I . MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Biết công dụng, cách sử dụng một số đồng hồ đo điện thông dụng
2. Kỹ năng:
- Nhận biết các ký hiệu ghi trên mặt đồng hồ từ đó biết cách sử dụng các loại đồng hồ đó.
3. Thái độ:
- Làm việc cẩn thận, khoa học và an toàn
II. AN TOÀN:
- Chú ý an toàn khi sử dụng các thiết bị như tuốc nơ vít, kìm điện, dao gọt vỏ cách điện. . .
- Học sinh chỉ được lắp mạch không có điện, tuyệt đối tuân thủ theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- Giáo viên kiểm tra kỹ mạch điện của học sinh nếu chính xác đóng điện hướng dẫn học sinh đếm số vòng quay của đĩa nhôm (hoàn thành từng nhóm)
III . CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Nội dung : Nghiên cứu nội dung bài 3, 4 SGK+SGV, đọc tài liệu tham khảo.
- Đồ dùng dạy học : + Am pe kế, Vôn kế, Công tơ điện, kìm điện, tuốc nơ vít, bút điện, bảng mạch điện gồm có bóng đèn.
+ Phiếu học tập
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 04/07/2022 | Lượt xem: 331 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án nghề Công nghệ Lớp 9 - Phần: Lắp mạng điện trong nhà - Tiết 6: Thực hành sử dụng đồng hồ đo điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 4: THỰC HÀNH SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ ĐO ĐIỆN
Ngày soạn : 13/09/08 Tuần : 06
Ngày dạy : 15/09/08 Tiết : 06
I . MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Biết công dụng, cách sử dụng một số đồng hồ đo điện thông dụng
2. Kỹ năng:
- Nhận biết các ký hiệu ghi trên mặt đồng hồ từ đó biết cách sử dụng các loại đồng hồ đó.
3. Thái độ:
- Làm việc cẩn thận, khoa học và an toàn
II. AN TOÀN:
Chú ý an toàn khi sử dụng các thiết bị như tuốc nơ vít, kìm điện, dao gọt vỏ cách điện. . .
Học sinh chỉ được lắp mạch không có điện, tuyệt đối tuân thủ theo sự hướng dẫn của giáo viên.
Giáo viên kiểm tra kỹ mạch điện của học sinh nếu chính xác đóng điện hướng dẫn học sinh đếm số vòng quay của đĩa nhôm (hoàn thành từng nhóm)
III . CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên
Nội dung : Nghiên cứu nội dung bài 3, 4 SGK+SGV, đọc tài liệu tham khảo.
- Đồ dùng dạy học : + Aêm pe kế, Vôn kế, Công tơ điện, kìm điện, tuốc nơ vít, bút điện, bảng mạch điện gồm có bóng đèn.
+ Phiếu học tập
TT
Ký hiệu
Ý nghĩa
2. Chuẩn bị của học sinh
Nội dung : Đọc trước nội dung bài 4 SGK, tìm hiểu các đồng hồ đo điện đã học.
Đồ dùng học tập :
IV . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Giới thiệu bài: Các dụng cụ đo lường điện như Vôn kế, Aêm pe kế, Công tơ điện được sử dụng rất rộng rãi trong sinh hoạt các dụng cụ này được sử dụng nhằm mục đích xác định các đại lượng như điện áp, cường độ dòng điện, điện năng. Cũng nhờ các dụng cụ đo lường điện ta có thể phát hiện những hư hỏng, sự làm việc không bình thường của các thiết bị điện, mạch điện. Mỗi dụng cụ đo có đặc tính riêng vì thế để sử dụng đúng và tránh sai lầm cần lắm vững chức năng từng loại dụng cụ đo để củng cố kiến thức, kỹ năng đo lường điện chúng ta cùng làm bài thực hành “ Sử dụng đồng hồ đo điện”
Nội dung kiến thức
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Chuẩn bị và nêu yêu cầu bài thực hành
Gv nêu mục tiêu cũng như yêu cầu cần đạt qua tiết thực hành và nội quy thực hành.
Gv chia lớp thành các nhóm nhỏ chỉ định nhóm trưởng và giao nhiệm vụ cho các nhóm trưởng và các thành viên trong nhóm.
Hs nghe và ghi nhớ thông tin
Hs ngồi theo nhóm dưới sự chỉ đạo của nhóm trưởng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu và sử dụng đồng hồ đo điện
Gv giao cho các nhóm đồng hồ đo điện (có đánh số) ăm pe kế, vôn kế, công tơ điện yêu cầu học sinh quan sát thảo luận tìm hiểu:
- Những ký hiệu và ý nghĩa của chúng.
- Chức năng của đồng hồ đo điện.
- Cấu tạo bên ngoài của đồng hồ đo. Ghi vào báo cáo thực hành.
Gv gọi các nhóm báo cáo nhóm khác bổ sung nhận xét giáo viên rút ra kết luận.
Gv phát cho mỗi nhóm một mô hình bảng điện cầu chì, khoá K, bóng đèn và yêu cầu học sinh sử dụng các đồng hồ lắp vào mô hình không có điện giáo viên kiểm tra học sinh lắp chính xác giáo viên đóng điện cho học sinh.
Gv hướng dẫn cho học sinh cách đếm số vòng quay của đĩa nhôm và tính điện năng tiêu thụ.
- Nhóm trưởng nhận đồng hồ tổ chức cho nhóm quan sát thảo luận theo các nội dung giáo viên yêu cầu ghi vào báo cáo thực hành.
Ký hiệu
Ý nghĩa
V
Dụng cụ đo điện áp
A
Dụng cụ đo dòng điện
KWh
Dụng cụ đo điện năng
Dụng cụ đo kiểu điện từ
Dụng cụ đo kiểu cảm ứng
Dụng cụ đo kiểu từ điện
Dụng cụ có cơ cấu đo kiểu tĩnh điện
Dùng với dòng một chiều
~
Dùng với dòng xoay chiều
~
Dùng cả với dòng một chiều và xoay chiều
#
Đặt dụng cụ thẳng đứng
Đặt dụng cụ nằm ngang
Đặt dụng cụ nghiêng 60o
Điện thế thứ cách điện của dụng cụ là 2 KV.
Hs các nhóm trả lời nhóm khác bổ sung nhận xét.
Hs nhận thiết bị tiến hành lắp đồng hồ vào mạch điện.
Hs đếm số vòng quay của đĩa nhôm từ đó tính điện năng tiêu thụ.
Hoạt động 3 : Tổng kết – Dặn dò
- Tổng kết : + Gv nhận xét giờ thực hành vvề thái độ, trình tự thao tác đo, kết quả rút kinh nghiệm cho bài thực hành sau.
- Dặn dò: + Tìm hiểu về đồng hồ vạn năng.
File đính kèm:
- giao_an_nghe_cong_nghe_lop_9_phan_lap_mang_dien_trong_nha_ti.doc