Giáo án nghề Công nghệ Lớp 9 - Phần: Điện dân dụng - Tiết 1, Bài 1: Giới thiệu nghề điện dân dụng (Bản hay)

A. Mục tiêu.

1. Kiến thức.

- Trình bày được vị trí và vai trò của nghề điện dân dụng đối với các ngành nghề sản xuất và trong đời sống.

- Trình bày được đặc điểm của nghề điện dân dụng: đối tượng lao động và nội dung của nghề điện dân dung.

- Trình bày được yêu cầu, triển vọng, nơi đào tạo và môi trường làm việc của nghề điện dân dụng.

2. Kĩ năng.

- Quan sát, tìm hiểu và phân tích, định hướng nghề sau khi tốt nghiệp THCS

3. Thái độ.

- Say mê hứng thú ham thích môn học, có ý thức tiết kiệm năng lượng điện trong sửa chữa và sử dụng điện.

B. Đồ dùng dạy học.

1. Giáo viên

- Mô hình sản phẩm về nghề điện.

2. Học sinh

- Sách giáo khoa, vở ghi, một số bài thơ ca ngợi nghề điện

C. Phương pháp dạy học.

- Đàm thoại, hoạt động nhóm.

D. Tổ chức giờ học. .

1. Kiểm tra bài cũ (không).

2. Giới thiệu bài.

Trong nền kinh tế quốc dân, nghề điện góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, người thợ điện có mặt ở các cơ sở sản xuất và sửa chữa cơ khí, thiết bị điện từ quy mô lớn. Sản phẩm của nghề điện chiếm một tỉ lệ cao trong thực tiễn. Chính vì vậy, nghề điện có vị trí then chốt và quyết định trong nghành điện nói chung, nó có điều kiện phát triển không những ở thành phố mà còn ở nông thôn, miền núi. Với đặc điểm và tầm quan trọng của nghề điện như vậy, chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài: Giới thiệu nghề điện dân dụng

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 371 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án nghề Công nghệ Lớp 9 - Phần: Điện dân dụng - Tiết 1, Bài 1: Giới thiệu nghề điện dân dụng (Bản hay), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/8/2013 Ngày giảng: 9A Tiết 1- Bài 1 Giới thiệu nghề điện dân dụng A. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Trình bày được vị trí và vai trò của nghề điện dân dụng đối với các ngành nghề sản xuất và trong đời sống. - Trình bày được đặc điểm của nghề điện dân dụng: đối tượng lao động và nội dung của nghề điện dân dung. - Trình bày được yêu cầu, triển vọng, nơi đào tạo và môi trường làm việc của nghề điện dân dụng. 2. Kĩ năng. - Quan sát, tìm hiểu và phân tích, định hướng nghề sau khi tốt nghiệp THCS 3. Thái độ. - Say mê hứng thú ham thích môn học, cú ý thức tiết kiệm năng lượng điện trong sửa chữa và sử dụng điện. B. Đồ dùng dạy học. 1. Giáo viên - Mô hình sản phẩm về nghề điện. 2. Học sinh - Sách giáo khoa, vở ghi, một số bài thơ ca ngợi nghề điện C. Phương pháp dạy học. - Đàm thoại, hoạt động nhóm. D. Tổ chức giờ học. * Khởi động (5 phút). 1. Kiểm tra bài cũ (không). 2. Giới thiệu bài. Trong nền kinh tế quốc dân, nghề điện góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, người thợ điện có mặt ở các cơ sở sản xuất và sửa chữa cơ khí, thiết bị điệntừ quy mô lớn. Sản phẩm của nghề điện chiếm một tỉ lệ cao trong thực tiễn. Chính vì vậy, nghề điện có vị trí then chốt và quyết định trong nghành điện nói chung, nó có điều kiện phát triển không những ở thành phố mà còn ở nông thôn, miền núi. Với đặc điểm và tầm quan trọng của nghề điện như vậy, chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài: Giới thiệu nghề điện dân dụng Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1 : Tìm hiểu nội dung vai trò, vị trí của nghề điện dân dụng trong sản xuất và đời sống ( 10 phút). *Mục tiêu: - Trình bày được vị trí và vai trò của nghề điện dân dụng đối với các ngành nghề sản xuất và trong đời sống. *Đồ dùng: Mô hình các sản phẩm của ngành điện. * Cách tiến hành: GV Cho học sinh đọc thông tin SGK – 5 ? Vai trò và vị trí của nghề điện trong sản xuất và đời sống như thế nào ? HS Sau khi đọc thông tin và nghiên cứu câu hỏi và trả lời. GV giới thiệu cho hs quan sát một số sản phẩm của nghê điện như động cơ điện, máy biến áp. Hoạt động 2 : Tìm hiểu về đặc điểm, yêu cầu của nghề điện dân dụng (25 phút). *Mục tiêu: - Trình bày được đặc điểm của nghề điện dân dụng: đối tượng lao động và nội dung của nghề điện dân dung. - Trình bày được yêu cầu, triển vọng, nơi đào tạo và môi trường làm việc của nghề điện dân dụng. * Đồ dùng: - Bảng phụ, phiếu học tập. * Cách tiến hành: GV cho học sinh đọc bản mô tả về nghề điện trong sách giáo khoa ? Đối tượng lao động của nghề điện là gì ? HS Sau khi đọc thông tin và nghiên cứu câu hỏi và trả lời, hs khác nhận xét và kết luận ? Theo em nội dung lao động của nghề điện dân dụng bao gồm những lĩnh vực nào cho ví dụ? HS Thảo luận nhóm và cử đại diện nhóm phát biểu ? GV So sánh các ý kiến của nhóm sau đó bổ sung và đưa ra kết luận. GV Cho học sinh làm câu hỏi trong SGK – 6 dựa theo câu hỏi vừa trả lời. ? Theo em người thợ điện làm việc trong điều kiện nào ? HS Thảo luận nhóm, mỗi nhóm trả lời sau đó giáo viên kết luận lai về điều kiện làm việc của nghề điện dân dụng. GV Cho học sinh hoạt động các nhân làm câu hỏi trong SGK – 6 GV Cho học sinh đọc hiểu được thông tin phần 5, 6, 7 trong SKG – 7, 8. THNL ? Để tiết kiệm điện năng các em phải làm gì? I. Vai trò và vị trí của nghề điện dân dụng trong sản xuất và đời sống. - Nghề điện dân dụng rất đa dạng hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực sử dụng điện năng phục vụ cho đời sống, sinh hoạt và lao động sản xuất của các hộ tiêu dùng điện. II. Đặc điểm yêu cầu của nghề điện 1. Đối tượng lao động của nghề điện dân dụng: - Đối tượng lao động của nghề điện dân dụng bao gồm: + Thiết bị bảo vệ đóng cắt và lấy điện. + Nguồn điện một chiều và xoay chiều điện áp thấp dưới 380V. + Thiết bị đo lường điện + Vật liệu và dụng cụ làm việc của nghề điện. + Các loại đồ dùng điện 2.Nội dung lao động của nghề điện - Nội dung lao động của nghề điện dân dụng bao gồm những lĩnh vực: + Lắp mạng điện sản xuất và sinh hoạt: Ví dụ: Lắp trạm biến áp, phân xưởng, xây lắp đường dây hạ áp. + Lắp đặt trang thiết bị và đồ dùng điện. Ví dụ : Lắp đặt động cơ điện, máy điều hòa nhiệt độ.... + Bảo dưỡng vận hành, sữa chữa, khắc phục sự cố xảy ra trong mạng điện, các thiết bị điện. Ví dụ : Khi mạng điện bị mất điện người thợ điện phải nhanh chóng tìm ra nguyên nhân để khắc phục sự cố, làm cho mạng điện có điện nhanh chóng càng tốt. 3. Điều kiện làm việc của nghề điện dân dụng. - Điều kiện làm việc của nghề điện bao gồm: + Việc lắp đặt đường dây, sửa chữa trong mạng thường phải tiến hành ngoài trời, trên cao, lưu động, gần khu vực có điện nên rất nguy hiểm. + Công tác lắp đặt đường dây sửa chữa, hiệu chỉnh các thiết bị và sản xuất chế tạo các thiết bị điện thường phải tiến hành trong nhà trong điều kiện bình thường. - Điền dấu (X) vào ô trống. a. (X) d. ( ) b. (X) e. ( ) c. (X) g. (X) 4. Yêu cầu của nghề điện dân dụng đối với người lao động. Đọc SGK – 7 5. Triển vọng nghề Đọc SGK – 7, 8 6. Những nơi đào tạo nghề Đọc SGK – 8 7. Những nơi hoạt động nghề Đọc SGK – 8 * Củng cố và hướng dẫn học bài (5phút). 1. Củng cố. ? Em hãy cho biết nội dung lao động của nghề điện dân dụng là gì ? ? Điều kiện làm việc của nghề điện ? 2. Hướng dẫn học bài. - Học bài theo SKG, vở ghi, trả lời các câu ở cuối bài - Chuẩn bị bài sau, sưu tầm các mẫu dây dẫn điện, dây cáp điện.

File đính kèm:

  • docgiao_an_nghe_cong_nghe_lop_9_phan_dien_dan_dung_tiet_1_bai_1.doc
Giáo án liên quan