i/ Mục tiêu :
Sau T1 của bài học này, học sinh:
- Biết được giá trị của việc trồng cây ăn quả.
- Biết đặc điểm và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả.
- Hứng thú trong học tập.
Ii/ Chuẩn bị :
1. Chuẩn bị nội dung:
- Đọc kĩ nội dung bài học trong sgk.
- Thu thập thêm thông tin trong các tài liệu.
2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
Tranh ảnh để minh hoạ.
iII/ Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức: sĩ sụ́
2. Kiểm tra:
- Nghề trồng cây ăn quả có vai trò gì đối với đời sống và kinh tế?
- Em hãy nêu các yêu cầu đối với nghề trồng cây ăn quả và phân tích ý nghĩa của chúng?
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: CAQ là cây có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao được nhân dân trồng từ lâu đời và có nhiều kinh nghiệm. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của CAQ, các yếu tố ngoại cảnh và kĩ thuật trồng, chăm sóc có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng các loại quả
67 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 01/07/2022 | Lượt xem: 281 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án nghề Công nghệ Lớp 9 - Phần: Trồng cây ăn quả - Chương trình cả năm (Bản chuẩn kiến thức), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 1- Bài 1: Giới thiệu nghề trồng cây ăn quả.
i/ Mục tiêu :
Sau khi học xong bài này, học sinh cần:
Biết được vai trò, vị trí của nghề trồng cây ăn quả trong nền kinh tế và đời sống.
Biết được các đặc điểm của nghề và yêu cầu đối với người làm nghề trồng cây ăn quả.
Biết được triển vọng của nghề trồng cây ăn quả.
Yêu thích nghề trồng cây ăn quả.
Ii/ Chuẩn bị :
Chuẩn bị nội dung:
Sgk, sgv.
Tài liệu: Phát triển VAC, trồng cây ăn quả
Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
- Tranh vẽ có nội dung liên quan đến bài học.
- Bảng số liệu về phát triển trồng cây ăn quả trong nước và ở địa phương.
III/ Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức: sĩ sụ́
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới:
Giới thiệu bài :Trồng cây ăn quả là một nghề góp phần nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày, cung cấp nguyên liệu cho chế biến, là nguồn thu nhập đáng kể Vậy, nghề trồng cây ăn quả có những đặc điểm gì? Yêu cầu đối với người làm nghề và triển vọng của nghề này ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu bài 1: “Giới thiệu nghề trồng cây ăn quả”.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*/ HĐ1: Tìm hiểu vai trò, vị trí của nghề trồng cây ăn quả:
- Hãy kể các giống cây ăn quả ở nước ta mà em biết?
- Vai trò:
- Vị trí của nghề trồng cây ăn quả trong đời sống và nền kinh tế quốc dân.
*/ HĐ2: Tìm hiểu đặc điểm của nghề và những yêu cầu đối với người làm nghề trồng cây ăn quả:
- Nghề trồng cây ăn quả có đặc điểm gì?
- Em hãy nêu những dụng cụ làm vườn?
- Có những yêu cầu gì đối với người làm nghề trồng cây ăn quả?
-Trong những yêu cầu đó, yêu cầu nào là quan trọng nhất? Vì sao?
*/ HĐ3: Tìm hiểu triển vọng của nghề trồng cây ăn quả:
- Lấy dẫn chứng về diện tích tròng, sản lượng thu hoạch và thu nhập từ cây ăn quả ở địa phương?
I/ Vai trò, vị trí của nghề trồng cây ăn quả:
- Quan sát H1(5- sgk)
(vải thiều (Lục Ngạn); nhãn lồng (hưng Yên); bưởi (Đoan Hùng))
- Vai trò, vị trí:
+ Cung cấp cho người tiêu dùng.
+ Cung cấp nguyên liệu cho CN chế biến đồ hộp, nước giải khát
+ Xuất khẩu.
II/ Đặc điểm và những yêu của nghề:
Đọc mục II (6- sgk).
Đặc điểm của nghề:
Đối tượng lao động:
Cây ăn quả lâu năm có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao.
Nội dung lao động:
Công việc: Nhân giống, làm đất, giao trồng, chăm bón, thu hoạch, bảo quản, chế biến.
c. Dụng cụ lao động: Cuốc, xẻng, cày.
d. Điều kiện lao động: Khí hậu, thời tiết, nông hoá, tư thế
e. Sản phẩm: Là những loại quả: Cam, chanh, mít, nhãn, vải, xoài
2. Yêu cầu của nghề đối với người lao động:
- Phải có tri thức về các ngành khoa học có liên quan (sinh, hoá, KTNN) và có kỹ năng cơ bản về nghề trồng cây ăn quả.
- Lòng yêu nghề, chịu khó tìm tòi.
- Có sức khoẻ tốt, khéo léo
III/ Triển vọng của nghề:
- Nghề trồng cây ăn quả đang được khuyến khích phát triển tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động, tăng nguồn ngoại tệ cho đất nước.
- Để thực hiện được các nhiệm vụ, vai trò của nghề trồng cây ăn quả, phảI làm tốt một số công việc sau:
+ Xây dựng và cải tạo vườn CAQ theo hướng thâm canh, chuyên canh.
+ áp dụng các tiến bộ kĩ thuật.
+ Xây dựng các chính sách phù hợp, đẩy mạnh đào tạo, huấn luyện cán bộ kĩ thuật.
4. Củng cố:
- Gọi 1- 2 học sinh đọc: “Ghi nhớ”.
- Nêu câu hỏi củng cố bài.
- Đánh giá mức độ đạt được của bài học.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Đọc trước và chuẩn bị nội dung bài 2.
Tiết 2- Bài 2 : Một số vấn đề chung về cây ăn quả .
i/ Mục tiêu :
Sau T1 của bài học này, học sinh:
Biết được giá trị của việc trồng cây ăn quả.
Biết đặc điểm và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả.
Hứng thú trong học tập.
Ii/ Chuẩn bị :
Chuẩn bị nội dung:
Đọc kĩ nội dung bài học trong sgk.
Thu thập thêm thông tin trong các tài liệu.
Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
Tranh ảnh để minh hoạ.
iII/ Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức: sĩ sụ́
:
2. Kiểm tra:
Nghề trồng cây ăn quả có vai trò gì đối với đời sống và kinh tế?
Em hãy nêu các yêu cầu đối với nghề trồng cây ăn quả và phân tích ý nghĩa của chúng?
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: CAQ là cây có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao được nhân dân trồng từ lâu đời và có nhiều kinh nghiệm. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của CAQ, các yếu tố ngoại cảnh và kĩ thuật trồng, chăm sóc có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng các loại quả
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*/HĐ1: Tìm hiểu về giá trị của việc trồng cây ăn quả:
- CAQ có ý nghĩa như thế nào đối với con người, xã hội và thiên nhiên môi trường?
? THBVMT: viợ̀c trụ̀ng cõy ăn quả có tác dụng gì với mụi trường
*/ HĐ2: Tìm hiểu về đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả:
- Rễ CAQ có mấy loại? Đó là những loại nào? Cho VD? Chúng có đặc điểm và nhiệm vụ gì?
ăCơ sở khoa học của việc bón thúc cho cây ăn quả để đạt năng suất cao.
- Thân cây có tác dụng gì? Cành cây phân bố làm mấy cấp độ? Cấp độ mấy thì mang quả?
- Các loại hoa?
Nhuỵ bao gồm? (Bầu, vòi, nuốm nhuỵ).
- ý nghĩa của việc nghiên cứu đặc điểm sinh học của hoa?
(Tạo giống, nhân giống, biện pháp kĩ thuật cho đậu quả).
Các loại quả?
- ý nghĩa của việc nghiên cứu đặc điểm sinh học của quả?
(Chọn giống, bảo quản, chế biến, vận chuyển)
+ CAQ rất phong phú, đa dạng, có loại nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới do các yếu tố khí hậu, đất đai chi phối.
- Cây được trồng ở đâu? Tại sao như vậy?
(Nơi đất cao, không bị ngập úng vì CAQ chịu được hạn nhưng chịu úng kém).
- Kể tên một số chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây? phương pháp bón các yếu tố dinh dưỡng đó?
- Loại đất nào thích hợp để trồng CAQ? (Đất đỏ, đất phù sa ven sông).
I/ Giá trị của việc trồng cây ăn quả:
-Giá trị dinh dưỡng.
-Có khả năng chữa được một số bệnh.
-Là nguồn nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy chế biến.
-Bảo vệ môi trường sinh thái, chống xói mòn, bảo vệ đất
II/ Đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả:
1.Đặc điểm thực vật:
Rễ:
- Rễ cọc: Mọc thẳng xuống đất, sâu 1- 10 mét giúp cây đứng vững, hút nước, chất dinh dưỡng.
- Rễ chùm: Mọc ngang. Sâu 0,1- 10 mét, giúp cây hút nước, chất dinh dưỡng.
b. Thân:
- Thân gỗ: Làm giá đỡ cho cây.
- Cành cấp I, II, III, IV, V, VI. Cành cấp V mang quả.
c. Hoa:
- Hoa đực: Nhị phát triển, nhuỵ không phát triển.
- Hoa cái: Nhuỵ phát triển, nhị không phát triển.
- Hoa lưỡng tính:Nhị, nhuỵ cùng phát triển.
d. Quả và hạt:
- Quả hạch: Đào, mận, mơ; quả mọng: cam, quýt; quả có vỏ cứng; Dừa....
- Hạt: Số lượng, hình dạng, màu sắc phụ thuộc vào loại quả.
2. Yêu cầu ngoại cảnh:
a. Nhiệt độ: Tuỳ thuộc vào từng thời kì sinh trưởng của mỗi loại cây.
VD: Chuối: 25- 300C; cam, quýt: 25- 270C.
b. Độ ẩm, lượng mưa:
- Độ ẩm không khí:80- 90%.
- Lượng mưa: 1000- 2000 mm.
c. ánh sáng:
- Hầu hết cây ăn quả là cây ưa ánh sáng.
- Một số cây chịu bóng râm ( dứa).
d. Chất dinh dưỡng:
- Phân hữu cơ, phân vô cơ.
- Phân chuồng bón lót.
- Ưu tiên bón N, P vào thời kì đầu, K vào thời kì cuối của giai đoạn ra hoa, tạo quả.
e. Đất: Tầng đất dày, kết cấu tốt, nhiều dinh dưỡng, ít chua, dễ thoát nước.
4.Củng cố
Giáo viên tóm tắt lại kiến thức cơ bản của bài.
Đặt câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời để củng cố bài.
Đánh giá tiết học.
5. Hướng dẫn về nhà:
-Yêu cầu hs về nhà học bài và trả lời câu hỏi 1-2 (15- sgk).
-Đọc trước mục III (1, 2, 3), bài 2.
Tiết 3- Bài 2:Một số vấn đề chung về cây ăn quả (T2).
i/ Mục tiêu :
Sau T2 của bài học này, học sinh:
Năm được kĩ thuật trồng chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, chế biến cây ăn quả.
Vận dụng, liên hệ thực tiễn
Có ý thức bảo vệ các loại cây ăn qủa và sự cẩn thận trong việc nhân giống cây ăn quả.
i/ Chuẩn bị :
Chuẩn bị nội dung:
Đọc kĩ nội dung bài học trong sgk.
Thu thập thêm thông tin trong các tài liệu.
Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
Tranh ảnh để minh hoạ.
Tranh vẽ H3 (14- sgk).
III/ Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức: sĩ sụ́
Lớp 9A:
Lớp 9B:
Lớp 9C:
2. Kiểm tra:
Hãy phân tích ý nghĩa các giá trị của việc trồng cây ăn quả đối với con người và môi trường?
Hãy nêu các yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*/ HĐ1: Tìm hiểu kĩ thuật trồng cây ăn quả:
Phân tích những cơ sở khoa học của các biện pháp kĩ thuật chung trong việc trồng và chăm sóc cây ăn quả.
Nêu các loại CAQ đang được trồng ở nước ta và phân loại chúng vào 3 nhóm cây được ghi trong bảng 2 (11- sgk).
- Người ta dùng phương pháp nào để nhân giống cây ăn quả?
(Dùng kiến thức sinh 6, công nghệ 7 để gợi ý học sinh trả lời).
- Nhấn mạnh đến thời vụ, khoảng cách trồng, quy trình trồng và những điều cần chú ý khi trồng cây ăn quả.
- Phân tích, làm rõ cơ sở khoa học và ý nghĩa thực tế của các yêu cầu kĩ thuật đó.
- Giải thích tại sao các loại CAQ lại trồng vào các thời vụ trên?
Tại sao phải trồng dày hợp lí?
Tại sao phải để lớp đất mặt riêng khi đào hố?
?Cõu hỏi THBVMT: Ảnh hưởng của phõn bón với mụi trường?
- Tại sao phải trồng cây có bầu đất?
+ Nêu, giải thích và phân tích những điểm cần chú ý khi trồng cây?
III/ Kĩ thuật trồng cây ăn quả:
1. Giống cây:
- Cây ăn quả nhiệt đới: Chuối, dứa, mít, xoài, dừa, hồng xiêm, ổi, na, sầu riêng, khế
- Cây ăn quả á nhiệt đới: Cam, quýt, chanh, bưởi, vải, nhãn, bơ, hang, mơ
- Cây ăn quả ôn đới: Táo tây, lê, đào, mận, nho
2. Nhân giống:
- Phương pháp hữu tính: Gieo hạt.
- Phương pháp vô tính: Giâm, chiết, ghép, nuôi cấy mô tế bào, tách chồi
3. Trồng cây ăn quả:
a. Thời vụ:
- Miền Bắc: + Vụ xuân: Tháng 2- 4.
+ Vụ thu: Tháng 8- 10.
- Miền Nam: Đầu mùa mưa (tháng 4- 5).
b. Khoảng cách trồng:
- Trồng dày hợp lý: Tận dụng đất, dễ chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, dễ thu hoạch, cây phát triển tốt, cho sản lượng cao.
c. Đào hố, bón phân lót:
- Đào hố trước khi trồng 15- 30 ngày.
- Kích thước hố tuỳ thuộc vào loại cây.
- Để riêng lớp đất mặt và lớp đất dưới đáy. Trộn phân bón với lớp đất mặt rồi cho vào hố, lấp đất.
=>Có thờ̉ gõy ụ nhiờ̃m MT nước,khụng khí,và có thờ̉ làm thay đụ̉i tính chṍt MT đṍt
d. Trồng cây:
Quy trình: Đào hố trồng ăBóc vỏ bầu
(Trồng cây có bầu) ăĐặt cây vào hố ă Lấp đất ă Tưới nước.
*/ HĐ2: Tìm hiểu các biện pháp chăm sóc cây ăn quả:
- So sánh cách bón phân thúc cho cây ăn quả với các cây trồng khác (lúa, ngô)?
- Bón phân thúc vào thời kì nào?
Cách bón: Bón phân thúc cho CAQ, không bón vào gốc cây mà bón theo hình chiếu của tán cây, do rễ cây hút chất dinh dưỡng lan rộng trong lớp đất mặt theo tán cây.
- Vai trò của nước đối với sự sinh trưởng, phát triển của cây? (Hoà tan chất dinh dưỡng, vận chuyển chất dinh dưỡng).
? Cõu hỏi THBVMT: Biện pháp nào để giữ ẩm, hạn chế xói mòn, cỏ dại? (Phủ rơm rạ, tán PE quanh gốc cây, trồng xen cây ngắn ngày và trồng cây chắn gió).
- Tác dụng của việc tạo hình, sửa cành và thực hiện nó như thế nào?
- Phòng trừ sâu bệnh là khâu quan trọng cần được coi trọng.
- Phân tích tác hại của sâu bệnh và việc sử dụng các phương pháp phòng trừ thích hợp.
*THBVMT : Coi trọng phương pháp phòng trừ bằng kĩ thuật canh tác, sinh vật, hạn chế dùng thuốc hoá học để giảm ô nhiễm môi trường, gây độc hại cho người và các sinh vật khác.
*/ HĐ3: Tìm hiểu kĩ thuật thu hoạch, bảo quản, chế biến:
Đặc điểm sản phẩm cây ăn quả là các loại quả chứa nhiều nước, vỏ mỏng nên dễ dập nát, cần lưu ý trong thu hoạch, bảo quản.
* THBVMT: Thu hoạch cõ̀n đảm bảo đúng thời gian cách li.Sử dụng các chṍt bảo quản đúng hàm lượng quy định vờ̀ vợ̀ sinh an toàn thực phõ̉m,tránh gõy ụ nhiờ̃m MT xung quanh
4.Chăm sóc:
a. Làm cỏ, vun xới:
Để diệt cỏ dại, làm mất nơi ẩn náu của sâu bệnh, làm cho đất tơI xốp.
b. Bón phân thúc:
- Thời kì bón:
+ khi cây chưa hoặc đã ra hoa, quả.
+ Sau khi thu hoạch.
- Loại phân bón: phân chuồng, phân hoá học, bùn ao, phù sa...
- Cách bón: (Sgk).
c. Tưới nước:
Tưới nước tuỳ theo yêu cầu của cây (Thời kì ra hoa, quả).
Thời kì sắp thu hoạch không cần tưới.
d. Tạo hình, sửa cành:
- Tạo hình;
- Sửa cành:
- Các thời kì để tạo hình, sửa cành:
e. Phòng trừ sâu bệnh:
- Các loại sâu đục thân hoa, quả; rầy, rệp, bọ xít; sâu cắn lá. Bệnh; Mốc sương, vàng lá, thối ngọn...
- Phòng trừ sâu bệnh kịp thời bằng các biện pháp trong chương trình phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM.
g. Sử dụng chất điều hoà sinh trưởng:
- Kích thích ra mầm hoa, tăng tỉ lệ đậu quả, làm thay đổi kích cỡ, màu sắc quả...
- Sử dụng với nồng độ nhỏ, thời gian nhất định tuỳ thuộc vào loại cây.
IV/ Thu hoạch, bảo quản, chế biến:
Thu hoạch:
- Nhẹ nhàng, cẩn thận, đúng độ chín.
- Thu hoạch lúc trời mát.
2. Bảo quản:
Quả phải được xử lí bằng hoá chất, gói giấy mỏng đưa vào kho lạnh.
3. Chế biến:
Tuỳ mỗi loại cây, quả được chế biến thành: xirô quả, sấy khô, làm mứt quả....
4.Củng cố:
- Yêu cầu học sinh đọc “Ghi nhớ” (15- sgk).
Giáo viên tóm tắt lại kiến thức cơ bản của bài.
Đặt câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời để củng cố bài.
Đánh giá tiết học.
5. Hướng dẫn về nhà:
Yêu cầu hs về nhà học bài.
Đọc trước bài 3 chuẩn bị cho giờ sau
Tiết 4- Bài 3:Các phương pháp nhân giống
cây ăn quả .
I/ Mục tiêu:
Sau T1 của bài học này, học sinh:
Biết được những yêu cầu kĩ thuật xây dung vườn ươm cây ăn quả.
Hiểu được đặc điểm và yêu cầu kĩ thuật của phương pháp nhân giống hữu tính.
Có hứng thú tìm tòi trong học tập.
II/ Chuẩn bị:
Chuẩn bị nội dung:
Đọc kĩ nội dung bài học trong sgk.
Thu thập thêm thông tin trong các tài liệu.
Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
Tranh ảnh về các phương pháp nhân giống cây ăn quả (giâm, chiết, ghép).
Mẫu vật về cành chiết, cây đã ghép hoàn chỉnh.
III/ Tiến trình dạy học:
1.Tổ chức: sĩ sụ́
Lớp 9A:
Lớp 9B:
Lớp 9C:
2.Kiểm tra:
Nêu vai trò của giống, phân bón, nước đối với sự sinh trưởng, phát triển của cây ăn quả?
Những yêu cầu về thu hoạch, bảo quản, chế biến các loại quả?
3.Bài mới:
- Giới thiệu bài: Muốn phát triển nghề trồng CAQ nhanh, đạt kết quả kinh tế cao phảI cung cấp nhiều giống cây tốt, khoẻ mạnh, sạch bệnh với chất lượng cao. Muốn vậy phải coi trọng xây dung vườn ươm ở trung ương và địa phương. Tiến hành áp dụng các phương pháp nhân giống cổ truyền tiên tiến để cung cấp kịp thời các giống tốt cho sản xuất.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*/ HĐ1: Tìm hiểu về việc xây dựng vườn ươm cây ăn quả:
- Giúp học sinh hiểu vai trò của vườn ươm:
+ Là nơi chọn lọc, bồi dưỡng những giống tốt.
+ Là nơi sử dụng các phương pháp nhân giống để sản xuất nhiều cây giống có chất lượng cao cho sản xuất.
- Cho biết loại đất nào thích hợp cho việc trồng CAQ? (Đất đỏ, đất phù sa ven sông).
- Phân tích tác dụng của tong khu trong vườn ươm. Trong hai khu cây giống và nhân giống thì khu nhân giống có diện tích lớn hơn. Trong khu nhân giống được chia làm nhiều khu nhỏ. Khu luân canh được trồng cây họ đậu để nâng cao độ phì của đất và sử dụng để luân phiên cho các khu nhân giống vì hàng năm việc xuất cây giống đã làm mất lớp đất mặt, làm cho đất vườn ươm xấu dần, cần được cải tạo.
*/ HĐ2: Tìm hiểu phương pháp nhân giống hữu tính (Nhân giống bằng hạt).
- Nhấn mạnh ý nghĩa thực tiễn của phương pháp.
- Cho học sinh they được phương pháp nhân giống bằng hạt không được ứng dụng rộng rãi mà chỉ bó hẹp trong các trường hợp sau:
+ Gieo hạt lấy cây làm gốc ghép.
+ Gieo hạt đối với những giống cây chưa coa phương pháp nhân giống tốt hơn.
+ Đối với giống cây đa phôi (Cam, quýt, xoài, bơ...) gieo hạt để chọn cây giống giữ được đặc tính của cây mẹ.
I/ Xây dựng vườn ươm cây ăn quả:
Chọn địa điểm:
- Tìm hiểu các yêu cầu và ý nghĩa thực tế của các yêu cầu đó trong việc chọn địa điểm làm vườn ươm.
a. Gần vườn trường, gần nơi tiêu thụ và thuận tiện cho việc vận chuyển.
Yn: Cung cấp giống kịp thời, đầy đủ cho cây phát triển tốt, đỡ công vận chuyển, giá thành thấp.
b. Gần nguồn nước tưới cung cấp kịp thời, đầy đủ cho cây phát triển tốt.
c. Đất vườn ươm phải thoát nước, bằng phẳng, màu mỡ, thành phần cơ giới trung bình, độ chua phụ thuộc vào loại cây.
2. Thiết kế vườn ươm:
- Khu cây giống.
- Khu nhân giống.
- Khu luân canh.
II/ Phương pháp nhân giống cây ăn quả:
1. Phương pháp nhân giống hữu tính:
- Nêu lên những ưu, nhược điểm:
- Những chú ý khi nhân giống hữu tính:
+ Biết được đặc tính chín của hạt để có biện pháp xử lí phù hợp.
+ Gieo hạt trên luống hoặc trong bầu đất phải tưới nước, phủ rơm rạ để giữ ẩm và chăm sóc thường xuyên cho cây phát triển tốt.
4. Củng cố:
Giáo viên tóm tắt lại kiến thức cơ bản của bài.
Đặt câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời để củng cố bài.
Đánh giá tiết học.
5. Hướng dẫn về nhà:
Yêu cầu hs về nhà học bài.
Đọc trước mục II2.
Tiết 5 - Bài 3 : Các phương pháp nhân giống
cây ăn quả (TiẾP)
I/ Mục tiêu :
Sau T2 của bài học này, học sinh:
- Hiểu được đặc điểm và yêu cầu kĩ thuật của phương pháp nhân giống vô tính.
- Có hứng thú tìm tòi trong học tập và vận dụng được vào thực tế.
II/ Chuẩn bị :
Chuẩn bị nội dung:
Đọc kĩ nội dung bài học trong sgk.
Thu thập thêm thông tin trong các tài liệu.
Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
-Tranh ảnh về các phương pháp nhân giống cây ăn quả (giâm, chiết, ghép).
-Mẫu vật về cành chiết, cây đã ghép hoàn chỉnh.
III/ Tiến trình dạy học:
1.Tổ chức:
Lớp 9A:
Lớp 9B:
Lớp 9C:
2.Kiểm tra bài cũ:
- Tại sao phải xây dựng vườn ươm cây giống? Hãy nêu các yêu cầu khi chọn nơi làm vườn ươm?
- Nêu ưu, nhược điểm và những điểm cần chú ý đối với phương pháp nhân giống hữu tính?
3.Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*/HĐ1: Tìm hiểu phương pháp nhân giống vô tính:
Các phương pháp nhân giống vô tính đã được học?
- Những điểm cần lưu ý khi dùng phương pháp chiết cành?
- Để giâm cành đạt kết quả cao, cần làm tốt các khâu kĩ thuật nào?
- Những việc cần làm khi tiến hành ghép?
- Nêu cách ghép thực tế mà em biết?
- Hướng dẫn học sinh quan sát các hình vẽ của các kiểu ghép khác nhau và yêu cầu học sinh nêu lên nội dung của các kiểu ghép đó.
- Giới thiệu thêm cho học sinh biết: Phương pháp nhân giống bằng chồi, nuôi cấy mô Invitro...
2. Phương pháp nhân giống vô tính:
- Chết cành, giâm cành, ghép.
a. Chiết cành:
Là phương pháp nhân giống bằng cách tách cành từ cây mẹ tạo thành cây con.
- Cành khoẻ, có 1- 2 năm tuổi, không bị sâu ở giữa tầng tán vươn ra ánh sáng, đường kính 1- 1,5 cm.
- Thời vụ thích hợp: Tháng 2- 4 hoặc tháng 8- 9.
b. Giâm cành:
Dựa trên khả năng hình thành rễ phụ của đoạn cành (Đoạn rễ).
- Làm nhà giâm cành nơi thoáng mát, gần nơi ra ngôi cây con...tơi xốp, ẩm.
- Chọn cành non 1- 2 năm tuổi, chưa ra hoa.
- Chọn thời vụ thích hợp.
- Trước khi giâm, nhúng gốc giâm vào dung dịch chất kích thích ra rễ với nồng độ và thời gian thích hợp.
- Mật độ giâm đảm bảo các lá không che khuất.
- Duy trì độ ẩm trên mặt lá và đất.
c. Ghép:
Gắn một đoạn cành (Hoặc cành) hay mắt (chồi) lên gốc của cây cùng họ...
- Chọn cành ghép ở cây có năng suất cao, ổn định.
- Chọn cây gốc ghép của cây cùng họ.
- Hai cách ghép: Ghép cành và ghép mắt.
+ Ghép cành: Ghép áp, ghép chẻ, ghép nêm.
+ Ghép mắt: Ghép cửa sổ, ghép mắt kiểu chữ T, ghép mắt nhỏ có gỗ.
² (Bảng 3- Tr 22. sgk)
P2 nhân giống
Ưu điểm
Nhược điểm
1. Gieo hạt
- Đơn giản, dễ làm, chi phí ít.
- Hệ số nhân giống cao.
- Cây sống lâu.
- Khó giữ được đặc tính của cây mẹ.
- Lâu ra hoa, quả.
2. Chiết cành
- Giữ được đặc tính của cây mẹ.
- Ra hoa, quả sớm.
- Mau cho cây giống.
- Hệ số nhân giống thấp.
- Cây chóng cỗi.
- Tốn công.
3. Giâm cành
- Giữ được đặc tính của cây mẹ.
- Ra hoa, quả sớm.
- Hệ số nhân giống cao.
- Đòi hỏi kỹ thuật và thiết bị cần thiết (Nhà giâm).
4. Ghép
- Giữ được đặc tính của cây mẹ.
- Ra hoa, quả sớm.
- Hệ số nhân giống cao.
- Tăng sức chống chịu với điều kiện ngoại cảnh.
- duy trì được nòi giống.
- Đòi hỏi kỹ thuật phức tạp trong việc chọn gốc ghép, cành ghép và thao tác ghép.
4. Củng cố:
- Gọi 1-2 học sinh đọc “Ghi nhớ”
- Khái quát nội dung, củng cố bài học.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Nhắc nhở học sinh học bài, trả lời câu hỏi, chuẩn bị dụng cụ, vật liệu cho bài thực hành lần sau.
Tiết 6- Bài 4 : Thực hành: Giâm cành .
I/ Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này, giáo viên phải làm cho học sinh:
Biết cách giâm cành đúng thao tác và kỹ thuật.
Làm được các thao tác của quy trình giâm cành cây ăn quả.
Có ý thức kỉ luật, trật tự, vệ sinh, an toàn lao động trong và sau khi thực hành.
II/ Chuẩn bị:
Chuẩn bị nội dung:
Sgk, sgv.
Làm thử cho quen thao tác để hướng dẫn học sinh.
Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
Cành để giâm: Cành chanh, quýt, nho, chè, bưởi hoặc cành rau ngót, cành hoa giấy...
Dao sắc: 2-3 con/ nhóm
Kéo cắt cành: 2 con/ nhóm.
Khay gỗ (hoặc luống đất) chứa đất bột hoặc cát sạch: 1 cái/ nhóm.
Thuốc kích thích ra rễ: 1-2 ống/ nhóm (1 ống = 5 ml); bát nhỏ.
Bình tưới có hoa sen: 1 cái/ nhóm.
Tranh vẽ về quy trình giâm cành.
III/ Tiến trình dạy học:
1.Tổ chức:
Lớp 9A:
Lớp 9B:
Lớp 9C:
2. Kiểm tra:
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh về dụng cụ, vật liệu.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*/ HĐ1: Giới thiệu bài thực hành:
- Nêu mục tiêu của bài học và yêu cầu cần đạt: Làm được các thao tác kỹ thuật trong việc giâm cành cây ăn quả.
*/ HĐ2: Tổ chức thực hành:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: Cành giâm, khay gỗ, dao kéo, bình tưới...
- Phân chia nhóm và nơi thực hành cho từng nhóm.
- Phân công và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm. Có thể bố trí cho mỗi nhómgiâm một loại cành để so sánh sự ra rễ nhanh hay chậm....Tiến hành giâm trong khay gỗ hay trên luống đất tuỳ thao điều kiện thực hiện.
*/ HĐ3: Thực hành:
- Giới thiệu và làm mẫu từng bước của quá trình thực hành. Cần giải thích rõ các yêu cầu kỹ thuật của từng bước trong quy trình và áp dụng cho từng loại cây.
Trong điều kiện khí hậu nước ta, thường áp dụng phương pháp xử lý nhanh chất kích thích ra rễ ở nồng độ hoá chất cao từ 2000- 8000 ppm (tuỳ loại cây), thời gian: 5- 10 (s).
- Theo dõi, uốn nắn kịp thời những sai sót của học sinh trong khi thực hành.
- Hướng dẫn học sinh thu dọn vật liệu, dụng cụ, làm vệ sinh.
- Làm việc theo nhóm.
1- 2 học sinh nhắc lại quy trình giâm cành:
Cắt cành giâm ă Xử lý cành giâm ă Cắm cành giâm ă Chăm sóc cành giâm.
(cụ thể từng bước trong sgk- 25).
- Thực hành theo nhóm đã được phân công, tiến hành giâm cành theo các bước đã hướng dẫn trên khay gỗ có chứa đất hoặc cát, trên luống đất ở trong vườn ươm hoặc trong nhà giâm.
4.Củng cụ́:
Hướng dẫn học sinh tự đánh giá kết quả thực hành của nhóm mình theo các tiêu chí:
+ Sự chuẩn bị dụng cụ, vật liệu.
+ Thực hiện quy trình.
+ Thời gian hoàn thành.
+ Số lượng cành giâm được.
Tổ chức cho học sinh đánh giá chéo.
Nhận xét chung về giờ học của lớp.
5.Hướng dẫn về nhà:
Xem lại thao tác của quy trình.
Tập dượt trong vườn nhà.
Tiếp tục chuẩn bị dụng cụ, vật liệu để học tiết 2 của bài học này.
Tiết 7- Bài 4 : Thực hành: Giâm cành (TiẾP).
I/ Mục tiêu:
Sau khi học xong T2 bài này, giáo viên phải làm cho học sinh:
Rèn kỹ năng giâm cành đúng thao tác và kỹ thuật.
Có ý thức kỉ luật, trật tự, vệ sinh, an toàn lao động trong và sau khi thực hành.
II/ Chuẩn bị :
Chuẩn bị nội dung:
Sgk, sgv.
Làm thử cho quen thao tác để hướng dẫn học sinh.
Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
Cành để giâm: Cành chanh, quýt, nho, chè, bưởi hoặc cành rau ngót, cành hoa giấy...
Dao sắc: 2-3 con/ nhóm
Kéo cắt cành: 2 con/ nhóm.
Khay gỗ (hoặc luống đất) chứa đất bột hoặc cát sạch: 1 cái/ nhóm.
Thuốc kích thích ra rễ: 1-2 ống/ nhóm (1 ống = 5 ml); bát nhỏ.
Bình tưới có hoa sen: 1 cái/ nhóm.
Tranh vẽ về quy trình giâm cành.
III/ Tiến trình dạy học:
1.Tổ chức:
:
2.Kiểm tra bài cũ: kt 15p
Giâm cành trên khay gỗ(làm bài theo bàn)?
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh về dụng cụ, vật liệu.
3.Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* HĐ1: Thực hành:
- Nêu quy trình giâm cành?
- Phân nhóm thực hành ngoài trời theo khu vực quy định.
- Quan sát, nhắc nhở việc thực hành của các nhóm.
- Uốn nắn kịp thời những sai sót của học sinh trong khi thực hành.
- kết thúc thực hành hướng dẫn học sinh thu dọn dụng cụ, vật liệu, làm vệ sinh.
*/ HĐ2: Đánh giá kết quả:
Hướng dẫn học sinh tự đánh giá kết quả thực hành của nhóm mình theo các tiêu chí:
+ Sự chuẩn bị dụng cụ, vật liệu.
+ Thực hiện quy trình.
+ Thời gian hoàn thành.
+ Số lượng cành giâm được.
Tổ chức cho học sinh đánh giá chéo.
Nhận xét chung về giờ học của cả lớp, nêu ưu, nhược điểm của từng nhóm.
Cho điểm từng nhóm theo các tiêu chí trên.
Quy trình:
Cắt cành giâm ă Xử lý cành giâm ă Cắm cành giâm ă Chăm sóc cành giâm.
- Tiến hành các thao tác giâm cành trên khu vực quy định.
- Thao tác theo quy trình.
Tự đánh giá kết quả thực hành của nhóm mình theo các tiêu chí trên.
+ Sự chuẩn bị dụng cụ, vật liệu.
+ Thực hiện quy trình.
+ Thời gian hoàn thành.
+ Số lượng cành giâm được.
Các nhóm học sinh đánh giá chéo nhau.
4.Củng cụ́
Tổ chức cho học sinh đánh giá chéo.
Nhận xét chung về giờ học của lớp.
5.Hướng dẫn vờ̀ nhà
Nhắc nhở học sinh đọc nội dung và chuẩn bị dụng cụ, vật liệu cho bài 5.
Tiết 8 - Bài 5 : Thực hành : Chiết cành
I. Mục tiêu :
Sau khi học xong bài này, giáo viên phải làm cho học sinh:
Biết cách chiết cành đúng thao tác và kỹ thuật.
Làm được các thao tác của quy trình chiết cành cây ăn quả.
Có ý thức kỉ luật, trật tự, vệ sinh, an toàn lao động trong và sau khi thực hành.
II. Chuẩn
File đính kèm:
- giao_an_nghe_cong_nghe_lop_9_phan_trong_cay_an_qua_chuong_tr.doc