I . MỤC TIÊU TIẾT KIỂM TRA:
1. Kiến thức:
- Đánh giá được kết quả học tập của học sinh.
- Qua kết quả kiểm tra học sinh rút ra kinh nghiệm cải tiến phương pháp học tập. Giáo viên đưa ra phương pháp dạy hợp lý.
2. Kỹ năng:
- Giáo viên đánh giá được kỹ năng vận dụng kiến thức của học sinh.
3. Thái độ:
- Có thái độ nghiêm túc, đúng đắn trong kiểm tra.
II . CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Nội dung : + Giáo viên nghiên cứu kỹ trọng tâm kiến thức, kỹ năng của từng phần.
+ Chọn loại đề kiểm tra, soạn bài kiểm tra.
5 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 412 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án nghề Công nghệ Lớp 9 - Phần: Lắp mạng điện trong nhà - Tiết 12: Kiểm tra 45 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài : KIỂM TRA 45 PHÚT
Ngày soạn : 29/11/07 Tuần : 12
Ngày dạy : 01/12/07 Tiết : 12
I . MỤC TIÊU TIẾT KIỂM TRA:
1. Kiến thức:
- Đánh giá được kết quả học tập của học sinh.
- Qua kết quả kiểm tra học sinh rút ra kinh nghiệm cải tiến phương pháp học tập. Giáo viên đưa ra phương pháp dạy hợp lý.
2. Kỹ năng:
- Giáo viên đánh giá được kỹ năng vận dụng kiến thức của học sinh.
3. Thái độ:
- Có thái độ nghiêm túc, đúng đắn trong kiểm tra.
II . CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên
Nội dung : + Giáo viên nghiên cứu kỹ trọng tâm kiến thức, kỹ năng của từng phần.
+ Chọn loại đề kiểm tra, soạn bài kiểm tra.
Bảng trọng số.
Bài
Trọng số của mỗi bài
Các yêu cầu
Biết
Hiểu
Vận dụng
1
2
2 x 0,5
2
1
1 x 1,5
3
3
2 x 0,5
1 x 1,5
4
1
1 x 1,5
5
2
1 x 1,5
1 x 2
CỘNG
9
2 = 1
4 = 5,5
2 = 3,5
2. Chuẩn bị của học sinh
Nội dung : Ôn tập theo sự hướng dẫn của giáo viên Làm bài
III . CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TIẾT KIỂM TRA:
Ổn định kiểm tra sĩ số Gv nêu yêu cầu của tiết kiểm tra
Giáo viên phát đề cho học sinh
Giáo viên theo dõi học sinh làm bài uốn nắn những sai sót của học sinh (nếu có)
Giáo viên thu bài
Giáo viên nhận xét giờ kiểm tra về ý thức, thái độ làm bài.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT
Lớp: 9A Môn: Công Nghệ 9
Điểm
Nhận xét của giáo viên
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN:
Câu 1 : Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng .
1. Dụng cụ dùng để đo đường kính dây dẫn và chiều sâu lỗ là.
A. Thước cặp B. Thước dài
C. Thước góc D. Thước dây
E. Pan me
2. Đồng hồ đo điện được dùng để đo hiệu điện thế mạch điện là.
A. Ăm pe kế B. Oắt kế
C. Vôn kế D. Ôm kế
E. Công tơ điện
3. Nội dung lao động của nghề điện dân dụng.
A. Nguy hiểm vì làm việc gần khu vực có điện.
B. Lắp đặt mạng điện, thiết bị điện; vận hành, bảo dưỡng mạng điện, đồ dùng điện. . .
C. Thường phải đi lưu động
D. Nguồn điện, thiết bị đóng cắt và bảo vệ, thiết bị đo lường.
4. Công việc lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị, đồ dùng điện thường được tiến hành trong môi trường như thế nào?
A. Làm việc ngoài trời. B. Tiếp xúc với nhiều chất độc hại.
C. Làm việc trong nhà D. Đi lại trên đường.
Câu 2: Em hãy điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống(..) trong các câu sau để được câu trả lời đúng.
Oắt kế dùng để đo(1)..của mạch điện.
Aêm pe kế được mắc (2)..với mạch điện cần đo.
Vôn kế được mắc (3)với mạch cần đo.
Câu 3: Hãy ghi số thứ tự vào các ô của nhưng mục sau để chỉ quy trình chung nối dây dẫn điện.
Làm sạch lõi
Hàn mối nối
Bóc vỏ cách điện
Nối dây
Bọc băng cách điện mối nối
Kiểm tra mối nối
II. TỰ LUẬN:
Câu 4: Khi chọn dây dẫn điện cần chú ý chọn như thế nào? Vì sao.
Câu 5: Trình bày nguyên tắc chung khi đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng.
Câu 6: Một mối nối dây dẫn điện cần đảm bảo những yêu cầu gì? Những yêu cầu đó thể hiện trong các bước của quy trình nối dây như thế nào?
Yêu cầu mối nối
Các bước của quy trình nối dây
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN:
Câu 1 : (2 điểm) Mỗi ý đúng 0,5 điểm.
1. A.
2. C.
3. B.
4. C.
Câu 2: (1,5 điểm) Mỗi ý đúng 0,5 điểm
(1) công suất (2) nối tiếp (3) song song
Câu 3: (1,5 điểm) Mỗi bước đúng 0,25 điểm.
2 Làm sạch lõi
5 Hàn mối nối
1 Bóc vỏ cách điện
3 Nối dây
6 Bọc băng cách điện mối nối
4 Kiểm tra mối nối
II. TỰ LUẬN:
Câu 4: (1,5 điểm)
Chọn vỏ cách điện phù hợp với điện áp định mức và điều kiện lắp đặt (nếu chọn vỏ cách điện sai: điện sẽ đánh lửa qua vỏ với người sử dụng, các vật dụng để gần, các dây với nhau; không chịu được các yếu tố về ngoại cảnh như ăn mòn hoá học . . .)
Chọn lõi (tiết diện lõi) phù hợp với cường độ dòng điện sử dụng (nếu chọn tiết diện lõi sai trong quá trình làm việc đầu tiên lõi nóng lên dẫn tới nóng và chảy vỏ cách điện và gây chập cháy điện.
Câu 5: (1,5 điểm) Mỗi ý đúng 0,5 điểm.
Điều chỉnh núm O: Chập hai đầu que đo (nghĩa là điện trở đo bằng O), nếu kim chưa chỉ về O thì cần phải xoay núm chỉnh O để kim chỉ về số O của thang đo. Thao tác này cần được thực hiện cho mỗi lần đo.
Khi đo không được chạm tay vào đầu kim đo hoặc các phần tử đo vì điện trở người gây sai số đo.
Khi đo phải bắt đầu từ thang đo lớn nhất và giảm dần đến khi nhận được kết quả thích hợp để tránh kim va đập mạnh.
Câu 6: (2 điểm)
Yêu cầu mối nối
Các bước của quy trình nối dây
Dẫn điện tốt
(0,75 điểm)
Khi gọt vỏ cách điện tránh làm đứt lõi, phải làm sạch lõi bằng dao hoặc giấy nhám, vặn xoắn các vòng dây phải chặt, chiều dài lớp vỏ cách điện bóc khoảng 15 đến 20 lần đường kính lõi.
Độ bền cơ học cao
(0,5 điểm)
Vặn xoắn các vòng dây phải chặt, chiều dài lớp vỏ cách điện bóc khoảng 15 đến 20 lần đường kính lõi.
Đảm bảo an toàn
(0,5 điểm)
Phải bọc băng cách điện kín mối nối (½ vòng sau đè lên ½ vòng trước)
Đảm bảo mỹ thuật
0,25 điểm)
Mối nối gọn đẹp (phải thực hiện đúng theo quy trình nối dây)
File đính kèm:
- giao_an_nghe_cong_nghe_lop_9_phan_lap_mang_dien_trong_nha_ti.doc