Giáo án nghề Làm vườn - Bài 1-6 - Nguyễn Quốc Việt

I.Kỹ thuật làm vườn ươm cây giống

A.Nhiệm vụ:

 Chọn tạo và bồi dưỡng giống tốt

 Sản xuất nhiều cây giống

 Các loại vườn ươm:

 Vườn ươm cố định

 Vườn ươm tạm thời

B.Xây dựng vườn ươm cây ăn quả

1.Chọn địa điểm

 Gần vườn trồng, gần nơi tiêu thụ và thuận tiện cho việc vận chuyển.

 Gần nguồn nước tưới.

 Đất phì nhiêu, dễ thoát nước, thành phần cơ giới trung bình

2.Thiết kế vườn ươm.

Sơ đồ vườn ươm cây

II.Phương pháp gieo hạt

1.Ưu nhược điểm

a.Ưu điểm

 Đơn giản, dễ lam, hệ số nhân giống cao, ít tốn chi phí

 Cây có tuổi thọ cao, thích nghi rộng.

b.Nhược điểm

 Cây lâu ra hoa, quả

 Khó giữ được đặc tính cây mẹ

 Thân cây cao, tán lá phát triển không đồng đều gây khó khăn cho việc chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh.

2.Một số điểm cần lưu ý khi nhân giống bằng hạt

Việc nhân giống bằng hạt có nhược điểm khá lớn: cây khó giữ được đặc tính, ra hoa kết quả muộn nên việc nhân giống hữu tính chỉ áp dụng cho một số trường hợp sau:

 Gieo hạt lấy cây làm gốc ghép.

 Dùng trong việc lai tạo giống.

 Sử dụng cho một số loại cây chưa có phương pháp nhân giống nào tốt hơn, và phẩm chất quả không thay đổi sau khi trồng

3.Phương pháp gieo hạt làm cây giống

 Chọn hạt: không bị mầm bệnh, có tỷ lệ sống cao, thuận tiện cho việc cấy ghép sau này

 Chọn đất: không có mầm bệnh, làm đất kỹ, lên luống đảm bảo tiêu chuẩn và chăm sóc thuận lợi, bón phân đầy đủ và đúng chế độ.

 Kỹ thuật gieo: đảm bảo sự nảy mầm của hạt, khoảng cách và độ sâu hợp lý tuỳ thuộc từng loại hạt.

 Chăm sóc thường xuyên, cẩn thận, phát hiện và phòng trừ sâu bệnh kịp thời.

4.Gieo ươm hạt trong bầu

 Chất độn bầu phải được chuẩn bị trước, bảo đảm chất dinh dưỡng, các chất dinh dưỡng phải cân đối.

 Các khâu chăm sóc phải tiến hành đầy đủ như trên luống.

 Phương pháp gieo ươm trong bầu có ưu điểm: tỷ lệ sống cao, dễ chăm sóc và vận chuyển nên thích hợp cho việc tạo gốc ghép.

 

doc50 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 350 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án nghề Làm vườn - Bài 1-6 - Nguyễn Quốc Việt, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài mở đầu VỊ TRÍ, ĐẶC ĐIỂM, YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGHỀ LÀM VƯỜN Ở NƯỚC TA I.Vị trí nghề làm vườn Là nghề có từ lâu đời nên tích luỹ được nhiều kinh nghiệm Nước ta có khí hậu và địa hình đa dạng nên vốn cây trồng, vật nuôi rất phong phú. Nghề làm vườn góp phần nâng cao chất lượng bữa ăn, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, làm thuốc, xuất khẩu, cảnh quan Người là vườn giỏi phải biết khai thác tổng hợp, đầu tư chiều sâu, tận dụng mọi tiềm năng để mang lại hiệu quả kinh tế cao. II.Đặc điểm của nghề làm vườn Đối tượng lao động: là các loại cây hoa, kiểng, rau màu, cây ăn quả Nội dung lao động: nhân giống, làm đất, gieo trồng, chăm bón, thu hoạch, bảo quản, chế biến. Dụng cụ lao động: dao, cuốc, xẻng, cưa ... Điều kiện lao động: chủ yếu làm việc ngoài trời. Sản phẩm: là những loại hoa kiểng, củ, quả III.Những yêu cầu đối với người làm vườn Phải có tri thức và những kĩ năng cơ bản về nghề Phải yêu nghề, cần cù, chịu khó, ham học hỏi, năng động, sáng tạo. Phải có sức khoẻ tốt Bài 2 THIẾT KẾ VÀ QUY HOẠCH VƯỜN I.Khái niệm về thiết kế quy hoạch vườn 1.Ý nghĩa Đạt hiệu quả làm kinh tế vườn cao Tiết kiệm đất 2.Hệ sinh thái VAC a.Khái niệm VAC là sự kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động làm vườn, nuôi tôm cá với chăn nuôi gia súc gia cầm. b.Mối quan hệ Vườn trồng cây vừa để lấy sản phẩm chính cho con người, lấy sản phẩm phụ để nuôi tôm cá và gia súc, gia cầm Ao nuôi tôm cá là nguồn nước làm vệ sinh chuồng nuôi, cung cấp nước và bùn bón cho cây trồng. Chuồng nuôi lấy thịt, trứng, sữa cho con người, phân bón cho cây trồng, thức ăn cho tôm cá. 3.Các căn cứ để thiết kế Điều kiện đất đai, nguồn nước, khí hậu ở địa phương. Mục đích sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Khả năng lao động, vốn và trình độ của người làm vườn. 4.Phương châm Thực hiện thâm canh cao, áp dụng tiến bộ kỹ thuật Phát huy tác dụng của cả hệ sinh thái Lấy ngắn nuôi dài Phát triển từng bước theo thời vụ 5.Nội dung thiết kế Điều tra thu thập tình hình về đất đai, khí hậu, nguồn nước, giao thông, thị trường ở địa phương Xác định phương hướng, mục tiêu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Lập sơ đồ của vườn Quy hoạch, thiết kế cụ thể Lập kế hoạch xây dựng VAC II.Cải tạo và tu bổ vườn tạp 1.Thực trạng vườn hiện nay a. Vườn trồng: đa số là vườn tạp, cơ cấu cây trồng không hợp lý, giống xấu, trồng chưa đúng kỹ thuật, trình độ canh tác thấp nên hiệu quả kinh tế không cao. b. Ao nuôi: thường bị rò rĩ nước, không có hệ thống dẫn nước, tháo nước nên ao thường bị thiếu ôxy, kỹ thuật nuôi chưa tốt. c. Chuồng nuôi: diện tích chuồng còn hẹp, không đảm bảo vệ sinh, giống chưa tốt, thức ăn chưa đảm bảo chất lượng. 2.Nguyên tắc cải tạo tu bổ vườn Phải chọn cây giống, con giống có hiệu quả kinh tế cao và phù hợp với từng địa phương Cải tạo nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và trình độ của người làm vườn Tuyệt đối không vì cải tạo, tu bổ mà làm giảm hiệu quả kinh tế. 3.Những công việc cần làm để cải tạo tu bổ vườn a.Phân tích thực trạng Vườn: phân tích ưu nhược điểm về cơ cấu cây trồng, cách sắp xếp cây trong vườn, việc sử dụng quy hoạch đất, đánh giá chung và đề ra biện pháp khắc phục. Ao: đánh giá nhận xét về kỹ thuật, hiệu quả ao nuôi như con giống, kỹ thuật nuôi, tình trạng ao, mật độ Chuồng có đảm bảo vệ sinh, chống nóng chống rét tốt chưa, kỹ thuật nuôi như thế nào b.Xây dựng kế hoạch Xây dựng kế hoạch tu bổ, cải tạo chung cho cả hệ thống: nhà ở, công trình phụ, từng thành phần của VAC Xác định thời gian tiến hành Vẽ sơ đồ cụ thể của hệ sinh thái VAC c.Tiến hành +Vườn trồng: Cải tạo về cấu trúc cây trồng Sửa sang lại hệ thống nước tưới, tiêu cho hợp lý. Bón phân hữu cơ, bùn ao, vôi để cải thiện kết cấu đất Áp dụng tiến bộ kỹ thuật phù hợp Trồng xen cây hợp lý trong vườn. +Ao nuôi Diện tích ao nhất thiết nhưng phải đảm bảo có hệ thống cấp thoát nước, bờ ao được đắp cao, không để rò rĩ, sạt lở, nước ao sạch. Xác định loại cá nuôi trong ao: cá chính và các nuôi ghép Áp dụng kỹ thuật mới phù hợp. +Chuồng nuôi Chuồng phải ấm vào mùa đông, thoáng mát vào mùa hè Nền chuồng phải dốc, không thấm nước. Phải có hố ủ phân, rãnh thu nước tiểu Thức ăn, con giống phải tốt Bài 3 KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG HỮU TÍNH BẰNG HẠT NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÂM CÀNH VÀ CHIẾT CÀNH I.Kỹ thuật làm vườn ươm cây giống A.Nhiệm vụ: Chọn tạo và bồi dưỡng giống tốt Sản xuất nhiều cây giống Các loại vườn ươm: Vườn ươm cố định Vườn ươm tạm thời B.Xây dựng vườn ươm cây ăn quả 1.Chọn địa điểm Gần vườn trồng, gần nơi tiêu thụ và thuận tiện cho việc vận chuyển. Gần nguồn nước tưới. Đất phì nhiêu, dễ thoát nước, thành phần cơ giới trung bình 2.Thiết kế vườn ươm. Sơ đồ vườn ươm cây II.Phương pháp gieo hạt 1.Ưu nhược điểm a.Ưu điểm Đơn giản, dễ lam, hệ số nhân giống cao, ít tốn chi phí Cây có tuổi thọ cao, thích nghi rộng. b.Nhược điểm Cây lâu ra hoa, quả Khó giữ được đặc tính cây mẹ Thân cây cao, tán lá phát triển không đồng đều gây khó khăn cho việc chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh. 2.Một số điểm cần lưu ý khi nhân giống bằng hạt Việc nhân giống bằng hạt có nhược điểm khá lớn: cây khó giữ được đặc tính, ra hoa kết quả muộn nên việc nhân giống hữu tính chỉ áp dụng cho một số trường hợp sau: Gieo hạt lấy cây làm gốc ghép. Dùng trong việc lai tạo giống. Sử dụng cho một số loại cây chưa có phương pháp nhân giống nào tốt hơn, và phẩm chất quả không thay đổi sau khi trồng 3.Phương pháp gieo hạt làm cây giống Chọn hạt: không bị mầm bệnh, có tỷ lệ sống cao, thuận tiện cho việc cấy ghép sau này Chọn đất: không có mầm bệnh, làm đất kỹ, lên luống đảm bảo tiêu chuẩn và chăm sóc thuận lợi, bón phân đầy đủ và đúng chế độ. Kỹ thuật gieo: đảm bảo sự nảy mầm của hạt, khoảng cách và độ sâu hợp lý tuỳ thuộc từng loại hạt. Chăm sóc thường xuyên, cẩn thận, phát hiện và phòng trừ sâu bệnh kịp thời. 4.Gieo ươm hạt trong bầu Chất độn bầu phải được chuẩn bị trước, bảo đảm chất dinh dưỡng, các chất dinh dưỡng phải cân đối. Các khâu chăm sóc phải tiến hành đầy đủ như trên luống. Phương pháp gieo ươm trong bầu có ưu điểm: tỷ lệ sống cao, dễ chăm sóc và vận chuyển nên thích hợp cho việc tạo gốc ghép. III.Giâm cành 1.Quy trình giâm cành Bước 1. Cắt cành giâm Cắt vát cành giâm có đường kính 0.5 cm thành từng đoạn dài 5-7cm, có 2-4 lá, cắt bớt phiến lá Bước 2. Xử lý cành giâm Nhúng gốc cành giâm vào thuốc kích thích ra rễ trong 5-10 giây, sau đó vẩy khô Bước 3. Cắm cành giâm Cắm sâu 3-5 cm, khoảng cách 5x5 cm hoặc 10x10 cm, hoặc cắm vào bầu đất Bước 4. Chăm sóc cành giâm Tưới nước thường xuyên dưới dạng phun sương Phun thuốc trừ nấm bệnh và vi khuẩn Sau 15 ngày kiểm tra, thấy rễ màu vàng thì đem ra vườn ươm hoặc cho vào bầu đất 2. Ưu nhược điểm Ưu điểm: Giữ được đặc tính cây mẹ Ra hoa, quả sớm Hệ số nhân giống cao Nhược điểm Cần có nhà giâm và sự chăm sóc chu đáo. III.Chiết cành 1.Quy trình chiết cành Bước 1. Chọn cành chiết Chọn cành khoẻ, 1 – 2 năm tuổi, đường kính 0,5-1,5 cm Bước 2. Khoanh vỏ Khoanh 1 đoạn cành dài 1.5 - 2.5 cm, bóc hết lớp vỏ, cạo sạch, để khô. Bước 3. Trộn hỗn hợp bó bầu Trộn 2/3 đất, 1/3 mụn dừa hoặc rác mục, chất kích thích ra rễ, làm ẩm thích hợp. Bước 4. Bó bầu -Bôi thuốckích thích ra rễ vào vết khoanh phía trên. -Bó giá thể vào vị trí khoanh vỏ. Bước 5. Cắt cành chiết Khi rễ trong bầu có màu vàng thì cắt cành đem giâm hoặc cho vào bầu đất. 2.Ưu nhược điểm a. Ưu điểm Giữ được đặc tính cây mẹ Ra hoa, quả sớm Mau cho cây giống Nhược điểm Hệ số nhân giống thấp Cây mau già cỗi Tốn công IV.Phương pháp ghép 1.Ưu nhược điểm a. Ưu điểm Hệ số nhân giống cao Cây ghép sinh trưởng tốt nhờ bộ rễ của gốc ghép Giữ được đặc tính cây mẹ Ra hoa, quả sớm Tăng sức chống chịu với điều kiện ngoại cảnh Duy trì nòi giống đối với cây không hạt, khó chiết, khó giâm Nhược điểm Đòi hỏi kỹ thuật phức tạp trong việc chọn gốc ghép, cành ghép và thao tác ghép 2.Chọn cành ghép và gốc ghép Chọn cành ghép, mắt ghép trên cây mẹ là những loại cây có năng suất cao và ổn định, có phẩm chất tốt phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Chọn cành ở giữa tầng tán, nhô ra ngoài ánh sáng, đường kính gốc cành 4-10 mm, cành khoẻ, không sâu bệnh. Giống làm gốc ghép phải sinh trưởng mạnh, dễ gây giống, ít có chồi phụ ở gốc, thích ứng với điều kiện khí hậu, đất đai, chống chịu được sâu bệnh. Giống làm gốc ghép phải cùng họ, cùng loài với cành ghép. 3.Các phương pháp ghép a. Ghép áp Chuẩn bị Ra ngôi gốc ghép vào túi bầu PE Chọn cành ghép có đường kính tương đương gốc ghép. Tiến hành Treo gốc ghép vào vị trí phù hợp. Dùng dao cắt vát một miếng vỏ nhỏ (dài 1.5-2cm, rộng 0.4 cm) ở cành và gốc ghép. Áp chặt gốc ghép và cành ghép tại vị trí cắt vỏ, dùng dây nilông buộc chặt lại. Chăm sóc gốc ghép Sau 30-40 ngày thấy vết ghép liền sẹo, cắt ngọn gốc ghép, cắt cành ghép cách chỗ buộc 2 cm rồi đem ra ươm. b.Ghép cành Chuẩn bị Làm vệ sinh gốc ghép trước 1 tuần: cắt cành phụ, gai, làm cỏ, bón phân, tưới nước. -Chọn cành bánh tẻ, không quá non cũng không quá già, có mầm ngủ to, cắt hết lá. Tiến hành Dùng kéo cắt cành cắt ngọn gốc ghép ở vị trí cách mặt đất 15-20 cm. Cắt vát ngọn gốc ghép một vết dài 1.5 – 2 cm. Cắt đoạn cành muốn ghép tương tự gốc ghép sao cho có 2-3 mầm ngủ. Dùng dây nilông buộc chặt vết ghép. Dùng túi PE trong trùm kín đoạn cành và vết ghép Sau 30 – 35 ngày có thể mở dây buộc và kiểm tra Có nhiều cách ghép cành: ghép đoạn cành, ghép nêm, ghép yên ngựa, ghép chẻ bên. c.Ghép cửa sổ (bo da) Chuẩn bị Cành cho mắt ghép không quá non cũng không quá già. Làm vệ sinh gốc ghép trước 1 tuần Tiến hành Mở cửa sổ trên gốc ghép với kích thước 2x1 cm Bóc 1 miếng vỏ trên cành ghép với kích thước tương ứng cửa sổ vừa tạo, có 1 mầm ngủ. Đặt mắt ghép vàp cửa sổ, đậy cửa sổ lại, dùng dây nilông buộc chặt. Sau 10-15 ngày, tháo dây, cắt bỏ miếng vỏ đậy ngoài mắt. Sau đó 7 ngày, cắt ngọn gốc ghép d.Ghép chữ T Chuẩn bị Cành ghép non hơn cành ghép cửa sổ Gốc ghép như ghép cửa sổ Tiến hành Rạch 1 đường ngang khoảng 1cm ở gốc ghép cách mặt đất 10-20 cm, rạch tiếp 1 đường dọc khoảng 2 cm tạo thành chữ T Lấy mũi dao tách vỏ theo chiều dọc vết ghép. Cắt mắt ghép hình thoi có mắt ngủ ở giữa và có kèm cuống lá, mắt ghép có 1 miếng gỗ rất mỏng. Gài mắt ghép vào khe chữ T, dùng dây nilông buộc chặt và kín vết ghép. Sau 15-20 ngày, tháo dây kiểm tra, sau đó 7-10 ngày, cắt ngọn gốc ghép. e.Ghép mắt nhỏ có gỗ Chuẩn bị Như ghép chữ T Tiến hành Cắt gốc ghép 1 lát hình lưỡi gà dài 1.5-2 cm. Cắt mắt ghép tương tự gốc ghép, có 1 ít gỗ mỏng. Đặt mắt ghép vào miệng đã tạo ở gốc ghép, dùng dây nilông buộc chặt. Sau 18-30 ngày thấy mắt ghép còn xanh, cắt ngọn gốc ghép. Tóm lại: Khi tiến hành cắt mắt ghép hay cành ghép ta cần phải hết sức cẩn thận để không làm hỏng các mô ở mắt ghép hay gốc đoạn cành ghép và điểm tiếp xúc tại vết ghép. Do đó cần phải có dao nhỏ thật bén, cành cung cấp nguyên liệu ghép phải thật tươi và khoẻ mạnh. Bài 4 KĨ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ LOẠI CÂY ĂN QUẢ, RAU, HOA A.KỸ THUẬT TRỒNG CÂY ĂN QUẢ I.CÂY CÓ MÚI 1.Giá trị Giá trị dinh dưỡng: chứa nhiều đường, axit hữu cơ và chất khoáng Có giá trị kinh tế cao 2.Đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây có múi a. Đặc điểm thực vật Thuộc họ Cam Rễ cọc, có nhiều rễ con phân bố ở lớp đất mặt. Hoa thường ra rộ với cành non phát triển b. Yêu cầu ngoại cảnh Nhiệt độ thích hợp 25-270C Không ưa ánh sáng mạnh Độ ẩm không khí 70-80% Lượng mưa 1000-2000 mm Thích hợp nhất là đất phù sa, đất bazan, pH 5,5-6,5. 3.Kỹ thuật trồng và chăm sóc a.Giống cây Cam sành, cam mật, cam Xã Đoài, cam Vân Du Chanh giấy, chanh núm, chanh tứ thời Quýt tiều hồng, quýt đường Bưởi da xanh, bưởi năm roi, bưởi Thanh Trà b.Nhân giống cây Giâm cành, chiết cành và ghép. c.Trồng cây Thời vụ miền Nam: đầu mùa mưa (tháng 4-5), miền Bắc trồng tháng 2-4 hoặc 8-10 Khoảng cách trồng thích hợp tuỳ loại cây Đào hố, bón lót trước khi trồng 15-30 ngày, mỗi hố 30 kg phân chuồng ủ hoai, 0,2-0,5 kg lân, 0,1 -0,2 kg kali d.Chăm sóc Làm cỏ, vun xới Bón phân thúc Tưới nước Tạo hình, sửa cành Phòng trừ sâu bệnh: sâu vẽ bùa, sâu xanh, sâu đục cành, bệnh vàng lá, bệnh loét. 4.Thu hoạch và bảo quản Thu hoạch đúng độ chín Bảo quản tránh bị giập nát và thối. II. KỸ THUẬT TRỒNG CHUỐI 1.Giá trị cây chuối Có giá trị dinh dưỡng cao: chứa nhiều nước, đường, vitamin, protein, lipit Có giá trị kinh tế cao. 2.Đặc điểm sinh học của cây chuối Chuối sinh trưởng bình thường ở nhiệt độ 15-300C Chuối cần nước, đặc biệt là thời kỳ phân hoá mầm hoa, ra hoa, tạo quả, quả phát triển. Chuối thích hợp với đất phù sa, có nhiều chất mùn 3.Kỹ thuật trồng , chăm sóc và thu hoạch a.Chuẩn bị đất trồng Cày sâu 30-40 cm, bừa kỹ, làm sạch cỏ Đào hố sâu 30-40 cm, rộng 50-60 cm. Bón lót vào hố, mỗi hố bón 10-15 kg phân chuồng, 0.2 kg lân, 0.1 kg kali 2.Chuẩn bị cây giống để trồng Chọn cây con từ cây mẹ khoẻ, không sâu bệnh, cao 1-1.5 m, hình búp măng Cắt hết rễ trên củ, cắt bớt nửa lá, vùi gốc vào tro bếp, sau đó đem trồng ngay. 3.Kỹ thuật trồng Đúng thời vụ Mật độ, khoảng cách hợp lý. 4.Chăm sóc Làm cỏ, vun xới Bón phân thúc thích hợp +Cây hồi xanh +Cây chuẩn bị ra hoa +Sau khi trổ buồng Tỉa mầm: chỉ để lại 1-2 mầm, cắt bỏ hoa đực 5.Phòng trừ sâu bệnh hại: sâu vòi voi, bọ vẽ quả, bệnh chuối rụt, bệnh thán thư 6.Thu hoạch:khi chuối già thì thu hoạch III.KỸ THUẬT TRỒNG XOÀI 1.Giá trị kinh tế Xoài là cây ăn quả nhiệt đới quan trọng ở nước ta. Quả xoài chứa nhiều chất dinh dưỡng: chứa nhiều nước, protein, lipit đường, vitamin, Là cây ăn quả có giá trị kinh tế cao nên rất có triển vọng ở nước ta. 2.Đặc điểm sinh học của xoài Bộ rễ ăn sâu nên khả năng chịu hạn tốt. Thích hợp nhiệt độ: 24-260C Hoa ra thành từng chùm ở đầu ngọn cành Thích hợp trồng ở nhiều loại đất, pH 5.5-7.5 3.Kỹ thuật trồng , chăm sóc và thu hoạch a.Giống và phương pháp nhân giống Giống: xoài cát, xoài thơm, xoài bưởi, xoài thanh ca. Nhân giống: chủ yếu trồng bằng cây con và ghép. b.Kỹ thuật trồng Thời vụ: miền Nam trồng đầu mùa mưa, miền Bắc tháng 3-4. Đào hố to và rộng, khoảng cách 8-9m. c.Chăm sóc Cần tiến hành làm cỏ, vun xới, bón phân, tưới nước đầy đủ. Tạo hình sửa cành. Không nên để xoài ra hoa sớm. d.Bón phân Bón lót thích hợp Bón thúc: tuỳ theo thời điểm mà bón thúc thích hợp, nên chia ra làm 3 đợt trong năm: trước khi ra hoa, bón nuôi quả và sau khi thu hoạch e.Phòng trừ sâu bệnh hại Rầy nhảy hại hoa xoài. Ruồi đục quả Sâu đục quả Sâu đục cành Bệnh thán thư g.Thu hoạch: thu hoạch khi quả gần chín. B.KĨ THUẬT TRỒNG RAU I.KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU 1.Đặc điểm sinh học Cây đậu không đòi hỏi bón nhiều phân đạm Gồm hai nhóm chính: nhóm đậu lùn và nhóm đậu leo Đây là cây có giá trị dinh dưỡng cao 2.Kỹ thuật trồng , chăm sóc và thu hoạch a.Làm đất, bón lót Cây đậu ưa đất thịt nhẹ hoặc cát pha, khả năng thoát nước tốt. Cần bón đủ phân chuồng, phân lân cho cây b.Gieo trồng, chăm sóc Có thể trồng theo hốc hoặc theo hàng Trộn đều phân vào đất, rắc lên mặt một lớp đất mỏng rồi gieo hạt lên, tránh để hạt tiếp xúc trực tiếp với phân. Làm cỏ vun xới khi cây đậu được 2-3 lá, đậu leo cần cắm chà chữ X hoặc mái nhà. Bón thúc khi đậu nở hoa, đảm bảo đất luôn đủ ẩm c.Phòng trừ sâu bệnh Đậu bị nhiều loại sâu bệnh phá hoại như sâu xám, sâu khoang, rệp, sâu đục quả, bệnh gỉ sắt thối đen, bệnh phấn trắng. Cần áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật như vệ sinh vườn sạch sẽ, làm đất kỹ, chọn giống chống sâu bệnh, xử lý hạt giống trước khi gieo trồng. Bảo vệ các loài thiên địch. Hạn chế sử dụng thuốc hoá học. d.Thu hoạch Đậu lùn thu hoạch sau khi gieo 50-60 ngày, đậu leo 70-100 ngày. Chọn quả mập, đều không bị sâu bệnh để lại làm giống. II.KỸ THUẬT TRỒNG CÀ RỐT 1.Đặc điểm sinh học Cà rốt là nguồn cung cấp vitamin A quan trong nhất trong các loại rau trồng Là loại cây chịu lạnh, nhiệt độ thích hợp 20-210C Nếu thiếu nước, củ nhỏ, phân nhánh, nếu thừa nước, củ dễ nứt. 2.Kỹ thuật trồng , chăm sóc và thu hoạch a.Thời vụ Miền Bắc thường được gieo vào 3 vụ: +Vụ sớm gieo tháng 7-8 thu hoạch tháng 10-11 +Đúng vụ gieo tháng 9-10 thu hoạch tháng 12-1 +Vụ muộn gieo tháng 1-2 thu hoạch tháng 4-5 Đà Lạt gieo tháng 10-11 thu hoạch tháng 1-2 b.Làm đất, bón lót Cà rốt là cây rễ củ nên đất cần tơi xốp, màu mỡ. Đất làm kỹ, lên luống đúng quy định (rộng 1.2m, cao 0.2m, rãnh 0.3m) Bón nhiều phân chuồng giúp củ to, thẳng c.Gieo trồng, chăm sóc Xử lý hạt rồi ủ với mùn mục, tưới giữ ẩm trong 2-3 ngày rồi đem rắc thành hàng ngay trên mặt luống. Phủ rơm rạ lên mặt luống, tưới nước, giữ ẩm. Tỉa cây kém phát triển, làm sạch, giữ ẩm đều cho cây. d.Thu hoạch: khi các lá dưới vàng, lá non ngừng sinh trưởng thì thu hoạch III.KỸ THUẬT TRỒNG CÀ CHUA 1.Giá trị Là cây rau được trồng phổ biến ở nhiều nơi Cà chua có giá trị dinh dưỡng cao, được nhiều người ưa chuộng. Trồng cà chua mang lại hiệu quả kinh tế cao 2.Đặc điểm sinh học và yêu cầu ngoại cảnh a.Đặc điểm sinh học Là cây hoa lưỡng tính, tự thụ phấn Mật độ trồng quyết định nhiều đến năng suất. Hạt có vỏ cứng, lông mịn phủ ngoài, cần xử lý hạt trước khi gieo. b.Yêu cầu ngoại cảnh Chịu rét kém, là cây ưa sáng. Nhiệt độ thích hợp 25-300C 3.Kỹ thuật trồng và chăm sóc a.Giống cà chua Cà chua Đại Hồng nhập từ Trung Quốc, cao trung bình 1.4-1.5m, phiến lá dày, có màu xanh đậm, răng cưa mỏng, quả to 50-65g, tròn đều. Thu hoạch sau 75-80 ngày, năng suất 15-20 tấn/ha Cà chua số 7 có nguồn gốc từ Hungari, cây cao trên 1m, thân lá có màu xanh nhạt, quả non xanh nhạt, chín đỏ tươi, quả nặng từ 60-80 g, thu hoạch sau 65-70 ngày, năng suất bình quân 20-25 tấn/ha. Cà chua 214 là giống lai, lá màu xanh nhạt, cây cao 0.75-1m thu hoạch sau 100-120 ngày, năng suất vụ Đông xuân là 40 tấn/ha, vụ xuân hè là 20 tấn/ha Cà chua HP.5 có nguồn gốc từ Nhật Bản, cây cao khoảng 0.9m, quả tròn hơi thuôn, ít hạt, thu hoạch sau 120-135 ngày, năng suất 35-40 tấn/ha, có nơi 50 tấn/ha. b.Thời vụ trồng Vụ sớm gieo tháng 7-8 thu hoạch 11-12 Vụ chính: gieo tháng 9 thu hoạch tháng 1 Vụ muộn gieo tháng 1 thu hoạch tháng 3-4 c.Kỹ thuật gieo hạt và chăm sóc cây con ở vườn ươm Chọn nơi đất cao, khô ráo, dễ thoát nước. Bón lót bằng phân chuồng và lân. Ngâm hạt trong nước ấm (500C) trong 30 phút rồi đem gieo Phủ lên trên một lớp trấu mỏng, tưới nhẹ, giữ ẩm. Tỉa bỏ cây yếu. Theo dõi thường xuyên để phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Khi cây con được 25-30 ngày, đem trồng ở vườn. d.Làm đất, bón lót Đất được làm cho tơi xốp rồi lên luống rộng 1-1,2 m. Bón lót 15-20 tấn phân chuồng ủ hoai + 350-400 kg lân + 200-300 kg kali + 100 kg đạm /ha Khoảng cách trồng 70x40 hoặc 70x20 cm. e.Kỹ thuật chăm sóc Làm cỏ vun xới, vun gốc vào 2 thời kỳ: +Sau khi trồng 15-20 ngày +Sau khi vun lần đầu 10-15 ngày. Tưới nước đầy đủ, đặc biệt lúc cây ra quả rộ Bón thúc cần 500kg đạm + 200kg lân + 100kg kali /ha. Chia làm 5 lần +Sau khi bén rễ 15-20 ngày +Khi cây ra hoa rộ +Khi cây ra quả rộ +Lúc quả đang lớn +Sau khi thu hoạch lứa đầu tiên. Làm giàn, bấm ngọn, tỉa cành g.Phòng trừ sâu bệnh Sâu hại chủ yếu là sâu xanh, sâu khoang, sâu đục quả, rầy xanh. Bệnh chủ yếu là đốm nâu, chết xanh, thán thư, đốm quả Nên áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp. 4.Thu hoạch, bảo quản, chế biến Thu hoạch lúc quả chín xanh. Sau thu hoạch cần ủ cho quả chín đỏ. IV.KỸ THUẬT TRỒNG CÂY TỎI 1.Giá trị của cây tỏi Tỏi là một trong những cây gia vị được dùng nhiều để chế biến các món ăn từ đơn giản đến cao cấp Là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao, xuất khẩu dưới dạng củ khô, thái lát, nghiền thành bột 2.Đặc điểm sinh học Là cây sinh sản vô tính bằng nhánh (tép) Nhiệt độ thích hợp là 18-220C 3.Kỹ thuật trồng , chăm sóc và thu hoạch a.Kỹ thuật trồng Giống tỏi: tỏi trắng và tỏi tía Thời vụ miền Bắc từ 15/9-15/10 Chuẩn bị đất trồng: là đất cát pha hay thịt nhẹ, dễ thoát nước và chủ động tưới. Lên luống rộng 1-1.2 m, rãnh rộng 25-30 cm. Cách trồng: trồng theo hành trên luống, khoảng cách 12x12 cm, cắm 1/3 tép vào đất. Dùng rơm rạ hoặc trấu phủ kín mặt luống rồi tưới nước giữ ẩm b.Chăm sóc Bón lót 14-20tấn phân chuồng + 200-300kg lân +60-120kg kali /ha Bón thúc 400- 500kg đạm /ha, chia làm 3 đợt: +Sau khi mọc 15-20 ngày (1/4) +Sau khi mọc 25-30 ngày (1/2) +Sau khi mọc 45-50 ngày (1/4) Tưới nước giữ ẩm thường xuyên Phòng trừ sâu bênh hại tỏi bằng cách trồng đúng thời vụ, bón các loại phân đầy đủ, cân đối; không tưới nước và bón thúc quá muộn. Chủ yếu phòng trừ rầy xanh, rệp muội, bọ nhảy, bệnh sương mai. 4.Thu hoạch, chọn giống và bảo quản Tỏi trồng được 120-130 ngày là có thể thu hoạch, sau đó phân loại củ to, củ nhỏ và phơi khô Chọn củ có 8-10 tép, to đều và chắc, thân lá khô, không sâu bệnh làm giống Chế biến tỏi hàng hoá: có 3 dạng mặt hàng chủ yếu là tỏi khô nguyên củ, tỏi lát và tỏi bột. V.KỸ THUẬT TRỒNG CÂY ỚT 1.Giá trị của cây ớt Ớt là cây gia vị được nhiều người ưa chuộng. Ớt có tác dụng kích thích tiêu hoá, tăng cường nhiệt cho cơ thể. Ớt được xuất khẩu chủ yếu dưới dạng ớt bột. 2.Đặc điểm sinh học Ớt sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ 20-250C, nếu trên 350C, cây sẽ bị rụng hoa quả nhiều Cây ra hoa, kết quả, chín nhanh và đồng đều. Có khả năng chịu hạn nhưng cần tưới đủ nước lúc mới trồng, quả đang phát triển. Ớt cần nhiều kali, và lân. 3.Kỹ thuật trồng a.Các giống ớt Ớt cay: ớt sừng trâu, ớt chỉ thiên, ớt hiểm Ớt không cay: ớt chuông, ớt cảnh b.Kỹ thuật gieo, ươm cây giống. Hạt ớt cần ngâm nước nóng 500C trong vớt ra ngâm vào nước lạnh 8-10 giờ để hạt hút đầy đủ nước. Sau khi hạt nảy mầm 30-45 ngày cây cao 20cm có thể đem trồng. 4. Làm đất, bón lót và trồng. Làm đất: cây ớt không kén đất nhưng tốt nhất là đất thịt nhẹ, lên luống cao 10-15cm, rộng 1m. Bón phân: lượng phân bón lót 8-10 tấn/1ha ( phân chuồng mục) 250-300kg supelân, 100kg kali, đem ủ hoai rồi bón cho ớt. Cách trồng: hàng cách hàng 50-60cm trên hàng cây cách nhau 40-50cm. +Vụ 1: gieo tháng 4-5 trồng tháng 6-7 +Vụ 2: gieo tháng 11 trồng tháng 10-12. Vụ 2 là vụ chính. e. Kỹ thuật chăm sóc sau khi trồng. Chăm sóc, vun xới cho cây ớt, làm cỏ đảm bảo ớt sạch cỏ, luống tơi xốp. Bón phân: mỗi ha bón 300kg ure phối hợp 5-6 tấn phân chuồng ngâm nước bón 4 đợt. +Đợt 1: sau khi trồng 10-15 ngày +Đợt 2: khi hoa ra rễ. +Đợt 3: khi quả đang phát triển mạnh. +Đợt 4: khi thu được 1-2 lứa. Tỉa cành Phòng trừ sâu bệnh g, Thu hoạch, chọn giống chế biến và bảo quản. Thu hoạch: thời gian thu hoạch ớt kéo dài cứ 5-7 ngày thu 1 lần, thu trong 7-8 đợt là xong thu hoạch tốt nhất là khi ớt đã ngả sang màu đỏ. Chọn giống: chọn quả chín già trên cây, quả đẹp lứa thứ 2. Bảo quản: sản phẩm chủ yếu là ớt khô có thể để nguyên quả thái khúc hoặc nghiền bột đóng gói xuất khẩu VI.RAU SẠCH VÀ VẤN ĐỀ SẢN XUẤT RAU SẠCH HIỆN NAY 1.Thế nào là rau sạch Rau sạch là loại rau được sản xuất theo quy trình kỹ thuật mới, trong đó việc sử dụng các loại các loại chất hoá học được hạn chế đến mức thấp nhất, làm giảm tối đa lượng độc tố tồn đọng trong cây rau như hàm lượng nitrat, thuốc trừ sâu, kim loại nặng, vi sinh vật gây bệnh Nếu bón cành nhiều phân hoá học thì lượng nitrat trong rau càng lớn. Bón phân hoá học đúng quy định, kết hợp phân chuồng, phân xanh là biện pháp tốt nhất để tăng năng suất và chất lượng nông sản và giảm lượng nitrat trong rau. 2.Những quy định chung trong sản xuất rau sạch Rau sạch phải đảm bảo được các yêu cầu sau: Rau phải đúng phẩm chất, không bị hư hại, giập nát, héo úa. Dư lượng thuốc trừ sâu, hàm lượng nitrat, kim loại nặng dưới mức cho phép Rau không bị sâu bệnh, không có vi sinh vật gây hại cho người và gia súc 3.Biện pháp để có rau sạch Chọn đất trồng và môi trường chưa bị ô nhiễm Giảm lượng đạm, nên bón phân hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ hoai mục Không tưới rau bằng phân bắc tươi, các loại nước thải nhiễm bẩn. Không phun thuốc trừ sâu mà chỉ dùng chế phẩm sinh học để phòng trừ sâu bệnh Không nên thu hoạch, sử dụng nông sản ngay sau khi mới bón phân, phun thuốc hoá học. Xây dựng các quy trình sản xuất cho từng loại rau, đảm bảo dễ làm, có chất lượng và hiệu quả cao. Mở rộng và áp dụng các mô hình sản xuất rau sạch phù hợp với điều kiện nước ta. VII.CÂY CẢI BẮP 1.Thời vụ Vụ sớm: cuối tháng 7 đầu tháng 8 Chính vụ: cuối tháng 9 đầu tháng 10 Vụ muộn: tháng 11 đến giữa tháng 12 2.Vườn ươm Làm đất kỹ, tơi xốp Bón lót: 8-14 tấn phân chuồng ủ hoai, 170 kg lân, 60 kg kali /ha Xử lý hạt giống bằng nước ấm 450C trong 20 phút, sau đó ngâm nước lạnh 8-10 giờ rồi đem gieo Tưới giữ ẩm, tỉa cây yếu, sâu bệnh. Khi cây được 5-6 lá, nhổ đem trồng. 3.Làm đất và trồng Nên trồng ở đất phù sa, pH 6-6,5 Nơi trồng phải xa nguồn nước thải công nghiệp, đường giao thông Làm đất kỹ. Bón lót 20-25 tấn phân chuồng ủ hoai hoặc 2 tấn phân hữu cơ khoáng Mật độ trồng 40x50 cm 4.Bón phân thúc khoảng 6 tấn phân hữu cơ khoáng 3:1:3, chia làm 3 đợt +Thời kỳ hồi xanh: 1,5 tấn +Thời kỳ trải lá bàng: 2,5 tấn +Thời kỳ cuốn: 2,5 tấn 5.Tưới nước: không dùng nguồn nước thải, nước nhiễm bẩn, ao tù để tưới mà nên dùng nước sông, nước giếng để tưới 6.Phòng trừ sâu bệnh Xử lý cây con bằng thuốc Sherpa 0,1% Khi có sâu phun Sherpa 0,1%, sau đó dùng BT

File đính kèm:

  • docgiao_an_nghe_lam_vuon_bai_1_6_nguyen_quoc_viet.doc
Giáo án liên quan