I . MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu được cấu tạo, cách sử dụng dây cáp điện trong mạng điện trong nhà, công dụng của vật liệu cách điện.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết, phân loại dây dẫn điện và dây cáp điện của mạng điện trong nhà.
3. Thái độ:
- Biết cách lựa chọn dây cáp điện khi thiết kế và lắp đặt mạng điện trong nhà, sử dụng dây cáp điện trong cuộc sống và các vật liệu cách điện nhằm đảm bảo an toàn cho mạng điện.
II . CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Nội dung : Nghiên cứu nội dung phần II,III bài 2 SGK+SGV, đọc tài liệu tham khảo liên quan.
- Đồ dùng dạy học : Một số loại dây cáp điện, vật liệu cách điện, sơ đồ hình 2.3và 2.4 phóng to từ SGK.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Nội dung : Đọc trước nội dung phần II,III SGK bài 2
- Đồ dùng học tập : Sưu tầm một số loại dây cáp điện (nếu có) một số loại vật liệu cách điện.
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 04/07/2022 | Lượt xem: 321 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án nghề Công nghệ Lớp 9 - Phần: Lắp mạng điện trong nhà - Tiết 3: Vật liệu điện dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 2 : VẬT LIỆU ĐIỆN DÙNG TRONG LẮP ĐẶT ĐIỆN TRONG NHÀ (Tiếp theo)
Ngày soạn : 23/08/08 Tuần : 03
Ngày dạy : 25/08/08 Tiết : 03
I . MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu được cấu tạo, cách sử dụng dây cáp điện trong mạng điện trong nhà, công dụng của vật liệu cách điện.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết, phân loại dây dẫn điện và dây cáp điện của mạng điện trong nhà.
3. Thái độ:
- Biết cách lựa chọn dây cáp điện khi thiết kế và lắp đặt mạng điện trong nhà, sử dụng dây cáp điện trong cuộc sống và các vật liệu cách điện nhằm đảm bảo an toàn cho mạng điện.
II . CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên
Nội dung : Nghiên cứu nội dung phần II,III bài 2 SGK+SGV, đọc tài liệu tham khảo liên quan.
Đồ dùng dạy học : Một số loại dây cáp điện, vật liệu cách điện, sơ đồ hình 2.3và 2.4 phóng to từ SGK.
2. Chuẩn bị của học sinh
Nội dung : Đọc trước nội dung phần II,III SGK bài 2
Đồ dùng học tập : Sưu tầm một số loại dây cáp điện (nếu có) một số loại vật liệu cách điện.
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ.
HS1: Hãy nêu cách phân loại dây dẫn điện? Khi sử dụng dây dẫn điện cần chú ý điều gì?
3. Giới thiệu bài:
Vật liệu điện dùng trong lắp đặt mạng điện gồm dây cáp, vật liệu cách điện. Dây cáp điện dùng để truyền tải, phân phối điện năng đến các đồ dùng thiết bị điện. Để đảm bảo cho người sử dụng và mạng điện người ta sử dụng vật liệu cách điện. Các vật liệu đó được sử dụng như thế nào? Chúng ta cùng nghiên cứu bài ”Dây cáp điện, vật liệu cách điện”
Nội dung kiến thức
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
II. DÂY CÁP ĐIỆN
1. Cấu tạo.
Gồm 3 phần chính :
+ Lõi cáp thường làm bằng đồng hoặc nhôm.
+ Vỏ cách điện thường được làm bằng cao su tự nhiên, cao su tổng hợp, chất polyvinyl chloride(PVC)
+ Vỏ bảo vệ của cáp điện được chế tạo cho phù hợp với các môi trường lắp đặt cáp khác nhau.
2. Sử dụng cáp điện.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về dây cáp điện.
Gv Treo bảng 2.2 hướng dẫn học sinh quan sát, kết hợp với quan sát mẫu vật của một số loại dây dẫn và dây cáp . phân biệt dây dẫn và dây cáp.
Gv hướng dẫn học sinh quan sát hình 2.3 và mẫu dây cáp điện
Gv cho học sinh làm việc theo nhóm quan sát và mô tả cấu tạo của dây cáp điện.
Các nhóm thảo luận trả lời nhóm khác bổ sung, giáo viên dùng mẫu vật giảng giải cấu tạo của dây cáp điện.
Gv cho học sinh liên hệ với thực tế.
Gv? Các loại cáp thường được dùng ở đâu? Gv hướng dẫn học sinh trả lời gợi ý để học sinh nhớ lại những hiểu biết về đường dây tải điện, cáp ngầm.
Gv yêu cầu học sinh quan sát hình 2.4 và đặt câu hỏi. Vậy cấu tạo và phạm vi sử dụng của cáp đối với mạng điện trong nhà như thế nào?
Hs quan sát bảng 2.2 dưới sự hướng dẫn của giáo viên kết hợp với mẫu vật thảo luận trả lời.
- Cáp điện bao gồm nhiều dây dẫn được bọc cách điện bên ngoài là lớp vỏ bảo vệ mềm.
Hs quan sát hình 2.3 và mẫu vật, thảo luận trả lời:
- Gồm 3 phần chính : lõi cáp (1), vỏ cách điện (2), vỏ bảo vệ (3).
+ Lõi thường làm bằng đồng hoặc nhôm
+ Vỏ cách điện làm bằng cao su tự nhiên, cao su tổng hợp.
+ Vỏ bảo vệ chế tạo phù hợp với môi trường lắp đặt.
- Truyền tải điện từ máy phát điện cho những hộ, truyền biến áp, phụ tải quan trọng phải có điện liên tục.
- Dùng để lắp đặt đường dây hạ áp dẫn điện từ lưới điện phân phối gần nhất đến mạng điện trong nhà.
III. Vật liệu cách điện.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về vật liệu cách điện.
Gv gợi lại kiến thức cũ lớp 8 trong mạng điện, vật liệu cách điện luôn đi liền với những vật liệu dẫn điện nhằm đảm bảo cho mạng điện và người sử dụng, những vật liệu cách điện phải đạt được các yêu cầu chịu nhiệt tốt, cách điện cao
Gv? Vật liệu cách điện là gì?
Hs trả lời giáo viên kết luận.
Gv yêu cầu học sinh làm bài tập SGK hãy đánh dấu X vào ô trống để chỉ những vật liệu cách điện của mạng điện trong nhà.
Gv cho học sinh quan sát một số mẫu vật của vật liệu cách điện mạng điện trong nhà như: Sứ , Gỗ , Cao su lưu hoá, Chất cách điện tổng hợp.để học sinh nhận biết và kể tên đồng thời giáo viên nêu ứng dụng của chúng.
Gv? Tại sao trong lắp đặt mạng điện lại phải dùng vật liệu cách điện.
Gv? Những vật liệu cách điện này phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Hs lắng nghe và ghi nhớ thông tin.
- Vật liệu cách điện là vật liệu không cho dòng điện chạy qua. Dùng để cách ly giữa các phần tử mang điện với nhau và với những phần tử không mang điện.
Hs trả lời:
Puli sứ
X
Ống luồn dây dẫn
X
Vỏ cầu chì
X
Vỏ đui đèn
X
Thiếc
Mica
X
- Để giữ an toàn cho mạng điện và người sử dụng.
- Yêu cầu: độ bền cách điện cao, chịu nhiệt độ tốt, có độ bền cơ học cao, chống ẩm tốt.
Hoạt động 3 : Tổng kết – Dặn dò
- Tổng kết : Gv gợi ý để học sinh trả lời câu hỏi cuối bài SGK.
- Dặn dò: + Mỗi học sinh làm được một bản sưu tập dây dẫn, dây cáp, vật liệu cách điện trong mạng điện trong nhà và mô tả cấu tạo của một số vật mẫu trong bản sưu tập đó.
+ Đọc trước phần I bài 3 SGK tìm hiểu đồng hồ đo điện.
File đính kèm:
- giao_an_nghe_cong_nghe_lop_9_phan_lap_mang_dien_trong_nha_ti.doc