn có vỏ bọc cách điện có cấu tạo như thế nào? Hãy quan sát mẫu dâu dẫn và tranh vẽ và trả lời.
? Lõi dây dẫn điện thường làm bằng vật liệu gì?
Lõi dây dẫn điện được kéo thành sợi liên tục, có độ dẻo và bền kéo cao.
? Vỏ dây dẫn điện được làm bằng vật liệu gì?
? Tại sao vỏ dây dẫn điện thường có màu sắc khác nhau.
2. Cấu tạo dây dẫn điện
- Có 2 phần chính: phần vỏ cách điện và phần lõi dẫn điện.
Lõi dây
lõi dây dẫn điện thường được làm bằng Cu và Al
Vỏ cách điện
Vỏ được làm bằng mhựa PVC có độ dẻo cao và trống được sự tác động của thời tiết.
Để phân biệt dây pho hay dây trung tính khi lắp đặt mạch điện.
Khi sử dụng dây dẫn điện để lắp đặt mạch điện khônng được tuỳ tiện sử dụng mà cần phải tuân theo quy tắc nhất định.
ở gia đỉnh em thường sử dụng loại dây dẫn điện nào để lắp đặt mạch điện.
3. Sử dụng dây dẫn điện
- Thường xuyên kiểm tra vỏ bọc cách điệncủa dây dẫn.
- Đảm bảo an toàn khi sử dụng dây dẫn nối dài.
HS quan sát và thảo luận.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu dây cáp điện
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
? Hãy quan sát bảng mẫu dây cáp điện và tranh vẽ hình 2-3 thảo luận và cho biết dây cáp điện có cấu tạo như thế nào?
Lõi dây
Vỏ bảo vệ
Vỏ cách điện
? Lớp vỏ bảo vệ có tác dụng gì?
Trong thực tế có rất nhiều loại dây cáp điện khác nhau và có số lớp bảo vệ khác nhau, Các em về nhà tìm hiểu thêm.
II. Dây cáp điện
1. Cấu tạo dây cáp điện
Thảo luận nhóm và ghi vào phiếu học tập
Cấu tạo dây cáp điện gồm có:
- Lõi dẫn điện: Làm bằng Cu hoặc Al
- Vỏ cách điện: Thường được làm bằng cao su tổng hợp hoặc PVC.
- Vỏ bảo vệ: Được làm bằng các vật liệu phù hợp với môi trường lắp đặt như chịu nhiệt, chịu mặn
Nhằm bảo vệ cho dây dẫn tránh tiếp xúc với những môi trường bất lợi như muối mặn hoặc nóng ẩm
? Hãy quan sát hình 2- 4 và cho biết trong trường hợp nào thì cần sử dụng dây cáp điện.
? Khi sử dụng dây cáp điện theo em cần phải chú ý những yếu tố nào?
Hãy quan sát các mẫu dây cáp điện và đọc các thông số kỹ thuật ghi trên vỏ dây hoặc nhãn mác của dây
2. Sử dụng dây cáp điện
- Khi lắp đặt từ đường dây hạ áp vào căn hộ hay khi dùng cho phụ tải có công xuất lớn như các loại động cơ điện
HS suy nghĩ và trả lời.
Cần phải chú ý đến các thông số kỹ thuật ghi trên dây dẫn để phù hợp với công suất của phụ tải và điều kiện môi trường nơi láp đặt.
Loại cáp
Đường kính dây
Pđm
Iđm
.
Hoạt động 4: Tìm hiểu các vật liệu cách điện
Hãy quan sát các vật sau: Puli sứ, ống luồn dây, tấm nhựa cách điện cho biết Thế nào là vật liệu chách điện
? Trong mạng điện trong nhà vật liệu cách điện thường được lắp đặt ở đâu?
? Vật liệu cách điện cần phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Hày thảo luận và hoàn thành vào phiếu học tập bảng 2 SGK
Vật liệu cách điện là loại vật liệu dòng điện không thể chạy qua
Được lắp đặt ở chỗ các TBĐ tiếp xúc với tường hay kết cấu của căn hộ.
- Cách điện tốt, chịu nhiệt, chống ẩm và có độ bền cơ học cao.
Vật liệu cách điện:
Puli sứ
ống luồn dây
Vỏ cầu chì
Vỏ đui đèn
IV/ Tổng kết dặn dò:
1. Tổng kết:
Dây dẫn là một phần tử quan trọng trong mạch điện vì vậy chúng ta phải biết phân loại và hiểu cấu tạo của từng loại dây dẫn điện.
- Hãy quan sát phòng học của em và cho biết phòng học được sử dụng những loại dây dẫn điện nào?
- Dây cáp điện có cấu tao rất đặc biệt và được sử dụng khi lắp đặt từ đường dây hạ áp vào căn hộ hay khi dùng cho phụ tải có công xuất lớn như các loại động cơ điện.
- Khi sử dụng dây cáp điện cần phải chú ý đến các thông số kỹ thuật để sử dụng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
2. Dặn dò:
- Hãy làm các bài tập trong vở bài tập.
- Tìm hiểu cach sử dụng vật liệu dùng trong lắp đặt mạng điện ở gia đình em đã sử dụng đúng các thông số kỹ thuật hay chưa.
* Chuẩn bị cho bài sau:
Tìm hiểu các đại lượng đo và các loại đồng hồ đo điện có trong thực tế mà các em đã được gặp.
Trường THCS Giáo án môn công nghệ 9
Thành Vinh
Ngày soạn: 25/08/2009
Tiết thứ: 03 theo PPCT
Bài 3: dụng cụ dùng trong lắp đặt mạng điện
I/ Mục tiêu:
Học xong bài này HS phải nắm được các nội dung sau
1. Kiến thức:
- Hiểu công dụng của đồng hồ đo điện.
- Biết cách phân loại đồng hồ đo điện theo đại lượng đo.
- Nắm được ký hiệu của một số loại đồng hồ đo điện.
- Biết được các dụng cụ cơ khí dùng trong lắp đặt mặng điện trong nhà.
- Biết phân loại các loại dụng cụ.
- Biết công dụng của các loại dụng cụ cơ khí.
2. Kỹ năng:
Nhận biết được các loại đồng hồ đo điện.
- Tự phân loại và biết vận dụng các dụng cụ cơ khí.
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ cơ khí.
3. Thái độ:
Tích cực, chủ động tham gia học tập
II/ Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của thầy:
- Một số loại đồng hồ đo điện V, A, đồng hồ vạn năng
- Bảng 3.1; 3.2
- Bộ dụng cụ cơ khí dùng trong lắp đặt
2. Chuẩn bị của trò:
Ôn lại kiến thức môn vật lý về các đại lượng đo và đơn vị đo
III/ Tiến trình bài dạy
1. Tổ chức ổn định lớp:
Kiểm tra sĩ số và nhắc nhở tinh thần học tập
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Em hãy nêu cấu tạo của dây cáp điện. Dây cáp điện thường được lắp đặt ở đâu trong mạng điện trong nhà.
3. Nghiên cứu kiến thức mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
Đối với nghề điện dân dụng các đồng hồ đo điện được sử dụng rất rộng rãivà đóng vai trò quan trọng vì Đồng hồ dùng để đo, kiểm tra, xác định tình trạng làm việc của máy
Chúng ta sẽ tìm hiểu công dụng của các loại đồng hồ đo điện trong tiết học này.
GV nêu mục tiêu bài học
Hoạt động 2: Tìm hiểu đồng hồ đo điện
? Em hãy kể tên một số đồng hồ đo điện mà em biết
Hãy thảo luận theo nhóm và tìm trong bảng 3.1 những đại lượng đo của đồng hồ đo điện
GV cho đại diện một số nhóm nêu kết quả và nhóm khác nhận xét bổ sung
? Tại trên vỏ máy biến áp phải lắp vôn kế và ampe kế.
Từ bảng trên em hãy cho biết công dụng của đồ dùng điện.
I: Đồng hồ đo điện
1.Phân loại đồng hồ đo điện
HS thảo luận và tự nêu tên các loại đồng hồ đo điện mà các em biết.
HS thảo luận theo cặp nhóm và hoàn thành vào phiếu học tập.
- Cường độ dòng điện.
- Điện trở mạch điện,
- Công suất tiêu thụ của mạch điện,
- Điện năng tiêu thụ của đò dùng điện.
- Điện áp.
HS hoạt động cá nhân và trả lời.
Giúp chúng ta biết được tình trạng làm việc của các TBĐ, kiểm tra và phán đoán được nguyên nhân hư hỏng, sự cố kỹ thuật điện..
Có rất nhiều cách để phân loại đồng hồ đo điện như: Phân loại theo độ chính xác, theo nguyên lý làm việc
? Hãy hoạt động nhóm và điền những đại lượng đo tương ứng với đồng hồ đo trong bảng 3.2
GV cho đại diện của các nhóm lên điền vào bảng phụ, nhóm khác nhận xét kết quả và bổ sung
GV nhận xét và kết luận
Cách phân loại theo đại lượng đo là thông dụng nhất
2. Phân loại đồng hồ đo điện
HS thảo luận và hoàn thành vào phiếu
Đồng hồ đo
Đại lượng đo
Ampe kế
Cường độ dòng điện
Oát kế
Công suất
Ôm kế
Điện trở
Vôn kế
Điện áp
Công tơ
Điện năng tiêu thụ của mạch điện
Đồng hồ vạn năng
I, U, R
Hãy thảo luận và gấp sách vở lại, điền ký hiệu của đồng hồ vào tên đồng hồ cho thích hợp.
GV cho HS gấp toàn bộ sách và hoàn thành vào phiếu sau đó gọi nhóm bất kỳ lên bảng vẽ ký hiệu vào bảng phụ. nhóm khác nhận xét
3. Ký hiệu của một số đồng hồ đo điện
HS thảo luận và hoàn thành vào phiếu học tập.
Đồng hồ đo
Đại lượng đo
Ký hiệu
Ampe kế
I
A
Vôn kế
U
V
Oát kế
P
W
Công tơ
ĐNTT MĐ
kWh
Ôm kế
R
Ω
Hoạt động 3: Tìm hiểu một số loại dụng cụ cơ khí
II. Dụngcụ cơ khí
GV Chi a lớp làm 2 tổ và tổ chức trò chơi “Tôi làm nghề thợ điện dân dụng”GV công bố thể lệ cuộc chơi
Thể lệ cuộc chơi:
Các nhóm mỗi lần cử ra hai người làm “thợ điện dân dụng” Các thành viên khác của nhóm bạn sẽ hỏi về xung quanh các loại dụng cụ cơ khí như:
- Tên dụng cụ.
- Công dụng trong lắp đặt mạch điện.
- Các thông số kỹ thuật của dụng cụ.
- Mô tả cấu tạo.
Người hỏi đưa ra dụng cụ và hỏi thì người trả lời phải lấy đúng dụng cụ và trả lời các câu hỏi phụ.
Nếu thành viên trong nhóm trả lời được sẽ được tính 1 điểm.
Lớp cử ra ban giám khảo gồm 3 người để tổng hợp ghi điểm và chấm điểm cho 2 đội.
Mỗi thành viên tham gia có thời gian trả lời là 3 phút.
Thời gian suy nghĩ để trả lời câu hỏi là 10 giây.
Sau khi hết thời gian chơi nếu đội nào ghi được nhiều điểm sẽ là đội thắng cuộc.
Tiến hành trò chơi:
Hai tổ chia ra làm 2 dãy, ở giữa đặt 2 bộ bàn ghế để cho các thành viên lần lượt lên tham gia các thành viên khác ngồi xung quang quan sát.
GV nêu thể lệ cuộc chơi và cho tiến hành trò chơi.
Kết thúc trò chơi HS hoạt động cá nhân và hoàn thành vào phiếu học tập
GV nhận xét và rút ra kết luận cho bài học
Tên dụng cụ
Công dụng
Thước dây
Đo chiều dài, chiều rộng
Thước cặp
Đo đường kính của lõi dây dẫn điện, đường kính lỗ và chiều xâu lỗ
Panme
Đo chính xác đường kính lõi dây dẫn điện (1/1000mm)
Tua vít
Vặn đinh vít, đinh ốc
Búa
Đóng đinh, đục
Cưa tay
Cắt ống nhựa và kim loại
Kìm
Cắt dây dẫn, tuốt dây và giữ dâ dẫn khi nối
Khoan
Khoan lỗ
IV/ Tổng kết dặn dò
- Nhắc lại công dụng của đồng hồ đo điện.
- Đọc các đại lượng đo trên các TBĐ
- Tự vẽ lại các ký hiệu của một số đồng hồ đo điện
* Dụng cụ cơ khí là một trong những dụng cụ không thể thiếu được trong lắp đặt mạng điện trong nhà vì vậy các em cần nắm rõ công dụng và số liệu kỹ thuật của từng loại dụng cụ để khi gặp phải biết sử dụng đúng yêu cầu kỹ thuật.
* Chuẩn bị cho bài sau:
- Làm bài tập trong sách bài tập.
- Chuẩn bị phiếu thực hành cho tiết sau
Trường THCS Giáo án môn công nghệ 9
Thành Vinh
Ngày soạn: 1/9/2009
Tiết thứ: 04 theo PPCT
Bà 4: Thực hành: Sử dụng đồng hồ đo điện
I/ Mục tiêu:
Học xong bài này HS phải nắm được các nội dung sau
1. Kiến thức:
- Biết công dụng của đồng hồ đo điện.
- Hiểu các ký hiệu trên đồng hồ vạn năng
- Hiểu cách sử dụng đồng hồ vạn năng để đo điện trở.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết và hiểu rõ các chức năng của các nút điều khiển của đồng hồ vạn năng.
- Nắm rõ nguyên tắc sử dụng đồng hồ vạn năng để đo điện trở.
3. Thái độ:
- Thích tìm hiểu về đồng hồ vạn năng.
- Chủ động tham gia học tập
II/ Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của thầy:
- Đồng hồ vạn năng, đèn sợi đốt, dây dẫn.
- Tranh vẽ đồng hồ vạn năng.
2. Chuẩn bị của trò:
III/ Tiến trình bài dạy
1. Tổ chức ổn định lớp:
Kiểm tra sĩ số và nhắc nhở ý thức học tập
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Nêu tên của một số dụng cụ cơ khí và cho biết công dụng của chúng.
3. Nghiên cứu kiến thức mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
Chúng ta đã biết công dụng của đồng hồp đo điện tuy nhiên để sử dụng được đồng hồ chúng ta cần hiểu về đồng hồ và biết phương pháp sử dụng đồng hồ.
Trong tiết này chúng ta sẽ tìm hiểu về đồng hồ vạn năng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu công dụng của đồng hồ vạn năng
GV: giao cho các nhóm mỗi nhóm 1 đồng hồ vạn năng và cho thảo luận.
Cho các nhóm báo cáo kết quả và nhóm khác nhận xét.
GV giới thiệu các nút điều chỉnh cho HS quan sát.
- Ký hiệu V là đo hiệu điện thế.
- Ký hiệu A là để đo cường động dòng điện
- Ký hiệu R để đo điện trở.
Nếu muốn đo đại lượng nào thì chuyển mạch thang đo về ký hiệu của đại lượng tương ứng.
Các nhóm thảo luận về các nội dung:
- Cấu tạo bên ngoài cuả đồng hồ.
- Các ký hiệu của đồng hồ và trên mặt đồng hồ.
- Các đại lượng đòng hồ có thể đo được.
Kết quả:
Cấu tạo bên ngoài của đồng hồ vạn năng
Thang đo
Nút
Chuyển mạch
Lỗ cắm que đo
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách sử dụng đồng hồ vạn năng để đo điện trở
Từ việc nghiên cứu cấu tạo của đồng hồ em hãy đọc thông tin và cho biết muốn sử dụng đồng hồ vạn năng để đo điện trở cần phải tuân theo nguyên tắc nào?
GV thực hiện mẫu và giải thích các nguyên tắc trên.
- Cần phải cắt điện và tachs phần tử ra khỏi mạch điện để tránh mất an toàn và gây sai số.
- Điều chỉnh 0 vì sau mỗi lần đo điện áp của pin giảm làm sai số.
- Chạm tay vào que đo điện trở thân người sẽ làm sai kết quả.
Nguyên tắc chung :
- Phải cắt điện nguồn và tách thiết bị ra khỏi nguồn điện.
- Điều chỉnh 0 (Thao tác này cần thực hiện cho mỗi lần đo).
- Khi đo không được chạm tay vào đầu que đo.
- Khi đo phải bắt đầu từ thang đo lớn nhất và giảm dần cho đến khi nhận được kết quả
để tránh làm hỏng hoặc gãy kim.
IV. Tổng kết, dặn dò:
- Cần phải nắm rõ các ký hiệu ghi trên đồng hồ.
- Hiểu và nắm vững nguyên tắc dùng đồng hồ vạn năng để đo điện trở.
* Chuẩn bị cho tiết sau:
- Đèn sợi đốt, dây dẫn điện, điện trở mẫu.
- Báo cáo thực hành theo mẫu.
Trường THCS Giáo án môn công nghệ 9
Thành Vinh
Ngày soạn: 8/8/2009
Tiết thứ: 5 theo PPCT
Bài 4: Thực hành Sử dụng đồng hồ đo điện
I/ Mục tiêu:
Học xong tiết này HS phải nắm được các nội dung sau
1. Kiến thức:
- Hiểu rõ cấu tạo của đồng hồ vạn năng.
- Biết sử dụng đồng hồ vạn năng để đo điện trở.
2. Kỹ năng:
- Đọc được kết quả đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng.
- So sánh kết quả của đồng hồ khác với đồng hồ vạn năng.
3. Thái độ:
Tích cực chủ động trong học tập
II/ Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của thầy:
- Đồng hồ vạn năng
- Đèn sợi đốt loại 60W, 75W, 100W, dâu dẫn điện, cầu chì.
2. Chuẩn bị của trò:
Bóng đèn sợi đốt các loại, phiếu học tập.
III/ Tiến trình bài dạy
1. Tổ chức ổn định lớp:
Kiểm tra sĩ số và nhắc nhở tinh thần học tập
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Em hãy mô tả cấu tạo của đồng hồ vạn năng.
HS: Dùng đồng hồ vạn năng và mô tả cấu tạo.
3. Nghiên cứu kiến thức mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Đồng hồ vạn năng được sử dụng rất phổ biến trong nghề điện dân dụng, nó có một chức năng đặc biệt quan trọng đó là để kiểm tra xác định sự cố và bảo dưỡng cho các thiết bị điện. Vậy để sử dụng được đồng hồ vạn năng thì chúng ta cần phải tìm hểu rõ về các sử dụng và nguyên tắc sử dụng của đồng hồ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn ban đầu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
? Nêu nguyên tắc sử dụng đồng hồ vạn năng để đo điện trở.
GV Nhất thiết phải cắt thiết bị ra khỏi nguồn điện để an toàn và tránh sai số.
Cần phải điều chỉnh 0 cho thang đo bởi vì sau mỗi lần chuyển mạch hoặc đo điện áp của pin giảm sẽ làm sai số.
Hãy quan sát lên bảng và nêu quy trình đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng
Khi chuyển về thang đo này chập hai đầu que đo lại nếu thấy kim đồng hồ chạy lên là đồng hồ đã hoạt động.
GV làm mẫu tàon bộ quy trình một lần cho HS quan sát. Sau đó làm lại một lần chậm và phân tích những điểm quan trọng.
Nguyên tắc chung :
- Phải cắt điện nguồn và tách thiết bị ra khỏi nguồn điện.
- Điều chỉnh 0 (Thao tác này cần thực hiện cho mỗi lần đo).
- Khi đo không được chạm tay vào đầu que đo.
- Khi đo phải bắt đầu từ thang đo lớn nhất và giảm dần cho đến khi nhận được kết quả
để tránh làm hỏng hoặc gãy kim.
B1: Chuyển mạch đồng hổ về thang đo Ω
Ω 10K
B2: Thử và chỉnh 0 đồng hồ
Chỉnh 0: Giữ nguyên hai đầu que đo và vặn núm chỉnh 0 cho đến khi kim chỉ trùng với số 0 là tiến hành đo.
B3: Đọc kết quả đo R
R = Chỉ số kim x Trị số thang đo
VD: Chỉ số kim = 5; Trị số thang đo đặt ở nấc 10K
R = 5 x 10K = 50K = 50.000 Ω
(1K = 1000 Ω)
Hoạt động 3: Hướng dẫn thường xuyên
GV chia lớp ra làm 4 tổ để HS thực hành
GV phát dụng cụ TH cho HS:
GV nêu nhiệm vụ buổi TH:
- Tập chuyển mạch đồng hồ, đo , đọc kết quả đo
GV quan sát và nhắc nhơ HS, giúp HS cắm que đo.
*Kèm cặp HS yếu:
GV dùng riêng 1 đồng hồ và tập hợp các HS yếu tại một vị trí khác. GV làm lại quy trình, phân tích và hướng dẫn các em đọc kết quả đo. GV trực tiếp hướng dẫn nhóm này TH.
HS chia ra làm các nhóm và cử ra tổ trưởng nhận dụng cụ thực hành:
1 đồng hồ vạn năng
1 Đèn sợi đốt 220V – 100W
1 Đèn sợi đốt 220V- 60W
1 Đèn sợi đốt 220V – 75W
HS thực hành theo quy trình và ghi kết quả vào phiếu học tập theo mẫu
Tên đồ dùng
Thang đo
Kết quả
Hoạt động 4: Hướng dẫn kết thúc
GV Cho HS thu dọn dụng cụ và nạp kết quả thực hành.
GV cho HS báo cáo và HS nhóm kác nhận xét.
GV kết luận kết quả TH
Hãy cho biết những sai hỏng thường gặp trong khi đo
HS thu dọn dụng cụ và báo cáo kết quả TH.
Tổ trưởng báo cáo kết quả bằng phiếu học tập.
Nhóm khác nhận xét kết quả
HS tự rút ra các sai hỏng.
IV. Tổng kết dặn dò:
GV đánh giá buổi TH và nhắc nhở chuẩn bị phiếu học tập cho tiết sau.
Trường THCS Giáo án môn công nghệ 9
Thành Vinh
Ngày soạn: 16/9/2009
Tiết thứ: 06 theo PPCT
Bài 4: Thực hành Sử dụng đồng hồ đo điện
I/ Mục tiêu:
Học xong bài này HS phải nắm được các nội dung sau
1. Kiến thức:
- Hiểu rõ cấu tạo của đồng hồ vạn năng.
- Sử dụng thành thạo đồng hồ vạn năng để đo điện trở.
2. Kỹ năng:
- Đọc thành thạo kết quả đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng.
- So sánh kết quả của đồng hồ khác với đồng hồ vạn năng.
3. Thái độ:
Tích cực chủ động trong học tập
II/ Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của thầy:
- Đồng hồ vạn năng
- Đèn sợi đốt loại 60W, 75W, 100W, dâu dẫn điện, cầu chì.
2. Chuẩn bị của trò:
Phiếu học tập tgheo mẫu SGK.
III/ Tiến trình bài dạy
1. Tổ chức ổn định lớp:
Kiểm tra sĩ số và nhắc nhở ý thức học tập.
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Nêu nguyên tắc sử dụng đồng hồ vạn năng để đo điện trở.
3. Nghiên cứu kiến thức mới
Hoạt động 1: Hướng dẫn ban đầu
Chia lớp thành các nhóm học tập
mỗi nhóm từ 6 đến 8 em.
giao đồ dùng thực hành chocác nhóm:
Hãy nhắc lại nguyên tắc dùng đồng hồ vạn năng để đo điện trở.
Nhắc lại quy trình sử dụng đồng hồ vạn năgng để đo điện trở.
Tổ trưởng các nhóm nhận dụng cụ thực hành.
Mỗi nhóm gồm:
1 đồng hồ vạn năng.
1 đèn sợi đốt 220V – 75W, 60W, 100W.
Dây dẫn điện.
Cầu chì
B1: Chuyển mạch đồng hổ về thang đo Ω
B2: Thử và chỉnh 0 đồng hồ
Chỉnh 0: Giữ nguyên hai đầu que đo và vặn núm chỉnh 0 cho đến khi kim chỉ trùng với số 0 là tiến hành đo.
Hoạt động 2: hướng dẫn thường xuyên
Các nhóm thực hành và điền kết quả vào bảng theo mẫu
Báo cáo thực hành
Tiết 08 bài 4 Sử dụng đồng hồ đo điện
Tổ (nhóm):.. Lớp .
Họ và tên các thành viên trong nhóm:
Kết qủa thực hành sử dụng đồng hồ vạn năng đo điện trở
Tên đồ dùng
Chỉ số kim
Thang đo
Kết quả
HS thực hiện theo quy trình.
GV kiểm tra và nhắc nhở các thao tác của HS.
GV kiểm tra sắc xuất một số HS về quy trình sử dụng đồng hồ.
Hoạt động 3: Hướng đẫn kết thúc
GV Cho HS thu dọn dụng cụ và nạp kết quả thực hành.
GV cho HS báo cáo và HS nhóm kác nh
File đính kèm:
- giao_an_nghe_cong_nghe_lop_9_phan_dien_dan_dung_bai_1_6_nguy.doc