Giáo án nghề Công nghệ Lớp 9 - Phần: Điện dân dụng - Tiết 1-30 - Nguyễn Ngọc Quang

MỤC TIÊU

Nắm và phân biệt được các loại dây dẫn và cách sử dụng dây cáp điện, vật liệu cách điện.

Phân biệt được sự khác nhau giữa dây dẫn và dây cáp.

CHUẨN BỊ

Một số vật thật về dây cáp và vật liệu cách điện

HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Câu hỏi:

1. Cho biết dây dẫn có mấy loại? Kể tên.

2. Trình bày cấu tạo của dây dẫn.

3. Khi sử dụng dây dẫn phải chú ý điều gì?

 

doc51 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 02/07/2022 | Lượt xem: 185 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án nghề Công nghệ Lớp 9 - Phần: Điện dân dụng - Tiết 1-30 - Nguyễn Ngọc Quang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÔNG NGHỆ 9 LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ Tiết 1 Bài 1: Giới thiệu nghề điện dân dụng Tiết 2; 3 Bài 2: Vật liệu dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà Tiết 4; 5 Bài 3: Dụng cụ dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà Tiết 6;7;8 Bài 4: Thực hành: Sử dụng đồ hồ đo điện Tiết 9;10;11 Bài 5: Thực hành: Nối dây dẫn điện Tiết 12 Kiểm tra Tiết 13;14;15; Bài 6: Thực hành: Lắp mạch điện bảng điện Tiết 16;17 Bài 7: Thực hành: Lắp mạch đèn ống huỳnh quang Tiết l8 Kiểm tra học kỳ Tiết 19;20;21 Bài 8: Thực hành: Lắp mạch điện hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn Tiết 22;23;24 Bài 9: Thực hành: Lắp mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn Tiết 25;26;27 Bài 10: Thực hành: Lắp mạch điện một công tắc ba cực điều khiển hai đèn Tiết 28 Kiểm tra thực hành Tiết 29;30 Bài 11: Lắp đặt dây dẫn của mạng điện trong nhà Tiết 31 Bài 12: Kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà Tiết 32;33 Ôn tập Tiết 34;35 Kiểm tra học kỳ Tiết : 01 BÀI MỘT GIỚI THIỆU NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG MỤC TIÊU Biết được vị trí, vai trò của nghề điện dân dụng đối với sản xuất và đời sống Biết được một số thông tin cơ bản về nghề điện dân dụng. Biết được một số biện pháp an toàn lao động trong nghề điện dân dụng. Có ý thức tìm hiểu nghề giúp cho việc định hướng nghề nghiệp. CHUẨN BỊ Các tranh ảnh có liên quan. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NỘI DUNG 1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài học: Giời thiệu mục đích của bài học. 2. Hoạt động 2: Vai trò của nghề điện dân dụng. I- VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG TRONG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG Giáo viên giới thiệu vai trò vị trí của nghề điện dân dụng trong đời sống và sản xuất: Điện năng có vai trò gì trong sản xuất và đời sống? Thợ điện hoạt động với nhiệm vụ gì? Và hoạt động ở đâu? Hầu hết các hoạt động trong sản xuất và đời sống đều gắn với việc sử dụng điện năng. Vì vậy, cần rất nhiều người để làm các công việc trong nghề điện dân dụng. Nghề điện dân dụng rất đa dạng, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sử dụng điện năng phục vụ cho đời sống, sinh hoạt và lao động sản xuất của các hộ tiêu thụ điện. Người thợ điện có mặt ở hầu hết các,cơ quan, xí nghiệp, nhà máy, công trường ... để làm các công việc về điện. Nghề điện nói chung, điện dân dụng nói riêng góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. 3. Hoạt động 3: Nghề điện dân dụng II. ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU CỦA NGHỀ Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các đối tượng lao động của nghề điện dân dụng. Đối tượng lao động của nghề điện dân dụng là gì. Nguồn xoay chiêu điện áp thấp là nguồn điện sinh hoạt, điện áp là 220V. Điện áp 380V là điện công nghiệp. Hãy sắp xếp các công việc sau cho đúng với chuyên ngành của nghề điện dân dụng vào các cột trong bảng : Lắp đặt mạng điện sản xuất và sinh họat Lắp đặt thiết bị và đồ dùng điện Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa mạng điện và thiết bị Công việc lắp đặt đường dây cung cấp điện thường được tiến hành trong môi trường như thế nào? Hãy đánh dấu (x) vào ô trống những cụm từ về môi trường làm việc của nghề điện a) Làm việc ngoài trời. b) Thường phải đi lưu động. c) Làm việc trong nhà. d) Nguy hiểm vì làm việc gần khu vực có điện. e) Tiếp xúc với nhiều chất độc hại. 1. Đối tượng lao động của nghề điện dân dụng: Đối tượng lao động của nghề điện dân dụng gồm : Thiết bị bảo vệ, đóng cắt và lấy điện; Nguồn điện một chiều và xoay chiều điện áp thấp dưới 380V; Thiết bị đo lường điện; Vật liệu và dụng cụ làm việc của nghề điện; - Các loại đồ dùng điện. 2. Nội dung lao động của nghề điện dân dụng: - Lắp đặt mạng điện chiếu sáng trong nhà. - Lắp đặt điều hòa không khí. - Lắp đặt đường dây hạ áp. - Sửa chữa quạt điện. - Lắp đặt máy bơm nước. - Bảo dưỡng và sửa chữa máy giặt. 3. Điều kiện làm việc: a) Làm việc ngoài trời. b) Thường phải đi lưu động. c) Làm việc trong nhà. d) Nguy hiểm vì làm việc gần khu vực có điện. 4. Hoạt động 4: Các yêu cầu của nghề điện dân dụng 4. Yêu cầu của nghề điện dân dụng đối với người lao động: Giáo viên phân tích các yêu cầu của nghề điện dân dụng đối với người lao động. Kiến thức: Hiểu biết những kiến thức cơ bản của lĩnh vực kỹ thuật điện như an toàn điện, nguyên lý làm việc và cấu tạo của máy điện, thiết bị điện và những đặc tính vận hành của chúng. Hiểu được một sô quy trình kỹ thuật trong nghề điện dân dụng - Về kiến thức : tối thiểu cần phải có trình độ văn hoá tốt nghiệp cấp Trung học cơ sở.. - Vê kỹ năng : có khả năng đo luờng, sử dung, bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt những thiết bị điện và mạng điện. -Về thái độ : yêu thích nhưng công việc của nghề điện dân dụng, có ý thức bảo vệ môi trường và an toàn lao động, làm việc khoa học, kiên trì, thận trọng và chính xác. - Về sức khoẻ : có đủ điều kiện về sức khoẻ, không mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, thấp khớp. 5. Hoạt động 5: Triển vọng và nơi hoạt động Do sự phát triển của cách mạng khoa học và kỹ thuật, luôn xuất hiện nhiều thiết bị mới có nhiều tính năng hiện đại đòi hỏi người thợ điện luôn phải cập nhật, nâng cao kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp. 5. Triển vọng của nghề: - Nghề điện dân dụng luôn cần phát triển để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. -Tương lai nghề điện dân dụng gắn liền với sự phát triển điện năng, đồ dùng điện và tốc độ phát triển xây dựng nhà ở. -Nghề điện dân dụng có nhiều điều kiện phát triển không những ở thành phố mà còn ở nông thôn, miền núi. Nghề điện dân dụng được đào tạo ở đâu? Nghề điện dân dụng được đào tạo dưới nhiều hình thức khác nhau, từ dạy nghề mang tính chất hướng nghiệp đến đào tạo chính quy theo trường lớp để tay nghề của người thợ đáp ứng được nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay 6. Những nơi đào tạo nghề: - Ngành điện của các truờng dạy nghề, Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng và Đại học kỹ thuật. - Các Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp. - Các Trung tâm Dạy nghề cấp huyện và tư nhân. 7. Những nơi hoạt động nghề: - Những công việc của nghề điện ở các hộ gia đình tiêu dùng điện, trong các xí nghiệp, cơ quan, nông trang, đơn vị kinh doanh ... - Những cơ sở lắp đặt, sửa chữa về điện CÂU HỎI 1. Em hãy cho biết nội dung lao động của nghề điện dân dụng. 2. Nghề điện dân dụng có triển vọng phát triển như thế nào? 3. Để trở thành người thợ điện, cần phải phấn đấu và rèn luyện như thế nào về học tập và sức khoẻ? RÚT KINH NGHIỆM Tiết : 02 BÀI HAI VẬT LIỆU DÙNG TRONG LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ MỤC TIÊU Nắm và phân biệt được các loại dây dẫn và cách sử dụng dây dẫn. CHUẨN BỊ Một số mẫu dây dẫn. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CÂU HỎI 1. Em hãy cho biết nội dung lao động của nghề điện dân dụng. 2. Nghề điện dân dụng có triển vọng phát triển như thế nào? HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NỘI DUNG 1. Hoạt động 1: Giới thiệu mục tiêu Khai thác vốn hiểu biết của học sinh qua câu hỏi: kể tên một vài loại dây dẫn mà em biết. Biết được một số vật liệu thường dùng trong lắp đặt mạng điện. Tìm hiểu về dây dẫn điện. 2. Hoạt động 2: I. DÂY DẪN ĐIỆN Hình 1 Yêu cầu học sinh quan sát hình 1, giới thiệu về một số loại dây dẫn. Hãy điền những từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau : - Có nhiều loại dây dẫn điện. Dựa vào lớp vỏ cách điện, dây dẫn điện được chia thành dây dẫn trần và dây dẫn................... - Dựa vào số lõi và số sợi của lõi có dây một lõi, dây ..............lõi, dây lõi một sợi và lõi ............ sợi. 1. Phân loại: Căn cứ vào cấu tạo của một số loại dây dẫn điện ta có dây trần, dây bọc. Dây bọc có một lõi dẫn điện và có nhiều lõi dẫn điện. Dây có lõi một sợi hay nhiều sợi. Mạng điện trong nhà thường sử dụng loại dây dẫn điện được bọc cách điện. 3. Hoạt động 3: 2. Cấu tạo dây dẫn điện được bọc cách điện: Hình 2 Hãy cho biết tại sao là vỏ cách điện của dây dẫn điện thường có màu sắc khác nhau? Mục đích chính dùng để phân biệt các dây nối vào các thiết bị điện khác nhau. Gồm hai phần là lõi và lớp vỏ cách điện. Lõi dây dẫn thường bằng đồng (hoặc nhôm), được chế tạo thành một sợi hoặc nhiều sợi bện với nhau (dây mềm). Vỏ cách điện gồm một lớp hoặc nhiều lớp, thường bằng cao su, chất cách điện tổng hợp (PVC). Ngoài lớp cách điện, một số loại dây dẫn còn có thêm lớp vỏ bảo vệ chống va đập cơ học, ảnh hưởng của độ ẩm, nước và các chất hoá học. Dây dẫn bọc cách điện thường được chế tạo thành nhiều loại, cỡ khác nhau tùy theo yêu cầu sử dụng. 4. Hoạt động 4: 3. Sử dụng dây dẫn: Ký hiệu của dây dẫn bọc cách điện thường là M(nxF). Trong đó : M là lõi đồng, n là số lõi dây, F là tiết diện của lõi dây dẫn (mm2). Hãy đọc kí hiệu dây dẫn điện của bản vẽ thiết kế mạngđiện :M(2x1,5). Trong quá trình sử dụng cần chú ý điều gì? Đối với mạng điện trong nhà, việc lựa chọn dây dẫn điện không được tuỳ tiện mà cần tuân theo thiết kế của mạng điện. Trong các bản thiết kế, dây dẫn thường được lựa chọn theo những tiêu chuẩn nhất định. Trong quá trình sử dụng cần chú ý : - Thường xuyên kiểm tra vỏ cách điện của dây dẫn để tránh gây ra tai nạn điện cho người sử dụng. - Đảm bảo an toàn khi sử dụng dây dẫn điện nối dài. 5. Hoạt động 5: Củng cố. Dây dẫn điện nối dài là dây gì? Tại sao phải cần thường xuyên kiểm tra vỏ cách điện của dây dẫn? Hãy mô tả cấu tạo của dây dẫn. RÚT KINH NGHIỆM Tiết : 03 BÀI HAI VẬT LIỆU DÙNG TRONG LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ MỤC TIÊU Nắm và phân biệt được các loại dây dẫn và cách sử dụng dây cáp điện, vật liệu cách điện. Phân biệt được sự khác nhau giữa dây dẫn và dây cáp. CHUẨN BỊ Một số vật thật về dây cáp và vật liệu cách điện HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Câu hỏi: 1. Cho biết dây dẫn có mấy loại? Kể tên. 2. Trình bày cấu tạo của dây dẫn. 3. Khi sử dụng dây dẫn phải chú ý điều gì? HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NỘI DUNG 1. Hoạt động 1: Tổ chức tình huống Tiếp theo hãy tìm hiểu xem dây cáp có cấu tạo như thế nào và vai trò của nó. II. DÂY CÁP ĐIỆN 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo. 1. Cấu tạo Hình 3 Dùng mẫu vật thật và hình 3 yêu cầu học sinh mô tả cấu tạo của cáp điện. Lõi cáp (1) ; vỏ cách điện (2) ;vỏ bảo vệ (3). Cấu tạo của cáp điện gồm các phần chính sau: - Lõi cáp thường bằng đồng (hoặc nhôm). - Vỏ cách điện thường được làm bằng cao su tự nhiên, cao su tổng hợp, chất polyvinyl chloride (PVC). - Vỏ bảo vệ của cáp điện được chế tạo cho phù hợp với các môi trường lắp đặt cáp khác nhau như vỏ chịu nhiệt, chịu mặn, chịu ăn mòn v.v... Cáp điện của mạng điện trong nhà thường có lớp vỏ bảo vệ mềm chịu được nắng, mưa. Hình 4 Trên hình 4 là các loại cáp điện thường dùng cho đường điện một pha hay nhiều pha: - Dây cáp một lõi. - Dây cáp nhiều lõi. 2. Sử dụng cáp điện Với mạng điện trong nhà, cáp được dùng để lắp đặt đường dây hạ áp dẫn điện từ lưới điện phân phối gần nhất đến mạng điện trong nhà. Cáp được gọi tên theo chất cách điện. Khi thiết kế, mua cáp cần chỉ rõ chất cách điện, cấp điện áp và chất liệu làm lõi. 3. Hoạt động 3: Tìm hiểu vật liệu cách điện III - VẬT LIỆU CÁCH ĐIỆN Trong mạng điện, vật liệu cách điện luôn đi liền với những vật liệu dẫn điện nhằm đảm bảo cho mạng điện làm việc đạt hiệu quả và an toàn cho người và mạng điện. Những vật liệu cách điện phải đạt đuợc các yêu cầu sau: độ cách điện cao, chịu nhiệt tốt, chống ẩm tốt và có độ bền cơ học cao. Thế nào là vật liệu cách điện? Cho biết vai trò của vật liệu cách điện và đặc điểm của nó. 4. Hoạt động 4: Củng cố. Hãy mô tả cấu tạo của cáp điện và dây dẫn điện của mạng điện trong nhà. So sánh sự khác nhau của dây cáp điện và dây dẫn điện. RÚT KINH NGHIỆM Tiết : 04 BÀI BA DỤNG CỤ DÙNG TRONG LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN MỤC TIÊU Nắm được công dụng của đồng hồ đo điện. CHUẨN BỊ Tranh vẽ các loại đồng hồ đo điện. Von kế, ampe kế, công tơ điện, đồng hồ vạn năng. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CÂU HỎI Mô tả cấu tạo của cáp điện và cách sử dụng. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NỘI DUNG 1. Hoạt động 1: Tổ chức tình huống Giới thiệu mục tiêu của bài học. 2. Hoạt động 2: Hãy kể tên một số đồng hồ đo điện mà em biết. Háy tìm trong bảng 3 những đại lượng đo của đồng hồ đo điện và đánh dấu (x) vào ô trống. Cường độ dòng điện Cường độ sáng Điện trở mạch điện Điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện Đường kính dây Công suất tiêu thụ Điệp áp Tại sao người ta phải lắp vôn kế và ampe kế trên vỏ máy biến áp? I. ĐỒNG HỒ ĐO ĐIỆN l. Công dụng của đồng hồ đo điện Nhờ có các đồng hồ đo điện, chúng ta có thể biết được tình trạng làm việc của các thiết bị điện, phán đoán được nguyên nhân những hư hỏng, sự cố kỹ thuật, hiện tượng làm việc không bình thường của mạch điện và đồ dùng điện. 3. Hoạt động 3: 2. Phân loại đồng hồ đo điện Người ta phân loại đồng đồ đo điện theo nguyên tắc nào? Người ta dựa vào đại lượng cần đo và loại nguồn điện để phân loại đồng hồ đo điện. Đồng hồ vạn năng (VOM) là bộ tích hợp của vôn kế, ampe kế và ôm kế tạo thuận tiện cho người sử dụng. Đồng hồ đo điện Đại lượng đo Ampe kế Cường độ dòng điện Oat kế Công suất điện Vôn kế Hiệu điện thế Công tơ Điện năng Ôm kế Điện trở Dựa vào nguồn điện người ta có dụng cụ đo điện một chiều và dụng cụ đo điện xoay chiều. 4. Hoạt động 4: Ký hiệu 3. Một số ký hiệu của dụng cụ đo Yêu cầu học sinh tìm hiểu các ký hiệu trong sách giáo khoa. Giáo viên phân tích cho học sinh nghe cấp chính xác và giới thiệu cách tính độ sai lệch tuyệt đối Tên gọi Ký hiệu Ampe kế A Oat kế W Vôn kế V Công tơ kWh Ôm kế W Cấp chính xác 0,1 0,5 Điện áp cách điện 2kV Phương đặt dụng cụ đo ® ^ Phương đặt dụng cụ đo là phương thẳng đứng hay phương ngang. Cấp chính xác thể hiện sai số của phép đo. Ví dụ: vôn kế có thang đó 300V, cấp chính xác 1,5 thì sai số tuyệt đối lớn nhất là: Về nhà xem lại bài và chuẩn bị phần Dụng cụ cơ khí. RÚT KINH NGHIỆM Tiết : 05 BÀI BA DỤNG CỤ DÙNG TRONG LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN MỤC TIÊU Nắm được công dụng của các dụng cụ cơ khí. CHUẨN BỊ Các dụng cụ cơ khí. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Câu hỏi: 1. Cho biết công dụng của đồng hồ đo điện. 2. Nguyên tắc phân lọai đồng hồ đo điện. 3. Cho biết ý nghĩa của cấp chính xác của đồng hồ đo điện HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NỘI DUNG 1. Hoạt động 1: Tổ chức tình huống Giới thiệu mục đích của bài học: Tìm hiểu các loại dụng cụ cơ khí dùng trong lắp đặt mạng điện. 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa II. CÔNG CỤ CƠ KHÍ Ý nghĩa của việc lựa chọn các công cụ lao động là gì? Trong công việc lắp đặt và sửa chữa mạng điện, chúng ta thuờng phải sử dụng một số dụng cụ cơ khí khi lắp đặt dây dẫn và các thiết bị điện. Hiệu quả công việc phụ thuộc một phần vào việc chọn và sử dụng dụng cụ lao động đó. 3. Hoạt động 3: Tìm hiểu một số công cụ cơ khí. Hình 5 Thước dây cho phép đo độ dài để cắt dây đúng theo yêu cầu. Thước dây có ưu điểm là đo được các đường cong, gấp khúc do kết cấu của ngôi nhà. Thước kẹp dùng để đo đường kính dây và kích thước, chiều sâu của lỗ. Pan me đo chính xác đường kính dây điện (1/1000mm) Hình 6 Hình 6 là các loại tua vít dùng để các loại đinh ốc. Tua vít có nhiều cỡ phù hợp với các loại vít trên thiết bị điện cũng như trên các bảng điện. Hình 7 Các loại búa đóng đinh. Cưa để cắt kim loại và ống nhựa. Hình 8 Hình 8 là một số loại kìm: - Kìm điện dùng trong việc cắt dây. - Kìm tuốt dây: dùng bóc vỏ cách điện dây dẫn. - Kìm mỏ nhọn dùng nhiều trong nối dây. Hình 9 - Các loại khoan phục vụ cho việc khoan lỗ: khoan điện dùng để khoan bê tông, khoan tay dùng khoan gỗ để lắp đặt dây dẫn và thiết bị điện Tổng kết bài học Đồng hồ đo điện: l. Đồng hồ đo điện gom có vôn kế, ampe kế, oát kế, công tơ, ôm kế, đồng hồ vạn năng 2. Giúp phát hiện được nguyên nhân những hư hỏng, sự cố kỹ thuật, hiện tượng làm việc không bình thường của mạch điện và đồ dùng điện. Dụng cụ cơ khí: l. Dụng cụ cơ khí gồm có: kìm, búa, khoan, tua vít, thước... 2. Hiệu quả công việc thuộc một phần vào việc chọn và sử dụng đúng dụng cụ lao động. RÚT KINH NGHIỆM Tiết : 06 BÀI BỐN THỰC HÀNH SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ ĐO ĐIỆN MỤC TIÊU Năm được chức năng và tìm hiểu các ký hiệu trên công tơ điện CHUẨN BỊ Công tơ điện. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Câu hỏi: Cho biết vai trò của đồng hồ đo điện? Công dụng của công tơ điện. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NỘI DUNG 1. Hoạt động 1: Tổ chức tình huống Sử dụng phương án 1: dùng công tơ điện. 2. Hoạt động 2: Chuẩn bị Yêu cầu chuẩn bị các thiết bị điện phục vụ tốt cho việc đo điện năng tiêu thụ bằng công tơ điện. Hình 10 I. DỤNG CỤ VẬT LIỆU VÀ THIẾT BỊ - Dụng cụ: kìm điện, tua vít, bút thử điện. - Đồng hồ đo điện: ampe kế (điện từ, thang đo 1A), vôn kê (điện từ, thang đo 300V), ôm kế, oát kế, công tơ điện, đồng hồ vạn năng. -Vật liệu: bảng thực hành lắp sẵn mạch điện gồm 4 bóng đèn 220V-100W (hoặc bảng thực hành đo điện trở), dây dẫn điện. 3. Hoạt động 3: II. NỘI DUNG VÀ TRÌNH TỰ THỰC HÀNH 1. Tìm hiểu đồng hồ đo điện Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các thông số ghi trên công tơ điện (hình 10) Trên hình 10 là công tơ điện, các số liệu quan trọng trên mặt công tơ gồm có: - Vòng số: cho biết lượng điện năng tiêu thụ tính theo kWh. - Đĩa quay. - Mã số của công tơ điện. - 220V: hiệu điện thế định mức của công tơ điện. - 5(20)A: cường độ dòng điện định mức cho phép chạy qua công tơ. - 50Hz: tần số của dòng điện qua công tơ. - 900 vòng/kWh: dĩa quay 900 vòng thì điện năng tiêu thụ là 1 kWh. - 270C: Nhiệt độ của môi trường phù hợp với thang đo. - 2004: năm sản xuất. RÚT KINH NGHIỆM Tiết : 07 BÀI BỐN THỰC HÀNH SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ ĐO ĐIỆN MỤC TIÊU Nắm được và sẽ được sơ của mạch điện. Lắp ráp thành thạo công tơ điện vào mạch để đo điện năng tiêu thụ. CHUẨN BỊ Dây dẫn đã làm sạch, tua vít, kìm. Công tơ điện, bảng điện, bóng đèn hoặc phụ tải (bếp điện). HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Câu hỏi: Cho biết công dụng của công tơ điện? Khi sử dụng công tơ điện cần chú ý điều gì? HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NỘI DUNG 1. Hoạt động 1: Tổ chức tình huống Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh, cấp phát dụng cụ và phân nhóm thực hành. 2. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách lắp công tơ điện. Trên hình 11 là cấu tạo của các đường điện vào và ra ở công tơ điện. Giáo viên hướng dẫn kỹ cho học sinh nhận thấy các đường điện trong công tơ điện để học sinh không bị nhầm khi nối dây. Hình 11 1. Phương án 1: Sử dụng công tơ điện để đo điện năng tiêu thụ của mạch điện. Công tơ điện có 4 đầu nối dây, đường điện đi vào ở đầu thứ nhất và thứ ba, tải được nối vào đầu thứ hai và thứ tư. 3. Hoạt động 3: Tìm hiểu mạch điện Giáo viên vẽ sơ đồ mạch điện hình 12 lên bảng và cho học sinh quan sát kỹ các đường điện vào ra công tơ điện. Sau đó yêu cầu học sinh lắp mạch điện, sau khi lắp xong, giáo viên kiểm tra mạch điện trước khi cho học sinh đóng mạch. Hình 12 4. Hoạt động 4: Tiến hành đo Hướng dẫn học sinh quan sát số chỉ của công tơ trước và sau khi đo. Ghi lại các số chỉ của công tơ điện trước và sau khi đo. Đo điện năng tiêu thụ. Các buớc tiến hành như sau: Đọc và ghi chỉ số công tơ truớc khi thực hành. Quan sát hiện trạng làm việc của công tơ. Ghi chỉ số công tơ sau khi đo 30 phút vào báo cáo thực hành. Tính điện năng tiêu thụ của phụ tải. PHẦN NHẬN XÉT Kỹ năng lắp ráp mạch điện của học sinh. Ý thức trong quá trình học tập của học sinh. Kết quả của quá trình thực hành. RÚT KINH NGHIỆM Tiết : 08 BÀI BỐN THỰC HÀNH SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ ĐO ĐIỆN MỤC TIÊU Hình 13 Nắm được nguyên tắc sử của đồng hồ vạn năng. Biết sử dụng đồng hồ vạn năng để đo các đại lượng cần thiềt trong một số tình huống. CHUẨN BỊ Đồng hồ vạn năng Bóng đèn. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Câu hỏi: Vẽ sơ đồ lắp đặt công tơ điện. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NỘI DUNG 1. Hoạt động 1: Tìm hiểu đồng hồ vạn năng Quan sát hình 13: cấu tạo mặt ngoài của đồng hồ vạn năng. Đồng hồ vạn năng là gì? Đồng hồ vạn năng phối hợp các chức năng của ba loại dụng cụ đo ampe kế, vôn kế, ôm kế. Trước khi sử dụng cần tìm hiểu cách sử dụng của từng núm điều chỉnh để lựa chọn đại lượng cần đo (dòng điện, điện áp một chiều hay xoay chiều, điện trở) với thang đo thích hợp. Chú ý : Không được sử dụng tùy tiện khi chưa hiểu cách sử dụng. Nếu sử dụng nhầm vị trí chuyển mạch sẽ làm hỏng đồng hồ vạn năng. 2. Hoạt động 2: Nguyên tắc Giáo viên trình bày cho học sinh cách sử dụng đồng hồ vạn năng tước khi cho học sinh đo theo hình 14. Khi đo điện trở chú ý phải ngắt điện mạch ngoài Hình 14 Giáo viên quan sát và theo dõi quá trình đo đạc của học sinh Nguyên tắc chung khi đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng: - Điều chỉnh núm chỉnh 0: Chập mạch hai đầu của que đo (nghĩa là điện trở đo bằng 0), nều kim chưa chỉ về 0 thì cần xoay núm chỉng về số 0 của thang đo. Thao tác nàycần được thực hiện cho mỗi lần đo. - Khi đo không đuợc chạm tay vào đầu kim đo hơặc các phần tử đo vì điện trở nguời gây sai số đo. - Khi đo phải bắt đầu từ thang đo lớn nhất và giảm dần đến khi nhận được kết quả thích hợp để tránh kim bị va đập mạnh. Đo điện trở trên bảng thực hành. 3. Hoạt động 3: Đánh giá ` HS tự đánh giá và đánh giá chéo nhau kết qủa thực hành theo các tiêu chí: - Thực hiện theo quy trình; - Ý thức học tập, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh nơi làm việc. PHẦN BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH BÁO CÁO THỰC HÀNH ĐO ĐIỆN NĂNG TIÊU THỤ CỦA MẠCH ĐIỆN Họ và tên: Lớp: Chỉ số cũ Chỉ số mới Số vòng quay Điện năng BÁO CÁO THỰC HÀNH ĐO ĐIỆN TRỞ BẰNG ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG Họ và tên: Lớp: Tên phần tử đo Thang đo Kết quả RÚT KINH NGHIỆM Tiết : 09 BÀI NĂM THỰC HÀNH NỐI DÂY DẪN MỤC TIÊU Ý nghĩa của việc nối dây dẫn trong mạng điện. Các loại mối nối thông dụng trong mạng điện và các yêu cầu của mối nối, biết cách chuẩn bị cho việc thực hiện các mối nối. CHUẨN BỊ Tranh vẽ các mối nối. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Câu hỏi: Khi sử dụng đồng hồ vạn năng cần chú ý điều gì? Cách sử dụng đồng hồ vạn năng để kiểm tra thiết bị điện hay mạch điện. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NỘI DUNG 1. Hoạt động 1: Tổ chức tình huống Giáo viên giới thiệu mục tiêu của bài học mà học sinh phải đạt được sau khi kết thúc bài học. Biết được các yêu cầu của mối nối dây dẫn điện. Hiểu được một số HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC nối dây dẫn điện. Nối được một số mối nối dây dẫn điện. 2. Hoạt động 2: Giới thiệu I. DỤNG CỤ VÀ VẬT LIỆU Đây là danh mục dụng cụ và vật liệu cần thiết cho việc thực hiện công tác nối dây trong quá trình lắp đặt hay sửa chữa đường dây hay thiết bị điện. - Dụng cụ : kìm cắt dây, kìn mỏ nhọn, kìm tròn, tua vít, dao nhỏ, mỏ hàn... -Vật liệu và thiết bị: hộp nối dây, đai ốc nối dây, dây điện lõi nhiều sợi, dây điện lõi một sợi, giấy ráp, băng dính cách điện, nhựa thông, thiếc hàn. 3. Hoạt động 3: Các loại mối nối cơ bản. II. NỘI DUNG VÀ TRÌNH TỰ THỰC HÀNH 1. Một số kiến thức bổ trợ Trên hình 15 là một số loại mối nối dây dẫn cơ bản và thường gặp trong hệ thống điện. Bây giờ ta hãy đi tìm hiểu về ý nghĩa của việc nối dây trong việc lắp đặt, sửa chữa và sử dụng điện năng và tầm quan trọng của nó. Hình 15 Một số mối nối dây dẫn điện Trong quá trình lắp đặt, sửa chữa dây dẫn và thiết bị điện của măng điện thường phải thực hiện các mối nối dây dẫn điện. Chất lượng các mối nối này ảnh huởng không ít tới sự làm việc của mạng điện.Nếu một mối nối lỏng lẻo sẽ dể xảy ra sự cố làm đứt mạch hoặc phát sinh tia lửa điện làm chập mạch gây hoả hoạn. 4. Hoạt động 4: Các loại mối nối a. Các loại mối nối: Kết hợp hình 15 giới thiệu về các loại mối nối dây dẫn cơ bản nhất. Mối nối phụ kiện thường dùng là nối vào các thiết bị điện. Còn trong gia đình thì thường dùng mối nối bằng các bu lông nhỏ hay dùng vít. Ví dụ: Mối nối vào ổ điện thường dùng các bu lông loại nhỏ. Mối nối vào phích điện hay đui đèn thì ta dùng vít. Mối nối thẳng (nối nối tiếp) dùng nối các dây dẫn trên cùng một đường điện; Mối nối phân nhánh (nối rẽ) dùng rẽ nhánh từ đường dây chính ra các đường dây nhánh; Mối nối dùng phụ kiện (hộp nối dây, bulông, v.v...) dùng nối vào thiết bị điện. 5. Hoạt động 5: Yêu cầu mối nối. b. Yêu cầu mối nối Rõ ràng trên một mạch điện thì mối nối vẫn tham gia dẫn điện, do đó nó phải có vai trò như một đoạn dây dẫn dùng truyền điện liên tục trên mạch điện. Do đó nó cần phải đạt được những yêu cầu sau đây. - Dẫn điện tốt : Điện trở mối nối nhỏ để dòng điện truyền qua dễ dàng. Muốn vậy, các mặt tiếp xúc phải sạch, diện tích tiếp xúc đủ lớn và mối nối phải chặt (tốt nhất mối nối phải được hàn thiếc lại). Có độ bền cơ học cao: phải chịu được sức kéo, cắt và sự rung chuyển. An toàn điện: được cách điện tốt, mối nối không sắc đề tránh làm thủng lớp băng cách điện. Đảm bảo về mặt mỹ thuật: Mối nối phải gọn và đẹp. Câu hỏi: 1. Cho biết mục đích của việc nối dây dẫn điện. 2. Chất lượng của mối nối có liên quan gì đến mạch điện? 3. Các yêu cầu của mối nối. RÚT KINH NGHIỆM Tiết : 10 BÀI NĂM THỰC HÀNH NỐI DÂY DẪN MỤC TIÊU Thực hiện thành thạo các kỹ năng chuẩn bị dây dẫn và nối dây dẫn. Tiến hành nối thẳng hai dây dẫn. CHUẨN BỊ Dây dẫn, kìm, giấy ráp. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Câu hỏi: 1. Cho biết mục đích của việc nối dây dẫn điện. 2. Chất lượng của mối nối có liên quan gì đến mạch điện? 3. Các yêu cầu của mối nối. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NỘI DUNG 1. Hoạt động 1: Tìm hiểu quy trình Giới thiệu quy trình chung khi thực hiện nối dây. Hình 16 a) b) Giáo viên hướng dẫn từng bước thực hiện theo đúng theo quy trình nối dây như đã nêu trong sơ đồ quy trình. Bóc vỏ cáchđi ện và làm sạch lõi dây giúp cho sự tiếp xúc tốt giữa các dây nối với nhau. Về cách bóc vỏ c

File đính kèm:

  • docgiao_an_nghe_cong_nghe_lop_9_phan_dien_dan_dung_tiet_1_30_ng.doc
Giáo án liên quan