I . MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: - Học sinh biết được các yêu cầu của mối nối dây dẫn điện.
- Biết được các mối nối dây dẫn điện, quy trình nối dây và cách điện mối nối.
- Biết được quy trình nối dây dẫn điện dùng phụ kiện như nối bằng vít trong các thiết bị, nối bằng đai ốc nối dây.
2. Kỹ năng: - Hình thành kỹ năng cơ bản ban đầu của kỹ thuật nối dây dẫn điện dùng phụ kiện.
3. Thái độ: - Có thái độ làm việc cẩn thận, nghiêm túc, làm việc theo quy trình trong việc nối dây dẫn điện.
II. AN TOÀN:
- Nắm vững được quy trình nối dây dẫn điện dùng phụ kiện đảm bảo an toàn.
- Gv chú ý cho học sinh chỉ được tiến hành nối dây khi đã cắt điện (tiến hành ở nhà)
- Gv chú ý cho học sinh sử dụng các thiết bị và dụng cụ lao động cho an toàn: như dao gọt vỏ cách điện, tuốc nơ vít, kìm điện . . .
III . CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Nội dung : Nghiên cứu nội dung bài 5 SGK+SGV, đọc tài liệu tham khảo liên quan.
- Đồ dùng dạy học : Sơ đồ các loại mối nối dây dẫn điện, sơ đồ quy trình nối dây dẫn điện, một số đầu nối, kìm điện, băng keo cách điện, dây dẫn điện . . . (Gv chuẩn bị cho mỗi nhóm: dây dẫn điện, đầu nối, công tắc, cầu chì . . ., kìm điện, tuốc nơ vít)
2. Chuẩn bị của học sinh
- Nội dung : Đọc trước nội dung bài 5 SGK. Tìm hiểu một số loại mối nối dây dẫn điện thường gặp trong thực tế.
- Đồ dùng học tập :
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 397 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án nghề Công nghệ Lớp 9 - Phần: Lắp mạng điện trong nhà - Tiết 9: Thực hành nối dây dẫn điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 5: Thực hành: NỐI DÂY DẪN ĐIỆN
Ngày soạn : 04/10/08 Tuần : 09
Ngày dạy : 06/10/08 Tiết : 09
I . MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: - Học sinh biết được các yêu cầu của mối nối dây dẫn điện.
- Biết được các mối nối dây dẫn điện, quy trình nối dây và cách điện mối nối.
- Biết được quy trình nối dây dẫn điện dùng phụ kiện như nối bằng vít trong các thiết bị, nối bằng đai ốc nối dây.
2. Kỹ năng: - Hình thành kỹ năng cơ bản ban đầu của kỹ thuật nối dây dẫn điện dùng phụ kiện.
3. Thái độ: - Có thái độ làm việc cẩn thận, nghiêm túc, làm việc theo quy trình trong việc nối dây dẫn điện.
II. AN TOÀN:
Nắm vững được quy trình nối dây dẫn điện dùng phụ kiện đảm bảo an toàn.
Gv chú ý cho học sinh chỉ được tiến hành nối dây khi đã cắt điện (tiến hành ở nhà)
Gv chú ý cho học sinh sử dụng các thiết bị và dụng cụ lao động cho an toàn: như dao gọt vỏ cách điện, tuốc nơ vít, kìm điện . . .
III . CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên
Nội dung : Nghiên cứu nội dung bài 5 SGK+SGV, đọc tài liệu tham khảo liên quan.
Đồ dùng dạy học : Sơ đồ các loại mối nối dây dẫn điện, sơ đồ quy trình nối dây dẫn điện, một số đầu nối, kìm điện, băng keo cách điện, dây dẫn điện . . . (Gv chuẩn bị cho mỗi nhóm: dây dẫn điện, đầu nối, công tắc, cầu chì . . ., kìm điện, tuốc nơ vít)
2. Chuẩn bị của học sinh
Nội dung : Đọc trước nội dung bài 5 SGK. Tìm hiểu một số loại mối nối dây dẫn điện thường gặp trong thực tế.
Đồ dùng học tập :
IV . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Giới thiệu bài: Trong quá trình lắp đặt, sữa chữa điện, thường phải thực hiện các mối nối dây dẫn, chất lượng các mối nối ảnh hưởng tới sự làm việc của mạng điện. Nếu mối nối không đảm bảo sẽ dễ xảy ra sự cố làm đứt mạch hoặc phát sinh tia lửa điện làm chập mạch gây hoả hoạn. Để tìm hiểu các yêu cầu của mối nối dây dẫn điện, quy trình nối dây dẫn điện Hình thành kỹ năng nối dây dẫn dùng phụ kiện theo quy trình chúnh ta cùng nhau làm bài thực hành “Nối dây dẫn điện”
Nội dung kiến thức
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Các loại mối nối.
- Mối nối thẳng.
- Mối nối phân nhánh.
- Mối nối dùng phụ kiện.
Hoạt động 1: Tìm hiểu các loại mối nối dây dẫn điện
Gv? Bằng sự hiểu biết của mìnhtrong quá trình lắp đặt và sử chữa điện thường sử dụng những loại mối nối nào?
Gv lấy ví dụ dẫn chứng về các loại mối nối đó trong mạng điện sinh hoạt cho học sinh quan sát ba loại mối nối thường gặp.
Hs trả lời: nối thẳng, nối phân nhánh, nối dây dẫn dùng phụ kiện.
Hs quan sát các mẫu mối nối thường dùng trong mạng điện sinh hoạt.
2. Yêu cầu mối nối.
- Dẫn diện tốt.
- Độ bền cơ học cao.
- An toàn điện.
- Đảm bảo về mỹ thuật.
Hoạt động 2: Tìm hiểu yêu cầu mối nối dây dẫn điện.
Gv chia lớp thành các nhóm nhỏ dể thảo luận. Gv giao cho mỗi nhóm một bộ 5 loại mối nối mẫu. Mỗi loại gồm cả mối nối đã cách điện và chưa cách điện.
Gv? Mối nối phải đảm bảo các yêu cầu gì?
Hs trả lời các nhóm khác bổ sung, giáo viên kết luận và phân tích từng yêu cầu.
Các nhóm quan sát mẫu mối nối thảo luận trả lời câu hỏi:
- Dẫn diện tốt.
- Độ bền cơ học cao.
- An toàn điện.
- Đảm bảo về mỹ thuật.
3. Quy trình chung nối dây dẫn điện.
B1: Bóc vỏ cách điện.
B2: Làm sạch lõi bằng dao hoặc giấy nhám.
B3: Nối dây.
B4: Hàn ngấu thiếc mối nối.
B5: Bọc băng cách điện mối nối.
Hoạt động 3: Tìm hiểu quy trình chung nối dây dẫn điện.
Gv treo sơ đồ về quy trình nối dây dẫn điện và yêu cầu học sinh quan sát sơ đồ.
Gv? Khi nối dây dẫn điện phải thực hiện theo các quy trình như thế nào?
Gv? Khi bóc vỏ cách điện cần thực hiện như thế nào? Và chú ý những điều gì?
Gv? Tại sao phải tiến hành làm sạch lõi dây dẫn trước khi nối.
Gv? Khi nối phải đảm bảo yêu cầu gì?
Gv chú ý cho học sinh khi nối phải vặn các vòng dây sao cho chặt chẽ.
Gv? Vì sao phải hàn mối nối hoặc mục đích của hàn mối nối là gì?
Gv? Khi bọc băng cách điện mối nối cần tiến hành như thế nào? Vì sao?
Hs quan sát sơ đồ trả lời :
- Bóc vỏ è làm sạch lõi è nối dây è hàn mối nối è cách điện
- Bóc dài từ 15 đến 20 lần đường kính dây dẫn, bóc cắt vát với một góc 30o , dây dẫn có nhiều lớp cách điện thì bóc phân đoạn, không làm đứt lõi đặc biệt là lõi nhiều sợi.
- Mối nối phải tiếp xúc tốt dẫn điện tốt.
- Nối đúng kỹ thuật, mối nối phải chặt không lỏng lẻo.
- Làm tăng độ bền cơ học và khả năng dẫn điện.
- Khi quấn ½ vòng sau đè nên ½ vòng trước để đảm bảo an toàn điện.
4. Thực hành nối dây dẫn dùng vít
Hoạt động 4: Thực hành nối dây dẫn dùng phụ kiện.
Gv hướng dẫn học sinh làm một số mối nối với các thiết bị công tắc, ổ cắm, đui đèn, đầu nối thẳng . . .
Gv treo sơ đồ hình 5.9 hướng dẫn học sinh quan sát
Gv tiến hành thao tác mẫu cho học sinh quan sát vừa làm giáo viên vừa phân tích cách thực hiện
- Bóc vỏ cách điện (chiều dài phụ thuộc chu vi của vít cộng thêm 2 đến 3 vòng với khuyên kín và bằng với khuyên hở, kiểu nối có lỗ vít(hốc vít) đầu nối dài hơn chiều sâu lỗ một chút.
- Làm sạch lõi (có ánh kim)
- Làm khuyên (lõi một sợi làm khuyên hở, lõi nhiều sợi làm khuyên kín) dùng kìm mỏ tròn làm khuyên.
- Nối dây: đặt vòng khuyên lên chỗ nối, đặt vòng đệm dùng bulong, đai ốc vặn chặt lại.
- Bọc băng cách điện.
Gv yêu cầu học sinh tiến hành thực hành nối dây dẫn theo các yêu cầu
Gv quan sát học sinh thực hành, uốn lắn sửa sai (nếu có)
Hs nghe và quan sát một số loại mối nối dùng vít.
Hs quan sát sơ đồ và chú ý quan sát thao tác mẫu của giáo viên.
Hs tiến hành thực hành theo các yêu cầu của giáo viên
Hoạt động 5 : Tổng kết – Dặn dò
- Tổng kết : + Gv hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi SGK.
+ Gv nhận xét giờ thực hành
- Dặn dò: + Chuẩn bị mỗi em 0,6m dây dẫn bọc đơn lõi một sợi, băng keo cách điện. Để giờ sau thực hành.
File đính kèm:
- giao_an_nghe_cong_nghe_lop_9_phan_lap_mang_dien_trong_nha_ti.doc