Giáo án nghề Công nghệ Lớp 9 - Phần: Trồng cây ăn quả - Bài: Kĩ thuật trồng cây hoa hồng, hoa cúc, hoa lay ơn, hoa lan

A. MỤC TIÊU

Sau bài này, HS cần :

- Nắm được đặc điểm sinh học, yêu cầu ngoại cảnh và kĩ thuật trồng hoa hồng, hoa cúc, lay ơn, hoa lan.

- Biết cách thu hoạch và bảo quản hoa.

- Rèn kĩ năng thu thập kiến thức và hoạt động nhóm.

- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống cho các loài thực vật nói chung cho hoa nói riêng; Yêu thích nghề trồng hoa và hứng thú học tập.

B. CHUẨN BỊ CHO DẠY – HỌC

1. GV : Giáo án, Tài liệu

2. HS : Vở ghi

C. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN BÀI GIẢNG

TT NGÀY LÊN LỚP LỚP VẮNG MẶT CÓ LÍ DO VẮNG MẶT KHÔNG CÓ LÍ DO GHI CHÚ

I. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC (5/)

- GV kiểm tra sĩ số, ổn định tổ chức

II. KIỂM TRA BÀI CŨ (10/)

CH1. Nêu những yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa nói chung ?

CH2. Hoa thường bị những loại sâu bệnh gì phá hại, biện pháp phòng trừ ?

 

doc6 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 02/07/2022 | Lượt xem: 341 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án nghề Công nghệ Lớp 9 - Phần: Trồng cây ăn quả - Bài: Kĩ thuật trồng cây hoa hồng, hoa cúc, hoa lay ơn, hoa lan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án dạy nghề Số :..21......Số tiết :.4. (Từ tiết :..81.......đến tiết :.84) kĩ thuật trồng cây hoa hồng, hoa cúc, hoa lay ơn, hoa lan A. Mục tiêu Sau bài này, HS cần : - Nắm được đặc điểm sinh học, yêu cầu ngoại cảnh và kĩ thuật trồng hoa hồng, hoa cúc, lay ơn, hoa lan. - Biết cách thu hoạch và bảo quản hoa. - Rèn kĩ năng thu thập kiến thức và hoạt động nhóm. - Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống cho các loài thực vật nói chung cho hoa nói riêng; Yêu thích nghề trồng hoa và hứng thú học tập. B. Chuẩn bị cho dạy – Học 1. GV : Giáo án, Tài liệu 2. HS : Vở ghi C. Quá trình thực hiện bài giảng tt Ngày lên lớp Lớp Vắng mặt có lí do Vắng mặt không có lí do Ghi chú 1 2 I. ổn định tổ chức (5/) - GV kiểm tra sĩ số, ổn định tổ chức II. Kiểm tra bài cũ (10/) CH1. Nêu những yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa nói chung ? CH2. Hoa thường bị những loại sâu bệnh gì phá hại, biện pháp phòng trừ ? III. Nội dung bài giảng (150/) Hoạt động của thày và trò TG Nội dung bài giảng * GV giới thiệu nội dung, yêu cầu bài học. * GV nêu vấn đề cho HS thảo luận : + Cây hoa hồng có đặc điểm sinh học về rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt như thế nào ? 45/ I. Kĩ thuật trồng hoa hồng 1. Đặc điểm sinh học - Là nhóm cây thân gỗ thấp, nhiều cành, có gai, rễ chùm, lá kép có răng cưa nhỏ. - Hoa lưỡng tính, nhiều màu sắc có hương thơm. Quả hình trái xoan, hạt nhỏ. Hoạt động của thày và trò TG Nội dung bài giảng + Cây hoa hồng phát triển tốt trong những điều kiện ngoại cảnh nào ? * GV nhận xét phần thảo luận của HS, bổ sung và kết luận. + Kể tên những loại hoa hồng mà em biết ? + Có những cách nhân giống hồng nào ? + Hoa hồng được trồng vào thời điểm nào ? Cách trồng, chăm sóc như thế nào ? + Tại sao phải tưới nước chủ yếu vào buổi sáng ? + Tại sao phải cắt ngọn, tỉa cành cho hồng ? + Thu hoạch hoa hồng như thế nào là đúng ? 2. Yêu cầu ngoại cảnh a) Nhiệt độ và độ ẩm : ưa khí hậu ôn hòa, từ 18 – 250C, độ ẩm 60 – 70%. b) ánh sáng : cây ưa ánh sáng trực xạ. c) Dinh dưỡng : - Cần nhiều đạm để phát triển cành và phân nhánh mầm hoa. - Cần đủ lân để cứng cây, hoa lâu tàn. - Cần kali để cứng cây, tăng sức chống chịu sâu bệnh và tạo màu sắc hoa đậm. 3. Kĩ thuật gieo trồng a) Các loại giống - Hồng cỏ : cây nhỏ, hoa màu đỏ - Hồng bạch : hoa màu trắng - Hồng quế : ra nhiều hoa - Hồng nhung : hoa to - Hồng vàng : hoa màu vàng - Hồng cánh sen (tiểu nuội) - Hồng dại (tầm xuân) b) Nhân giống - Giâm cành : chọn cành bánh tẻ dài 20 – 25cm, nhúng vào chất kích thích sinh trưởng NAA - sau đó giâm vào cát ẩm. - Chiết cành. - Ghép mắt (chữ T, cửa sổ, ghép nêm). c) Trồng cây - Trồng vào vụ thu, hoặc vụ xuân. Khoảng cách 40 x 50cm. - Cách trồng : đặt cành (đã ra rễ) ngập bầu đất và nén chặt, hướng mắt ghép về phía mặt trời. d) Chăm sóc : bón phân đầy đủ sau mỗi đợt thu hoạch hoa (10 ngày/đợt). Dùng phân bò ủ là tốt nhất. e) Tưới nước : tưới nhiều nước vào buổi sáng. g) Cắt ngọn tỉa cành, kết hợp bón phân hữu cơ ủ mục cho cây ra nhiều hoa. 4. Thu hoạch và bảo quản a) Thu hoạch - Cắt hoa mới hé nở vào buổi sáng hoặc chiều mát cắm vào nước hoặc bọc giấy . Hoạt động của thày và trò TG Nội dung bài giảng + Giải thích kĩ thuật bảo quản hoa hồng ? *GV nhận xét, bổ sung phần thảo luận của HS và kết luận. + Nêu những đặc điểm sinh học của cây hoa cúc ? + Cây cúc phát triển tốt nhất trong những điều kiện ngoại cảnh nào ? + Kể tên những loại cúc mà em biết? + Nhân giống cúc như thế nào ? + Kĩ thuật trồng cây hoa cúc như thế nào ? + Kĩ thuật chăm sóc, thu hoạch và bảo quản cúc ? + Nêu những điểm khác nhau trong kĩ thuật trồng và chăm sóc cây hoa hồng và cây hoa cúc ? 40/ b) Bảo quản hoa - Cắt khi nụ hoa còn mềm và giữ lại vài lá trên cành. - Cho vào nước cắm hoa (1 thìa đường + 1 thìa dấm) hoặc dung dịch HQS, dung dịch Phy san - Đưa vào kho lạnh (0,5 – 30C) II. Hoa cúc 1. Đặc điểm sinh học - Thân thảo, nhiều đốt, ròn dễ gẫy. - Rễ chùm, hoa mọc thành cụm. 2. Yêu cầu ngoại cảnh a) Nhiệt độ và độ ẩm - Thích hợp từ 20 – 300C - Độ ẩm 80% b) ánh sáng : cần ánh sáng chiếu 10 – 13h/ngày. c) Đất và chất dinh dưỡng - Ưa đất thịt, pH = 6,7, dễ thoát nước. 3. Kĩ thuật trồng a) Giống và phương pháp nhân giống - Cúc đơn : hoa nhỏ có từ 1 – 3 hàng cánh (cúc vàng, cúc trắng, cúc đại đóa, cúc mâm xôi...) - Cúc kép hoa to nhiều tầng (cúc vàng, trắng, đại đóa...) - Nhân giống : gieo hạt, giâm ngọn. b) Trồng cây con - Trồng sớm : giâm ngọn cuối T4,5 và trồng vào T6,7. - Trồng đúng vụ : giâm ngọn cuối T6,7 và trồng T8,9. - Trồng muộn : giâm ngọn T7,8 và trồng T9,10. c) Chăm sóc - Vun xới, tưới nước, tỉa nụ, bấm ngọn sau khi trồng 20 – 25 ngày và 40 – 45 ngày. - Bón phân thúc 1 – 3 lần, chỉ bón đạm 1 lần khi sắp có nụ. - Khi sâu bệnh phát sinh cần phun Zinep, Basudin. d) Thu hoạch và bảo quản - Cắt hoa khi hoa nở gần hết vào buổi sáng, cắm vào nước và bảo quản ở nhiệt độ 3 – 40C. Hoạt động của thày và trò TG Nội dung bài giảng + Nêu những đặc điểm sinh học cơ bản của cây lay ơn ? + Cây hoa lay ơn phát triển tốt nhất trong điều kiện ngoại cảnh như thế nào ? + Kể tên một số giống lay ơn mà em biết ? + Nêu kĩ thuật trồng lay ơn ? + Trồng hàng đơn, hàng kép là như thế nào ? + Nêu kĩ thuật chăm sóc lay ơn ? + Lay ơn thường bị những loại sâu bệnh nào phá hại ? Biện pháp phòng trừ ? 40/ III. Hoa lay ơn 1. Đặc điểm sinh học : rễ chùm, thân thảo, lá dài hình kiếm, hoa hình phễu màu sắc sặc sỡ. 2. Yêu cầu ngoại cảnh a) Nhiệt độ và độ ẩm : nhiệt độ thích hợp từ 20 – 250C; độ ẩm 70 – 80%. b) ánh sáng : ưa ánh sáng mạnh và dài. c) Đất và chất dinh dưỡng - Thích hợp với đất thịt nhẹ, pH 6 – 7 - Cần bón cân đối N,P,K giúp cây phát triển tốt. 3. Kĩ thuật trồng a) Giống và phương pháp nhân giống - Một số giống : lay ơn phấn trắng, hồng, đỏ, vàng, tím thẫm... + Có giống dài ngày : 90 ngày + Giống ngắn ngày : 65 – 75 ngày + Giống trung bình : 70 – 80 ngày. - Nhân giống bằng hạt, củ. b) Trồng hoa lay ơn - Thời vụ : vụ đông xuân và hè thu. - Trồng nhiều ở Sapa, Tam Đảo, Đà Lạt. - Trồng củ có mầm và rễ củ, trồng theo hàng trên luống. + Trồng hàng đơn : khoảng cách 50 – 60 cm và hai hàng cách nhau 25 – 30 cm. + Trồng hàng kép : khoảng cách 60 – 80 cm và hai hàng cách nhau 30 – 40 cm. c) Chăm sóc - Cây mọc được 1 lá thì tỉa mầm - Cây có 2 – 3 lá xới và vun gốc - Tưới ẩm thường xuyên - Bón phân thúc 3 lần khi cây được : 2 lá, 4 lá, 6 lá (dùng N,P,K). - Muốn hoa nở nhanh : tưới đạm loãng và bón kali, tưới nước và giữ ấm gốc cây. - Muốn kìm hãm hoa nở : tưới ít nước, tưới đạm loãng khi nụ chưa thoát ra, che bớt nắng. - Sâu bệnh : sâu xám, bệnh thối củ. Dùng cơ giới, chăm sóc tốt và phun thuốc hóa học. Hoạt động của thày và trò TG Nội dung bài giảng + Giải thích kĩ thuật bảo quản lay ơn ? + Nêu những đặc điểm sinh học cơ bản của cây hoa lan ? + Sự phát triển của hoa lan có điểm gì đặc biệt so với những loại hoa khác ? + Hoa lan phát triển tốt nhất trong những điều kiện như thế nào ? + Thực tế người ta có những cách trồng lan nào ? + Nêu kĩ thuật chăm sóc lan ? * GV tổng hợp ý kiến thảo luận của HS, nhận xét và bổ sung . 25/ d) Thu hoạch - Cắt hoa khi nụ đầu hoa mới nở vào buổi sáng, cắm vào nước. - Tiếp tục chăm sóc củ 50 – 60 ngày, sau đó bới củ rửa sạch, bảo quản làm củ giống. IV. Hoa lan 1. Đặc điểm sinh học a) Rễ : dài lan rộng. b) Thân : thuộc loại thân thảo có diệp lục. c) Lá : dày xanh bóng có màu sắc khác nhau. d) Hoa : đẹp nhiều màu sắc, mọc thành chùm hoặc bông đơn lẻ. e) Quả và hạt : mỗi quả chỉ có 1 phôi, nhiều hạt nhỏ. 2. Yêu cầu ngoại cảnh a) Nhiệt độ, độ ẩm : ưa ấm và ẩm. Chia làm 3 nhóm : - Nhóm ưa nóng : 18 – 210C - Nhóm ưa nhiệt độ trung bình : 13,5 – 140C - Nhóm ưa lạnh : 13 – 140C b) ánh sáng : cần ánh sáng để quang hợp. c) Chất dinh dưỡng : cần đủ dinh dưỡng với tỉ lệ cân đối. 3. Kĩ thuật trồng a) Trồng lan có 3 cách - Trồng trong chậu : cho than củi, gỗ, xơ dừa... - Trồng ghép trên thân cây và giá gỗ. - Trồng trên luống đất. b) Chăm sóc - Làm giàn che, đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm. - Tưới nước ẩm. - Bón phân NPK, dùng bình phun 0,1 – 0,2g/1l nước. - Sâu bệnh : bệnh thán thư, đốm lá do nấm, vi khuẩn gây ra; Bị rệp, bọ trĩ... Dùng thuốc hóa học phun. iV.Câu hỏi, bài tập và hướng dẫn tự học (10/) 1. GV nêu câu hỏi kiểm tra kết quả học tập của HS : CH1. Nêu đặc điểm sinh học, yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa hồng, hoa cúc ? CH2. Trình bày kĩ thuật trồng hoa hồng, hoa cúc ? CH2. Nêu đặc điểm sinh học và yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa lay ơn, hoa lan ? CH3. Trình bày kĩ thuật trồng hoa lay ơn, hoa lan ? 2. Yêu cầu HS : - Nắm chắc nội dung bài, trả lời câu hỏi - Liên hệ vận dụng vào công việc trồng hoa ở địa phương. V.đánh giá và rút kinh nghiệm (5/) - Lưu ý kĩ thuật trồng và chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh... với từng loại cây hoa cho phù hợp. **********************

File đính kèm:

  • docgiao_an_nghe_cong_nghe_lop_9_phan_trong_cay_an_qua_bai_ki_th.doc