1.Kiến thức: Sau khi học xong môn học HS :
Hiểu được tầm quan trọng của việc ăn uống đối với sức khoẻ và thể lực con người, vai trò vị trí triển vọng của nghề nấu ăn trong đời sống và trong nền kinh tế phát triển hiện nay.
Biết cách sử dụng và bảo quản dụng cụ thiết bị nhà bếp để đảm bảo an toàn lao động khi nấu ăn.
Biết cách sắp xếp và trang trí các khu vực trong nhà bếp hợp lí khoa học tạo sự gọn gàng ngăn nắp thoải mái khi nấu ăn.
Biết xây dựng thực đơn cho các bữa ăn thường ngày, bữa tiệc cổ liên hoan để phục vụ có hiệu quả nhu cầu ăn uống thường ngày, liên hoan chiêu đãi.
Biết cách trình bày bàn ăn chu đáo, đúng kỹ thuật, đẹp mắt, sáng tạo, góp phần nâng cao chất lượng bữa ăn.
Hiểu được quy trình chế biến một số món ăn và biết ứng dụng cac nguyên tắc chế biến thực phẩm để tạo ra các món ăn ngon miệng, bổ dưỡng và tiết kiệm.
2. Kỹ năng:
Sử dụng thành thạo và bảo quản cẩn thận các dụng cụ thiết bị nhà bếp. Sắp xếp bếp sạch sẽ, ngăn nắp, gọn gàng để tạo sự thoải mái khi nấu ăn.
Thực hiện được một số loại thực đơn dùng trong các bữa ăn thường ngày, liên hoan, chiêu đãi và có khả năng vận dụng thích hợp.
Trình bày bàn ăn đẹp mắt để góp phần tăng giá tri bữa ăn, tạo cảm giác ngon miệng.
Thực hiện một số món ăn theo quy trình công nghệ và có kỹ năng vận dụng vào thực tế.
29 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 01/07/2022 | Lượt xem: 365 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án nghề Công nghệ Lớp 9 - Phần: Nấu ăn (Bản hay), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH:
1.Kiến thức: Sau khi học xong môn học HS :
Hiểu được tầm quan trọng của việc ăn uống đối với sức khoẻ và thể lực con người, vai trò vị trí triển vọng của nghề nấu ăn trong đời sống và trong nền kinh tế phát triển hiện nay.
Biết cách sử dụng và bảo quản dụng cụ thiết bị nhà bếp để đảm bảo an toàn lao động khi nấu ăn.
Biết cách sắp xếp và trang trí các khu vực trong nhà bếp hợp lí khoa học tạo sự gọn gàng ngăn nắp thoải mái khi nấu ăn.
Biết xây dựng thực đơn cho các bữa ăn thường ngày, bữa tiệc cổ liên hoan để phục vụ có hiệu quả nhu cầu ăn uống thường ngày, liên hoan chiêu đãi..
Biết cách trình bày bàn ăn chu đáo, đúng kỹ thuật, đẹp mắt, sáng tạo, góp phần nâng cao chất lượng bữa ăn.
Hiểu được quy trình chế biến một số món ăn và biết ứng dụng cac nguyên tắc chế biến thực phẩm để tạo ra các món ăn ngon miệng, bổ dưỡng và tiết kiệm.
2. Kỹ năng:
Sử dụng thành thạo và bảo quản cẩn thận các dụng cụ thiết bị nhà bếp. Sắp xếp bếp sạch sẽ, ngăn nắp, gọn gàng để tạo sự thoải mái khi nấu ăn.
Thực hiện được một số loại thực đơn dùng trong các bữa ăn thường ngày, liên hoan, chiêu đãi và có khả năng vận dụng thích hợp.
Trình bày bàn ăn đẹp mắt để góp phần tăng giá tri bữa ăn, tạo cảm giác ngon miệng.
Thực hiện một số món ăn theo quy trình công nghệ và có kỹ năng vận dụng vào thực tế.
3.Thái độ:
Có lòng say mê hứng thú học tập tìm hiểu nghề và có ý thức quan tâm đến nghề nghiệp phục vụ cuộc sống.
Có ý thức quan tâm đế` việc sắp xếp và trang trí nhà bếp để tạo sự ngăn nắp, sạch đẹp cho môi trường ăn uống, sinh hoạt hằng ngày của gia đình.
Quan tâm sử dụng và bảo ủan cẩn thận dụng cụ, thiết bị nhà bếp để đảm bảo an tòn lao động khi nấu ăn.
Có ý thức thực hành tiết kiệm và giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm khi chế biến thức ăn.
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY
Tuần
Tiết
Nội dung bài dạy
1
1
Giới thiệu nghề nấu ăn
2
2
Sử dụng và bảo quản thiết bị dụng cụ nhà bếp.
3-4
3-4
Sắp xếp và trang trí nhà bếp.
5-6
5-6
An toàn lao động trong nấu ăn.
7-8
7-8
Thực hành xây dựng thực đơn
KIỂM TRA 15 phút ĐẦU GIỜ.
9-10
9-10
Trình bày và trang trí bàn ăn.
11, 12, 13, 14
11, 12, 13, 14
Thực hành các món ăn không sử dụng nhiệt. (Gỏi ngó sen). Chấm điểm lấy vào cột kiểm tra 1 tiết.
15-16
15-16
Thực hành món nấu. Chè hoa cau
Chấm điểm lấy vào cột kiểm tra 1 tiết.
17
17
Thi học kì I
18, 19, 20
18, 19, 20
THỰC HÀNH MÓN HẤP. Trứng hấp.
Chấm điểm lấy vào cột miệng
21, 22, 23, 24
21, 22, 23, 24
THỰC HÀNH MÓN RÁN. Nem rán( chả giò)
Chấm điểm lấy vào cột kiểm tra 1 tiết.
25, 26, 27,
25, 26, 27
THỰC HÀNH MÓN XÀO. Xào thập cẩm.
Chấm điểm lấy vào cột kiểm tra 15 PHÚT.
28, 29, 30
28, 29, 30
THỰC HÀNH MÓN NƯỚNG. Chỉ hướng dẫn lí thuyết vì không có điều kiện thực hành.
Tuần:1
Tiết: 1
NS:
ND: . . . . .. . . .
Bài dạy:
GIỚI THIỆU NGHỀ NẤU ĂN
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
Hiểu được tầm quan trong của việc ăn uống đối với sức khoẻ và vai trò vị trí nghề nấu ăn trong đời sống con người.
Biết được những yêu cầu, những đặc đểm cơ bản của nghề và triển vọng của nghề trong tương lai.
II. CHUẨN BỊ:
Nội dung bài dạy
Hình ảnh minh hoạ tính đa dạng trong ăn uống.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.Ổn định lớp: kiểm tra ss
9A 9B
2.Kiểm tra bài cũ: không
3.Bài mới:
Giới thiệu nghề nấu ăn là một thiết thực trong đời sống con người và là nghề thiết thực tạo ra món ăn phục vụ nhu cầu ăn uống đó là nghề không thể thiếu được, nhất là trong thời đại ngày nay. Nó góp phần tích cực cho nhu cầu phát triển ăn uống, phát triển du lịch, duy trì và thể hiện nét văn hóa ẩm thực độc đáo của mỗi dân tộc.
HOẠT DỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG
Gv hướng dẫn hs đọc sgk và gv nêu vấn đề yêu cầu HS thảo luận.
Nêu vai trò vị trí của nghề nấu ăn trong đời sống xã hội?
HS lắng nghe và làm theo yêu cầu của GV
HS phát biểu ý kiến
GV cho HS xem tranh ảnh về nấu ăn vả giới thiệu nghề nấu ăn còn thể hiện nét văn hoá của dân tộc.
GV hỏi:
Để phát huy tốt vai tác dụng của chuyên môn, yêu cầu cơ bản của nghề nấu ăn là gì?
Nghề nấu ăn có đặc điểm cơ bản gì? Em hãy nhận xét những đặc điểm này?
Em hãy thảo luận và điền nội dung vào sgk
HS phát biểu trao đổi dưới sự hướng dẫn của GV từ đó rút ra nội dung bài học.
GV yêu cầu HS đọc sgk và rút ra nội dung bài học.
GV cho HS thảo luận tầm quan trong của nghề nấu ăn, từ đó dẫn đến triển vọng của nghề, khả năng đóng góp của nghề trong việc phát triển kinh tế xã hội và kinh tế gia đình và liên hệ thực tế tìm hiểu các món ăn ngon của địa phương các vùng miền khác, các loại đặc sản
HS thảo luận phát biểu theo ý GV hướng dẫn.
I. VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA NGHỀ NẤU ĂN:
_ Nghề nấu ăn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống con người và là nghề thiết thực nhất trong việc tạo nên các món ăn phục vụ nhu cầu ăn uống.
_ Tính đa dạng của ăn uống: (sgk)
II. ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU CỦA NGHỀ:
1.Đặc điểm của nghể:
a)Đối tượng lao động: lương thực, thực phẩm.
b)Công cụ:
+Công cụ thô sơ
+công cụ hiện đai
c)Điều kiện lao động:
- Luôn tiếp cận hơi nóng mùi tanh, mùi đặc trưng của các nguyên liệu khác.
- Người lao động đi đứng, thường xuyên di chuyển.
d)Sản phẩm lao động:
Các món ăn phục vụ thường ngày, tiệc
2.Yêu cầu của nghề: sgk
II. TRIỂN VỌNG CỦA NGHỀ:
Nội dung bài học như sgk.
4. Củng cố: HS đọc ghi nhớ.
5.Dặn dò: đọc nội dung bài tiếp theo.
Tuần:2
Tiết : 2
NS:
ND: . . . . .. . . .
Bài dạy
SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN THIẾT BỊ
DỤNG CỤ NHÀ BẾP
I. MỤC TIÊU: Giúp HS
_ Biết được đặc điểm và công dụng của những loại đồ dùng trong nhà bếp.
_Cách sử dụng và bảo quản thiết bị dụng cụ trong nhà bếp để đảm bảo an toàn lao động trong nấu ăn.
II. CHUẨN BỊ:
Nội dung bài dạy
Hình ảnh minh hoạ tính đa dạng trong ăn uống.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.Ổn định lớp: kiểm tra ss
9A 9B
2.Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi:
a) Em hãy cho biết tầm quan trong của việc ăn uống đối với sức khoẻ con người.?
b) Những yêu cầu đối với người làm nghề nấu ăn?
Em có suy nghĩ gì về triển vọng của nghề nấu ăn?
HS trả theo nội dung bài học , Gv yêu cầu HS khác nhận xét và cho điểm.
3.Bài mới:
Đồ dùng trong nhà bếp giúp công việc nấu ăn trở nên dể dàng hơn, đạt hiệu quả chất lượng cao. Nhưng vì đồ dùng có nhiều loại và kiểu dáng khác nhau nên phải biết xác định nhu cầu và tính chất cần thiết của mỗi loại. Để biết được đặc điểm công dụng, cách sử dụng và bảo quản các dụng cụ thiết bị nhà bếp đảm bảo an toàn lao động khi nấu ăn, chúng ta sẽ tìm hiểu qua nội dung bài học hôm nay.
HOẠT DỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG
Theo em, đồ dùng trong nhà bếp giúp ích gì cho công việc nội trợ của chúng ta? (giúp chúng ta nấu ăn dể dàng nhanh chóng và đạt hiệu quả )
Em hãy nêu những đồ dùng thường được sử dụng trong nhà bếp?
GV hướng dẫn HS quan sát hình 5sgk sau đó nêu vấn đề cho HS: Em hãy phân loại dụng cụ thiết bị nhà bếp theo tính năng của từng loại?
HS thảo luận theo nhóm sau đó mỗi nhóm cử đại diện trình bày các nhóm khác bổ sung và nhận xét từ đó rút ra nội dung bài học.
GV kết luận và cho HS tìm hiểu những chất liệu dùng để làm những đồ dùng và dụng cụ
GV yêu cầu HS: liên hệ bếp gia đình và cho biết trong nhà bếp thường được trang bị những thiết bị nào?
Hs trả lời câu hỏi
| GV tiếp tục đặt câu hỏi cho HS:
_ Cac dụng cu5 thiết bị kể trên được cấu tạo bằng những chất liệu gì?( Cau tao bằng sắt không rỉ, tráng men hay gỗ, sứ thuỷ tinh)
_ Em hãy kể tên một số thiết bị nhà bếp khác mà em biết? ( Máy hút bụi, máy nước nóng, máy lọc nước, máy hút mùi, máy rữa bát, máy rữa trái cây)
Dựa trên câu trả lời của HS, Gv chuyển ý phần tiếp theo.
GV cho HS trả lời câu hỏi trong sgk. Giúp cho HS trả lời câu hỏi, Gv yêu cầu HS quan sát hình vẽ sgk và 1 số hình ảnh liên quan sau đó phân tích về tính chất nguyên liệu của từng loại. Từ đó HS đưa ra cách sử dụng và biện pháp sử dụng từng loại. Phần này cho HS thảo luận nhóm và thuyết trình Gv bổ sung thêm nếu cần.
GV giải thích thêm: tráng men nhằm mục đích tránh cho thức ăn nhiễm mùi sắt.
I. DỤNG CỤ VÀ THIẾT BỊ NHÀ BẾP:
1. Dụng cụ nhà bếp:
Tính năng
Tên dụng cụ
Dụng cụ cắt thái
Các loại dao
Dụng cụ để trộn
Muỗng nĩa
Dụng cụ đo lường
Cân
Dụng cụ nấu nứơng
Nồi, xoong, chảo
Dụng cụ dọn ăn
Chén đũa .
Dụng cụ dọn rửa
Rổ thao bùi nhùi
Dụng cụ bảo quản thức ăn
Tủ chứa thức ăn, lồng bàn
2. Thiết bị nhà bếp:
_ Thiết bị dùng điện: bếp điện, nồi cơm điện
_ Thiết bị dùng gaz: bếp gaz, lò gaz
II. CÁCH SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN DỤNG CỤ, THIẾT BỊ NHÀ BẾP:
1.Đồ gỗ:
2.Đồ nhựa
3.Đồ thuỷ tinh
4.Đồ nhôm, gang
5.Đồ sắt không gỉ
6.Đồ dùng điện:
4. Củng cố:
HS đọc ghi nhớ.
Cho HS trả lời câu hỏi 3/8sgk
*Cách sử dụng:
Trước khi sử dụng: kiểm tra ổ cắm. Dây điện
Trong khi sử dụng: sử dụng đúng quy cách theo hướng dẫn của sản phẩm
Sau khi sử dụng: chùi sạch lau khô bằng giẻ mềm, sạch, tránh để dính nước.
5.Dặn dò: đọc nội dung bài tiếp theo.
--------------------------------------------------
Tuần:3, 4
Tiết : 3, 4
NS:
ND: . . . . .. . . .
Bài dạy
SẮP XẾP VÀ TRANG TRÍ NHÀ BẾP
I. MỤC TIÊU: Giúp HS
Biết cách sắp xếp và trang trí các khu vực trong nhà bếp hợp lí và khoa học, tạo sự gọn gàng ngăn nắp và thoải mái khi nấu ăn
Biết vận dụng kiến thức đã học vào điều kiện cụ thể ở gia đình.
II. CHUẨN BỊ:
Nội dung bài dạy
Hình ảnh minh hoạ.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
Tiết 1
1.Ổn định lớp: kiểm tra ss
9A 9B
2.Kiểm tra bài cũ:
a) Những dụng cụ thiết bị nhà bếp được làm bằng những chất liệu gì? Nêu cụ thể tên các dụng cụ thiết bị đó?
b) cho biết cách bảo quản các đồ dùng thông dụng có trong nhà bếp?
3.Bài mới: giới thiệu bài: nhà bếp là nơi thực hiện nhu cầu ăn uống hàng ngày, là nơi người nội trợ tốn nhiều thời gian và công sức cho việc nấu ăn. Do đó, cần quan tâm sắp xếp bếp hợp lí, khoa học để giảm bớt mệt nhọc và t/gian vận chuyển. Để giúp chúng ta biết cách sắp xếp và trang trí nhà bếp gọn gàng ngăn nắp ta sẽ nghiên cứu bài học hôm nay.
HOẠT DỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG
Gv yêu cầu HS thảo luận câu hỏi sgk: tại sao phải quan tâm đến cách sắp xếp và trang trí nhà bếp?
HS trả lời nội dung như sgk
Gv cho HS liên hệ thực tế ở gia đình để kể những công việc thường làm trong nhà bếp và xác định những đồ dùng cần thiết để thực hiện những công việc đó.
Gv cho HS xem hình ảnh khu vực bếp từ đó HS nêu những đồ dùng cần thiết trong nhà bếp nhằm phục vụ cho các công việc đã kể.
GV d9a85t vấn đề:Vậy những đồ dùng nhiều làm thế nào cho khu vực bếp ngăn nắp, gọn gàng, thuận tiện trong công việc đó là vấn đề quan trọng.
Chuyển ý
Gv đặt câu hỏi – HS trả lời:
Thế nào là sắp xếp hợp lí?
HS căn cứ vào hình 7-sgk và liên hê thực tế những việc làm cụ thể trong nhà bếp thảo luận và trả lời câu hỏi. 1 HS đọc nội dung sgk cả lớ cùng nghe.
Yêu cầu hs cho biết mục đích của việc chia khu vực hoạt động trong nhà bếp?
Đáp án các khu vực trong bếp:
Cất giữ thực phẩm
a
Nấu nướng.
d
Bày dọn thức ăn.
e
Sữa soạn thực phẩm.
b
Thái rữa thực phẩm.
c
I. CÁCH SẮP XẾP VÀ TRANG TRÍ NHÀ BẾP:
1.Những công việc cần làm trong nhà bếp gồm:
Cất giữ thực phẩm chưa dùng.
Cất giữ những dụng cụ làm bếp.
Chuẩn bị sơ chế thực phẩm: cắt thái rữa.
Nấu nướng thực hiện món ăn.
Bày dọn thức ăn và bàn ăn.
2. Những đồ dùng cần thiết để thực hiện công việc nhà bếp:
Nội dung sgk trang 17
II. CÁCH SẮP XẾP NHÀ BẾP HỢP LÍ:
1. Thế nào là sắp xếp nhà bếp hợp lí?
Nội dung: sắp xếp khoa học (sgk)
*Mục đích phân chia: chia khu vực để cho công việc tiến hành gọn gàng ngăn nắp khoa học, ít tốn công và thời gian di chuyển.
2.Bố trí các khu vực hoạt động trong nhà bếp:
Xem sơ đồ sgk.
4. Củng cố: HS đọc ghi nhớ và nhắc lại nội dung.
5.Dặn dò: đọc nội dung bài tiếp theo.
Tiết 2
1.Ổn định lớp: kiểm tra ss
9A 9B
2.Kiểm tra bài cũ:
Theo em, thế nào là cách sắp nhà bếp hợp lí? Sắp xếp nhà bếp hợp lí giúp ích gì cho người nội trợ? HS trả lời như nội dung bài học.
3.Bài mới:
HOẠT DỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG
GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ hình 8, 9, 10, 11 sgk và trả lời câu hỏi. HS thảo luận trên cơ sở cấu trúc bếp của các hộ gia đình để đưa ra câu trả lời. Sau đó yêu cầu nhóm trình bày.
Gv bổ sung và kết luận.
III. MỘT SỐ CÁCH SẮP XẾP NHÀ BẾP THÔNG DỤNG:
1. Dạng chữ I:
Nội dung như sgk.
2. Dạng hai đường thẳng song song;
Sử dụng hai bức tường đối diê5n.
Tủ chứ thực phẩm
Nơi dọn rửa
Nơi đun nấu
Các khu vực được kết nối bởi các ngăn và kệ.
3. Dạng chữ U:
Tủ chứa thực phẩm.
Nơi dọn rữa.
Nơi đun nấu.
Các khu vực làm việc được nối liền bởi các ngăn kệ và tủ chứa bát đĩa.
Cách sắp xếp này thuận tiện hợp lí vì các khu vực làm việc chính được nằm trên 3 góc của tam giác đều tưởng tượng.
4. Dạng chữ L: sử dụng hai bức tường thẳng góc.
Tủ chứa thực phẩm.
Nơi dọn rữa.
Nơi đun nấu.
Nơi bày dọn thức ăn.
Các ngăn và kệ tủ
Nơi chứa rác
Nơi chứa rác.
Cách sắp xếp này hợp lí vì các khu vực làm việc chính nằm trên 3 góc của tam giác đều tưởng tượng.
4. Củng cố: HS làm bài tập thực hành sgk. (Đ.A. hình b thích hợp.)
5.Dặn dò: đọc nội dung bài tiếp theo.
Tuần: 5, 6
Tiết :
NS:
ND: . . . . .. . .
Bài dạy
AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG NẤU ĂN
I. MỤC TIÊU: Giúp HS
Hiểu được những nguyên nhân gây ra tai nạn để có biện pháp phòng tránh.
Biết cách đảm bảo an toàn lao động trong khi làm bếp.
Biết cách sử dụng cẩn thận chính xác các công cụ thiết bị trong nhà bếp.
II. CHUẨN BỊ:
Nội dung bài dạy
Hình ảnh minh hoạ liên quan đến nội dung bài học.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.Ổn định lớp: kiểm tra ss
9A: 9B:
2.Kiểm tra bài cũ:
a) Hãy kể những công việc thường làm trong nhà bếp?
b) Thường có mấy khu vực hoạt động trog nhà bếp? Cho biết cách sắp xếp thích hợp các khu vực này như thế nào?
3.Bài mới:
TIẾT 1
HOẠT DỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG
GV đặt câu hỏi như sgk:
Em hãy nêu những tai nạn có liên quan đến nấu ăn?
Tại sao phải quan tâm đến an toàn lao động trong nấu ăn?
cho HS thảo luận trả lời
Gv yêu cầu HS liên hệ thực tế nhà bếp của gia đình để nêu những dụng cụ thiết bị gây ra tai nạn, HS phát biểu theo cá nhân. Gọi HS đọc lại nội dung sgk.
GV cho thơi gian HS thảo luận để hoàn thành yêu cầu sgk sau đó cho cá nhân trình bày các bạn khác góp ý bổ sung cho hoàn thiện. GV kết luận rút ra nội dung bài học.
II.AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG NẤU ĂN:
1.Tại sao phải quan tâm đến an toàn lao động trong nấu ăn?
Phải quan tâm đến an toàn lao động trong nấu ăn vì:
Công việc trong nhà bếp xảy ra thường xuyên và dồn dập
Người lao động thường xuyên tiếp xúc với những dụng cụ thiết bị nguy hiểm,dể gây tai nạn.
2. Những dụng cụ thiết bị dể gây ra tai nạn:
Nội dung sgk
3. Nguyên nhân gây ra tai nạn:
Hình diền
Nội dung.
a
Dùng dao dụng cụ sắc nhọn để cắt gọt đặt không đúng vị trí
b
Để thức ăn rơi vãi làm trơn trượt.
c
d
Sử dụng nồi xoong chảo có tay cầm không siết chặt hoặc đặt ở vị trí không thích hợp.
e
Khi đun nước đặt vòi ấm ở vị tri1 không thích hợp hoặc để vật dụng trên cao quá tầm với.
g
Sử dụng nồi áp suất thiếu cẩn thận.
h
Sử dụng bếp điện , bếp gaz, lò điện không đúng yêu cầu.
4. Củng cố: HS đọc lại nội dung sgk và nhắc lại ý chính
5.Dặn dò: đọc nội dung tiếp theo.
TIẾT 2
1.Ổn định lớp: kiểm tra ss
9A
9B
2.Kiểm tra bài cũ:
Em hãy cho biết những nguyên nhân gây ra tai nạn trong nấu ăn?
Nội dung trả lời: phần bài học tiết trước.
3.Bài mới:
HOẠT DỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG
GV chia cho HS thảo luận nhóm để hoàn thành nội dung còn khuyế trong sgk sau đó các nhóm lần lượt trình bày. Gv nhận xét và bổ sung nếu cần
gv lưu ý 1thêm cho HS không chứa xăng dầu trong nhà bếp.
Sửng dụng bếp lò cẩn thận
Kiểm tra kĩ và thường xuyên bếp và dụng cụ dẩn, chứa chất dể cháy, nguyên liệu để đốt. Đặc biệt là để các chất dể gây cháy tránh xa tầm tay trẻ em.
II. BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG NẤU ĂN:
1. Sử dụng các dụng cụ thiết bị cầm tay:
Các dụng sác nhọn: cẩn thận, làm xong đặt đúng vị trí.
Các dụng cụ thiết bị có tay cầm: siết chặt ốc và đặt ở vị trí thích hợp.
Cá vật dụng dễ cháy: để xa lửa, xa bếp.
Lấy vật dụng trên cao: cẩn thận, khômg hấp tấp.
2. Các dụng cụ thiết bị dùng điện:
Trước khi sử dụng phải kiểm tra kỷ ổ cắm, dây dẫn điện, các chi tiết được lắp ghép thích hợp và tìm hiểu cách sử dụng.
Trong khi sử dụng: phải theo dõi nguồn điện, sử dụng đúng quy cách.
Sau khi sử dụng: lau chủi sạch sẽ cẩn thận.
3. Biện pháp phòng ngừa rủi ro vì lửa gaz, dầu, điện
Không dùng xăng thay dầu.
Không quẹt lửa cạnh xăng hoặc chất dễ cháy.
Không vứt que diêm bừa bải.
Không đổ dầu vào bếp đang cháy.
Khi chiên thức ăn không để lửa to.
4. Củng cố:
HS đọc ghi nhớ.
Yêu cầu Hs thảo luận trả lời câu hỏi cuối bài.
5.Dặn dò:
Đọc nội dung bài tiếp theo.
Chuẩn bị sưu tầm vài mẩu thực đơn.
Xem lại bài xây dựng thực đơn của lớp 6.
Tuần : 7, 8
Tiết : 7, 8
NS:
ND:
Bài dạy
THỰC HÀNH : XÂY DỰNG THỰC ĐƠN
I.MỤC TIÊU: Giúp HS
Hiểu rõ về các loại thực đơn dùng trong nấu ăn.
Biết cách xây dựng thực đơn dùng cho các bữa ăn thường ngày, các bữa liên hoan chiêu đãi.
Thực hiện được một số loại thực đơn dùng trong liên hoan đãi khách và có khả năng vận dụng vào nhu cầu thực tế.
II. CHUẨN BỊ:
Danh mục các món ăn thức uống dùng cho tiệc liên hoan.
II. TIẾN TRÌNH BÀY DẠY:
TIẾT 1. LÝ THUYẾT
1.Ổn định lớp: kiểm tra ss
9A
9B
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra kiến thức đã học về nguyên tắc xây dựng thực đơn dùng cho các bữa ăn thường ngày, bữa tiệc liên hoan chiêu đãi.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: cách xây dựng thực đơn một cách hợp lí để thay đổi món ăn đảm bảo ngon miệng, tránh nhàm chán kiểm soát được cân bằng sinh sưỡng trong các bữa ăn, đồng thời tiết kiệm được thời gian mua sắm thực phẩm. Để hiểu rõ về thực đon và cách xây dựng thực đơn thì bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG
GV hỏi HS: theo em thực đơn dùng cho bữa ăn hàng ngày thường gồm mấy món? được xây dựng trên cơ sở nào? .
HS thảo luận trả lời câu hỏi.
Gv chốt lại vấn đề.
Cho HS tìm hiểu tại sao phải quan tâm đến đặc điểm của các thành viên trong gia đình?(vì mỗi người đều có sở thích về ăn uống nhu cầu dinh dưỡng, tuổi tác nghề nghiệpkhác nhau.)
Cho Hs quan sát danh mục các món dùng trong chiêu đãi tiệc và đặt câu hỏi:
EM hãy nhớ lại các bữa tiệc cỗ trong gia đình đã tổ chức nêu nhận xét về thành phần số lượng món ăn?
So sánh với bữa ăn thường ngày em có nhận xét gì?
1) Thực đơn dùng cho các bữa ăn hàng ngày:
Thực đơn dùng cho bữa ăn hàng ngày thường gồm 3 đến 4 món và được xây dựng trên cơ sở: đảm bảo thực đơn có số lượng và chất lượng phù hợp tính chất của bữa ăn hàng ngày.
Món chính theo cơ cấu của bữa ăn gồm: món canh, món mặn, món xào và thêm 1-2 món phụ như trộn rau củ, dưa chua
Món ăn phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và phải quan tâm đến sở thích đặc điểm của mọi thành viên trong gia đình.
2) Thực đơn dùng cho các bữa liên hoan chiêu đãi:
bữa cổ hoặc liên hoan chiêu đãi có từ 4-5 món trở lên. Các món được chia thành các loại sau:
các món canh hoặc súp
các món rau củ trộn hoặc món nộm
các món nguội
các món xào
các món mặn
các món tráng miệng
Bữa ăn tự phục vụ : các món ăn sẽ được dọn trên bàn kể cả thức uống và tráng miệng, các đồ dùng cũng được bày sẳn ở vị trí này, khách sẽ tự phục vụ.
Bữa ăn có người phục vụ: các món được xây dựng theo cơ cấu sau:
Món khai vị: súp nộm
Món ăn sau khai vị: các món nguội, xào, rán
Món chình: thường là món mặn, món nấu, hấp hoặc nướng giàu chất đạm.
Món ăn thêm: rau, canh hoặc lẫu.
Món tráng miệng: các loại trái cây, chè hoặc bánh.
Đồ uống.
4. Củng cố:
GV nhấn mạnh tuỳ thuộc về điều kiện tài chính và tập quán củ từng địa phượng vùng miền mà xây dụng thực đơn phù hợp và đạt hiệu quả kinh tế.
5. Dặn dò:
Hs chuẩn bị trước mổi người một vài mẩu thực đơn
TIẾT 2. THỰC HÀNH
1.Ổn định lớp: kiểm tra ss
9A
9B
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS về các mẩu thực đơn.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: TỔ CHỨC THỰC HÀNH
Gv chia tổ để tổ chức thực hành.
a) Hình thức: thảo luận tổ sau đó làm bài tập cá nhân.
b) Nội dung thực hiện:
mỗi tổ xây dựng một thực đơn cho bữa tiệc theo trình tự và một thực đơn cho bữa ăn thường ngày. Sau khi thực hành theo tổ . HS làm bài tập cá nhân.
Gv cho HS xem tranh ảnh, tư liệu liên quan, danh mục các món ăn, thực đơn mẩu.
HOẠT ĐỘNG 2: THẢO LUẬN THEO TỔ:
Các tổ trao đổi thảo luận tìm các món ăn thích hợp từ thực tế để xây dựng mẫu thực đơn theo yêu cầu đã ghi trên bảng. Cử đại diện tổ trình bày trước lớp.
HOẠT ĐỘNG 3: CÁ NHÂN LÀM VIỆC:
Mỗi hS làm thực hành cá nhân, sau đó nộp lại bài cho Gv.
4. Tổng kết : GV ch oHS tự nhận xét đánh giá tiết thực hành. Sau đó GV nhận xét đánh giá chung về bài theo tổ và một vài bài cá nhân. Số cò lại đem về nhà chấm tiếp.
5. Dặn dò: HS chuẩn bị bài tiếp theo
Tuần : 9, 10
Tiết : 9, 10
NS:
ND:
Bài dạy
BÀY BÀN VÀ TRANG TRÍ BÀN ĂN
I.MỤC TIÊU:
Biết được một số hình thức trình bày bàn ăn theo đặc thù ăn uống của Việt Nam và của phương tây.
Thực hành sắp xếp trang trí bàn ăn.
Có khả năng vận dụng vào thực tế.
II. CHUẨN BỊ:
Hình ảnh các dang bàn ăn theo phong cách phương Tây Và Việt Nam.
Hình ảnh bà n ăn trang trí phù hợp với bữa ăn.
Một số kiểu cắm hoa trang trí bàn ăn.
II. TIẾN TRÌNH BÀY DẠY:
TIẾT 1 ( tiết 9)
1.Ổn định lớp: kiểm tra ss
9A
9B
2. Kiểm tra bài cũ:KHÔNG
Gv trả bài thực hành cá nhân tiết trước và nhận xét tổng quát.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
Gv giảng giải : do đặc thù ăn uống của từng dân tộc mà có cách trình bày bàn ăn cho phù hợp.
Gv yêu cầu hS xem hình 15 sgk, và đặt câu hỏi:
Với mỗi phần ăn gồm có những đồ dùng gì?
Cách trình bày các đồ dùng đã hợp lí chưa? vì sao?
Qua câu trả lời của HS, GV phân tích nhận xét và rút ra kết luận.
Gv liên hệ thực tế và hướng dẫn Hs cách sử dụng những đồ vật đó, cách sắp xếp các đồ dùng sau khi ăn xong.
GV yêu cầu HS xem hình 16 sgk và cùng phân tích với HS để dẫn đến cách sắp đặt theo hướng dẫn trong sgk. Lưu ý HS cách trình bày.
Cho Hs so sánh để rút ra điểm khác nhau giữa 2 cách trình bày
GV hướng dẫn HS xem hình 17 sgk và trả lời câu hỏi:
Vì sao chúng ta cần phải trng trí bàn ăn?
Em hãy nêu những vật dụng cần thiết để trang trí bàn ăn?
Yêu cầu của những vật dụng đó như thế nào để trang trí cho thích hợp?
dựa trên trả lời của HS, GV kết luận như sgk.
I. TRÌNH BÀY BÀN ĂN
1. Đặt bàn ăn theo phong cách Việt Nam:
a) Mỗi phần ăn gồm có:
Bát ăn cơm.
Đĩa kê.
Đồ gác đũa.
Thìa canh.
Khăn ăn.
Cốc nước.
Bát đựng nước chấm
b) Cách trình bày:
nội dung như sgk
2. Đặt bàn ăn theo phong cách phương Tây:
Nội dung sgk
II. TRANG TRÍ BÀN ĂN.
Trang trí bàn ăn lịch sự thanh nhã góp phần làm cho bưa ăn thêm tươi ngon tươm tất.
Cách trang tri: nội dung sgk.
4. Củng cố:
Gv nhấn mạnh tuỳ theo yêu cầu của bữa ăn và hình dạng của bàn ăn mà lựa chọn cách trình bày và trang trí cho phù hợp.
5. Dặn dò: sưu tầm tranh ảnh về trang trí và trình bày bàn ăn.
TIẾT 2 (TIẾT 10)
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.Ổn định lớp: kiểm tra ss
9A
9B
2.Kiểm tra bài cũ:
Em hãy nêu những vật dụng cần thiết để trang trí bàn ăn? Phân biệt sự khác nhau giữa cách trang trí bàn ăn theo phong cách phương tây và Việt Nam?
3.Bài mới:
HOẠT DỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG
Gv yêu cầu HS hoạt động:
+ Hs đọc yêu cầu thực hành trong sgk -31 và thực hành theo yêu cầu đó.
+ Chia tổ HS và cho thảo luận theo tổ.
Gv theo dõi uốn nắn những sai sót.
Giới thiệu cho HS những kiểu cắm hoa ứng dụng cho trang trí bàn ăn.
Cho HS tự đánh giá kết quả thực hành của mình.
II. BÀI TẬP THỰC HÀNH:
Nội dung như sgk
4. Củng cố: HS đọc ghi nhớ.
Cho Hs trả lời câu hỏi: em cho biết tầm quan trong của việc trang trí bàn ăn trong bữa ăn thường ngày cung như các bửa tiệc?
5.Dặn dò: đọc nội dung bài tiếp theo.
Tuần:
Tiết :
NS:
ND
Thực hành
CHẾ BIẾN CÁC MÓN ĂN
KHÔNG SỬ DỤNG NHIỆT
I. MỤC TIÊU: Giúp HS
Biết được cách là và sử dụng các món trộn hổn hợp, cuốn, gỏi.
Nắm vững quy trình thực hiện và yêu cầu kỹ thuật của từng món ăn.
Thực hành được những món ăn đạt yêu cầu kĩ thuật và có khả năng vận dụng vào thực tế.
II. CHUẨN BỊ:
Nội dung bài dạy
Hình ảnh minh hoạ các món ăn đã làm xong và có trang trí.
Sơ đồ quy trình thực hiện trên bản phụ.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.Ổn định lớp: kiểm tra ss
9A
9B
2.Kiểm tra bài cũ:
Em đã được ăn những món nộm nào? Hãy kể tên và cách chế biến mà em biết?
GV nhận xét câu trả lời của HS
3.Bài mới:
HOẠT DỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG
Gv cho Hs tìm hiểu về các món ăn được goi là trộn hổn hợp hay còn gọi là gỏi theo cách gọi của địa phương.
Gv giới thiệu cach thức chung chế biến món này thông qua các món cụ thể.
Cho HS tìm hiểu thông tin trong sgk
Gv giới thiệu bài và yêu cầu của bài thực hành.
Hoạt động 1: Tổ chức thực hành
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS về nguyên liệu: phải đảm bảo chất lượng
Dụng cụ: đầy đủ về số lượng và có khả năng sử dụng được.
Phân công cụ thể và giao trách nhiệm cho từng thành viên trong lớp.
Gv cho hs quan sát hình ảnh thao tác thực hiện và sản phẩm đã hoàn thành. Sau đó yêu cầu HS nêu lại cách thực hiện.
HS rút ra được các bước thực hiện.
Sắp xếp vị trí thực hành.
Hoạt động 2: thực hiện:
Các tổ về vị trí thực hành
Triển khai các thao tác như sgk.
Hs thực hành dưới sự giám sát của gv những chổ khó thì Gv thực hành mẫu hoặc hướng dẫn cho HS thực hiện.
Hs phát huy sáng tạo cá nhân qua hình thức trình bày và thuy
File đính kèm:
- giao_an_nghe_cong_nghe_lop_9_phan_nau_an_ban_hay.doc