I. MỤC TIÊU
- Hiểu được khái niệm về thiết kế quy hoạch vườn
- Phân biệt được một số mô hình vườn ở các vùng, miền
- Rèn ý thức học tập, yêu thích môn học
II. NỘI DUNG
1. Phân bổ nội dung
Khái niệm về thiết kế quy hoạch vườn
2. Trọng tâm
Nội dung, phương châm thiết kế vườn
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: SGK, tranh ảnh, tài liệu liên quan
2. Học sinh: SGK, vở.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định:
Sĩ số:
H/S vắng:
2. Kiểm tra
? Nêu vị trí nghề làm vườn nươc ta hiện nay?
? Cho biết tình hình và phương hướng phát triển nghề làm vườn ở nước ta?
3. Bài mới
104 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 415 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án nghề Làm vườn - Chương trình cả năm (Chuẩn kiến thức), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng:
bài mở đầu
Tiết 1 Giới thiệu nghề làm vườn
I. Mục tiêu
- Hiểu được một số khái niệm ban đầu về nghề làm vườn
- Phân biệt được vị trí, vai trò, đặc điểm, những yêu cầu và phương hướng phát triển nghề làm vườn
- Rèn ý thức học tập, yêu thích môn học
II. Nội dung
1. Phân bổ nội dung
T1: Vị trí nghề làm vườn. Những yêu cầu đối với nghề làm vườn. Tình hình nghề làm vườn, phương hướng phát triển trong thời gian tới.
2. Trọng tâm.
Đặc điểm nghề làm vườn
IiI. Chuẩn bị
1. Giáo viên: SGK, tranh ảnh, tài liệu liên quan
HS : SGK, vở.
IV. Tiến trình dạy học
1. ổn định:
Sĩ số:
H/S vắng:
2. Kiểm tra
3. Bài mới
Hoạt động thầy và trò
Nội dung
? Nêu lịch sử phát triển nghề làm vườn ở nước ta?
? Khí hậu nước ta có đặc điểm gì?
? Tình hình khí hậu có ảnh hưởng gì tới cây trồng?
? Vai trò của nghề làm vườn?
Cụ thể:
- Kinh tế gia đình?
- Chế biến thực phẩm?
- Thủ công nghiệp?
- Công nghiệp?
- Xuất khẩu?
- Y học?
HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu đặc điểm của nghề làm vườn
? Nêu đối tượng lao động của nghề làm vườn?
? Cho VD?
? Nghề làm vườn lao động nhằm mục đích gì?
? Kể tên các côngviệc cụ thể của nghề làm vườn?
? Trình bày nội dung từng công việc?
? Kể tên các công cụ lao động của nghề làm vườn?
? Cho biết môi trường lao động của nghề làm vườn?
? Kể tên các sản phẩm của nghề làm vườn?
HĐ3: Hướng dẫn tìm hiểu yêu cầu của nghề làm vườn
Hướng dẫn, giải thích
? Nghề làm vườn liên quan đến những lĩnh vực KHKT nào?
? Người lao động trong nghề làm vườn phải có những yếu tố tâm sinh lí nào?
HĐ4: Hướng dẫn tìm hiểu tình hình và phương hướng phát triển nghề làm vườn
? Cho biết tình trạng nghề làm vườn ở nước ta hiện nay?
? Để phát triển nghề làm vườn ta cần phải làm gì?
? Liên hệ nêu triển vọng phát triển nghề làm vườn ở địa phương em hiện nay?
I. Vị trí nghề làm vườn
Có vị trí quan trọng trong mọi lĩnh vực đời sống:
- Góp phần nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày bằng các sản phẩm: Hoa, quả, thịt, trứng, sữa,
- Cung cấp chất dinh dưỡng có nhiều đạm, béo, vitamin,
- Cung cấp nguyên liệu cho chế biến thực phẩm: Rau, thịt,
- Cung cấp nguyên liệu cho thủ công nghiệp: Mây, tre,
- Cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu: Rau, quả, chè, cà phê,...
- Cung cấp nguyên liệu cho trang trí: Hoa, lá,...
- Cung cấp nguyên liệu làm thuốc: Quế, hồi, bạc hà,...
II. Đặc điểm của nghề làm vườn
1. Đối tượng lao động
Cây trồng có giá trị kinh tế, giá trị dinh dưỡng cao
2. Mục đích lao động
Tận dụng đất đai, điều kiện thiên nhiên để sản xuất ra những nông sản có giá trị cung cấp cho tiêu dùng, góp phần tăng thu nhập
3. Nội dung lao động
- Làm đất
- Gieo trồng
- Chăm sóc
- Thu hoạch
- Chọn, nhân giống
- Bảo quản, chế biến
4. Công cụ lao động
Cày, bừa, cuốc, xẻng, dao, ...
5. Điều kiện lao động
Chủ yếu ngoài trời
6. Sản phẩm
Đa dạng, phong phú
III. Những yêu cầu đối với nghề làm vườn
1. Tri thức, kỹ năng
- Có tri thức, kỹ năng về văn hoá, khoa học, kĩ thuật
- Có trình độ KHKT
- Có hiểu biết tổng hợp về các ngành khoa học: Sinh học, vật lí, hoá học, khí tượng,...
- Có khả năng quản lí
- Luôn biết cập nhập những công nghệ mới
2. Tâm, sinh lí
Yêu nghề, cần cù, cẩn thận, tỉ mỉ, có hiểu biết thẩm mĩ
3. Sức khoẻ
Có sức khoẻ tốt, dẻo dai, khéo léo
4. Nơi đào tạo
Phân bố rộng rãi khắp cả nước
IV. Tình hình và phương hướng phát triển nghề làm vườn
1. Tình hình nghề làm vườn
- Phong trào phát triển kinh tế vườn chưa mạnh
- Còn nhiều vườn tạp, hẹp, chưa được quan tâm đầu tư, năng suất thấp
2. Triển vọng phát triển nghề làm vườn
Hiện nay nghề làm vườn luôn được khuyến khích phát triển nhằm tạo ra nhiều của cải vật chất phục vụ cho đời sống, tăng thu nhập. Chính vì vậy nghề làm vườn phải luôn được trú trọng đầu tư, cải tạo, xây dựng mô hình, áp dụng những tiến bộ KHKT mới và phải có những chính sách mới phù hợp để phát triểnHĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu vị trí nghề làm vườn
V. Tổng kết đánh giá :
? Nêu vị trí nghề làm vườn?
? Cho biết tình hình và phương hướng phát triển nghề làm vườn ở nước ta?
Học bài, xem trước bài 2
=========================================================================
Ngày giảng:
chương I:
Tiết 2 Nguyên tắc thiết kế và quy hoạch vườn
I. Mục tiêu
- Hiểu được khái niệm về thiết kế quy hoạch vườn
- Phân biệt được một số mô hình vườn ở các vùng, miền
- Rèn ý thức học tập, yêu thích môn học
II. Nội dung
1. Phân bổ nội dung
Khái niệm về thiết kế quy hoạch vườn
2. Trọng tâm
Nội dung, phương châm thiết kế vườn
IIi. Chuẩn bị
1. Giáo viên: SGK, tranh ảnh, tài liệu liên quan
2. Học sinh : SGK, vở.
IV. Tiến trình dạy học
1. ổn định:
Sĩ số:
H/S vắng:
2. Kiểm tra
? Nêu vị trí nghề làm vườn nươc ta hiện nay?
? Cho biết tình hình và phương hướng phát triển nghề làm vườn ở nước ta?
3. Bài mới
Hoạt động thầy và trò
Nội dung
HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu một số mô hình vườn ở các vùng sinh thái
? Nêu đặc điểm đất đai, khí hậu vùng đồng bằng Bắc Bộ?
? Tại sao nhà ở đặt ở quay về hướng Đ- N?
? Mô hình vườn có những đặc điểm nào?
? Nước ở vùng đồng bằng Nam Bộ có những đặc điểm gì?
? Khí hậu, đất đai ở vùng đồng bằng Nam Bộ có những đặc điểm gì?
? Mô hình vườn ở vùng này có những đặc điểm nào?
? Nêu đặc điểm vườn vùng trung du, miền núi?
? Mô hình vườn ở vùng này có những đặc điểm gì?
? Mô hình trang trại có những đặc điểm gì khác với những mô hình vườn khác?
? Nêu đặc điểm đất đai, khí hậu vùng đồng bằng ven biển
? Vùng đồng băng ven biển thường trồng những cây gì để chắn gió, bão cát?
I. Một số mô hình vườn ở các vùng sinh thái
1. Vùng đồng bằng Bắc Bộ
a. Đặc điểm
Đất hẹp, mực nước ngầm thấp, thường có nắng gắt, gió Tây, gió mùa Đông Bắc
b. Mô hình vườn
- Nhà ở đặt ở phía bắc khu đất, quay về hướng Đ- N
- Công trình phụ quay về hướng Đ
- Vườn trồng 1-2 loại cây ăn quả chính xen lẫn các cây khác
- Ao sâu 1,5-2m thả nhiều loại cá
- Chuồng nuôi đặt cạnh ao
2. Vùng đồng bằng Nam Bộ
a. Đặc điểm
- Đất thấp, nhiễm mặn, nhiễm phèn
- Mực nước ngầm cao
- Khí hậu 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô
b. Mô hình vườn
- Vườn (luống): Đắp cao, xung quanh đào mương
- Ao: Mương giữ vai trò của ao (Mương có CR=1/2CR mặt luống)
- Chuồng: Đặt gần nhà hoặc gần mương
3. Vùng trung du, miền núi
a. Đặc điểm
- Đất rộng, dốc, nghèo dinh dưỡng, chua
- ít có bão nhưng rét, có sương muối
- Nguồn nước tưới khó khăn
b. Mô hình vườn
- Vườn: Vườn nhà, vườn đồi, trang trại, vườn rừng
+ Vườn nhà: Bố trí ở chân đồi, quanh nhà
+ Vườn đồi: Bố trí ở chỗ đất thoải, ít dốc
+ Vườn rừng: Bố trí ở vị trí đất dốc 20 - 30
Ao, chuồng đặt cạnh nhà
* Trang trại:
- Đất rộng 3-5 ha trở lên, trròng cây lâu năm xen lẫn cây ngắn ngày kết hợp với chăn nuôi, sản xuất theo hướng chuyên môn hoá
- Trang trại gồm khu trung tâm điều hành, nhà ở, vườn, ao, chuồng
4. Vùng ven biển
a. Đặc điểm
- Đất cát, nhiễm mặn
- Mực nước ngầm cao
- Thường có gió, bão cát
b. Mô hình
Vườn chia thành nhiều ô có bờ cát bao quanh trên bờ trồng phi lao và mây bảo vệ
- Ao: Đào cạnh nhà, trên bờ ao có trồng dừa
- Chuồng: Đặt cạnh ao
V. Tổng kết, đánh giá.
Phát phiếu học tập yêu cầu học sinh thực hiện
Học bài, xem trước bài
===============================================================
Ngày giảng:
Tiết 3 - 4 cải tạo, và tu bổ vườn
I. Mục tiêu
- Hiểu được nguyên tắc, các công việc cải tạo tu bổ vườn
- Xây dựng được kế hoạch cải tạo tu bổ vườn
- Rèn ý thức học tập, yêu thích môn học
II. Nội dung
1. Phân bổ nội dung
T1: Thực trạng của vườn hiện nay, Nguyên tắc cải tạo tu bổ vườn
T2: Những công việc cần làm để cải tạo tu bổ vườn
2. Trọng tâm
Nguyên tắc cải tạo tu bổ vườn
IiI. Chuẩn bị
1. Giáo viên: SGK, tranh ảnh, tài liệu liên quan
2. Học sinh : SGK, vở.
IV. Tiến trình dạy học
1. ổn định:
Sĩ số:
H/S vắng:
2. Kiểm tra
? Nêu ý nghĩa công việc thiết kế quy hoạch vườn?
? Cho biết những căn cứ để thiết kế quy hoạh vườn?
3. Bài mới
Hoạt động thầy và trò
Nội dung
HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu thực trạng của vườn hiện nay
? Nêu thực trạng của vườn hiện nay?
? Nêu ưu nhược điểm của hệ thống ao hiện nay?
? Cho biết những hạn chế của chuồng nuôi hiện nay?
HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu nguyên tắc cải tạo tu bổ vườn?
? Vì sao phải cải tạo tu bổ vườn?
? Mục đích của việc cải tạo tu bổ vườn là gì?
HĐ3: Hướng dẫn tìm hiểu những công việc cần làm để cải tạo tu bổ vườn
? Xác định những nội dung công việc cần làm để tiến hành cải tạo tu bổ vườn?
? Hướng dẫn h/s vẽ sơ đồ, xây dựng kế hoạch cải tạo?
HĐ4: Hướng dẫn tìm hiểu việc tiến hành cải tạo tu bổ vườn
? Nêu nội dung cải tạo vườn?
? Đối với ao cần cải tạo những gì?
? Cải tạo chuồng cần chú ý những gì?
Hướng dẫn, giải thích
1. Thực trạng của vườn hiện nay
* Vườn:
- Đa số vườn tạp
- Cơ cấu cây trồng không hợp lí
- Chưa được quan tâm đầu tư
- Khâu chăm sóc chưa tốt
*Ao:
- Thường bị cớm
- Rò rỉ nước
- Không có hệ thống dẫn, thoát nước
=> Thiếu ôxy
* Chuồng:
- Diện tích hẹp
- Chưa đảm bảo vệ sinh
- Chưa có giống tốt
2. Nguyên tắc cải tạo tu bổ vườn
- Chọn cây, con có hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện địa phương
- Cải tạo, tu bổ phải nâng cao được hiệu quả kinh tế và trình độ người làm vườn
- Không vì cải tạo vườn mà hiệu quả kinh tế giảm
3. Những công việc cần làm để cải tạo tu bổ vườn
a. Vườn
- Phân tích được ưu nhược điểm
- Đề ra biện pháp khắc phục, cải tạo
b. Ao
Xác định được tình trạng kĩ thuật của ao: Hệ thống tưới, tiêu, giống nuôi, năng suất, xu hướng tiêu dùng,...
c. Chuồng
Xác định ưu nhược điểm của chuồng nuôi: Vệ sinh, hệ thống chống nóng, rét,...
d. Xây dựng kế hoạch cải tạo tu bổ vườn
Xây dựng kế hoạch cải tạo tu bổ cho cả hệ thống V.A.C; nhà ở; công trình phụ,
- Xác định mục tiêu kinh tế: Năng suất, sản lượng,
4. Tiến hành cải tạo
- Vườn:
+ Cải tạo cấu trúc cây trồng
+ Loại bỏ cây tạp, cây năng suất thấp, sưu tầm cây có giá trị kinh tế cao
+ Sửa lại hệ thống tưới tiêu
+ Cải tạo đất, bón phân
+ áp dụng tiến bộ KHKT mới
- Ao:
+ Đảm bảo khôngbị cớm, rò rỉ, hệ thống dẫn, thoát nước hoạt động tốt, độ pH: 6-7, lớp bùn đáy ao dày
15-20cm
+ Xác định loại cá nuôi chính, nuôi ghép
- Chuồng:
+ Thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông
+ Hướng chuồng: Hướng Đ hoặc Đ-N
+ Yêu cầu kĩ thuật:
Dốc về phía sau
Có hố ủ phân
Có mái che, có sân chơi
V. Tổng kết, đánh giá.
? Vì sao phải cải tạo vườn tạp?
? Khi cải tạo vườn tạp cần chú ý những gì
========================================================================
Ngày giảng:
Tiết 12 - 13 Kỹ thuật nhân giống hữu tính
(gieo hạt)
I. Mục tiêu
- Biết được quy trình kỹ thuật phương pháp nhân giống hữu tính (Phương pháp gieo hạt)
- Vận dụng kiến thức áp dụng nhân giống tại gia đình, địa phương
- Rèn ý thức học tập, yêu thích môn học
II. Nội dung
1. Phân bổ nội dung
T1: Kĩ thuật làm vườn ươm
T2: Kĩ thuật nhân giống hữu tính
2. Trọng tâm
Kĩ thuật nhân giống hữu tính, Ưu, nhược điểm
IIi. Chuẩn bị
1. Giáo viên: SGK, tranh ảnh, tài liệu liên quan
2. Học sinh: SGK, vở.
IV. Tiến trình dạy học
1. ổn định:
Sĩ số:
H/S vắng:
2. Kiểm tra
3. Bài mới
Hoạt động thầy và trò
Nội dung
HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu kĩ thuật nhân giống hữu tính
? Chọn hạt giống đảm bảo những yêu cầu nào?
Giải thích, hướng dẫn
? Nêu quy trình làm đất, lên luống?
? So sánh pp gieo hạt trên luống và phương pháp gieo hạt trong túi bầu?
HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu ưu, nhược điểm pp nhân giống hữu tính
? Nêu ưu điểm phương pháp nhân giống hữu tính?
? Nêu nhược điểm pp nhân giống hữu tính?
HĐ3: Hướng dẫn tìm hiểu một số điểm cần lưu ý của phương pháp nhân giống hữu tính
Hướng dân, giải thích
1. Kĩ thuật nhân giống hữu tính
a. Chọn lọc giống
- Chọn ở cây: Sinh trưởng khoẻ, năng suất cao, ổn định, phẩm chất tốt
- Chọn cây điển hình
- Chọn hạt to, mẩy, không sâu bệnh
- Chọn cây to, khoẻ, tán lá xanh, rễ phát triển.
b. Gieo hạt
* Gieo ươm trên luống
- Làm đất, lên luống
- Gieo đúng khoáng cách
- Chăm sóc thường xuyên
* Gieo hạt trong túi bầu
- Bầu được đóng sẵn, xếp thành luống
- Chăm sóc, tưới nước đầy đủ
2.Ưu, nhược điểm
a. Ưu điểm
Đơn giản, dễ làm, hệ số nhân giống cao
b. Nhược điểm
- Cây khó giữ được đặc tính của giống
- Thân cây cao, tán pt không đều
- Chỉ áp dụng được với những trường hợp giống cây không có pp nhân giống khác, để ra ngôi cây gốc ghép, chọn lọc, tạo giống
3. Một số điểm cần lưu ý
- Phải biết được đặc tính chín sinh lí của hạt để có biện pháp xử lí hợp lí
- Đảm bảo điều kiện ngoại cảnh, nhiệt độ đẻ hạt nảy mầm:
+ Cây ăn quả vùng ôn đới:10C - 21C
+ Cây ăn quả vùng á nhiệt đới: 15,5C - 26,5C
+ Cây ăn quả vùng nhiệt đới:23,8C-35C
- Độ ẩm thích hợp: 70%-80%, đất tơi xốp, thoáng khí
V. Tổng kết, đánh giá.
? Hãy cho biết các loại vườn ươm?
? Kê tên các khu trong vườn ươm khi thiết kế?
================================================================
Ngày giảng:
Tiết 14 - 15 kỹ thuật nhân giống vô tính
(giâm, chiết, ghép, ...)
I. Mục tiêu
- Hiểu được quy trình phương pháp giâm cành, chiết cành
- Xác định được các ưu nhược điểm của từng phương pháp nhân giống
- Rèn ý thức học tập, yêu thích môn học.
II. Nội dung
1. Phân bổ nội dung
T1: Phương pháp giâm cành
T2: Phương pháp chiết cành
2. Trọng tâm
Phương pháp chiết cành
IIi. Chuẩn bị
1. Giáo viên: SGK, tài liệu liên quan
2. Học sinh: SGK, vở.
IV. Tiến trình dạy học
1. ổn định:
Sĩ số:
H/S vắng:
2. Kiểm tra
? Trình bày ưu nhược điểm của phương pháp nhân giống hữu tính?
? Nêu quy trình nhân giống bằng phương pháp gieo hạt?
3. Bài mới
Hoạt động thầy và trò
Nội dung
HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu khái niệm phương pháp ghép
Treo tranh kết hợp mẫu vật hướng dẫn
? Đn phương pháp ghép?
HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu cách chọn cành ghép, mắt ghép, cây gốc ghép
? Theo em cành ghép, mắt ghép phải chọn trên những cây nào?
? Cây gốc ghép phải đảm bảo những tiêu chuẩn nào?
HĐ3: Hướng dẫn tìm hiểu thời vụ ghép
? Thời tiết MB, MN nước ta có những mùa nào?
? MB nên ghép vào mùa nào là tốt?
? MN nên ghép vào mùa nào là tốt?
HĐ4: Hướng dẫn tìm hiểu phương pháp ghép mắt
Treo tranh hướng dẫn quy trình
? Theo em ghép mắt ở vị trí nào là thích hợp?
Lưu ý h/s thực tế ghép mắt ở những cây to
Hướng dẫn, giải thích
Hướng dẫn, giải thích
GV làm mẫu cho HS quan sát.
? Tại sao mắt ghép phải có cuống lá?
Hướng dẫn, giải thích
? Tại sao phải quấn chặt vết ghép?
Lưu ý h/s không quấn vào mắt ngủ
HĐ5: Hướng dẫn tìm hiểu phương pháp ghép cành
Treo tranh hướng dẫn, giải thích
? Tại sao phần tượng tầng của gốc và cành phải trùng khít nhau?
Treo tranh hướng dẫn, giải thích
Thường áp dung cho những cây gốc ghép to.
- TH gốc ghép lớn phải nêm 2 cành ghép 2 bên
Treo tranh hướng dẫn, giải thích
? So sánh kiểu ghép nêm và kiểu ghép chẻ bên?
Treo tranh hướng dẫn, giải thích
Giải thích cụ thể
1. Khái niệm
Là phương pháp gắn một đoạn cành (hoặc cành) hay mắt (hoặc chồi) lên gốc của cây cùng họ để tạo nên một cây mới
2. Chọn cành ghép, mắt ghép, cây gốc ghép
a. Chọn cành ghép, mắt ghép
Chọn trên cây mẹ có năng suất cao, ổn định, chất lượng tốt.
b. Chọn cây gốc ghép
- Là cây cùng họ với cành ghép, mắt ghép
- Là giống cây địa phương có khả năng thích nghi cao, bộ rễ khoẻ, chống chịu sâu bệnh tốt
3. Thời vụ ghép
- Miền Bắc
+ Vụ xuân: T2-T4
+ Vụ thu: T8-T10
- Miền Nam
Đầu mùa mưa: T4-T5
4. Phương pháp ghép mắt
a. Xác định vị trí ghép trên thân gốc ghép
Chọn chỗ thân thẳng, nhẵn, cách mặt đất 15 - 20 cm
b. Tạo miệng ghép, mắt ghép
* Ghép cửa sổ ( chữ U )
- Dùng dao rạch vỏ trên thân gốc ghép 2 đường song song dài 2cm; sau đó rạch 1 đường ngang phía dưới vuông góc với 2 đường trên ( tạo thành cửa sổ). Căt bỏ 1/2 cửa sổ.
- Bóc 1 miếng vỏ trên cành ghép có mầm ngủ ở giữa (Cành ghép là cành bánh tẻ có đường kính gốc cành 6-8mm) rồi cắt mắt ghép theo kích thước cửa sổ đã mở
* Ghép chữ T
- Dùng dao rạch 1 đường ngang dài 1cm, rạch tiếp 1 đường vuông góc với đường trên dài 2cm ở giữa tạo thành hình chữ T sau đó dùng mũi dao tách vỏ
- Cắt một miếng vỏ hình thoi dài 1,5 - 2cm có mầm ngủ ở giữa, có cuống lá dài 1-2cm bên trong có 1 lớp gỗ mỏng
* Ghép mát nhỏ có gỗ
- Dùng dao cắt 1 lát hình lưỡi gà từ trên xuống trên thân gốc ghép dài 1,5-2cm, độ dày gỗ = 1/5 đường kính gốc ghép, sau đó cắt 1 lát ngang bên dưới tạo miệng ghép
- Cắt 1 miếng vỏ cùng 1 lớp gỗ mỏng trên cành ghép có mầm ngủ và cuống lá, cókích thước tương đương với miệng ghép.
c. Tiến hành ghép
- Đặt mắt ghép vào vị trí bóc vỏ ở gốc ghép rồi dùng dây nilon quấn chặt chánh làm dập nát mầm ngủ
- Sau 10 - 15 ngày mở dây buộc kiểm tra thấy mắt ghép xanh, tươi là được. 7 ngày sau cát ngọn cây gốc ghép cách mắt ghép 2cm nghiêng về phía ngược chiều với mắt ghép.
5. Phương pháp ghép cành
a. Ghép đoạn cành
- Cắt ngọn gốc ghép ở vị trí cách mặt đất 15 - 20cm, sau đó cắt vát gốc ghép 1 góc , dài 1,5-2cm
- Cắt vát gốc cành ghép 1 góc tương ứng, Cành ghép dài khoảng 15 - 20cm, có 3-4 mầm ngủ, đã hoá gỗ.
- Đặt cành ghép lên gốc ghép sao cho phần tượng tầng của gốc và cành trùng khít nhau sau đó dùng dây nilon quấn chặt, quấn kín đầu cành ghép
- Sau 30-35 ngày mở dây buộc kiểm tra.
b. Ghép nêm
- Cắt ngọn gốc ghép ở vị trí cách mặt đất 15 - 20cm
- Chẻ đôi theo mặt cắt thẳng đứng xuống dài 3-4cm
- Cắt vát gốc cành ghép 1 góc , Cành ghép dài khoảng 15 - 20cm, có 3-4 mầm ngủ, đã hoá gỗ.
- Đặt cành ghép lên gốc ghép sao cho phần tượng tầng của gốc và cành trùng khít nhau sau đó dùng dây nilon quấn chặt, quấn kín đầu cành ghép
- Sau 30-35 ngày mở dây buộc kiểm tra.
c. Ghép chẻ bên
- Cắt ngọn gốc ghép ở vị trí cách mặt đất 15 - 20cm
- Chẻ 1 đường theo mặt cắt thẳng đứng xuống dài 3-4cm ở phần tượng tầng hay lùi vào có thêm 1 ít gỗ
- Cắt vát gốc cành ghép 1 góc , Cành ghép dài khoảng 15 - 20cm, có 3-4 mầm ngủ, đã hoá gỗ.
- Đặt cành ghép lên gốc ghép sao cho phần tượng tầng của gốc và cành trùng khít nhau sau đó dùng dây nilon quấn chặt, quấn kín đầu cành ghép
- Sau 30-35 ngày mở dây buộc kiểm tra.
d. Ghép áp
- Ra ngôi cây gốc ghép trong túi bầu
- Chọn cành ghép có đường kính bằng gốc ghép
- Treo cây gốc ghép cạnh cành ghép
- Dùng dao cắt vát 1 miếng nhỏ, vừa chớm gỗ của cành và gốc ghép. Vết cắt dài 1-2cm, rộng 0,4-0,5cm
- áp gốc ghép vào cành ghép ở vị trí cắt rồi dùng dây nilon quấn chặt
- Tưới nước thường xuyên
- Sau 30-40 ngày cắt ngọn gốc ghép, cắt gốc cành ghép ra khỏi cây mẹ cách chỗ buộc 2cm và đem trồng.
V. Tổng kết đánh giá:
Phát phiếu học tập yêu cầu học sinh thực hiện?
Học bài, chuẩn bị bài 7: ghép mắt, ghép cành
======================================================================
Ngày giảng:
Tiết 21 kiểm tra viết
I. Mục tiêu
- Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành bài kiểm tra.
- Rèn ý thức tự giác trong học tập.
II. Nội dung.
Kiểm tra, dánh giá kiến thức của học sinh trong quá trình học tập.
III. Chuẩn bị.
GV: Đề kiểm tra, hướng dẫn chấm.
HS: Học và chuẩn bị bài ở nhà.
IV. Tiến trình dạy học
1. ổn định:
Sĩ số:
H/S vắng:
2.Kiểm tra
3. Bài mới.
Kiểm tra một tiết.
A. Đề bài.
Câu1: Nêu các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây cam, quýt và cây có múi khác?
Câu 2: Nêu ưu, nhược điểm của phương pháp nhân giống hữu tính và phương pháp chiết cành?
B. Đáp án.
Câu1: (6đ)
- Bón thúc: 1đ
- Đốn: 1đ
- Tạo hình, tạo tán: 1đ
- Phòng trừ sâu bệnh: 1đ
- Phòng trừ tổng hợp: 2đ
Câu 2: (4đ)
- Phương pháp nhân giống hữu tính : (2đ)
+ Ưu điểm : 1đ
+ Nhược điểm: 1đ
- Phương pháp chiết cành: (2đ)
+ Ưu điểm : 1đ
+ Nhược điểm: 1đ
V. Tổng kết đánh giá:
Giáo viên hệ thống, nhận xét bài kiểm tra.
Chuẩn bị bài mới.
=============================================================
Ngày giảng:
I. Mục tiêu
- Biết cách thiết kế vườn ở các vùng, miền
- Thiết kế được một số mô hình vườn theo yêu cầu
- Giáo dục ý thức học tập, an toàn lao động.
II. Nội dung
1. Phân bổ nội dung
T1: Hướng dẫn ban đầu, hướng dẫn thường xuyên
T2,3,4: Hướng dẫn thường xuyên, hướng dẫn kết thúc
2. Trọng tâm
Quy trình thực hiện
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Tranh ảnh, mẫu vật
2. Học sinh: SGK, vở, dụng cụ, vật liệu thực hành.
IV. Tiến trình dạy học
1. ổn định:
Sĩ số:
H/S vắng:
2. Kiểm tra
? Nêu thực trạng vườn hiện nay? nguyên tắc thiết kế vườn?
? Trình bày những công việc cần làm để thiết kế vườn?
3. Bài mới
Hoạt động thầy và trò
Nội dung
HĐ1: Giới thiệu
HĐ2: Kiểm tra
HĐ3: Phát phiếu quy trình, hướng dẫn, giải thích.
Bài tập:
- ĐB Bắc Bộ: Sđ = 1570m2
- ĐB Nam Bộ: Sđ = 4700m2
- ĐB Ven biển: Sđ = 3600m2
- Trung du miền núi: Sđ = 5720m2
HĐ4: Làm mẫu, hướng dẫn, giải thích
HĐ5: Lưu ý học sinh
HĐ6: Phân nhóm, vị trí, tổ chức luyên tập
Giao định mức công việc, thời gian hoàn thành.
HĐ7: Tổ chức thực hành, luyện tập, hướng dẫn, uốn nắn sửa sai kịp thời.
HĐ8: Yêu cầu học sinh ngừng luện tập, phát phiếu hướng dẫn học sinh tự đánh giá nhận xét thực hành
HĐ9: Thu sản phẩm, nhận xét buổi thực hành. đánh giá - khen - chê - chấm điểm
Yêu cầu học sinh thu dọn vệ sinh
A. Hướng dẫn ban đầu
1. Mục tiêu
- Thiết kế được một mô hình vườn theo yêu cầu
- Đảm bảo an toàn lao động.
2. Kiến thức liên quan.
Nguyên tắc thiết kế vườn
3. Quy trình thực hành
Bước 1: Xác định diện tích đất
Bước 2: Xác định loại cây trồng
Bước 3: Xác định loại vật nuôi
Bước 4: Lập sơ đồ vườn cho cả hệ thống V.A.C
Bước 5: Thiết kế cụ thể
Bước 6: Hoàn thành bài tập
4. Làm mẫu
Sơ đồ thiết kế vườn
5. Một số lỗi thường gặp
- Thiết kế không hợp lí: Hướng nhà, chuồng, ao, vườn,...
- Thiết kế sai khác vùng địa lí khí hậu
6. Phân nhóm, dụng cụ, vật liệu
Học sinh làm việc cá nhân
B. Hướng dẫn thường xuyên
- Thiết kế vườn theo đúng quy định
- Nộp báo cáo (kết quả, bản vẽ)
C. Hướng dẫn kết thúc
- Kết thúc thực hành
- Thu dọn vệ sinh
V. Tổng kết, đánh giá.
Giáo viên hệ thống toàn bài, nhấn mạnh trọng tâm.
Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu thực hành bài 5
==============================================================================
Ngày soạn: (Từ tiết 25 đến tiết 26)
Ngày giảng:
Thực hành: cải tạo vườn tạp
I. Mục tiêu
- Biết được quy trình cải tạo vườn tạp
- Thực hiện cải tạo một số khu vườn tạp
- Giáo dục ý thức học tập, an toàn lao động.
II. Nội dung
1. Phân bổ nội dung
T1: Hướng dẫn ban đầu
T2,3,4: Hướng dẫn thường xuyên, hướng dẫn kết thúc
2. Trọng tâm
Quy trình thực hiện
III. Chuẩn bị
1.Giáo viên: Tranh ảnh, mẫu vật
2. Học sinh : SGK, vở, dụng cụ, vật liệu thực hành.
IV. Tiến trình dạy học
1. ổn định:
Sĩ số:
H/S vắng:
2. Kiểm tra
3. Bài mới
Hoạt động thầy và trò
Nội dung
HĐ1: Giới thiệu
HĐ2: Kiểm tra
HĐ3: Phát phiếu quy trình, hướng dẫn, giải thích.
Lưu ý từng nội dung công việc cụ thể trong quá trình thực hành
HĐ4: Làm mẫu, hướng dẫn, giải thích
HĐ5: Lưu ý học sinh
HĐ6: Phân nhóm, vị trí, tổ chức luyên tập
Giao định mức công việc, thời gian hoàn thành.
HĐ7: Tổ chức thực hành, luyện tập, hướng dẫn, uốn nắn sửa sai kịp thời.
HĐ8: Yêu cầu học sinh ngừng luyện tập, phát phiếu hướng dẫn học sinh tự đánh giá nhận xét thực hành
HĐ9: Thu sản phẩm, nhận xét buổi thực hành. đánh giá - khen - chê - chấm điểm
Yêu cầu học sinh thu dọn vệ sinh
A. Hướng dẫn ban đầu
1. Mục tiêu
- Phân tích được thực trạng, lập kế hoạch cải tạo và tiến hành cải tạo vườn
- Đảm bảo an toàn lao động.
2. Kiến thức liên quan.
- Nguyên tắc cải tạo vườn
- Những công việc cần làm để cải tạo vườn
3. Quy trình thực hành
- Quan sát tình hình vườn
- Lập kế hoạch cải tạo
+ Vườn: Đất, tưới tiêu, cây trồng
+ Ao: Cá, nước
+ Chuồng: Con giống, hệ thống chuồng nuôi
- Lập kế hoạch cải tạo: Nội dung côngviệc cải tạo cụ thể
- Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu
- Tiến hành cải tao
4. Làm mẫu
Bản kế hoạch mẫu
5. Một số lỗi thường gặp
- Cải tạo không đúng kế hoạch
- Cải tạo lệch xu hướng thị trường
- Cải tạo không đảm bảo kĩ thuật
6. Phân nhóm, dụng cụ, vật liệu
Học sinh làm việc cá nhân
B. Hướng dẫn thường xuyên
- Thực hiện cải tạo vườn
- Viết báo cáo thực hành
C. Hướng dẫn kết thúc
- Kết thúc thực hành
- Thu dọn vệ sinh
V. Tổng kết, đánh giá.
Giáo viên hệ thống toàn bài, nhấn mạnh trọng tâm.
Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu thực hành tiết sau
Ngày soạn: (Từ tiết 27 đến tiết 28)
Ngày dạy:31/10/2010
Tiết 50-51 Làm đất
I. Mục tiêu
- Củng cố kiến thức đã học về quy trình làm đất gieo hạt và ươm cây con
- Thực hiện theo đúng quy trình làm đất gieo hạt và ươm cây con
- Giáo dục ý thức học tập, an toàn lao động.
II. Nội dung
1. Phân bổ nội dung
Hướng dẫn ban đầu, Hướng dẫn thường xuyên.
Hướng dẫn thường xuyên, hướng dẫn kết thúc.
2. Trọng tâm
Quy trình thực hiện
III. Chuẩn bị
GV: Tranh ảnh, mẫu vật
HS : SGK, vở, dụng cụ, vật liệu thực hành.
IV. Tiến trình dạy học
1. ổn định:
Sĩ số:
H/S vắng:
2. Kiểm tra
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Giới thiệu
Kiểm tra
Phát phiếu quy trình, hướng dẫn, giải thích.
Lưu ý từng nội dung công việc cụ thể trong quá trình thực hành
Làm mẫu, hướng dẫn, giải thích
Lưu ý học sinh
Phân nhóm, vị trí, tổ chức luyên tập
Giao định mức công việc, thời gian hoàn thành.
Tổ chức thực hành, luyện tập, hướng dẫn, uốn nắn sửa sai kịp thời.
Yêu c
File đính kèm:
- giao_an_nghe_lam_vuon_chuong_trinh_ca_nam_chuan_kien_thuc.doc