I . MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Biết công dụng, cách sử dụng đồng hồ vạn năng
2. Kỹ năng:
- Sử dụng thành thạo đồng hồ vạn năng.
3. Thái độ:
- Làm việc cẩn thận, chính xác khoa học.
II. AN TOÀN:
- Gv yêu cầu và theo dõi học sinh trong suốt quá trình thực hành tuyệt đối không để học sinh sử dụng đồng hồ vạn năng đo các đại lượng điện khác (như điện áp)
- Gv kiểm tra kỹ trước khi để học sinh tự đo.
III . CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Nội dung : Nghiên cứu nội dung phần I bài 2 SGK+SGV, đọc tài liệu tham khảo liên quan.
- Đồ dùng dạy học : Chuẩn bị mỗi nhóm một đồng hồ vạn năng.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Nội dung : Xem lại nội dung bài 3 phần I đồng hồ đo điện.
- Đồ dùng học tập :
IV . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Giới thiệu bài: Trong thực tế, để tiện lợi cho việc đo các đại lượng điện , ta chỉ cần một đồng hồ đo là đồng hồ vạn năng, có thể đo được hiệu điện thế , cường độ, kiểm tra mạch, đo dòng một chiều, xoay chiều, điện trở . Để hiểu được cấu tạo, hoạt động và cách sử dụng như thế nào ta vào bài mới hôm nay.
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 04/07/2022 | Lượt xem: 277 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án nghề Công nghệ Lớp 9 - Phần: Lắp mạng điện trong nhà - Tiết 7: Thực hành sử dụng đồng hồ đo điện (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 4: Thực hành
SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ ĐO ĐIỆN (Tiếp theo)
Ngày soạn : 20/09/08 Tuần : 07
Ngày dạy : 22/09/08 Tiết : 07
I . MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Biết công dụng, cách sử dụng đồng hồ vạn năng
2. Kỹ năng:
- Sử dụng thành thạo đồng hồ vạn năng.
3. Thái độ:
- Làm việc cẩn thận, chính xác khoa học.
II. AN TOÀN:
Gv yêu cầu và theo dõi học sinh trong suốt quá trình thực hành tuyệt đối không để học sinh sử dụng đồng hồ vạn năng đo các đại lượng điện khác (như điện áp)
Gv kiểm tra kỹ trước khi để học sinh tự đo.
III . CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên
Nội dung : Nghiên cứu nội dung phần I bài 2 SGK+SGV, đọc tài liệu tham khảo liên quan.
Đồ dùng dạy học : Chuẩn bị mỗi nhóm một đồng hồ vạn năng.
2. Chuẩn bị của học sinh
Nội dung : Xem lại nội dung bài 3 phần I đồng hồ đo điện.
Đồ dùng học tập :
IV . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Giới thiệu bài: Trong thực tế, để tiện lợi cho việc đo các đại lượng điện , ta chỉ cần một đồng hồ đo là đồng hồ vạn năng, có thể đo được hiệu điện thế , cường độ, kiểm tra mạch, đo dòng một chiều, xoay chiều, điện trở . Để hiểu được cấu tạo, hoạt động và cách sử dụng như thế nào è ta vào bài mới hôm nay.
Nội dung kiến thức
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Chuẩn bị và nêu yêu cầu bài thực hành.
Gv nêu yêu cầu cần đạt qua tiết thực hành và nội quy thực hành.
Gv chia nhóm thực hành theo bàn chỉ định nhóm trưởng và những thành viên trong nhóm.
Hs lắng nghe và ghi nhớ thông tin.
Hs ngồi theo nhóm.
Hoạt động 2: Tìm hiểu và sử dụng đồng hồ vạn năng
Gv giao cho mỗi nhóm một đồng hồ vạn năng và yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm thảo luận những nội dung sau.
- Đọc và giải thích những ký hiệu ghi trên mặt đồng hồ.
- Tìm hiểu chức năng của các núm điều khiển của đồng hồ.
- Tìm hiểu các đại lượng đo và thang đo
Gv yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả nhóm khác bổ sung. Gv dùng điện kế vạn năng để phân tích và giải thích các kí hiệu, chức năng của các núm điều khiển, các thang đo. . .
Gv? Khi sử dụng đồng hồ vạn năng cần chú ý điều gì?
Hs trả lời giáo viên kết luận.
Gv vừa nói cáh sử dụng vừa thao tác mẫu cho học sinh quan sát.
Gv yêu cầu các nhóm thực hành sử dụng đồng hồ đo điện.
- Chuyển núm điều khiển đo các đại lượng khác nhau và thang đo tương ứng.
- Sử dụng đồng hồ vạn năng để đo điện trở
Gv đi đến từng nhóm quan sát hướng dẫn điều chỉnh những sai sót (nếu có)
Gv hướng dẫn thu dọn thiết bị làm vệ sinh nơi làm việc.
Nhóm trưởng nhận thiết bị và điều khiển nhóm hoạt động theo yêu cầu của giáo viên.
Các nhóm cử đại diện trả lời nhóm khác bổ sung
Hs suy nghĩ trả lời.
- Muốn đo đại lượng điện nào chuyển núm điều khiển về đại lượng điện đó ở thang đo cao nhất rồi giảm dần và đọc kết quả trên thang đo tương ứng.
- Khi đo R cần chập hai đầu que đo hiệu chỉnh cho kim về vạch OΩ
- Tuyệt đối không sử dụng tuỳ tiện khi chưa nắm vững cách đo.
- Khi đo R chỉ được tiến hành khi biết chắc chắn đã cắt điện.
Hoạt động 3 : Tổng kết – Dặn dò
- Tổng kết : + Gv nhận xét giờ làm bài thực hành.
+ Thu báo cáo thực hành.
- Dặn dò: + Ôn lại cách sử dụng đồng hồ đo điện, chuẩn bị bóng đèn tròn.
File đính kèm:
- giao_an_nghe_cong_nghe_lop_9_phan_lap_mang_dien_trong_nha_ti.doc