A. Mục tiêu:
- Giúp HS nắm được những khái niệm cơ bản về thông tin và biểu diễn thông tin.
- Khái niệm phần mềm của máy tính.
- Những ứng dụng của tin học.
B. Chuẩn bị:
- GV: Giáo án, tài liệu tham khảo.
- HS: Vở ghi.
C. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp
2. Bài mới:
53 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3454 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án nghề phổ thông cơ sở - Trường THCS Văn Nhân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:24/01/2011
Ngày dạy:27/01/2011
Phần I: Một số khái niệm cơ bản
Tiết 1 – 3
Những khái niệm cơ bản
A. Mục tiêu:
- Giúp HS nắm được những khái niệm cơ bản về thông tin và biểu diễn thông tin.
- Khái niệm phần mềm của máy tính.
- Những ứng dụng của tin học.
B. Chuẩn bị:
- GV: Giáo án, tài liệu tham khảo.
- HS: Vở ghi.
C. Tiến trình dạy học:
ổn định lớp
Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: 1/Khái niệm về thông tin và biểu diễn thông tin
- Trong cuộc sống hàng ngày các em tiếp nhận thông tin qua những nguồn nào?
- Theo em thông tin là gì? Lấy ví dụ?
- Thông tin thường được biểu diễn dưới các dạng cơ bản nào?
- Biểu diễn thông tin là gì?
- Thông tin trong máy tính được biểu diễn như thế nào?
a/ Khái niệm thông tin
- Con người tiếp nhận thông tin qua các nguồn như ti vi, đài, sách báo...
- Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh (Sự vật, sự kiện...) và về chính con người.
VD: Tiếng trống trường báo cho em đến giờ vào lớp, ra chơi hay tan học.
b/Biểu diễn thông tin
- Thông tin được biểu diễn dưới ba dạng cơ bản: Văn bản, âm thanh, hình ảnh.
Biểu diễn thông tin là cách thể hiện thông tin dưới dạng cụ thể nào đó.
- Thông tin trong máy tính được biểu diễn dưới dạng dãy nhị phân (dãy bit) chỉ gồm hai kí hiệu 0 và 1 tương ứng với hai trạng thái có hoặc không có tín hiệu hoặc đóng hay ngắt mạch điện.
Hoạt động 2: 2/ Khái niệm phần mềm của máy tính
- Phần mềm là gì?
- Phần mềm được chia làm mấy loại? Lấy ví dụ cho từng loại?
a/Khái niệm phần mềm:
- Phần mềm là những chương trình hay tập hợp các lệnh, mỗi câu lệnh hướng dẫn một thao tác cụ thể cần thực hiện.
b/Phân loại phần mềm:
* Phần mềm hệ thống: là các chương trình tổ chức việc quản lí, điều phối các bộ phận chức năng của máy tính sao cho chúng hoạt động một cách nhịp nhàng và chính xác.
VD: Windows XP, Windows 98, MS – DOS...
* Phần mềm ứng dụng: Là chương trình đáp ứng những yêu cầu ứng dụng cụ thể.
VD: Phần mềm soạn thảo văn bản, phần mềm nghe nhạc, xem phim...
Hoạt động 3: 3/Những ứng dụng của tin học.
- Theo em tin học có những ứng dụng gì?
- Thực hiện tính toán.
- Tự động hoá các công việc văn phòng.
- Hỗ trợ công tác quản lí.
- Công cụ học tập và giải trí.
- Liên lạc, tra cứu và mua bán trực tuyến.
- Điều khiển tự động các dây truyền sản xuất và Robot.
3. Củng cố, dặn dò:
- Cần nắm vững các khái niệm về thông tin và biểu diễn thông tin.
- Các khái niệm phần mềm máy tính.
- Những ứng dụng của tin học trong cuộc sống.
- Về nhà học bài.
Ngày soạn: 14/02/2011
Ngày dạy:17/02/2011
Tiết 4 – 6
Giới thiệu về máy tính: sơ đồ cấu trúc, bộ xử lý trung tâm
Các bộ nhớ, một số thiết bị vào ra thông dụng, khởi động máy tính.
Mục tiêu:
Giúp HS nắm được sơ đồ cấu trúc của máy tính:
+ Bộ xử lí trung tâm.
+ Các bộ nhớ
+ Một số thiết bị vào, ra.
Chuẩn bị:
GV: Giáo án
HS: Vở ghi.
Tiến trình dạy học:
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
* Phần mềm máy tính là gì? Có mấy loại phần mềm?
* Nêu các ứng dụng của tin học?
Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: 1/Sơ đồ cấu trúc máy tính
- Em hãy vẽ sơ đồ cấu trúc máy tính?
T/B
Ra
Màn hình,
Máy in, ổ đĩa , loa………..
T/B
Vào
BP,
Chuột,
Máy quét,
ổ đĩa………..
ĐV điều khiển
CU
Bộ số học
Logic.ALU
Bộ nhớ
Hoạt động 2: 2/ Cấu trúc chung của máy tính điện tử
- Qua sơ đồ cấu trúc máy tính chúng ta đã nắm được các bộ phận chính cấu thành máy tính.
- Theo em bộ xử lý trung tâm có nhiệm vụ gì?
- Bộ nhớ được chia làm mấy loại? Nêu chức năng của từng loại?
- Thiết bị vào/ra có nhiệm vụ gì?
a/ Bộ xử lý trung tâm (CPU):
- Được coi là bộ não của máy tính.
- Thực hiện các chức năng tính toán, điều khiển và phối hợp mọi hoạt động của máy tính theo sự chỉ dẫn của chương trình.
b/ Bộ nhớ:
- Là nơi lưu các chương trình và dữ liệu.
* Gồm hai loại:
- Bộ nhớ trong: Dùng để lưu chương trình và dữ liệu trong quá trình máy tính làm việc. Gồm ROM và RAM, nhưng phần chính của bộ nhớ trong là RAM. Khi máy tính tắt toàn bộ các thông tin trong RAM đều bị mất đi khi ngắt điện.
- Bộ nhớ ngoài: Dùng để lưu trữ lâu dài chương trình và dữ liệu. Thông tin lưu trữ trên bộ nhớ ngoài không bị mất đi khi ngắt điện.
VD: đĩa mềm, ổ cứng, đĩa CD\DVD, cổng USB...
c/ Thiết bị vào/ra
* Thiết bị vào/ra còn gọi là thiết bị ngoại vi giúp máy tính trao đổi thông tin với bên ngoài, đảm bảo việc giao tiếp với người sử dụng.
Thiết bị vào: Bàn phím, chuột, máy quét...
Thiết bị ra: Màn hình, máy in, máy vẽ...
Hoạt động 3: 3/ Khởi động máy tính
- Làm thế nào để khởi động máy tính?
- Bật công tắc ở thân và màn hình máy tính. Windows sẽ tự động chạy. Đến khi xuất hiện màn hình nền là xong quá trình khởi động.
- Tuỳ thuộc vào cách cài đặt, có thể phải gõ Password để vào màn hình nền Desktop.
4. Củng cố, dặn dò:
Cần nắm được sơ đồ cấu trúc máy tính.
Nắm được chức năng của từng phần trong cấu trúc máy tính.
Về nhà học bài, chuẩn bị giờ sau thực hành.
Ngày soạn:21/02/2011
Ngày dạy: 24/02/2011
Tiết 7 – 9
Thực hành: Xem cấu trúc bên trong máy tính
Khởi động máy tính
Mục tiêu:
Giúp HS nhận biết được một số bộ phận bên trong thân máy tính, các thiết bị vào/ra:
+ Bộ xử lí trung tâm.
+ Các bộ nhớ
+ Một số thiết bị vào, ra.
Chuẩn bị:
GV: Giáo án, tài liệu tham khảo, phòng máy.
HS: Vở ghi.
Tiến trình dạy học:
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
* Vẽ sơ đồ cấu trúc máy tính?
* Bộ xử lý trung tâm có nhiệm vụ gì?
3.Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: 1/ Xem cấu trúc máy tính
- GV cho HS quan sát hình ảnh các thiết bị nhập dữ liệu và nêu công dụng của từng loại.
- GV cho HS quan sát hình ảnh các thiết bị ra.
- GV giới thiệu cho HS một số thiết bị lưu trữ dữ liệu.
- GV giới thiệu cho HS các thiết bị bên trong case máy tính.
a) Các thiết bị nhập dữ liệu:
- Bàn phím: là thiết bị nhập dữ liệu chính của máy tính.
- Chuột: Là thiết bị điều khiển nhập dữ liệu dùng nhiều trong môi trường giao diện đồ hoạ của máy tính.
b) Các thiết bị ra:
- Màn hình: hiển thị kết quả hoạt động của máy tính và hầu hết các giao tiếp giữa người và máy tính.
- Máy in: là thiết bị dùng để đưa dữ liệu ra giấy.
- Loa: Thiết bị dùng để đưa âm thanh ra.
c) Các thiết bị lưu trữ dữ liệu:
- Đĩa cứng: là thiết bị lưu trữ dữ liệu có dung lượng lớn.
- Đĩa mềm, cổng USB, đĩa CD/DVD…
d) Case máy tính:
- Chứa nhiều thiết bị phức tạp, bao gồm bộ vi xử lý (CPU), bộ nhớ (RAM), nguồn điện… được gắn trên một bảng mạch có tên là bảng mạch chủ.
Hoạt động 2: 2/Khởi động và tắt máy tính
- Làm thế nào để khởi động máy tính?
- Nêu cách tắt máy tính?
a) Khởi động máy tính:
- Bật công tắc màn hình và công tắc trên cây máy tính, Windows sẽ tự động chạy.
- Tuỳ thuộc vào cách cài đặt, có thể phải gõ Password để vào màn hình nền Desktop.
b) Tắt máy tính:
- Kích chọn Start\Turn off computer\Turn off.
* Chú ý: Trước khi tắt máy nên đóng tất cả các ứng dụng đang chạy.
4. Củng cố, dặn dò:
- Cần nắm được các bộ phận cơ bản cấu thành máy tính.
- Nắm được cách khởi động và tắt máy tính.
- Về nhà học bài.
Ngày soạn: 28/02/2011
Ngày dạy: 03/03/2011
Tiết 10 - 12
Những kiến thức cơ sở: Khái niệm hệ điều hành
Tệp và quản lý tệp (Kiểm tra 15 phút)
Mục tiêu:
Giúp HS nắm được thế nào là hệ điều hành, nhiệm vụ chính của hệ điều hành.
Nắm được tệp là gì? Cách quản lý tệp.
Chuẩn bị:
GV: Giáo án, tài liệu tham khảo, phòng máy.
HS: Vở ghi.
Tiến trình dạy học:
1. ổn định lớp.
2.Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: 1/Khái niệm hệ điều hành
- Thế nào là hệ điều hành? Lấy ví dụ?
- Hệ điều hành có nhiệm vụ gì?
a) Khái niệm:
- Hệ điều hành là phần mềm cơ bản gồm tập hợp các chương trình điều khiển hoạt động của máy tính , cho phép người sử dụng khai thác dễ dàng, hiệu quả các thiết bị và hệ thống.
VD: hệ điều hành Windows, MS - DOS...
b) Nhiệm vụ chính của hệ điều hành:
- Điều khiển phần cứng và tổ chức thực hiện các chương trình máy tính.
- Cung cấp giao diện cho người dùng. Giao diện là môi trường giao tiếp cho phép con người trao đổi thông tin với máy tính trong quá trình làm việc.
- Tổ chức và quản lý thông tin trong máy tính.
Hoạt động 2: 2/Tệp và quản lý tệp
- Hệ điều hành tổ chức thông tin trong máy tính theo cấu trúc hình cây gồm các tệp và thư mục.
- Vậy tệp tin là gì?
- Tệp tin có dung lượng như thế nào?
- Nêu các kiểu của tệp tin?
- Người ta làm thế nào để quàn lý tệp tin?
- Trong các tên tệp tin sau, tên nào viết đúng, tên nào viết sai? Vì sao? Bai tap; Lop10.; danhsach.doc; A?Bcd.EF.MP3; phim anh.dat.
a) Tệp tin:
- Tệp tin (Tập tin - File): là đơn vị cơ bản để lưu trữ thông tin trên thiêt bị lưu trữ do hệ điều hành quản lý.
- Tệp tin có thể rất nhỏ chỉ chứa một vài kí tự hoặc có thể rất lớn.
* Các kiểu của tệp tin:
Tệp hình ảnh: hình vẽ, tranh ảnh...
Tệp âm thanh: bản nhạc, bài hát...
Tệp văn bản: sách, tài liệu, thư từ...
Các tệp chương trình: phần mềm học tập, phần mềm trò chơi...
b) Quản lý tệp:
- Mỗi tệp có một tên và kèm theo các thông tin về ngày tháng tạo lập hoặc cập nhật.
* Cách đặt tên tệp:
- Tên tệp = phần tên.phần kiểu
+ Phần tên: Dài không quá 255 kí tự (kí tự tạo tên a -> z, 0->9, có cả khoảng trắng...) và một số ít kí hiệu khác ($, @...) nhưng không được chứa các kí tự đặc biệt như: / \ : ? | “.
+ Tên tệp nên đặt ngắn gọn, gợi nhớ và phù hợp.
+ Phần kiểu: có thể có hoặc không dùng để nhận biết kiểu của tệp tin (văn bản, âm thanh, hình ảnh, các chương trình).
- Tên đúng: Bai tap; phim anh.dat; danhsach.doc;
- Tên sai: Lop10. (Vì chứa dấu (.))
A?Bcd.EF.MP3 (Sai vì chứa kí tự ?)
4. Củng cố, dặn dò:
- Cần nắm được khái niệm và nhiệm vụ chính của hệ điều hành.
- Biết được thế nào là tệp tin và cách quản lý tệp tin.
- Về nhà học bài.
Ngày soạn:07/03/2011
Ngày dạy: 10/03/2011
Tiết 13 – 15:
Hệ điều hành Windows. Làm việc với tệp và thư mục
Mục tiêu:
Giúp HS nắm được hệ điều hành Windows có những chức năng chính gì.
- Nắm được các thao tác làm việc với tệp và thư mục như: tạo mới, đổi tên, xoá, sao chép, di chuyển...
Chuẩn bị:
GV: Giáo án
HS: Vở ghi.
Tiến trình dạy học:
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
* Nêu khái niệm hệ điều hành
* Tệp tin là gì? Nêu cách đặt tên tệp tin?
Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: 1/ Hệ điều hành Windows
- Nêu các chức năng chính của hệ điều hành windows?
- Là tập hợp các chương trình điều khiển máy tính thực hiện các chức năng chính như:
+ Điều khiển phần cứng của máy tính.
VD: Nó nhận thông tin nhập từ bàn phím và gửi thông tin xuất ra màn hình, máy in.
+ Làm nền cho các chương trình ứng dụng khác chạy.
VD: các chương trình xử lý văn bản, âm thanh.
+ Quản lý việc lưu trữ thông tin trên các ổ đĩa.
+ Cung cấp khả năng kết nối và trao đổi thông tin giữa các máy tính.
- Windows có giao diện đồ hoạ.
Ví dụ: Hệ điều hành Windows98, 2000, me, XP...
Hoạt động 2: 2/ Làm việc với tệp và thư mục
- Thư mục là gì? Nêu các loại thư mục mà em biết?
- Thế nào là đường dẫn?
- Nêu các thao tác chính với tệp và thư mục?
+ Nêu cách tạo thư mục mới?
+ Nêu cách đổi tên thư mục, tệp tin?
+ Nêu cách sao chép thư mục, tệp tin?
+ Nêu cách di chuyển thư mục, tệp tin?
+ Nêu cách xoá thư mục, tệp tin?
a) Thư mục:
- Thư mục là nơi trên đĩa chứa các thư mục con hoặc tệp tin.
- Mỗi thư mục được đặt một tên để phân biệt. Các thư mục trong cùng một thư mục mẹ phải có tên khác nhau.
- Thư mục mẹ: là thư mục chứa một hoặc nhiều thư mục hay tệp tên nằm trong nó.
- Thư mục con: là thư mục nằm trong thư mục khác.
VD: C:\Hoc tap\Mon tin\Tin hoc6.doc
* Đường dẫn: Là dãy tên các thư mục lồng nhau đặt cách nhau bởi dấu \, bắt đầu từ một thư mục xuất phát nào đó và kết thúc bằng thư mục hoặc tệp để chỉ ra đường dẫn tới thư mục hoặc tệp tương ứng.
b) Các thao tác với tệp và thư mục:
* Tạo thư mục mới:
- Mở thư mục sẽ chứa thư mục mới.
- Chọn File\New\Folder.
- Gõ tên mới cho thư mục rồi nhấn Enter.
* Đổi tên thư mục, tệp tin:
- Nhấn chuột phải vào thư mục, tệp tin cần đổi tên, kích chọn Rename.
- Gõ tên mới. Nhấn Enter.
* Sao chép thư mục, tệp tin:
- Chọn tệp tin hoặc thư mục cần sao chép.
- Chọn Edit\Copy
- Mở thư mục sẽ chứa thư mục cần sao chép.
- Chọn Edit\Paste.
* Di chuyển thư mục, tệp tin:
- Chọn tệp tin, thư mục cần di chuyển.
- Chọn Edit\Cut.
- Mở thư mục sẽ chứa thư mục cần di chuyển
- Chọn Edit\Paste
* Xoá thư mục, tệp tin:
- Chọn thư mục hoặc tệp tin cần xoá.
- Chọn Edit\Delete.
Xuất hiện hộp thoại, chọn Yes nếu muốn xoá.
4. Củng cố, dặn dò:
- Cần nắm được hệ điều hành Windows giúp máy tính thực hiện các chức năng chính nào?
- Nắm được thế nào là thư mục, đường dẫn.
- Nắm được các thao tác làm việc chính với tệp và thư mục.
- Về nhà học bài, chuẩn bị giờ sau thực hành.
Ngày soạn:14/03/2011
Ngày dạy: 17/03/2011
Tiết 16 – 21
Thực hành: Khởi động windows
Các thao tác với tệp và thư mục
Mục tiêu:
- Giúp HS nắm được các chức năng chính của hệ điều hành Windows.
- Nắm được cách thực hiện các thao tác với tệp và thư mục.
B. Chuẩn bị:
GV: Giáo án, tài liệu tham khảo, phòng máy.
HS: Vở ghi.
C. Tiến trình dạy học:
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
* Hệ điều hành Windows giúp máy tính thực hiện các chức năng chính nào?
* Nêu các thao tác với tệp và thư mục?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: 1/ Khởi động Windows
- Yêu cầu HS khởi động máy tính?
- HS bật công tắc màn hình và công tắc trên thân máy tính. Để máy tính tự khởi động vào Windows.
Hoạt động 2: 2/ Các thao tác với tệp và thư mục.
1/ Bài tập 1:
a) Mở thư mục My document, tạo hai thư mục THCS và PHUC TIEN.
b) Trong thư mục PHUC TIEN tạo thư mục con LOP8B.
c) Sao chép thư mục con LOP8B trong thư mục PHUC TIEN sang thư mục THCS.
d) Đổi tên thư mục LOP8B trong thư mục PHUC TIEN thành LOP7B.
e) Di chuyển thư mục PHUC TIEN vào trong thư mục THCS.
f) Xoá thư mục PHUC TIEN.
2/ Bài tập 2:
a) Mở My computer chọn ổ D, tạo hai thư mục VAN HOC và TOAN HOC trong ổ D.
b) Trong thư mục TOAN HOC tạo thư mục con TOAN 8.
c) Sao chép tệp tin Bai_tap1 trong thư mục My document sang thư mục VAN HOC.
d) Đổi tên tệp tin Bai_tap1 trong thư mục VAN HOC thành Van_7.
e) Di chuyển thư mục VAN HOC trong ổ D sang thư mục My document.
f) Xoá thư mục TOAN HOC.
3/ Bài tập 3:
Các em tự tạo thư mục riêng với tên thư mục là tên của các em trong ổ D. Sau đó sao chép một số tệp tin có trong My document sang thư mục em vừa tạo.
1/ Bài tập 1:
a) - Mở My document.
- Chọn File\New\Folder.
- Gõ tên mới THCS. Sau đó nhấn Enter.
Làm tương tự với thư mục PHUC TIEN.
b) - Mở thư mục PHUC TIEN.
- Chọn File\New\Forder.
- Gõ tên mới LOP8B. Nhấn Enter.
c) - Chọn thư mục LOP8B.
- Chọn Edit\Copy.
- Mở thư mục THCS. Chọn Edit\Paste.
d) - Nhấn chuột phải vào thư mục LOP8B.
- Chọn Rename.
- Gõ tên mới LOP7B. Nhấn Enter.
e) - Chọn thư mục PHUC TIEN.
- Chọn Edit\Cut.
- Mở thư mục THCS. Chọn Edit\Paste.
f) - Chọn thư mục PHUC TIEN.
- Chọn Edit\Delete. Sau đó chọn Yes.
2/ Bài tập 2:
a) - Mở My computer, mở ổ D.
- Chọn File\New\Folder.
- Gõ tên mới VAN HOC. Nhấn Enter.
Làm tương tự với thư mục TOAN HOC.
b) - Mở thư mục TOAN HOC.
- Chọn File\New\Folder.
- Gõ tên mới TOAN 8. Nhấn Enter.
c) - Chọn tệp tin Bai_tap1.
- Chọn Edit\Copy.
- Mở thư mục VAN HOC. Chọn Edit\Paste.
d) - Kích chuột phải vào tệp tin Bai_tap1 trong thư mục VAN HOC.
- Chọn Rename. Gõ tên mới. Nhấn Enter.
e) - Chọn thư mục VAN HOC trong ổ D.
- Chọn Edit\Cut
- Mở thư mục My document. Chọn Edit\Paste.
f) - Chọn thư mục TOAN HOC.
- Chọn Edit\Delete. Sau đó chọn Yes.
- Học sinh làm bài dưới sự hướng dẫn của GV.
4. Củng cố, dặn dò:
- Biết cách khởi động máy tính.
Cần nắm vững các thao tác với tệp và thư mục.
Về nhà tự thực hành.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 22 – 24
Một số chức năng khác: Khởi động và kết thúc chương trình
Tạo đường tắt, tìm kiếm tệp và thư mục
Mục tiêu:
Giúp HS biết cách khởi động và kết thúc một chương trình.
Biết cách tạo đường tắt.
Biết cách tìm kiếm tệp và thư mục.
Chuẩn bị:
GV: Giáo án, tài liệu tham khảo, phòng máy.
HS: Vở ghi.
Tiến trình dạy học:
1. ổn định lớp.
2. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Khởi động và kết thúc chương trình
- Thường sử dụng những cách nào để khởi động một chương trình?
- Muốn thoát khỏi một chương trình ta làm thế nào?
a) Khởi động:
- Cách 1: Nháy đúp chuột vào biểu tượng của chương trình trên màn hình nền.
- Cách 2: Kích chọn Start\Programs\chương trình cần mở.
b) Thoát:
- Kích chuột vào nút dấu
- Hoặc chọn File\Close (Exit).
- Thế nào là đường tắt?
- Nêu cách tạo đường tắt?
- Nêu cách tìm kiếm tệp và thư mục?
a) Tạo đường tắt (Shortcut):
- Shortcut là chương trình được tạo ra giúp người sử dụng truy cập đến một chương trình, một ổ đĩa hoặc một thư mục nhanh hơn.
* Cách tạo shortcut:
- Mở thư mục chứa tệp tin hoặc chương trình cần tạo Shortcut.
- Kích chuột phải vào tệp tin hoặc chương trình, chọn:
+ Creat shortcut: tạo shortcut ngay trong thư mục đang mở.
+ Send to\Desktop (Creat shortcut): tạo shortcut trên nền Desktop.
b) Tìm kiếm tệp và thư mục:
- Chọn Start\Search, xuất hiện hộp thoại.
Để tìm kiếm thông tin cần thiết, kích chuột vào các mục tương ứng trên bảng chọn bên trái cửa sổ:
+ Picture, music or video: Tìm kiếm các tệp ảnh, nhạc.
+ Documents: Tìm kiếm tài liệu văn bản.
+ All file and foder: tìm kiếm các tệp và thư mục.
* Khi chọn All file and folder có các mục:
+ All or part of the file name: tên tệp hoặc một cụm từ của tên cần tìm.
+ A word or phrase in the file: cụm từ nội dung chứa trong tệp cần tìm.
+ Look in: Vị trí tìm kiếm (ổ đĩa hoặc thư mục cụ thể).
3. Củng cố, dặn dò:
Cần nắm vững cách khởi động và thoát khỏi một số chương trình.
Biết cách tạo đường tắt cho một số chương trình và tệp tin.
Biết cách tìm kiếm tệp và thư mục.
Về nhà học bài, chuẩn bị giờ sau thực hành.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 25 – 30
Thực hành; Khởi động và kết thúc chương trình
Tạo đường tắt, tìm kiếm tệp và thư mục
Mục tiêu:
Giúp HS nắm được cách khởi động và kết thúc một số chương trình.
Biết cách tạo đường tắt, tìm kiếm tệp và thư mục.
Chuẩn bị:
GV: Giáo án, tài liệu tham khảo, phòng máy.
HS: Vở ghi.
Tiến trình dạy học:
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
* Nêu cách khởi động và kết thúc chương trình?
Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: 1/Khởi động và kết thúc chương trình
- Nêu cách khởi động Windows Explore?
a) Khởi động:
- Cách 1: Start\Programs\Windows Explore
- Cách 2: Nhấn chuột phải vào Start\Explore.
* Nháy đúp chuột vào biểu tượng My computer trên màn hình nền.
* Nháy đúp chuột vào biểu tượng My document trên màn hình nền.
b) Kết thúc:
Kích chuột vào nút dấu X.
Hoặc chọn File\Close (Exit).
Hoạt động 2: 2/ Tạo đường tắt, tìm kiếm tệp và thư mục.
- Tạo đường tắt cho tệp tin Vanban.doc, Baitap.doc trong thư mục My document. (Tạo ngay trong thư mục đang mở, tạo trên nền Desktop)?
- Tìm kiếm tệp Baitho.doc, Vanban2.doc và Lichsu.doc trong ổ D?
- Tìm kiếm thư mục TOAN, VAN, NGOAI NGU trong ổ D?
a) Tạo đường tắt:
- Mở thư mục My document.
- Kích chuột phải vào tệp tin Vanban.doc, Baitap.doc, chọn Creat shortcut (nếu tạo đường tắt ngay trong thư mục đang mở) hoặc chọn Send to\Desktop (Creat shortcut) nếu tạo đường tắt trên nền Desktop.
b) Tìm kiếm tệp và thư mục:
- Kích chuột vào Start\Search, xuất hiện hộp thoại chọn All File or Folder.
+ Nhập tên tệp cần tìm (Baitho.doc, vanban2.doc, Lichsu.doc).
+ Chọn ổ cần tìm là ổ D.
* Làm tương tự như đối với tìm tệp tin.
Củng cố, dặn dò:
Cần nắm vững cách khởi động và kết thúc chương trình.
Nắm vững cách tạo đường tắt, tìm kiếm tệp và thư mục.
Về nhà học bài, tự thực hành ở nhà.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 31 – 33
Thực hành tổng hợp, ôn tập
Mục tiêu:
Giúp HS củng cố lại các kiến thức đã học từ đầu học kì I.
Chuẩn bị:
GV: Giáo án, tài liệu tham khảo, phòng máy.
HS: Vở ghi.
Tiến trình dạy học:
1. ổn định lớp.
2. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: 1/Một số khái niệm cơ bản
- Nêu những khái niệm cơ bản đã học?
1/Những khái niệm cơ bản:
- Khái niệm về thông tin và biểu diễn thông tin.
- Phần mềm máy tính: phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng.
- Cấu trúc máy tính: Sơ đồ cấu trúc, bộ xử lí trung tâm, bộ nhớ trong, bộ nhớ ngoài, các thiết bị vào ra.
Hoạt động 2: 2/Hệ điều hành Windows
- Nhắc lại các khái niệm về hệ điều hành, tệp và cách quản lí tệp?
- Nêu các thao tác với tệp và thư mục?
- Nêu cách khởi động và kết thúc chương trình?
- Nhắc lại cách tạo đường tắt, tìm kiếm tệp và thư mục?
1/Những kiến thức cơ sở:
Khái niệm hệ điều hành.
Tệp và quản lí tệp.
2/Hệ điều hành Windows:
Các thao tác với tệp và thư mục
3/Một số chức năng khác:
Khởi động và kết thúc chương trình.
Tạo đường tắt, tìm kiếm tệp và thư mục.
Hoạt động 3: 3/Hướng dẫn thực hành.
Bài 1: Quan sát các bộ phận cơ bản của máy tính, chỉ ra tên từng bộ phận?
Bài 2:
1. Trong ổ D tạo thư mục TOAN, VAN, NGOAI NGU.
2. Sau đó sao chép thư mục TOAN 7, VAN 6, NGOAI NGU 8 trong thư mục My document lần lượt sang thư mục TOAN, VAN, NGOAI NGU vừa tạo.
3. Xoá các thư mục vừa sao chép TOAN 7, VAN 6, NGOAI NGU 8 trong My document.
4. Sao chép tệp tin Bai tap 1.doc trong thư mục My document sang thư mục TOAN 7 trong thư mục TOAN.
HS quan sát các bộ phận sau đó chỉ ra tên từng bộ phận cơ bản trong máy tính.
1. Mở ổ D, chọn File\New Folder
Nhập tên thư mục là TOAN.
Làm tương tự với hai thư mục còn lại.
2. Mở thư mục My document
Chọn thư mục TOAN 7, chọn Edit\Copy.
Sau đó mở ổ D, mở thư mục TOAN, chọn Edit\Paste.
Làm tương tự với hai thư mục còn lại.
3. Bôi đen thư mục TOAN 7, VAN 6, NGOAI NGU 8 trong My document. Sau đó nhấn phím Delete trên bàn phím. Chọn Yes.
4. Mở thư mục My document, chọn tệp tin Bai tap 1.doc.
Chọn Edit\Copy
Mở thư mục TOAN 7 trong thư mục TOAN. Chọn Edit\Paste.
3. Củng cố, dặn dò:
Cần nắm vững các kiến thức đã học từ đầu năm học.
Về nhà tự thực hành ở nhà.
Chuẩn bị giờ sau kiểm tra thực hành.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 34
Kiểm tra thực hành.
Mục tiêu:
Giúp HS củng cố lại các kiến thức đã học từ đầu năm học.
Đề bài:
Bài 1:
a) Mở My computer chọn ổ D, tạo hai thư mục VAN 8 và TOAN 8 trong ổ D.
b) Trong thư mục TOAN 8 tạo thư mục con HINH HOC.
c) Sao chép tệp tin Bai_tap1 trong thư mục My document sang thư mục VAN 8.
d) Đổi tên tệp tin Bai_tap1 trong thư mục VAN 8 thành Bai_tho.
e) Di chuyển thư mục VAN 8 trong ổ D sang thư mục My document.
f) Xoá thư mục TOAN 8.
Bài 2:
Tạo đường tắt cho tệp tin Bai_tap 1 trong thư mục My document ngoài màn hình nền Desktop.
Tìm kiếm thư mục LICH SU trong ổ D.
Đáp án:
Bài 1:
a) Mở ổ D, chọn File\New\Folder, gõ tên mới VAN 8. Nhấn Enter.
Làm tương tự với thư mục TOAN 8.
b) Mở thư mục TOAN 8, chọn File\New\Folder, gõ tên mới HINH HOC. Nhấn Enter.
Mở thư mục My document, chọn tệp tin Bai_tap 1, chọn Edit\Copy, mở ổ D, mở thư mục VAN 8, chọn Edit\Paste.
Kích chuột phải vào tệp tin Bai_tap 1, chọn Rename, gõ tên mới Bai_tho. Nhấn Enter.
e) Chọn thư mục VAN 8, chọn Edit\Cut, mở thư mục My document, chọn Edit\Paste.
f) Chọn thư mục TOAN 8, chọn Edit\Delete, chọn Yes.
Bài 2:
a) - Mở thư mục My document, kích chuột phải vào tệp tin Bai_tap 1.
Chọn Send to\Desktop (Creat shortcut)
b) - Kích chuột vào Start\Search, xuất hiện hộp thoại chọn All File or Folder.
+ Nhập tên thư mục cần tìm LICH SU.
+ Trong mục Look in: chọn ổ cần tìm là ổ D.
+ Chọn Search.
------------------------------------
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 35
Kiểm tra học kì I
Mục tiêu:
Giúp HS củng cố lại toàn bộ các kiến thức đã học trong học kì I.
Đề bài:
Bài 1:
a) Mở My computer chọn ổ D, tạo hai thư mục VAN và TOAN trong ổ D.
b) Trong thư mục TOAN tạo thư mục con DAI SO.
c) Sao chép tệp tin BT_dai.doc trong thư mục My document sang thư mục TOAN.
d) Đổi tên tệp tin BT_dai.doc trong thư mục TOAN thành Bai_tap.doc.
e) Di chuyển thư mục VAN trong ổ D sang thư mục My document.
f) Xoá thư mục TOAN .
Bài 2:
Tạo đường tắt cho thư mục NGOAI NGU trong thư mục My document ngoài màn hình nền Desktop.
Tìm kiếm thư mục VAN trong ổ D.
Đáp án:
Bài 1:
a) Mở ổ D, chọn File\New\Folder, gõ tên mới VAN. Nhấn Enter.
Làm tương tự với thư mục TOAN.
b) Mở thư mục TOAN, chọn File\New\Folder, gõ tên mới DAI SO. Nhấn Enter.
Mở thư mục My document, chọn tệp tin BT_dai.doc, chọn Edit\Copy, mở ổ D, mở thư mục TOAN, chọn Edit\Paste.
Kích chuột phải vào tệp tin BT_dai.doc, chọn Rename, gõ tên mới Bai_tap.doc. Nhấn Enter.
e) Chọn thư mục VAN, chọn Edit\Cut, mở thư mục My document, chọn Edit\Paste.
f) Chọn thư mục TOAN, chọn Edit\Delete, chọn Yes.
Bài 2:
a) - Mở thư mục My document, kích chuột phải vào thư mục NGOAI NGU
Chọn Send to\Desktop (Creat shortcut)
b) - Kích chuột vào S
File đính kèm:
- tin day nghe.doc