Một số thông tin về Sơn La

I/VỊ TRÍ ĐỊA LÍ:

Tỉnh Sơn La nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc. Diện tích khoảng 14.035 km².

-Phía Bắc giáp Yên Bái và Lào Cai.

-Phía Nam giáp nước Lào (250km) và Thanh Hoá.

-Phía Đông giáp Phú Thọ – Hoà Bình.

-Phía Tây giáp Điện Biên.

+Giao thông:

~Đường bộ: QL số 6 Hà Tây – Sơn La – Điện Biên chạy xuyên suốt qua tỉnh là tuyến giao thông chính của vùng Tây Bắc.

~Đường thủy: Nhờ có hồ thủy điện nên đã hình thành 250 km đường sông

~Đường hàng không: Sân Bay Nà Sản ( Mai Sơn) đang hoạt động.

+Địa hình:

Địa hình của tỉnh Sơn La chủ yếu là núi và cao nguyên. Đỉnh Sa Phin cao 2874m, đỉnh Pha Luông (Mộc Châu) cao 1880m, đỉnh CôPia (Thuận Châu) cao 1817m. Cao nguyên Mộc Châu có độ cao TB là 1000m. Độ cao TB của tỉnh là 600-700m.

Trên 87 % diện tích đất tự nhiên của tỉnh có độ dốc 25 ˜ trở lên, đa số đồng ruộng của tỉnh nhỏ hẹp, manh múm, chủ yếu là ruộng bậc thang.

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 25/06/2022 | Lượt xem: 277 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số thông tin về Sơn La, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SƠN LA I/VỊ TRÍ ĐỊA LÍ: Tỉnh Sơn La nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc. Diện tích khoảng 14.035 km². -Phía Bắc giáp Yên Bái và Lào Cai. -Phía Nam giáp nước Lào (250km) và Thanh Hoá. -Phía Đông giáp Phú Thọ – Hoà Bình. -Phía Tây giáp Điện Biên. +Giao thông: ~Đường bộ: QL số 6 Hà Tây – Sơn La – Điện Biên chạy xuyên suốt qua tỉnh là tuyến giao thông chính của vùng Tây Bắc. ~Đường thủy: Nhờ có hồ thủy điện nên đã hình thành 250 km đường sông ~Đường hàng không: Sân Bay Nà Sản ( Mai Sơn) đang hoạt động. +Địa hình: Địa hình của tỉnh Sơn La chủ yếu là núi và cao nguyên. Đỉnh Sa Phin cao 2874m, đỉnh Pha Luông (Mộc Châu) cao 1880m, đỉnh CôPia (Thuận Châu) cao 1817m. Cao nguyên Mộc Châu có độ cao TB là 1000m. Độ cao TB của tỉnh là 600-700m. Trên 87 % diện tích đất tự nhiên của tỉnh có độ dốc 25 ˜ trở lên, đa số đồng ruộng của tỉnh nhỏ hẹp, manh múm, chủ yếu là ruộng bậc thang. II HÀNH CHÍNH: Tỉnh lị là thị xã Sơn La Các huyện :Bắc Sơn, Mai Sơn, Mộc Châu, Mường La, Phù Yên, Quỳnh Nhai, Sông Mã, Thuận Châu, Yên Châu. III/TÀI NGUYÊN: +Rừng: Chiếm trên 70 % diện tích tự nhiên của tỉnh, có các loại cây : thông, dẻ, dầu, mộc lan, hồ đào, sau sau Sơn La ít gặp các loài thú lớn mà chỉ có nai, hoẵng, cheo, sơn dương Các loài côn trùng có ích : cánh kiến đỏ, cánh kiến trắng. +Khoáng sản : Có khoảng 10 mỏ than với trữ lượng khoảng 10 triệu tấn, ngoài ra còn có sắt, đồng, nicken, bôxít, vàng Đá vôi và sét của Sơn La có trữ lượng tương đối lớn. Các nguồn nước khoáng : Bản Mòng, Mường Phìa, Phu Mao, Bản Mên. +Đất đai: Đất đai chưa sử dụng còn chiếm tỉ lệ khá lớn, đất đai màu mỡ nhưng dễ bị rửa trôi do có địa hình dốc, có nhiều cánh đồng cỏ, cao nguyên Mộc Châu và Nà Sản đất đai tốt . IV/ ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU THỦY VĂN: +Khí hậu: Thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa đông lạnh, khô từ tháng 10-3, mùa hạ nóng ẩm từ tháng 4-9. Nhiệt độ TB hàng năm là 21 ˜C. Lượng mưa TB hàng năm từ 1200-1600mm (mưa ít). Ít chịu ảnh hưởng của bão, có sương muối và sương mù. +Thủy văn: Với mạng lưới sông suối dày đặc, chảy dốc, nhiều thác ghềnh, Sơn La trên sông Đà giàu tiềm năng về thủy điện (Thủy điện Sơn La đang được tiến hành). Các sông lớn là sông Đà (chảy qua tỉnh 239km), sông Mã chảy qua tỉnh 93 km, các sông khác là Nậm Mu, Nậm Chay. V/DÂN CƯ: Dân số của tỉnh khoảng 881 .000 người (1999). Mật độ dân số là 61 ng/km² (thưa dân). Người Thái chiếm đến 55% rồi đến người Kinh, H’Mông, Mường, Dao, Khơ -Mú, Xinh – Mun VI/SƠ LƯỢC HÌNH THÀNH: Tỉnh Sơn La thành lập từ năm 1895, lúc tên tỉnh là Vạn Bú, tỉnh lị là Vạn Bú. Năm 1904, tỉnh lị Vạn Bú chuyển về Sơn La nên tỉnh cũng đổi thành Sơn La. VII/Văn hoá – du lịch : +Lễ hội: -Lễ hội hoa Ban của người Thái : Diễn ra vào tháng 2 ÂL khi hoa ban nở trắng núi rừng. -Hội Pang – Cẩu Nó của người Khơ -Mú , Xinh –Mun :diễn ra vào khoảng tháng 3-4 ÂL. -Tết Cơm mới của người Khơ Mú : Diễn ra sau vụ gặt tháng 10 ÂL. +Thắng cảnh: Hang nước Thẩm Tát Tòng: cách trung tâm thị xã Sơn La 2km, Hang Thẩm Ké ( hang Văn Bia Lê Thái Tông) có tấm bia khắc trên đá. Mó nước nóng Bảng Mòng (TX Sơn La) :có nhiệt độ nước nóng từ 35-40Ł˜C. Chùa Chiền Viện (Mộc Châu) : Có nhiều tượng đúc bằng đồng, bằng thiếc. Bảo tàng và nhà tù Sơn La: Nhà tù Sơn La do người Pháp xây dựng năm 1908 và mở rộng những năm 1930-1940, lúc đầu chỉ là một nhà tù nhỏ hàng tỉnh, từ năm 1930-1945, đã trở thành nơi giam cầm hàng ngàn người Việt Nam yêu nước. Trong nhiều năm , tại đây nhiều người đã trở thành cán bộ chủ chốt của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc cùng với cây đào Tô Hiệu. Di tích nhà tù Sơn La đã được nhà nước xếp hạng vào năm 1962, bên cạnh khu di tích là các nhà Bảo tàng Tổng Hợp giới thiệu truyền thống lịch sử, văn hoá, hiện vật của cộng đồng các dân tộc Sơn La. VIII/KINH TẾ: +Nông nghiệp: Cây lương thực : ngô, lúa, khoai, sắn (diện tích trồng ngô nhiều hơn diện tích trồng lúa, năng suất cây trồng chưa cao. Cây công nghiệp: bông, mía, lạc, đậu tương, chè (Mộc Châu), cà phê (Sơn La – Nà Sản). Cây ăn trái : xoài, nhãn, vải, dứa, mận Chăn nuôi là thế mạnh của Sơn La : trâu, bò, lợn, gia cầm ( nông trường chăn nuôi bò sữa Mộc Châu đã có từ năm 1958). +Ngư nghiệp: Dựa vào các hồ thủy lợi, hồ thủy điện, diện tích nuôi trồng thủy sản được phát triển mạnh (nuôi cá bè, nuôi cá lồng). +Công nghiệp: Các mỏ than của Sơn La nhỏ , công nghiệp chế biến gỗ – lâm sản, công nghiệp chế biến chè đen – chè xanh – sữa – thịt ở Mộc Châu, chế biến đồ uống.

File đính kèm:

  • docmot_so_thong_tin_ve_son_la.doc
Giáo án liên quan