Giáo trình Quan trắc môi trường không khí

Mục đích và lý do quan trắc

1.1. Mục đích

Quan trắc chất lượng môi trường không khí nhằm cải cách những thông tin về hiện trạng chất lượng môi trường không khí để trả lời các câu hỏi: Liệu môi trường không khí của khu vực đó có đảm bảo an toàn cho con người, động thực vật đang sinh sống ở đó hoặc liệu có thể an toàn cho các hoạt động vui chơi giải trí.

1.2. Lý do

- Đánh giá chất lượng không khí và nhận dạng các thay đổi hay xu hướng biến đổi chất lượng không khí qua thời gian, không gian.

- Xây dựng kịp thời các hiện tượng và nguyên nhân của các vấn đề phát sinh ô nhiễm.

- Thu thập thông tin nhằm thiết kế các chương trình phòng chống và giảm thiểu ô nhiễm không khí.

- Đáp ứng các yêu cầu khẩn cấp.

 

doc23 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 465 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo trình Quan trắc môi trường không khí, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Mở đầu Mỗi hoạt động của con người đều có tác động đến môi trường xung quanh theo chiều hướng thuận lợi và không thuận lợi cho đời sống và sự phát triển của con người, kỹ thuật nông nghiệp và công nghiệp. Trong nhiều thế hệ qua, các tác động đó ngày càng gia tăng, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, cân bằng sinh thái bị đảo lộn, chất lượng môi trường sống suy thoái là tình trạng phổ biến tại nhiều nước trên thế giới. Kiểm soát các chất ô nhiễm không khí là một công việc rất quan trọng và cần quan tâm, các chất này có thể gây ra một loạt vấn đề nan giải về môi trường như ăn mòn, ô nhiễm đất, giảm khả năng nhìn, gây mùi hôi, hủy hoại thảm thực vật và cây trồng, tác động đến sức khoẻ con người và động thưc vật. Các chất ô nhiễm không khí không chỉ ảnh hưởng xấu đến không khí mà còn có thể gián tiếp gây ô nhiễm nước và thực phẩm cho con người và động vật. Trong một số trường hợp, ô nhiễm khí có thể bị ảnh hưởng đến chất lượng chung của môi trường xung quanh và khi bị ô nhiễm nghiêm trọng, nó có thể gây nguy cơ xấu đến sự sống của con người, động vật và thực vật. Vậy, làm sao để tiếp tục phát triển kinh tế xã hội mà không làm tổn hại đến môi trường sống của con người? Làm sao để đạt đến sự hài hoà, lâu dài, bền vững giữa phát triển sản xuất và bảo vệ môi trường? Chình vì điều này mà chúng ta cần phải quan trắc và khảo sát chất lượng môi trường thường xuyên để giải quyết kịp thời những tác động xấu đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống, đây là công việc rất cần thiết cho công tác bảo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng nói chung. 1. Mục đích và lý do quan trắc 1.1. Mục đích Quan trắc chất lượng môi trường không khí nhằm cải cách những thông tin về hiện trạng chất lượng môi trường không khí để trả lời các câu hỏi: Liệu môi trường không khí của khu vực đó có đảm bảo an toàn cho con người, động thực vật đang sinh sống ở đó hoặc liệu có thể an toàn cho các hoạt động vui chơi giải trí... 1.2. Lý do - Đánh giá chất lượng không khí và nhận dạng các thay đổi hay xu hướng biến đổi chất lượng không khí qua thời gian, không gian. - Xây dựng kịp thời các hiện tượng và nguyên nhân của các vấn đề phát sinh ô nhiễm. - Thu thập thông tin nhằm thiết kế các chương trình phòng chống và giảm thiểu ô nhiễm không khí. - Đáp ứng các yêu cầu khẩn cấp. 2. Tài liệu và số liệu căn cứ của báo cáo Tài liệu - Tuyển tập 31 TCVN về môi trường bắt buộc áp dụng. - Bản đồ của khu vực. - Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Kỹ thuật môi trường - Đặng Kim Chi, Hóa học môi trường, tháng 6 năm 1999. Số liệu - Các tài liệu về địa lý tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội của quận Liên Chiểu. - Các số liệu thu thập, thống kê khi tiến hành báo cáo. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Phương pháp phân tích mẫu: - Phương pháp đo quang (phương pháp so màu) - Phương pháp cân trọng lượng. 3.2. Phương pháp xử lý số liệu: - Phương pháp trung bình cộng. - Phương pháp bình phương tối thiểu. 3.3. Phương pháp đánh giá kết quả: - Phương pháp so sánh. - Kết quả phân tích được đánh giá dựa trên 31 Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng. 4. Nội dung quan trắc 4.1. Tiền khảo sát 4.1.1. Thông tin cơ sở Ngã ba Hoà Khánh thuộc quận Liên Chiểu nên mang tính chất của khí hậu thành phố Đà Nẵng - khí hậu nhiệt đới gió mùa cụ thể như sau: Nhiệt độ mùa đông hơi lạnh do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và vị trí kinh độ của vùng. Nhiệt độ mùa hè hơi nóng do chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam và địa hình dãy Trường Sơn. Khu vực ngã ba Hoà Khánh nằm trong vùng khí hậu với những đăc trưng chung của vùng như sau: Tổng lượng nhiệt gió gió > 9000%, tổng bức xạ > 140 kcal/cm2, tổng lượng mưa là 2060 mm và số giờ nắng từ 1800 - 2000 giờ trong một năm. Bản đồ TP Đà Nẵng Bản đồ quận Liên Chiểu 4.1.1.1. Nhiệt độ Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng đến sự phân bố của các chất ô nhiễm và các chất gây mùi hôi khác. Theo số liệu thông kê, nhiệt độ không khí trung bình tại thành phố Đà Nẵng hàng năm khoảng 25,90C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, trung bình từ 28-300C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình từ 18-230C. 4.1.1.2. Số giờ nắng Nắng cũng là yếu tố làm tăng bức xạ nhiệt của đất, nước và không khí. Số giờ nắng bình quân trong năm là 2.156,2 giờ; nhiều nhất là vào tháng 5, 6, trung bình từ 234 đến 277 giờ/tháng; ít nhất là vào tháng 11, 12 trung bình từ 69 đến 165 giờ/tháng. 4.1.1.3. Độ ẩm không khí Độ ẩm không khí ảnh hưởng đến quá trình chuyển hoá các chất các chất ô nhiễm không khí và là yếu tố vi khí hậu ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Độ ẩm lớn sẽ làm cho các phản ứng hoá học của các chất thải ( SO2, CO2.....) mạnh hơn, tạo ra H2SO4, H2CO3... Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%; cao nhất vào các tháng 10; 11, trung bình từ 85,67 - 87,67%; thấp nhất vào các tháng 6, 7, trung bình từ 76,67 - 77,33%. 4.1.1.4. Mưa Mưa có tác dụng làm sạch môi trường không khí và pha loãng các chất ô nhiễm nước, lượng mưa càng lớn thì mức độ ô nhiễm trong không khí càng giảm. Tuy nhiên, các hạt mưa kéo theo bụi và một số chất độc hại rơi xuống đất gây ô nhiễm đất và nước. Hàng năm tại Đà Nẵng, mùa mưa bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài. Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.504,57 mm/năm; lượng mưa cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình từ 550 - 1.000 mm/tháng; thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4, trung bình từ 23-40 mm/tháng. 4.1.1.5. Gió Gió là yếu tố ảnh hưởng đến sự lan truyền của các chất ô nhiễm trong không khí. Vì vậy ta cần có đủ số liệu về tần suất, tốc độ gió theo từng hướng, từng mùa trong cả năm. Tốc độ gió phụ thuộc vào sự chênh lệch áp suất khí quyển sát mặt đất có tốc độ gió ban ngày lớn hơn ban đêm, còn ở trên cao thì ngược lại. Sự phân bố nồng độ chất ô nhiễm phụ thuộc vào tốc độ gió. Tốc độ gió càng nhỏ thì mức độ ô nhiễm xung quanh nguồn ô nhiễm càng lớn. Vì vậy, khi đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường liên quan đến nguồn ô nhiễm không khí ta cần xét tốc độ gió. Hướng gió của thành phố Đà Nẵng bị chia phối bởi điều kiện hoàn lưu và địa hình. Về mùa đông, tần suất cao nhất là hướng Tây Bắc, Bắc, Đông Bắc và một phần gió Đông. Rất ít tháng có tần suất gió ở một hướng vượt quá 20%. Vì mùa hạ ở vùng ven biển phía Nam, gió thịnh hành là gió Tây Nam với tần suất phổ biến là 20 - 30 %. Trong khi đó, Ở vùng ven biển phía Bắc chỉ trong tháng 8 gió Tây Nam mới có tần suất nhiều hơn các gió khác. Hàng năm trung bình có 50 - 55 ngày có gió Tây Nam hoạt động mạnh làm cho nền nhiệt độ tăng cao và độ ẩm giảm. Nhiệt độ trung bình cao nhất là 350C và độ ẩm thấp nhất là 55%. Bảng 1: Tốc độ gió - Tần suất - Hướng gió của TP Đà Nẵng Tháng Tốc độ gió (m/s) Hướng gió Tần suất hướng gió cực đại Trung bình Cực đại 1 3,4 19 Tây Bắc 18,5 2 3,4 18 Tây Bắc 20,4 3 3,4 18 Đông 20,3 4 3,3 18 Đông 21,7 5 3,4 25 Đông 15,2 6 3,0 20 Đông 15,0 7 3,0 26 Tây Nam, Đông 11,0; 12,9 8 3,0 17 Tây Nam 12,3 9 3,3 28 Bắc 14,9 10 3,6 40 Bắc 16,2 11 3,5 24 Bắc 19,3 12 3,2 18 Bắc, Tây Bắc 15,2; 16,8 Cả năm 3,3 40 Tây Bắc 16,1 Bảng 2 : Bảng tần suất gió theo 8 hướng trong ngày tại TP Đà Nẵng Hướng gió Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Bắc 10,4 15,7 14,0 9,4 6,8 6,1 6,0 9,3 14,9 16,2 19,3 15,2 Đông Bắc 7,2 3,3 2,2 2,9 4,2 4,3 3,0 3,3 2,2 9,0 16,9 9,2 Đông 12,8 14,4 20,3 21,7 15,2 15,0 12,9 9,5 10,1 10,2 9,6 8,7 Đông Nam 2,0 4,9 7,9 9,3 6,2 4,3 5,7 3,3 2,1 3,1 1,0 1,4 Nam 0,6 1,6 3,9 5,5 6,6 7,1 7,4 6,1 3,4 1,8 0,1 0,5 Tây Nam 1,1 1,4 2,4 3,8 7,9 9,1 11,0 12,3 7,0 2,6 1,7 1,3 Tây 3,2 0,6 0,8 0,8 1,5 2,0 2,6 2,1 2,7 2,0 2,5 3,9 Tây Bắc 18,5 20,4 8,6 4,8 6,8 3,5 3,8 5,4 9,0 10,7 14,7 16,8 Lặng gió 44,0 37,7 39,9 41,9 44,6 48,5 47,5 48,7 48,6 44,2 34,3 42,8 4.1.1.6. Tài nguyên sinh vật Đây là khu vực chủ yếu dân cư đô thị sinh sống, xung quanh khu dân cư chủ yếu là các loại cây trồng dọc vỉa hè và trên con lương nằm giữa đường. Số lượng các loại cây này quá ít nên lượng giảm nhẹ của chất ô nhiễm là không đáng kể. 4.1.2. Thông tin đối tượng 4.1.2.1. Địa diểm khu vực - Tên khu vực: Ngã ba Hoà Khánh thuộc phường Hoà Khánh Bắc - Liên Chiểu - TP Đà Nẵng. Bản đồ khu vực ngã ba Hòa Khánh - Vị trí địa lý: + Đông : 1080 9’ 1,45’’ + Bắc : 160 4’ 18,96’’ + Ngã ba Hoà Khánh gần khu vực chợ Hoà Khánh. + Các tỉnh tiếp giáp: Phía Đông giáp: vịnh Đà Nẵng Phía Tây giáp: chợ Hoà Khánh Phía Nam giáp: ngã ba Huế Phía Bắc giáp: hầm Hải Vân 4.1.2.2. Các điều kiện kinh tế - xã hội tại khu vực - Theo số liệu điều tra các điều kiện kinh tế - xã hội tại phường như sau: Tổng diện tích đất: 8243 km2 chiếm 6,56 % diện tích thành phố. Tổng dân số: 71818 chiếm 9,36 % dân số TP Đà Nẵng. Mật độ dân số: 855 người/km2 Nghề nghiệp chủ yếu của dân cư: do khu vực nằm gần chợ Hoà Khánh nên dân cư ở đây chủ yếu là thương nghiệp, ngoài ra còn có một số lượng không nhỏ công nhân làm ở khu công nghiệp. Cơ sở hạ tầng của khu vực: tất cả các trục đường chính đều là đường rải nhựa, hầu hết các trục đường phụ đã được bêtông hoá. - Nhìn chung, tình hình phát triển kinh tế của phường về công nghiệp, kinh doanh, dịch vụ đang có chiều hướng phát triển tốt trong thời gian qua. 4.2. Khảo sát lấy mẫu 4.2.1. Yêu cầu chung của dụng cụ lấy mẫu Các dụng cụ phục vụ cho việc lấy mẫu, chứa mẫu và bảo quản mẫu phân tích cần phải đảm bảo các điều kiện sau: - Đủ độ sạch yêu cầu của đối tượng phân tích. - Không gây nhiễm bẩn hay mất chất mẫu, chất phân tích. - Không làm sai lệch thành phần các chất của mẫu phân tích. - Phù hợp với mỗi loại mẫu cần lấy về trạng thái, độ sâu, lượng mẫu... - Có thể đong, đo được lượng mẫu cần lấy theo yêu cầu đặt ra. - Dụng cụ phải được xử lý và kiểm tra lại trước khi dùng bằng một cách phù hợp cho nguyên tố, hay đối tượng các chất cần phân tích. 4.2.2. Chọn vị trí lấy mẫu Trong quá trình khảo sát hướng gió thịnh hành là hướng Tây Nam, nên chúng tôi chọn các điểm lấy mẫu như sau: 4.2.2.1. Điểm nền Nằm ở đầu hướng gió, ít chịu tác động của các nguồn gây ô nhiễm nhất. Tại đây có ít phương tiện giao thông qua lại và cách xa khu vực ngã ba Hoà Khánh. - Điểm lấy mẫu được đặt lấy trong khuôn viên trường ĐHSP Đà Nẵng 4.2.2.2. Điểm chịu tác động Là điểm chịu ảnh hưởng trực tiếp của hoạt động giao thông, ta chọn 3 điểm đại diện: - Điểm 1: Trước cửa hàng ĐTDĐ Anh Chín. - Điểm 2: Trước cửa hàng Minh Nga. - Điểm 3: Trước hiệu buôn Bích Anh. 4.2.2.3. Điểm xu hướng Điểm ở cuối hướng gió, dùng để đánh giá xu hướng diễn biến theo thời gian của các chất ô nhiễm. - Điểm này được đặt tại trước trường ĐH Bách Khoa Đà Nẵng 4.2.2.4. Bản đồ vị trí các điểm lấy mẫu Chú thích Điểm nền : K1 : Trường ĐHSP Đà Nẵng 459_Tôn Đức Thắng Điểm chịu tác động K2 : Cửa hàng ĐTDĐ Anh Chín 929_Tôn Đức Thắng K3 : Hiệu buôn Bích Anh 1_Nguyễn Lương Bằng K4 : Cửa hàng Minh Ngọc 3_Âu Cơ Điểm xu hướng K5 : Trường ĐHBK Đà Nẵng 54_Nguyễn Lương Bằng 4.2.3. Thời gian và tần suất lấy mẫu 4.2.3.1. Thời gian Buổi sáng: 6h30 - 7h30 Buổi trưa : 11h45 - 12h30 Buổi tối : 18h45 - 20h 4.2.3.2. Tần suất lấy mẫu Từ 25 - 35 ngày chúng tôi tiến hành thu mẫu một lần. 4.2.4. Loại mẫu và số lượng mẫu - Mẫu chúng tôi lấy được tổ hợp theo thời gian và địa điểm. - Tại mỗi vị trí chúng tôi thực hiện lấy mẫu một lần theo thời gian và tần suất như trên. 4.2.5. Phương pháp lấy mẫu - Phương pháp lấy mẫu thụ động không liên tục: mẫu được lấy bằng phương pháp khuyếch tán tự nhiên tới các bộ phận thu mẫu. - Phương pháp lẫy mẫu chủ động không liên tục: mẫu được lấy bằng phương pháp bơm hút qua bộ phận thu mẫu. Ống hút của máy bơm được gắn liền với thiết bị chứa dung dịch hấp thụ thích hợp. 4.2.6. Cách bảo quản và vận chuyển mẫu - Mẫu sau khi lấy về được bảo quản trong tủ lạnh. - Quá trình phân tích có sử dụng một số dụng cụ, hoá chất như: máy đo quang, bơm hút mẫu, các dung dịch tạo phức màu, dung dịch tạo môi trường và các hoá chất khác cần thiết cho quá trình phân tích. 4.2.7. Những ảnh hưởng trong quá trình lấy mẫu: Trời có mưa trong quá trình lấy mẫu, kéo theo sự thay đổi về nhiệt độ, độ ẩm và hướng gió, ảnh hưởng đến kết quả khảo sát. 4.3. Phân tích 4.3.1. Thông tin cơ sở về các chất ô nhiễm môi trường không khí 4.3.1.1. Khí COx - COx là khí không màu, không mùi và không vị. Sinh ra do quá trình cháy không hoàn toàn của các nguyên liệu có chứa cacbon (than, củi, dầu). C + O2 = COx - Khi CO thâm nhập vào cơ thể người theo con đường hô hấp, chúng ta sẽ tác dụng thuận nghịch với oxy hemoglobin (HbO2) tách oxy ra khỏi máu và tạo thành cacboxyhemoglobin, làm mất khả năng vận chuyển oxy của máu và gây ngạc. HbO2 + CO = HbCO + O2 - Thực vật ít nhạy cảm với CO, nhưng khi nồng độ cao (100 – 10.000 ppm) sẽ làm xoăn lá cây, chết mầm non, rụng lá và kìm hãm sự sinh trưởng của cây cối. - Với CO2: Có lợi cho cây cối phát triển trong qua trình quang hợp nhưng gây nên hiệu ứng nhà kính làm nóng bỏng bầu khí quyển của Trái Đất. 4.3.1.2. Khí SOx - Chủ yếu là SO2, là khí không màu, có vị hăng cay, mùi khó chịu. S + O2 = SO2 - SO2 sẽ kích thích tới cơ quan hô hấp của người và động vật, nó có thể gây ra chứng tức ngực, đau đầu, nếu nồng độ cao có thể gây bệnh tật và tử vong. - Trong không khí SO2 gặp nước mưa dễ chuyển thành axit Sulfuric (H2SO4) - Thực vật khi tiếp xúc với SO2 sẽ bị vàng lá, rụng lá, giảm khả năng sinh trưởng và có thể bị chết. 4.3.1.3. Khí NOx - NOx thường xuất hiện trong giao thông và công nghiệp. Trong không khí Nitơ và Oxy có thể tương tác với nhau khi có nguồn nhiệt cao 11000C và làm lạnh nhanh để tránh phân hủy. t11000C N2 + xO2 2 NOx Làm lạnh nhanh - NO2 là khí có màu hồng, khi nồng độ 0,12 ppm thì có thể phát hiện có mùi. - NOx sẽ làm phai màu thuốc nhuộm, làm cứng vải tơ, nilông và gây hàn rỉ kim loại. - Tùy theo nồng độ NO2 mà cây cối sẽ bị ảnh hưởng ở những mức độ khác nhau. - Riêng NO có khả năng tác dụng rất mạnh với Hemoglobin (gấp 150 so với CO), nhưng NO hầu như không có khả năng thâm nhập vào mạch máu máu Hemoglobin. - Với NO2 là tác nhân gây ra hiện tượng khói quang hoá. 4.3.1.4. Chì (Pb) và các hợp chất của chì - Chì xuất hiện nhiều trong giao thông vì có sử dụng xăng pha chì (khoảng 1%). Nó là chất lỏng, bốc hơi ở nhiệt đô thấp, có mùi thơm. - Ngoài ra trong công việc luyện kim, ấn loát, sản xuất pin, công nghiệp hoá chất, cũng gây ô nhiễm chì rất lớn. - Chì thâm nhập vào cơ thể người, gây tác hại đến não, thận, thiết quản và công năng tạo máu của cơ thể thậm chí ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của con người, đặc biệt là phụ nữ mang thai, chì có thể làm yếu thai nhỉ, dể bị xảy thai - Nguy hiểm nhất là các trẻ em, nếu bị nhiểm độc chì sẽ ảnh hưởng đến trí tụê, sinh ra bệnh ngớ ngẩn vì nó gây độc tính đối với não đối với người lớn bị nhiễm độc chì cũng mắc các bệnh thiếu máu, viêm thận, cao huyết áp, thậm chí có thể viêm thần kinh trung ương và viêm não. 4.3.1.5. Bụi và sol khí - Bụi được sinh ra trong giao thông công nghiệp hầm lò khai thác than và đặc biệt là trong một số công nghiệp sản xuất có sử dụng các nguyên vật liệu sản sinh ra bụi. - Những hạy bụi kích thước lớn có khả năng gây chấn thương bên ngoài cơ thể như da và mắt, những hạt bụi nhỏ (100 có thể lắng đọng rơi xuống đất dưới tác dụng của lực trọng trường. - Bụi có nhiều loại khác nhau, chúng có hình dạng, kích thước và thành phần khác nhau nên sẽ gây ảnh hưởng khác nhau đối với cuộc sống của con người ở những mức độ khác nhau. 4.3.2. Các phương pháp và dụng cụ phân tích 4.3.2.1. Xác định hàm lượng bụi Nguyên tắc Là phương pháp khối lượng: dựa vào việc cân khối lượng bụi thu được trên giấy lọc, sau khi lọc chính xác một thể tích không khí xác định. 4.3.2.2. Xác định hàm lượng CO Nguyên tắc - Khi cho CO tác dụng với Paladi clorua (PbCl2) thì bị khử tạo thành Paladi kim loại: - Cho thuốc thử photphômlipdic (thuốc thử Folin - Ciocalteu) vào mà trong dung dịch có Pd thì thuốc thử Folin - Ciocalteu sẽ bị khử từ màu vàng thành màu xanh. - Phản ứng xảy ra trong môi trường kiềm - Độ nhạy của phương pháp là 0,005 mg CO - Các chất gây cản trở: khí sunfuaro, hydrosunfua... 4.3.2.3. Xác định hàm lượng NO2 Nguyên tắc Phương pháp đo màu dựa trên phản ứng của axit nitơ (HNO2) với thuốc thử Griess - Ilosvay cho hợp chất màu hồng. Trước hết NO2 được hấp thụ vào dung dịch NaOH, sau đó thêm CH3COOH để chuyển thành HNO2 - Axit nitơ tác dụng với axit sùnanilic và - Napthylamin cho hợp chất màu hồng. SO3H SO3H C6H4-NH2 + NaNO2 + CH3COOH à [C6H4 ]+ CH3COO- + 2H2O N=N SO3Na SO3H [C6H4 ]+ CH3COO- + C10H7NH2 à C6H4-N=N-C10H6NH2 + CH3COOH N=N Độ nhạy của phương pháp: 0,0005 - 0,001 mg NO2 4.3.2.4. Xác định hàm lượng SO2 - Phương pháp West - Geake dưạ trên sự hấp thụ và ổn định SO2 trong không khí bằng dung dịch Na (hoặc K) tetra clomercurat II để tạo thành phức chất diclosunficmercurat II. - Phức chất sunfic chống lại sự oxy hoá của oxy trong không khí và ổn định ngay cả sự có mặt của các chất oxy hoá mạnh như ozon và các oxit của nitơ. - Định lượng SO2 thu bằng Parasonilin trong HCl và HCHO để tạo thành phức màu axit parasonilin methysunfonic. - Đo màu ở bước sóng - Cơ chế phản ứng như sau: 1. Trước hết, tetraclomercurat II được tạo thành: 2. Rồi SO2 được giữ lại và ổn định qua sự phức chất hoá: 3. Cho HCHO tác dụng với phức chất trên thành axit metysunformic 4. Sau đó cho axit metysunformic tác dụng với pararosanilin trong môi trường HCl để tạo thành phức chất màu đỏ tím axit pararosanilin. 4.3.2.5. Xác định hàm lượng Pb Tạo phức dithizonat chì (màu đỏ), chiết phức chì dithizonat bằng dung môi cacbontetraclorua ở pH = 8 - 9 trong môi trường xianua sau khi đã tách các nguyên tố ảnh hưởng và tiến hành đo quang.  4.3.3. Hiện trạng chất lượng môi trường tại khu vực ngã ba Hoà Khánh Để có cơ sở đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường tại khu vực ngã ba Hòa Khánh, chúng tôi đã tiến hành tổng hợp số liệu từ quá trình khảo sát, lấy mẫu, đo đạt và phân tích một số chỉ tiêu đặc trưng tại khu vực được thực hiện. Bảng 3: Số liệu điểm nền tại khu vực trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng Thời gian CO (μg/m3) NO2 (μg/m3) SO2 (μg/m3) Pb (μg/m3) Bụi tổng Leq ban ngày (dbA) Leq ban đêm (dbA) 08/01/09 1500 30,4 62 0,01 111,2 48 39 03/02/09 2162 67,2 88,6 0,12 247 62 49 01/03/09 1460 65 80 0,055 152,4 62 57 Lượng trung bình 1707,33 54,2 76,87 0,062 170,2 57,33 48,33 Bảng 4: Kết quả đo đạc, phân tích môi trường không khí tại khu vực ngã ba Hoà Khánh Thời gian lấy mẫu Kết quả đo và phân tích CO (μg/m3) NO2 (μg/m3) SO2 (μg/m3) Pb (μg/m3) Bụi tổng (μg/m3) Lưu lượng xe ô tô giờ cao điểm (xe/h) Lưu lượng xe máy giờ cao điểm (xe/h) Leq ban ngày (dBA) Leq ban đêm (dBA) 8/1/09 2250 61,6 93,27 0,06 277,3 182 242 68 61,3 3/2/09 1852 52,1 82,5 0,17 334,2 214 325 70 65 1/3/09 1457 85,2 125,2 0,11 167,9 94 147 64 60,2 10/4/09 3250 81,4 84,7 0,22 281,1 190 250 71,7 67 11/5/09 3520 78,6 98,4 0,25 338 251 364 72,4 64 13/6/09 6250 92,7 171,4 0,3 451,5 379 451 74 65 Bảng 5: Số liệu điểm xu hướng tại khu vực trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng Thời gian CO NO2 SO2 Pb Bụi tổng Leq ban ngày Leq ban đêm 08/01/09 2593 76,5 92,4 0,18 256 64 52 03/02/09 1936 75,25 100,2 0,152 200,2 67,3 58,4 01/03/09 1842 76,12 98,53 0,164 198,6 56,15 59,01 Lượng trung bình 2123,67 75,96 97,04 0,165 218,26 62,48 56,47 4.4 Nhận xét, đánh giá và đề xuất biện pháp 4.4.1.Các biểu đồ so sánh chất lượng môi trường không khí 4.4.1.1. Hàm lượng bụi trong không khí 4.4.1.2. Hàm lượng CO 4.4.1.3. Hàm lượng NO2 4.4.1.4. Hàm lượng SO2 4.4.1.5. Hàm lượng Pb 4.4.1.6. Mức độ tiếng ồn 4.4.2. Nhận xét và đánh giá Áp dụng TCVN 5937: 2005 “Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh” để đánh giá chất lượng môi trường không khí tại khu vực ngã ba Hoà Khánh và dựa vào biểu đồ thực nghiệm thu được ở trên ta thấy: - Nồng độ SO2, NO2, CO, Pb đều nằm trong phạm vi cho phép của TCVN 5937 : 2005 - Hàm lượng bụi vượt quá TCVN 5937 : 2005 - Tiếng ồn nằm trong phạm vi cho phép của TCVN 5937 : 2005 Từ kết quả phân tích, ta thấy việc chọn điểm nền và điểm xu hướng như vậy là tương đối phù hợp. Nhìn chung, các khí được khảo sát đều nằm trong sự kiểm soát của TCVN nên sự ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người là không đáng kể. Do đặc thù của khu vực là nằm gần chợ và thuộc tuyến đường quốc lộ 1A nên lượng xe lưu thông qua lại nơi đây rất nhiều, vì vậy lượng bụi đã vượt 1,03 lần so với TCVN. Nhìn chung môi trường không khí tại khu vực ngã ba Hoà khánh chưa có hiện tượng ô nhiễm nặng.Tuy nhiên hàm lượng bụi vẫn vượt quá tiêu chuẩn nên cần có biện pháp không chế và giảm nhẹ. 4.4.3. Một số biện phương pháp giảm thiểu bụi và các chât độc hại - Các loại xe phải được kiểm tra kỹ thuật định kỳ, bảo dưỡng xe theo đúng quy định, đảm bảo các thông số khí thải đạt yêu cầu về kỹ thuật và môi trường theo các tiêu chuẩn khí thải được qui định tại quyết định số 249/2005/QĐ - TTG ngày 10/10/2005 của thủ tướng chính phủ áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. - Sử dụng nhiên liệu đúng với thiết kế động cơ. - Không chuyên chở hàng quá trọng tải qui định. - Vào mùa khô, chúng ta nên có các loại xe chở nước, tưới nước thường xuyên cho khu vực này để làm giảm lưu lượng bụi phân tán vào không khí gây ảnh hưởng đến sức khỏe dân cư hai bên đường và người tham gia giao thông. - Phủ xanh môi trường tại khu vực để giúp cho quá trình quang hợp được đẩy mạnh tạo môi trường thông thoáng, ngoài ra lá cây cũng bám bụi ngăn cản sự phân tán của bụi ra khắp nơi. - Khuyến khích người dân sử dụng các loại phương tiện chạy bằng gas, điện... để làm giảm sự thải các chất khí độc hại vào môi trường. - Các loại xe vận chuyển vật liệu xây dựng, than... bắt buộc phải có bạc che chắn. - Hạn chế tốc độ của các phương tiện tham gia giao thông để làm giảm hàm lượng bụi và các chất ô nhiễm lan toả ra môi trường xung quanh.

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_quan_trac_moi_truong_khong_khi.doc