BÀI MỞ ĐẦU
GIỚI THIỆU NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG
Biết được ích lợi và tính ưu việc của điện năng.
Biết được vị trí, vai trò của nghề điện dân dụng.
Biết được đặc điểm và yêu cầu của nghề điện dân dụng.
I. ÍCH LỢI VÀ TÍNH ƯU VIỆT CỦA ĐIỆN NĂNG:
- Hiện nay, đất nước ta hầu hết các hoạt động của xã hội đều gắn liền với việc sử dụng điện năng, từ thành phố đến nông thôn. Điện năng ngày càng được sử dụng trong sản xuất và đời sống. Điện năng có những đặc tính ưu việt mà không có năng lượng nào khác có được.
Ví dụ: Ta có thể biến đổi các dạng năng lượng khác như năng lượng của gió, nước, nhiệt, cơ, quang, nguyên tử để biến thành điện năng.
- Đồng thời điện năng cũng để truyền tải đi xa và dễ dàng biến thành các dạng năng lượng khác như: nhiệt, cơ, quang, hóa để phục vụ tiện nghi đời sống, có tính kinh tế cao.
89 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1460 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Nghề điện THCS, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI MỞ ĐẦU
GIỚI THIỆU NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG
Biết được ích lợi và tính ưu việc của điện năng.
Biết được vị trí, vai trò của nghề điện dân dụng.
Biết được đặc điểm và yêu cầu của nghề điện dân dụng.
I. ÍCH LỢI VÀ TÍNH ƯU VIỆT CỦA ĐIỆN NĂNG:
- Hiện nay, đất nước ta hầu hết các hoạt động của xã hội đều gắn liền với việc sử dụng điện năng, từ thành phố đến nông thôn. Điện năng ngày càng được sử dụng trong sản xuất và đời sống. Điện năng có những đặc tính ưu việt mà không có năng lượng nào khác có được.
* Ví dụ: Ta có thể biến đổi các dạng năng lượng khác như năng lượng của gió, nước, nhiệt, cơ, quang, nguyên tử để biến thành điện năng.
C
B
A
- Đồng thời điện năng cũng để truyền tải đi xa và dễ dàng biến thành các dạng năng lượng khác như: nhiệt, cơ, quang, hóa để phục vụ tiện nghi đời sống, có tính kinh tế cao.
D
F
E
H
G
Em hãy chọn hình thích hợp điện vào chổ trống sau đây ?
NỘI DUNG
HÌNH
NỘI DUNG
HÌNH
Trong sản xuất
Trong Y tế
Trong nơng nghiệp
Trong Giáo dục
Trong giao thơng, vận tải
Trong điều khiển tự động
Trong chế tạo
Trong sinh hoạt
II. ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU CỦA NGHỀ ĐIỆN:
1. Đặc điểm:
a. Đối tượng lao động của nghề điện:
Đối tượng của nghề điện rất phong phú và đa dạng:
Nguồn điện năng bao gồm: nguồn điện một chiều, xoay chiều ( Có điện thế cao, thấp, có công suất lớn, nhỏ
VD : Pin, máy phát điện
Các vật liệu kỹ thuật điện.
VD : Đồng, nhôm, nhựa
Các thiết bị điện, khí cụ điện và đồ dùng điện.
VD : Cầu dao, cầu chì, công tắc, bếp điện, tủ lạnh
Đường dây truyền tải điện.
VD : Dây dẫn điện, dây cáp.
b. Mục đích lao động:
Duy trì, sửa chữa các nguồn điện năng.
Sản xuất các thiết bị, khí cụ điện và đồ dùng điện.
Lắp đặt các trạm phân phối điện.
c. Công cụ lao động:
Các trang bị bảo hộ lao động.
VD : Nón, găng tay, ủng cách điện, gay thao tác
Dụng cụ đo và kiểm tra điện.
VD : Ampe kế, Vôn kế, đồng hồ vạn năng (VOM), đồng hồ Mêgômmét, công tơ điện
Đồ nghề cơ khí.
VD : Kìm điện, tua vít, búa, khoan, kéo
Các bản vẽ, tài liệu kỹ thuật điện.
d. Điều kiện lao động: Môi trường làm việc: có thể trong nhà, ngoài trời, trên cao.
2. Yêu cầu của nghề điện:
Do đặc tính công việc phức tạp và nguy hiểm nên nghề điện có những yêu cầu sau:
Tri thức: Có trình độ văn hóa để nắm các tri thức cơ bản về an toàn điện, khí cụ điện, vật liệu điện
Kĩ năng: Có kĩ năng đo lường, sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt những thiết bị điện và mạng điện.
Sức khỏe: Người làm nghề điện phải có sức khoẻ tốt, không mắc các bệnh nguy hiểm khi làm việc với điện như tim mạch, huyết áp.
Thái độ: Yêu thích những công việc của nghề điện dân dụng, có ý thức bảo vệ môi trường và an toàn lao động, làm việc khoa học, kiên trì, thận trọng và chính xác.
CÂU HỎI
1. Em hãy cho biết đặc điểm và yêu cầu của nghề điện dân dụng?
2. Để trở thành người thợ điện, cần phải phấn đấu và rèn luyện như thế nào về học tập và sức khoẻ?
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
BÀI
NGUỒN ĐIỆN
Biết được nguồn điện xoay chiều và một chiều từ đâu mà có.
Hiểu được các cách đấu nguồn điện xoay chiều và một chiều.
I. NGUỒN ĐIỆN XOAY CHIỀU (AC):
1. Những khái niệm cơ bản:
Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện.
U : điện áp, đơn vị tính là Volt (V).
I : cường dộ dòng điện, đơn vị tính là Ampe (A).
R : điện trở, đơn vị tính là Ohm (W). Công thức : R =
f : tần số dòng điện xoay chiều, đơn vị tính là Hezt ( Hz).
P : công suất, đơn vị tính là Watt (W). Công thức : P = U. I
2. Định nghĩa:
Dòng điện xoay chiều là dòng điện có chiều và trị số thay đổi theo thời gian.
Dòng điện xoay chiều ở nước ta có tần số 50Hz.
3. Nguồn điện xoay chiều 1 pha:
Được lấy từ máy phát điện xoay chiều 1 pha hay lấy từ 1 pha của lưới điện 3 pha, gồm có: 1 dây lửa (L) và 1 dây nguội (N).
4. Nguồn điện xoay chiều 3 pha:
Được lấy từ máy phát điện xoay chiều 3 pha hay máy biến áp 3 pha, gồm có: 3 dây pha và 1 dây trung tính.
Nguồn điện 3 pha hạ áp thường có 2 nguồn:
Nguồn điện 127V/ 220V. Nghĩa là Uf= 127V, Ud= 220V.
Nguồn điện 220V/ 380V. Nghĩa là Uf= 220V, Ud= 380V.
Điện áp pha là điện áp được lấy từ 1 dây pha và 1 dây trung tính.
Điện áp dây là điện áp được lấy từ 2 dây pha.
Quan hệ giũa Ud và Uf : Ud= .Uf
Em hãy điền điện áp pha và điện áp dây vào sơ đồ dưới đây:
C
A
B
A
O
Để xác định dây pha và dây trung tính ta dùng bút thử điện: Nếu chạm đầu bút vào dây nào mà đèn trong bút sáng là dây pha (L), nếu đèn không sáng là dây trung tính (N).
II. NGUỒN ĐIỆN MỘT CHIỀU (DC):
1. Định nghĩa:
Dòng điện một chiều là dòng điện có chiều và trị số không biến đổi theo thời gian.
2. Các nguồn điện một chiều:
a. Pin:
Đầu cực than là cực dương (+).
Vỏ pin là cực âm (-).
* Thông thường pin có điện áp U= 1,5V, cũng có loại U= 9V.
b. Aéc quy: có 2 loại
Aéc quy chì: mỗi ngăn có 2 cực (dương và âm), mỗi ngăn có U= 2V.
Aéc quy sắt và kềm: cũng tương tự như ắc quy chì nhưng mỗi ngăn có U= 1V.
3. Đấu nguồn pin và ắc quy:
_
+
a. Đấu nối tiếp: Đấu cực dương của nguồn này với cực âm của nguồn kia, sẽ làm tăng điện áp.
Công thức: U = U1 + U2
I = I1 = I 2
* Thí dụ: Sơ đồ ghép nối tiếp 2 nguồn
Nếu ghép 2 pin ta có U = 3V.
Nếu ghép ắc quy chì ta có U = 4V.
Nếu ghép ắc quy sắt và kềm ta có U = 2V.
b. Đấu song song: Đấu cực dương của nguồn này với cực dương của nguồn kia và cực âm của nguồn này với cực âm của nguồn kia, sẽ làm tăng dòng điện.
+
_
Công thức: U = U1 = U2
I = I1 + I 2
* Thí dụ: Sơ đồ ghép song song 2 nguồn :
Nếu ghép 2 pin ta có U = 1,5V.
Nếu ghép ắc quy chì ta có U = 2V.
Nếu ghép ắc quy sắt và kềm ta có U = 1V.
* Chú ý: Điện áp 2 nguồn phải bằng nhau.
_
+
c. Đấu hổn hợp: Đấu song song nhiều nguồn thành bộ để có dòng điện lớn, Sau đó ta đấu nối tiếp nhiều nguồn trên để có điện áp cao.
Công thức: U = U1 + U2
I = I1 + I 2
* Thí dụ: Sơ đồ ghép 4 nguồn.
4. Bộ nắn dòng điện 1 chiều:
- Dùng nguồn điện AC qua diode biến thành nguồn điện DC ( diode là linh kiện điện tử dùng để nắn nguồn điện xoay chiều thành nguồn điện một chiều).
- Aùp dụng: Cho máy sạc bình, radio dùng nguồn DC, tivi, trò chơi điện tử
BÀI TẬP
Đối với mỗi câu trả lời dưới đây, em chọn câu trả lời đúng nhất :
1. Cho biết hình vẽ nào có hai nguồn điện được đấu nối tiếp:
+
+
+
+
-
-
-
-
Hình 1
Hình 2
Hình 3
Hình 4
-
-
-
Hình 1.
Hình 2.
Hình 3.
Hình 4.
2. Dòng điện xoay chiều là dòng điện có:
Chiều và trị số không đổi.
Chiều thay đổi trị số không đổi.
Trị số thay đổi, chiều không đổi.
Chiều và trị số thay đổi theo thời gian.
3. Đơn vị đo điện áp là:
Ampe (A).
Volt (V).
Ohm ( W ).
Watt (W).
4. Điện áp pha là điện áp đo giữa:
2 dây pha.
3 dây pha.
1 dây pha, 1 dây trung tính.
2 dây pha, 1 dây trung tính.
5. Dòng điện một chiều là dòng điện có:
Chiều và trị số không đổi theo thời gian.
Chiều và trị số thay đổi theo thời gian.
Trị số không đổi.
Chiều và trị số không đổi.
6. Người ta đấu nối tiếp nhiều pin lại với nhau để :
a. Có dòng điện thấp.
b. Có điện áp thấp.
c. Có dòng điện cao.
d. Có điện áp cao.
7. Cho biết nguồn điện một chiều trong sơ đồ được đấu :
+
-
Song song.
Nối tiếp.
Hỗn hợp.
Tất cả đều sai.
8. Điện áp dây là điện áp đo giữa:
a. 2 dây pha.
b. 3 dây pha.
c. 1 dây pha, 1 dây trung tính.
d. 2 dây pha, 1 dây trung tính.
9. Người ta đấu hỗn hợp ( vừa song song, vừa nối tiếp ) nhiều pin lại với nhau để :
a. Có dòng điện nhỏ và điện áp thấp.
b. Có dòng điện nhỏ và điện áp cao.
c. Có dòng điện lớn và điện áp thấp.
d. Có dòng điện lớn và điện áp cao.
10. Người ta đấu nối tiếp ba pin, điện áp của mỗi pin là 1,5V, Vậy U = ?
a. U = 3V.
b. U = 3,5V.
c. U = 4,5V.
d. U = 5V.
CHƯƠNG I
AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG NGHỀ ĐIỆN
BÀI 1
AN TOÀN ĐIỆN
Biết được tác dụng của dòng điện đối với cơ thể con người.
Biết được các trường hợp gây ra tai nạn điện về điện.
Biết được cách phòng chống tai nạn điện.
An toàn điện nhằm ngăn ngừa những tổn thương cho người sử dụng điện và các thiết bị máy móc. Trong khi các thiết bị điện làm việc, nếu như không theo đúng những quy tắc an toàn thì có thể xảy ra nguy hiểm đến tính mạng và thiết bị điện. Với quan điểm con người là vốn quý, nên phải tìm mọi biện pháp để bảo đảm an toàn cho người dùng điện.
Trong chương này sẽ trình bày những kiến thức cơ bản về an toàn điện mà mỗi người sử dụng điện cần phải nắm vững.
I. TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN ĐỐI VỚI CƠ THỂ CON NGƯỜI:
Khi gần các bộ phận mang điện hay làm việc liên quan đến dòng điện, điện áp, cần phải biết những nguy hiểm do dòng điện gây ra.
Trong các tổn thương về điện, thì hiện tượng bị điện giật là nguy hiểm nhất. Vì dòng điện tác động đến hệ thần kinh trung ương (khu trung tâm của vỏ não) làm hô hấp bị ngưng truệ, tim đập rối loạn. Cùng một trị số dòng điện qua người nhưng tác dụng có thể khác nhau tùy theo đường đi của dòng điện qua người; thời gian duy trì dòng điện và tần số dòng điện. Nói chung, dòng điện có tần số f = 50 Hz qua người chỉ khoảng 30mA đến 40 mA là đủ nguy hiểm đến tính mạng. Trị số dòng điện an toàn qua người chưa gây nên nguy hiểm được quy định là 10 mA đối với điện xoay chiều và 50 mA đối với điện một chiều.
Trị số dòng điện qua người lớn hay nhỏ còn phụ thuộc vào điện áp đặt vào và điện trở người. Điện trở người biến đổi trong phạm vi rất rộng khoảng 1.000W đến 10.000W. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chủ yếu do tình trạng lớp da ngoài cùng. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào bề mặt tiếp xúc, áp lực tiếp xúc, cường độ và thời gian dòng điện qua người, điện áp đặt lên người.
Nếu ta chạm phải các thiết bị có điện áp nguồn là 220V/ 380V thì dòng điện qua người khoảng 0,22A đến 0,38A (trường hợp điện trở người còn khoảng 1.000W). Vậy mạng điện 220V/ 380V rất nguy hiểm, nếu người sử dụng không nắm được các quy tắc an toàn về điện.
Căn cứ vào trị số dòng điện an toàn, người ta quy định điện áp an toàn cho phép ở điều kiện bình thường là 36V, ở nơi ẩm ướt hoặc có bụi dẫn điện (như bụi kim loại, than) là 12V.
Chúng ta luôn nhớ rằng: “ Tai nạn do điện xảy ra rất nhanh và vô cùng nguy hiểm, nó có thể gay hoả hoạn, làm bị thong hoặc chết người “
Vậy, những trường hợp nào gây nên tai nạn điện và chúng ta cần phải làm gì để phòng tránh những tại nạn đó.
II. CÁC TRƯỜNG HỢP THƯỜNG GÂY NÊN TAI NẠN ĐIỆN:
- Các trường hợp gây nên tai nạn điện có rất nhiều. Để hiểu rõ các trường hợp là nguyên nhân gây ra tai nạn điện giật, ta phải biết rõ hệ thống truyền tải điện, phân phối điện trong thành phố hiện nay như sau:
- Từ nhà máy phát điện về trạm điều hợp điện năng cận thành phố với điện áp truyền tải cao áp (đường dây Đa Nhim 230KV) rồi hạ điện áp xuống, còn 66KV đến 15KV đưa vào thành phố. Trong thành phố nơi khu công nghiệp hoặc vòng đai thành phố điện áp được hạ thấp xuống, còn 220V/ 380V, tần số dòng điện là 50 Hz. Các mạng điện hạ áp này là mạng điện 3 pha, có dây trung tính luôn luôn nối đất trực tiếp nhằm bảo vệ thiết bị và đường dây truyền tải điện, ngoài đường dây chống sét có trang bị trên đường dây truyền tải điện bảo vệ chính.
- Ở mạng điện 3 pha 220V/ 380V : dây trung tính được nối đất tại trạm biến thế. Nếu cung cấp vào hộ dùng điện thì đưa vào mạng điện 1 pha gồm 1 dây pha và dây trung tính.
- Vì vậy, các trường hợp tai nạn điện phần lớn do tiếp xúc đất mà chạm phải dây pha gây ra.
- Các trường hợp gây ra tai nạn điện gồm có các nguyên nhân sau đây:
1. Do chạm vào 2 dây điện trong mạng điện 3 pha 4 dây:
- Nếu ta chạm giữa 2 dây pha (L), thì sẽ có dòng điện đi từ dây pha thứ nhất, qua người sang dây pha thứ hai về nguồn gây ra tai nạn điện giật.
* Công thức: Ing = Ud / Rng
- Nếu ta chạm giữa 1 dây pha (L) và 1 dây trung tính (N), thì sẽ có dòng điện đi qua dây pha, qua người sang dây trung tính trở về nguồn gây ra tai nạn điện giật.
* Công thức: Ing = Uf / Rng
C
A
B
O
C
A
B
O
* Thí dụ:
- Chổ làm việc chật hẹp.
- Bộ phận mang điện thường được che kín.
- Người sử dụng không chú ý.
- Do chạm trực tiếp vào dây trần (dây không bọc cách điện).
2. Do chạm vào thiết bị rò điện: Vỏ thiết bị thường không mang điện, nhưng khi chất lượng cách điện giảm hay do bị ẩm ướt, vỏ thiết bị sẽ mang điện. Lúc này nếu ta chạm vào vỏ thiết bị, dòng điện sẽ đi từ vỏ thiết bị qua người xuống đất và trở về dây trung tính (O) của nguồn. Gây ra tai nạn điện giật.
* Công thức: Ing= Urò/ (Rng+ Rrò)
* Thí dụ:
- Vỏ động cơ điện 1 pha và 3 pha.
- Vỏ tủ lạnh.
- Vỏ máy vi tính
3. Do điện áp bước:
Khi có đường dây pha bị chạm đất, lúc đó sẽ có dòng điện chạy xuống đất, dòng điện sẽ tạo sự phân bố điện áp có bán kính R = 20m. Khi ta bước chân vào khu vực có điện áp, điểm chạm giữa 2 chân xuống đất sẽ có 1 điện áp, gọi là điện áp bước. Điện áp bước phụ thuộc vào điện áp đường dây bị chạm, khoảng cách của người đến điểm chạm và độ dài của bước chân.
4. Do phóng điện cao áp:
Nếu ta đứng gần đường dây cao áp, mà khoảng cách gần sẽ xuất hiện sự phóng điện qua không khí từ đường dây cao áp đến cơ thể.
5. Do phóng điện hồ quang:
Trường hợp này khi đóng cắt cầu dao không đúng quy cách. Khi vô ý đóng cắt các thiết bị có dòng điện lớn (phải đóng cắt không tải) đầy tải, tại các tiếp điểm sẽ phóng điện hồ quang làm bỏng da rất sâu.
* Thí dụ: Đóng cầu dao cao áp không có gậy thao tác hoặc cầu dao hạ áp không có hộp bảo vệ.
III. CÁCH PHÒNG CHỐNG TAI NẠN ĐIỆN:
Người ta thường dùng các biện pháp sau đây để bảo đảm an toàn khi làm việc, sử dụng và sửa chữa các thiết bị và đường dây điện. Nhưng cần phải thấy rằng, không có biện pháp nào có thể bảo đảm an toàn tuyệt đối, chủ yếu vẫn là phải tuân theo các quy định an toàn điện.
1. Dùng các dụng cụ an toàn:
a. Kìm cách điện:
Tay cầm có cách điện, có ghi điện áp sử dụng, khi thao tác phải kiểm tra thường xuyên.
b. Găng tay cách điện:
Được làm bằng cao su đặc biệt, có rõ điện áp được sử dụng.
c. Giầy và ủng cách điện:
Cũng được chế tạo bằng cao su đặc biệt có màu xám hay nâu mà không sơn.
d. Thảm cao su:
Được chế tạo sử dụng ở điện áp U>1000V phải được đóng dấu chỉ điện áp sử dụng.
* Tất cả dụng cụ trên phải giữ khô ráo và kiểm tra thường xuyên khi sử dụng.
2. Nối đất và nối trung tính:
a. Nối đất:
Được áp dụng: Cho mạng điện 3 pha trung tính không nối đất.
Cách thực hiện: Nối phần vỏ kim loại của thiết bị với cọc nối đất.
Công dụng: Khi có dòng điện rò ra vỏ thiết bị, do điện trở R tiếp đất nhỏ, nên điện áp U giữa đất và vỏ máy nhỏ, nếu ta chạm phải sẽ không nguy hiểm.
C
A
B
ĐC
b. Nối trung tính:
Được áp dụng: Với mạng điện 3 pha trung tính
O
nối đất. Được sử dụng phổ biến ở nước ta.
Cách thực hiện: Nối phần vỏ máy kim loại của
thiết bị với dây trung tính của nguồn ( dây trung
tính không sử dụng các thiết bị).
Công dụng:
B
A
ĐC
Khi có 1 dây pha chạm ra vỏ thiết bị, dòng điện sẽ đi từ dây pha đến dây trung tính sẽ gây ngắn mạch. Lúc đó, các thiết bị bảo vệ sẽ tác động cắt mạch, không gây nguy hiểm cho người.
C
3. Dùng các thiết bị, phương tiện bảo vệ:
O
- Cầu dao phải có hộp bảo vệ, các bộ phận có điện
nên có lưới chắn hay có hàng rào để tránh người tiếp xúc vào.
- Các dụng cụ tay cầm phải có vỏ bọc cách điện.
Ở nơi ẩm ướt cần có găng tay hay ủng cách điện để tăng điện trở tiếp xúc.
4. Chấp hành đầy đủ các quy định an toàn điện:
- Tôn trọng và bảo quản các thiết bị bảo vệ.
- Khi sửa chữa cần phải cắt điện, treo bảng cấm đóng điện.
- Nếu chỗ không được cắt điện phải thận trọng: dùng tấm cách điện ở chân, găng tay, ủng
- Ở nơi nguy hiểm cần treo bảng chú ý.
- Khi công tác ở nơi có điện cao áp, phải tuân theo những quy định ghi trong phiếu thao tác.
* Ngoài các biện pháp trên ta phải tuân thủ theo những qui định sử dụng điện sau:
- Khi làm với các thiết bị trong mạch điện cần cắt nguồn điện và kiểm tra lại bằng bút thử điện.
- Khi thao tác với các phần mang điện phải sử dụng các dụng cụ cách điện, chỉ thao tác 1 dây, cách điện thật tốt với đất, không chạm vào người khác đứng trên đất.
- Khi di chuyển các thiết bị mang điện đang làm việc phải cắt nguồn điện.
- Các thiết bị mới đưa vào sử dụng phải kiểm tra cách điện.
- Phải thường xuyên kiểm tra dây nối đất, nối trung tính.
BÀI TẬP
1. Đối với mỗi câu hỏi dưới đây, em hãy chọn câu trả lời đúng nhất:
A. Nguyên nhân gây ra tai nạn điện là:
Do chạm vào 2 dây điện trong mạng 3 pha 4 dây. c. Do phóng điện cao áp
Do chạm vào thiết bị rò điện. d. Tất cả đều đúng.
B. Sự nguy hiểm bởi điện giật phụ thuộc vào :
a. Thời gian bị điện giật lau hay nhanh.
b. Đường đi của dòng điện qua cơ thể.
c. Cường độ và tần số của dòng điện.
d. Tất cả đều đúng.
C. Khi lắp đặt điện, biện pháp an toàn là:
Cách điện tốt giữa phần tử mang điện với phần tử không mang điện.
Cách điện tốt với đất.
Mang đồ bảo hộ lao động.
Tất cả đều đúng.
2. Hãy điền những hành động đúng (Đ) hay sai (S) vào ô trống dưới đây :
a. Chơi gần dây néo, dây chằng cột điện cao áp. q
b. Chơi đùa và trèo lên cột điện cao áp. q
c. Không buộc trâu, bò vào cột điện cao áp. q
d. Không xây nhà gần sát đường dây điện cao áp. q
e. Thả diều gần đường dây điện. q
f. Tắm mưa dưới đường dây điện cao áp. q
g. Phơi quần áo lên dây dẫn điện. q
h. Trước khi sửa chữa điện, phải cắt nguồn điện. q
BÀI 2
MỘT SỐ BIỆN PHÁP XỬ LÍ KHI CÓ TAI NẠN ĐIỆN
Biết cách tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.
Sơ cứu được nạn nhân.
Khi thấy người bị nạn, phải nhanh chóng cứu chữa ngay, không lãng phí thời gian, xác định người đó sống hay chết. Sự thành công của việc sơ cứu phụ thuộc vào sự nhanh nhẹn, tháo vát và cứu chữa đúng cách của người cứu.
I. GIẢI THOÁT NẠN NHÂN RA KHỎI NGUỒN ĐIỆN :
1. Đối với điện áp cao:
Nhất thiết phải thông báo khẩn trương cho trạm điện hoặc chi nhánh điện để cắt điện, từ các cầu dao trước. Sau đó mới được tới gần nạn nhân và tiến hành sơ cứu.
2. Đối với điện hạ áp:
Một người đang đứng dưới đất, tay chạm vào tủ lạnh bị rò điện. Em phải làm gì để tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện?
a. Tình huống 1:
Quan sát hình bên. Em hãy chọn cách xử lí đúng trong các tình huống sau và điền dấu (x) vào ô trống.
- Gọi người khác đến cứu. q
- Rút phích cắm điện ( nắp cầu chì), cắt cầu dao hoặc cắt áptômát q
- Dùng tay trần kéo nạn nhân ra khỏi tủ lạnh. q
- Lót tay bằng vải khô kéo nạn nhân ra khỏi tủ lạnh. q
- Dùng dao có cán gỗ khô chặt đứt dây điện. q
b. Tình huống 2: Một người bị nạn ở trên cao để sửa điện. Em hãy chọn cách xử lí đúng trong các tình huống sau và điền dấu (x) vào ô trống.
- Gọi người khác đến cứu. q
- Nắm áo nạn nhân kéo xuống. q
- Cắt cầu dao, cắt áptômát, rút nắp cầu chì ở gần nhất
nhưng phải có người đón nạn nhân rơi xuống đất q
- Nắm tóc nạn nhân kéo xuống. q
c. Tình huống 3:
Một người bị dây điện trần (không bọc cách điện) của lưới điện hạ áp 220V bị đứt đè lên người.
Trong tình huống này, em phải xử lí như thế nào? Em hãy chọn một trong những cách xử lí sau cho an toàn nhất và điền dấu (x) vào ô trống.
- Lót tay bằng vải khô kéo nạn nhân ra khỏi dây điện q
- Đứng trên ván gỗ khô, dùng sào tre ( gỗ ) khô hất dây điện
ra khỏi người nạn nhân. q
- Nắm áo nạn nhân kéo ra khỏi dây điện. q
- Nắm tóc nạn nhân kéo ra khỏi dây điện. q
- Gọi người khác đến cứu. q
ơ Chú ý:
Đối với điện áp cao thì phải chờ cắt điện.
Không chạm hoặc để mất thăng bằng ngã vào các phần dẫn điện.
Không nắm vào người bị nạn bằng tay không, không tiếp xúc với cơ thể trần của người bị nạn.
II. SƠ CỨU NGƯỜI BỊ ĐIỆN GIẬT: Gồm có 4 phương pháp
Phương pháp nằm sấp:
ơ Cách thực hiện:
- Đặt nạn nhân nằm sấp, đầu nằm trên cánh tay và nghiêng một bên, cậy miệng rồi dùng vải mềm ẩm móc đầm, dải hoặc những đồ đang có trong miệng, kéo lưỡi để họng nạn nhân mở ra.
- Quỳ lên lưng nạn nhân, đặt hai lòng bàn tay vào hai mạng sườn (tai xương sườn cụt), hai ngón cái trên lưng nạn nhân.
- Động tác 1: Đẩy hơi ra
+ Nhô toàn thân về phía trước.
+ Dùng sức nặng toàn thân ấn váo lưng nạn nhân.
+ Bóp các ngón tay vào chổ xương sườn cụt.
+ Miệng đếm nhịp 1, 2, 3.
- Động tác 2: Hút khí vào
+ Nới tay.
+ Ngã người về phía sau.
+ Nhấc nhẹ lưng nạn nhân lên để lồng ngực dãn rộng, phổi nở ra hút khí vào.
+Miệng đếm nhịp 1, 2, 3.
ơ Chú ý: Nạn nhân gãy xương sườn không sử dụng phương pháp này.
Phương pháp hà hơi thổi ngạt : Khi tim nạn nhân còn đập nhưng ngừng thở.
ơ Cách thực hiện:
- Dùng vải mềm ẩm, móc đầm dải hoặc những đồ có trong miệng nạn nhân ra.
- Dùng vải mềm ẩm che lên miệng nạn nhân.
- Qùy bên cạnh nạn nhân, đẩy ngửa đầu nạn nhân cho thông đường thở.
- Thổi vào mũi:
+ Ấn mạnh cằm để giữ miệng nạn nhân ngậm chặt lại.
+ Lấy hơi, ngậm mũi nạn nhân và thổi mạnh.
+ Làm khoảng 16 -> 20 lần/phút, cho đến khi nạn nhân tĩnh hẳn.
- Thổi vào miệng:
+ Cách lấy hơi tương tự như thổi vào mũi.
+ Nhưng trong khi thổi phải dùng má áp chặt vào mũi nạn nhân, nên thường không được kín và khó làm.
+ Làm đến khi nào nạn nhân tĩnh rồi thôi.
Phương pháp co duỗi tay, ấn lồng ngực: Khi nạn nhân bất tĩnh, còn hơi thở, tim còn đập nhưng khó thở.
ơ Cách thực hiện:
- Đặt nạn nhân nằm thoải mái, nới thắt lưng, cởi áo cho mạch máu lưu thông.
- Dùng khăn cọ xát cho người nạn nhân nóng lên.
- Cho ngửi thuốc tĩnh, rồi đắp cho kín gió.
- Nếu nạn nhân khó thở:
+ Đặt nạn nhân nằm ngửa.
+ Kê gối dưới ót, cậy miệng và kéo lưỡi nạn nhân ra.
+ Qùy trên đầu nạn nhân.
+ Sau đó, nắm tay nạn nhân duỗi lên phía trước và kéo về phía sau.
+ Miệng đếm nhịp 1, 2, 3.
+ Tiếp tục, ngã người về phía trước, ấn 2 tay nạn nhân lên ngực (để nạn nhân thở ra).
+ Miệng đếm nhịp 4, 5, 6.
+ Cứ thế, làm đến khi nào nạn nhân tĩnh rồi thôi và đưa nạn nhân đến bệnh viện hoặc mời nhân viên y tế gần nhất đến.
ơ Chú ý: Nạn nhân bị gãy xương sườn không sử dụng phương pháp này.
File đính kèm:
- sach day nghe dien THCS.doc