A/ YÊU CẦU GIÁO DỤC:
- Học sinh hiểu trách nhiệm của bản thân trong năm học cuối cấp và thống nhất phương hướng hoạt động của lớp trong năm học này.
- Lựa chọn đội ngũ cán bộ lớp năng động sáng tạo, trách nhiệm dể góp phần phát huy truyền thống trướng, lớp.
- Học sinh hiểu nhiệm vụ và quyền lợi của học sinh cuối cấp THCS.
- Tự xác định trách nhiệm bản thân phải hoàn thành tốt cá nhiệm vụ đó.
- Biết sử dụng các biện pháp hợp lí có hiệu quả để hoàn thành nhiệm vụ của năm học cuối cấp THCS.
- Tự giác, tích cực hợp tác chặt chẽ trong mọi hoạt động của lớp.
B/ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
I/ Nội dung:
- Tổng kết hoạt động của lớp, của ban cán bộ lớp trong năm học vừa qua và phương hướng hoạt động trong năm học này.
- Bầu ban cán bộ lớp mới.
- Nhiệm vụ và quyền hạn của học sinh cuối cấp THCS.
- Tầm quan trọng của việc hoàn thành tốt các nhiệm vụ đó.
- Các biện pjáp thực hiện.
II/ Hình thức:
- Báo cáo và thảo luận.
- Bầu cán bộ lớp.
- Trao đổi, thảo luận. Văn nghệ xen kẽ.
32 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 971 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngoài giờ lên lớp Trường THCS Tam Hợp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn 04 /9 /2012
Giảng thứ 4 /05 /9 /2012
CHỦ ĐIỂM THÁNG 9:
TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
Tiết 1: Kiện toàn ban cán sự lớp, học tập nội quy và nhiệm vụ năm học mới.Trao đổi về nhiệm vụ của HS cuối cấp
A/ YÊU CẦU GIÁO DỤC:
- Học sinh hiểu trách nhiệm của bản thân trong năm học cuối cấp và thống nhất phương hướng hoạt động của lớp trong năm học này.
- Lựa chọn đội ngũ cán bộ lớp năng động sáng tạo, trách nhiệm dể góp phần phát huy truyền thống trướng, lớp.
- Học sinh hiểu nhiệm vụ và quyền lợi của học sinh cuối cấp THCS.
- Tự xác định trách nhiệm bản thân phải hoàn thành tốt cá nhiệm vụ đó.
- Biết sử dụng các biện pháp hợp lí có hiệu quả để hoàn thành nhiệm vụ của năm học cuối cấp THCS.
- Tự giác, tích cực hợp tác chặt chẽ trong mọi hoạt động của lớp.
B/ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
I/ Nội dung:
- Tổng kết hoạt động của lớp, của ban cán bộ lớp trong năm học vừa qua và phương hướng hoạt động trong năm học này.
- Bầu ban cán bộ lớp mới.
- Nhiệm vụ và quyền hạn của học sinh cuối cấp THCS.
- Tầm quan trọng của việc hoàn thành tốt các nhiệm vụ đó.
- Các biện pjáp thực hiện.
II/ Hình thức:
- Báo cáo và thảo luận.
- Bầu cán bộ lớp.
- Trao đổi, thảo luận. Văn nghệ xen kẽ.
III/ CHUẨN BỊ:
1) Phương tiện:
- Bản tổng kết hoạt động của lớp trong năm học cũ; bản phương hướng nhiệm vụ năm học cuối cấp THCS, phiếu bầu.
- Một số tiết mục văn nghệ.
- Điều 13.28.29.31 Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em.
- Điều 36.3738.39.40 Điều lệ trường phổ thông.
- Một số câu hỏi thảo luận:
+ Theo CƯLHQ về QTE, bạn thấy mình có những quyền gì?
+ Là hs lớp 9, bạn thấy mình cần thực hiện tốt những nhiệm vụ gì?
+ Thực hiện tốt các nhiệm vụ của hs (nêu trên) có tầm quan trọng như thế nào?
+ Để thực hiện những nhiệm vụ đó cần có những biện pháp gì?
- Giấy khổ lớn, bút lông, một số tiết mục văn nghệ.
2) Tổ chức:
- Đánh giá hoạt động của lớp và cán bộ lớp trong năm học vừa qua.
- Thống nhất phương hướng hoạt động của lớp trong năm học mới.
- G/v phổ biến yêu cầu, nội dung, kế hoạch hoạt động.
- Cán bộ lớp hội ý, phân công cụ thể: chương trình, dẫn chương trình, thư kí, khách mời, trang trí, phần thưởng
- Cá nhân, nhóm, tổ chuẩn bị ý kiến, tiết mục văn nghệ
- Phân công chuẩn bị cụ thể:
* Học sinh: Lớp phó viết tổng kết năm học cũ; Lớp trưởng viết phương hướng nhiệm vụ năm học cuối cấp; Phân công điều khiển chương trình, thư kí, trang trí, văn nghệ.
* GVCN: góp ý hoàn tất cho bản dự thảo.
C/ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
I/ Khởi động:
-Hát tập thể: “bài ca đi học”; người điều khiển chương trình tuyên bố lí do và giới thiệu chương trình hoạt động, giới thiệu đại biểu, giới thiệu thư kí, ban bầu cử - kiểm phiếu.
- Hát tập thể: “Em yêu trường em”
- Lớp trưởng tuyên bố lí do – chủ đề buổi sinh hoạt, giới thiệu đại biểu, chương trình, thư kí
II/ Thảo luận chung cả lớp và bầu ban cán bộ lớp mới:
- Nêu mục đích, ý nghĩa của ban cán bộ lớp.
- Nêu tiêu chuẩn của đội ngũ cán bộ lớp trong năm học cuối cấp THCS.
- Đề cử , ứng cử cán bộ lớp.
- Ban bầu cử làm việc: nêu thể lệ bầu phiếu, phát phiếu, bỏ phiếu, kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử:
- Ban cán bộ lớp mới ra mắt nhận nhiệm vụ.
- Giáo viên chủ nhiệm, đại biểu phát biểu ý kiến.
- Người dẫn chương trình nêu thể lệ, nêu câu hỏi thảo luận.
- Học sinh thảo luận theo tổ, nhóm.
- Đại diện báo cáo kết quả thảo luận. Các nhóm khác theo dõi nhận xét, bổ sung.
- Người điều khiển gợi ý để nêu bật ý nghĩa và B. pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ của hs 9
+ Phải hoàn thành chương trình học tập cá bộ môn có kết quả tốt.
+ Phải rèn luyện hạnh kiểm tốt, tham gia các hoạt động khác tích cực.
+ Phải đỗ tốt nghiệp THCS.
- Lớp trưởng thông báo chủ đề tuần sau: “Thảo luận về nhiệm vụ của học sinh cuối cấp THCS”
- Văn nghệ xen kẽ để buổi thảo luận sinh động.
- GVCN, đại biểu phát biểu ý kiến.
III/ Sinh hoạt văn nghệ xen kẽ.
D/ KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:
- Lớp trưởng nhận xét buổi sinh hoạt.
Soạn 04 /9 /2012
Giảng thứ 4 /05 /9 /2012
Tiết 2: THẢO LUẬN VỀ TẶNG KỈ VẬT CHO TRƯỜNG
THI VIẾT, VẼ CA NGỢI TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
A/ YÊU CẦU GIÁO DỤC:
- Học sinh hiểu được ý nghĩa việc tặng vật kỉ niệm cho trường của học sinh cuối cấp THCS.
- Có tình cảm quyến luyến, gắn bó với trường lớp, với thầy cô và bạn bè. Mong muốn lưu để lại những kỉ niệm đẹp cho trường.
- Tích cực để hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học cuối cấp.
- Học sinh biết được tiểu sử của Ngô Văn Sở – tên của trường.
- Biết và hiểu được truyền thống của nhà trường.
- Tự hào, trân trọng, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của trường lớp.
- Phát triển tư duy ngôn ngữ, kĩ năng viết, vẽ, giao tiếp, hợp tác.
B/ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
I/ Nội dung:
- Lựa chọn phương án tặng kỉ vật lưu niệm cho trường.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện.
- Ca ngợi truyền thống của trường, lớp.
II/ Hình thức:
- Thảo luận.
- Xây dựng kế hoạch tặng kỉ vật lưu niệm.
- Nghe tham luận.
- Thi viết, vẽ, thi, ca.
- Trò chơi nhỏ.
III/ CHUẨN BỊ:
1) Phương tiện:
- Bản dự thảo, dự trù kế hoạch tặng vật kỉ niệm.
- Văn nghệ của các cá nhân, tổ nhóm.
- Tham luận về truyền thống của trường, lớp.
- Giấy khổ lớn, bút màu, bút viết bảng, phấn màu.
- Các bài hát có chủ đề về nhà trường.
- Tranh vẽ, ô hình để chơi đoán hình (trúc xanh)
- Biểu điểm, phần thưởng.
2) Tổ chức:
- Cán bộ lớp hội ý dự thảo kế hoạch tặng vật kỉ niệm lưu niệm.
- GVCN góp ý cho bản dự thảo.
- Phân công điều khiển chương trình, thư kí, thủ quỹ, trang trí dự kiến khách mời.
- Các tiết mục văn nghệ.
- Hội ý ban cán bộ lớp về nội dung chương trình hoạt động.
- Phân công nhiệm vụ: dẫn chương trình, ban giám khảo, viết tham luận, đọc tham luận, chuẩn bị chủ đề, khách mời, trang trí,
- Thông báo về các tổ để chuẩn bị.
C/ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
I/ Khởi động:
- Hát tập thể: “Mái trường mến yêu”
- Người điều khiển tuyên bố lí do, giới thiệu chương trình, thư kí, đại biểu
- Lớp trưởng tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, chương trình, ban giám khảo, thể lệ cuộc chơi.
- Đại diện các tổ đọc tham luận về truyền thống của trường, lớp; tình cảm của mình đối với truyền thống đó; trách nhiệm, nhiệm vụ của bản thân để duy trì và phát huy truyền thống đó.
- Thi vẽ theo chủ đề “trường, lớp, truyền thống của trường, lớp” và bình tranh vẽ của tổ mình.
- Chơi trò chơi đoán hình (trúc xanh)
- Ban giám khảo làm việc, tổng kết, công bố kết quả.
- Đại biểu phát thưởng GVCN, đại biểu phát biểu ý kiến.
- Văn nghệ xen kẽ để sinh hoạt sinh động.
II/ Thảo luận về tặng vật kỉ niệm cho trường:
- Người điều khiển trình bày ý nghĩa và một số hình thức tặng vật kỉ niệm:
+ Trồng cây lưu niệm (cây cảnh)
+ Ghế đá.
+ Tập san hoạt động của lớp.
- Các tổ, nhóm cùng thảo luận để đi đến thống nhất phương án phù hợp với điều kiện kinh phí của lớp, phù hợp với trường:
+ Xác định mục tiêu cần đạt là gì?
+ Những công việc cần làm để đạt được mục tiêu đó.
+ Thời gian thực hiện: Bắt đầu – kết thúc.
+ Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đối tượng thực hiện.
- Thư kí thông qua kế họach thực hiện.
- Người điều khiển chốt lại tặng vật, kế hoạch thực hiện, nhiệm vụ đã phân công.
- GVCN, đại biểu phát biểu ý kiến.
- Văn nghệ xen kẽ để buổi thảo luận sinh động.
D/ KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:
- Lớp trưởng nhận xét buổi sinh hoạt.
- Lớp trưởng thông báo chủ đề tuần sau: “Thi viết, vẽ ca ngợi truyền thống nhà trường”
- Lớp trưởng nhận xét buổi sinh hoạt.
- Lớp trưởng thông báo chủ đề tháng sau: “Chăm ngoan học giỏi”
chủ đề tuần sau: “Lễ đăng kí thi đua học tập tốt”
E/ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CHỦ ĐIỂM T9:
1) Học sinh tự đánh giá:
2) Tổ học sinh tự đánh giá, xếp loại:
3) Giáo viên chủ nhiệm đánh giá, xếp loại:
Soạn 14 /10 /2012
Giảng thứ 2 / 15/ 10 / 2012
CHỦ ĐIỂM : THÁNG10
CHĂM NGOAN, HỌC GIỎI
Tiêt 3: LỄ ĐĂNG KÍ THI ĐUA HỌC TẬP TỐT
THI TÌM HIỂU THƯ BÁC HỒ (NĂM 1945 VÀ NĂM 1968)
A/ YÊU CẦU GIÁO DỤC:
- Nắm vững các chỉ tiêu thi đua học tập tốt của lớp và xác định chỉ tiêu phấn đấu của cá nhân trong năm học để đạt kết quả cao trong kì xét tuyển tốt nghệp THCS và thi vào 10.
- Ung hộ các biện pháp thi đua học tập tốt của lớp, có động cơ học tập đúng đắn để vươn lên.
- Rèn luyện phương pháp học tập tích cực, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Giúp học sinh nhận thức được sự quan tâm của Bác Hồ về quyền được hưởng giáo dục của học sinh và thấm nhuần ý nghĩa những lời dạy trong thưc của Bác.
- Học sinh biết kính yêu Bác Hồ, trân trọng và biết ơn sự quan tâm của Bác dành cho các em.
- Biết thực hiện lời dạy của Bác để học tập tốt và rèn luyện tốt.
B/ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
I/ Nội dung:
- Đưa ra các chỉ tiêu thi đua học tập, dự thảo chương trình hành động của lớp, và các biện pháp thực hiện.
- Đăng kí thi đua của cá nhân, tổ, lớp.
- Những lời dạy của Bác Hồ thể hiện trong “Thư gửi học sinh” nhân ngày khai trường đầu tiên của Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, tháng 09/1945 và “Thư gởi ngành giáo dục” 16/10/1968.
- Các quyền của trẻ em được Bác Hồ quan tâm thông qua nội dung bức thư.
II/ Hình thức:
- Thảo luận, biểu quyết.
- Lễ đăng kí cam kết thi đua.
- Văn nghệ, trò chơi nhỏ xen kẽ.
- Thảo luận, hái hoa dân chủ về ý nghĩa những lời dạy của Bác trong thư.
- Các tiết mục văn nghệ theo chủ đề “Bác Hồ với thanh thiếu niên”
III./ CHUẨN BỊ:
1./ Tổ chức:
- Hội ý cán bộ lớp soạn thảo về chỉ tiêu, nôị dung thi đua, danh hiệu thi đua, kế hoạch, thời gian thi đua, phần thưởng cho danh hiệu. Thống nhất chương trình buổi lễ cam kết thi đua; Phân công nhiệm vụ của buổi sinh hoạt: CK của tổ, của lớp, điều khiển, thư kí, văn nghệ, trang trí, Dự kiến khách mời.
- Tổ thông báo và xây dựng cam kết của cá nhân, của tổ theo những nội dung đã thống nhất.
- GVCN hỗ trợ, góp ý xây dựng nội dung thi đua cho CBlớp.
- Hội ý cán bộ lớp để đặt ra câu hỏi – đáp án – biểu điểm theo nội dung bức thư của Bác. Thống nhất chương trình sinh hoạt.
- Hội ý phân công: đọc thư Bác, viết câu hỏi, người điều khiển, ban giám khảo, khách mời, phần thưởng, trang trí
- Các tổ về phổ biến để cá nhân tìm hiểu trước nội dung các bức thư
2./ Phương tiện:
- Bản đăng kí của cá nhân, tổ, lớp.
- Một số tiết mục, trò chơi nhỏ.
- Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường 09/1945, thư gửi ngành giáo dục 16/10/1968.
- Câu hỏi hái hoa dân chủ viết sẵn trên hoa giấy, cây cảnh (phấn màu để vẽ bảng)
- Đáp án, biểu điểm, phần thưởng.
- Điều 28, 29 Công ước liên hiệp quốc về quyền trẻ em.
- Các tiết mục văn nghệ.
C/ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
- Hát tập thể: “Mùa xuân yêu thương em được đến trường”
- Lớp trưởng tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, chương trình, thư kí
- NĐK mời đại diện các tổ lần lượt lên trình bày cam kết của tổ: chỉ tiêu học tập như chuyên cần, học thuộc bài, làm bài tập, phát biểu xây dựng bài, nề nếp tác phong, xếp loại thi đua từng tuần, tháng, cả năm => biểu quyết của tổ => nộp lại cho lớp trưởng để lưu.
- LPHT thông qua bản cam kết thi đua của lớp, dự thảo chương trình hành động và biện pháp thực hiện, khen thưởng.
- Cả lớp thảo luận để thống nhất chỉ tiêu, kế hoạch, biện pháp, danh hiệu thi đua để cùng thực hiện => biểu quyết.
- Thư kí thông qua biên bản, đại diện các tổ, lớp trưởng cùng kí cam kết và thực hiện.
- Văn nghệ xen kẽ để buổi lễ sinh động.
- GVCN, đại biểu phát biểu ý kiến chốt lại mục tiêu, biện pháp thực hiện cam kết. Gợi ý cần có theo dõi, đôn đóc, kiểm tra đánh giá tiến trình thực hiện để có mức độ khen thưởng kỉ luật rõ ràng thích đáng.
D/ KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:
- Lớp trưởng nhận xét sự chuẩn bị của các cá nhân, tổ và kết quả buổi sinh hoạt.
- Lớp trưởng thông báo chủ đề tuần sau: “Thi tìm hiểu thư Bác Hồ – năm 1945 và năm 1968”
- Lớp trưởng thông báo chủ đề tuần sau:
Soạn 14 /10 /2012
Giảng thứ 2 / 15/10 / 2012
Tiết 4: Sinh hoạt các chủ đề theo năm học
A/ YÊU CẦU GIÁO DỤC:
- Nâng cao quyền dược phát triển khả năng về trí tuệ, vận dụng tri thức đã học để giải thích một số hiện tượng khoa học xảy ra trong tự nhiên, trong xã hội và trong đời sống thường ngày.
- Tạo cảm hứng, ham hiểu biết, nghiên cứu tìm tòi làm tiền đề định hướng cho động cơ học tập đúng đắn.
- Thể hiện tài năng văn nghệ trước lớp với các thể loại: hát, ngâm thơ, kể chuyện, tiểu phẩm
- Tạo không khí sôi nổi, vui tươi, yêu trường, yêu lớp, yêu cuộc sống thêm lạc quan trong học tập và trong cuộc sống.
- sẵn sàng tham gia các hoạt động văn nghệ do nhà trường tổ chức.
B/ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
I/ Nội dung:
- Kiến thức một số môn học tự nhiên: toán, lí, hoá, sinh, công nghệ
- Một số hiện tượng khoa học xảy ra trong tự nhiên và đời sống (tài liệu tham khảo: những điều cần biết xung quanh chúng ta, tại sao)
- Các bài hát, bài thơ, tiểu phẩm, truyện ngắn có chủ đề phù hợp với lứa tuổi, sinh hoạt và học tập trong nhà trường, gia đình và cộng đồng.
II/ Hình thức:
- Hái hoa dân chủ.
- Văn nghệ.
- Thi biểu diễn dưới các hình thức: đơn ca, song ca, tốp ca; dọc – ngâm thơ, kể chuyện; diễn tiểu phẩm
III./ CHUẨN BỊ:
1) Tổ chức:
- Nhờ các GVBM cố vấn cho các câu hỏi – đáp án – biểu điểm về các bộ môn tự nhiên.
- Hội ý cán bộ lớp phân công điều khiển chương trình, ban giám khảo, khách mời, phần thưởng, trang trí
- Các tổ hội ý thống nhất ra câu hỏi đố vui, tiết mục văn nghệ.
- Hội ý cán bộ lớp về nội dung, yêu cầu của hoạt động thi “tài năng văn nghệ” của lớp.
- Các tổ tập luyện và đăng kí các tiết mục: hát, ngâm thơ, kể chuyện, đóng tiểu phẩm.
- Hội ý thống nhất phân công nhiệm vụ: dẫn chương trình, khách mời, ban giám khảo, phần thưởng, trang trí, nhạc cụ
2) Phương tiện:
- Các câu hỏi ghi sẵn trên hoa giấy. Các câu hỏi của mỗi tổ. (câu hỏi, đáp án, biểu điểm)
- Các tiết mục văn nghệ theo chủ đề.
- Điều 29 khoản 1 mục a của Công ước liên hiệp quốc về quyền trẻ em: Hãy nêu ý nghĩa của điều 29 khoản 1 của Công ước liên hiệp quốc về quyền trẻ em?
- Phần thưởng.
- Nhạc cụ đơn giản (nếu có)
- Phần thưởng.
C/ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
- Hát tập thể: “Hổng dám đâu”
- Lớp trưởng tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, chương trình, thể lệ cuộc chơi, ban giám khảo.
- Mời lần lượt đại diện các tổ lên hái hoa dân chủ và trả lời.
- Các tổ ra câu hỏi thách đố của tổ mình.
- Ban cố vấn nhận xét cho điểm sau mỗi câu hỏi.
- Văn nghệ xen kẽ để buổi sinh hoạt sinh động.
- Các tổ lần lượt trình bày các tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị.
- Chơi trò chơi “khán giả cùng hát” các bài hát kể tên “trái cây”, “nói về học tập”
- Ban giám khảo làm việc công minh: chấm điểm, tổng kết, công bố kết quả.
- GVCN, đại biểu trao thưởng, phát biểu ý kiến.
D/ KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:
- Lớp trưởng nhận xét sự chuẩn bị, buổi sinh hoạt.
- Lớp trưởng thông báo chủ đề tuần sau: “Lễ đăng kí tuần học tốt, tháng học tốt”
E/ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CHỦ ĐIỂM T10:
1./ Học sinh tự đánh giá:
TỐT KHÁ TRUNG BÌNH YẾU
2./ Tổ học sinh tự đánh giá, xếp loại:
TỐT KHÁ TRUNG BÌNH YẾU
3./ Giáo viên chủ nhiệm đánh giá, xếp loại:
TỐT KHÁ TRUNG BÌNH YẾU
Soạn 18 /11 /2012
Giảng thứ 2 /19 /11 /2012
CHỦ ĐIỂM THÁNG: 11
TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
Tiết 5: Tuần học tốt, tháng học tốt.
Thảo luận về chủ đề : “Tôn sư trọng đạo”.
A/ YÊU CẦU GIÁO DỤC:
- Nhận thức được ý nghĩa, mục đích của “Tuần học tốt, tháng học tốt” là để lập thành tích chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11.
- Tích cực hưởng ứng phong trào đăng kí thi đua “tuần học tốt, tháng học tốt”
- Đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng thực hiện tốt kế hoạch thi đua đã đề ra.
- Hiểu được truyền thống “Tôn sư trọng đạo” – một truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Trân trọng và tự hào với truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. Phát huy truyền thống “Tôn sư trọng đạo”
- Kính trọng biết ơn thầy giáo, cô giáo, các nhân viên trong nhà trường. Biết thể hiện lòng kính trọng biết ơn đó bằng hành động học tập, rèn luyện hạnh kiểm cụ thể.
B/ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
I/ Nội dung:
- Các chỉ tiêu học tập và rèn luyện của cá nhân, tổ, lớp.
- Kế hoạch thi đua.
- Biện pháp thực hiện.
- Truyền thống “Tôn sư trọng đạo” trong lịch sử của dân tộc Việt Nam.
- Những dẫn chứng minh hoạ về truyền thống “Tôn sư trong đạo” xưa và nay.
II/ Hình thức:
- Trao đổi, thảo luận.
- Văn nghệ xen kẽ.
III/ CHUẨN BỊ:
1) Tổ chức:
- Hội ý cán bộ lớp để xây dựng kế hoạch thi đua của lớp dựa trên đặc điểm, khả năng, điều kiện cụ thể của lớp (dưới sự định hướng của GVCN).
- Các tổ hội ý xây dựng kế hoạch thi đua của cá nhân, tổ dựa trên chỉ tiêu thi đua của lớp và khả năng thực lực của mình.
- Hội ý cán bộ lớp để phân công nhiệm vụ: lên chương trình sinh hoạt, lên kế hoạch thi đua, dẫn chương trình, khách mời, thư kí, trang trí
- Các tiết mục văn nghệ.
- Hội ý cán bộ lớp để định hướng hoạt động. Thống nhất lên chương trình. Phân công chuẩn bị các bài tham luận về chủ đề “Tôn sư trọng đạo” và các dẫn chứng minh hoạ. Phân công nhiệm vụ cụ thể: dẫn chương trình, ban giám khảo, trang trí, khách mời, phần thưởng,
- Các tổ thảo luận trước và chuẩn bị bài tham luận về chủ đề “Tôn sư trọng đạo”, cũng như các tiết mục văn nghệ, các tư liệu có chủ đề “Tôn sư trọng đạo”,
2) Phương tiện:
- Chương trình hành động của cá nhân, tổ, lớp.
- Bản đăng kí thi đua của cá nhân, tổ, lớp.
- Một số tiết mục văn nghệ.
- Tư liệu sưu tầm có chủ đề “Tôn sư trọng đạo” (sách, báo, tranh ảnh, )
- Các bài tham luận của học sinh.
- Tranh có chủ đề “Tôn sư trong đạo” và câu hỏi chủ đề lời bình cho tranh.
- Phân thưởng
C/ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
- Hát tập thể: “Bác Hồ – Người cho em tất cả”
- Lớp trưởng tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, chương trình, thư kí
- Các tổ thông qua kế hoạch thực hiện của từng cá nhân; thảo luận, thống nhất chỉ tiêu, kế hoạch, biện pháp thực hiện của tổ.
- Cả lớp thảo luận để thống nhất xây dựng chỉ tiêu thi đua, kế hoạch và biện pháp thực hiện.
- Thư kí thông qua biên bản, biểu quyết.
- GVCN, đại biểu chốt lại các chỉ tiêu, kế hoạch, biện pháp thi đua để thực hiện được “Tuần học tốt, tháng học tốt”. Ghi nhận chỉ tiêu thi đua, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, động viên cả lớp cùng thực hiện.
- Các tiết mục văn nghệ xen kẽ để buổi lễ đăng kí được sinh động và thoải mái.
- Hát tập thể: “Khi tóc thầy bạc trắng”
- Lớp trưởng tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, chương trình, thư kí
- Các tổ lần lượt trình bày các tư liệu sưu tầm, bài tham luận về chủ đề “Tôn sự trọng đạo”
- Chơi trò chơi nhỏ: đưa ra một bức tranh và yêu cầu cá nhân bình cho tranh – cả lớp nhận xét, cho điểm. Phát thưởng.
- Ban giám khảo làm việc, tổng kết, công bố kết quả.
- Văn nghệ xen kẽ.
- GVCN, đại biểu phát thưởng, phát biểu ý kiến.
D/ KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:
- Lớp trưởng nhận xét sự chuẩn bị, buổi lễ đăng kí.
- Lớp trưởng thông báo chủ đề tuần sau: “Thảo luận về chủ đề truyền thống: Tôn sư trọng đạo”.
- Lớp trưởng nhận xét sự chuẩn bị của các tổ, buổi sinh hoạt.
- Lớp trưởng thông báo chủ đề sinh hoạt tuấn sau: “Tổ chức kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam”
Soạn 18 /11 /2012
Giảng thứ 2 /19 /11 /2012
Tiết 6: Tổ chức biểu diễn văn nghệ chào mừng Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20-11.
A/ YÊU CẦU GIÁO DỤC:
- Nhận thức sâu sắc ý nghĩa về giá trị của truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc Việt Nam chúng ta.
- Tích cực tham gia và phát huy tính sáng tạo trong hoạt động văn hoá nghệ thuật.
- Rèn luyện kĩ năng trình diễn, hoạt động tập thể.
B/ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
I/ Nội dung:
- Một số tiết mục văn nghệ viết về người giáo viên: hát, ngâm thơ, tiểu phẩm,
- Các tiết mục tự biên, tự diễn,
II/ Hình thức:
- Liên hoan văn nghệ.
- Chơi trò chơi nhỏ với tập thể.
III/ CHUẨN BỊ:
1) Tổ chức:
- Hội ý cán bộ lớp thống nhất nội dung chương trình, khách mời, dẫn chương trình, trang trí,
- Các tổ, nhóm phân công và tập luyện các tiết mục văn nghệ có chất lượng, bao gồm: hát, ngâm thơ, đóng tiểu phẩm,
2) Phương tiện:
- Một số bài hát, thơ, tiểu phẩm,
- Hoa thưởng,
C/ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
- Hát tập thể: “Bông hồng tặng cô”
- Lớp trưởng tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, chương trình, thư kí
- Các tiết mục văn nghệ của các tổ, nhóm lần lượt biểu diễn theo thứ tự chương trình đã có. (các tiết mục có thể trình diễn theo các sáng tác đã có hoặc có thể trình bày các sáng tác tự biên của học sinh trong lớp).
- Sau mỗi tiết mục có khen tặng hoa để động viên.
- GVCN, đại biểu phát biểu ý kiến.
D/ KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:
- Lớp trưởng nhận xét buổi sinh hoạt.
- Lớp trưởng thông báo chủ đề tháng sau: “Uống nước nhớ nguồn”
- chủ đề tuần sau: “Thảo luận về chủ đề thanh niên phat huy truyền thống cách mạng của dân tộc”.
E/ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CHỦ ĐIỂM T11:
1/ Học sinh tự đánh giá:
TỐT KHÁ TRUNG BÌNH YẾU
2/ Tổ học sinh tự đánh giá, xếp loại:
TỐT KHÁ TRUNG BÌNH YẾU
3/ Giáo viên chủ nhiệm đánh giá, xếp loại:
TỐT KHÁ TRUNG BÌNH YẾU
Soạn 20 /12 /2012
Giảng thứ 6 /21 /12 /212
CHỦ ĐIỂM THÁNG 12
UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
Tiết 7: - Thảo luận về chủ đề: “Thanh niên phát huy truyền thống cách mạng của dân tộc”.
- Hội vui học tập.
A/ YÊU CẦU GIÁO DỤC:
- Nhận thức được truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc, của quân đội ta.
- Biết tự hào, trân trọng, giữ gìn và phát huy truyền thống đó.
- Kính trọng, biết ơn anh bộ đội Cụ Hồ, biết giúp đỡ với các gia đình có công với cách mạng.
- Có ý thức đền ơn đáp nghĩa đối với các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì tổ quốc cũng như các gia đình chính sách,
- Hiểu, tự hào về truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc.
- Tự xác định trách nhiệm của bản thân phải học tập tốt để phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
- Nắm vững kiến thức cơ bản của các môn học.
- Biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống và biết giải thích các hiện tượng khoa học trong tự nhiên và trong xã hội.
- Hứng thú học tập, quyết tâm vượt khó để đạt kết quả cao trong đợt kiểm tra học kì.
B/ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
I/ Nội dung:
- Truyền thống cách mạng kiên cường của quân và dân ta để giành độc lập, tự do.
- Các gương chiến đấu, anh hùng liệt sĩ tiêu biểu. (của địa phương)
- Nhiệm vụ của học sinh lớp 9 – thanh niên – đoàn viên mới kết nạp đối với truyền thống cách mạng của dân tộc.
- Kiến thức cơ bản của một số môn học.
- Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống thực tế.
- Giải thích được một số hiện tượng khoa học trong tự nhiên và xã hội.
II/ Hình thức:
- Giới thiệu về truyền thống đấu tranh, cách mạng của địa phương, dân tộc.
- Kể chuyện về gương chiến đấu, hi sinh của các anh hùng liệt sĩ.
- Thảo luận về nhiệm vụ của học sinh lớp 9 – thanh niên đối với truyền thống cách mạng của dân tộc.
- Thi hỏi đáp hái hoa dân chủ.
- Chơi đoán ô chữ.
- Văn nghệ xen kẽ.
III/ CHUẨN BỊ:
1/ Tổ chức:
- Hội ý cán bộ lớp thống nhất nội dung chương trình sinh hoạt phân công về các tổ. Chuẩn bị câu hỏi, ban giám khảo, người dẫn chương trình, khách mời, trang trí, phần thưởng,
- Các tổ phân công tổ viên sưu tầm tư liệu, tranh ảnh, mẫu vật có nội dung về truyền thống cách mạng của dân tộc; tham luận về nhiệm vụ của học sinh lớp 9 – thanh niên để phát huy truyền thống cách mạng của dân tộc.
- Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ, phần thưởng.
- Hội ý ban cán bộ lớp thống nhất chương trình (hái hoa dân chủ, đố vui ô chữ)
- Hội ý cán bộ lớp thống nhất: người điều khiển, khách mời, ban giám khảo, trang trí, phần thưởng, văn nghệ, ; Phân công các tổ chuẩn bị câu hỏi của các môn học, người dự thi
2/ Phương tiện:
- Tư liệu sưu tầm về truyền thống đấu tranh cách mạng của địa phương, của toàn quân-dân ta.
- Sưu tầm các mẩu chuyện kể về gương chiến đấu hi sinh của các anh hùng liệt sĩ.
- Một số câu hỏi kiến thức lịch sử về truyền thống cách mạng của dân tộc ta.
- Các tiết mục văn nghệ.
- Tổ trưởng hội ý tổ viên ra câu hỏi thách đố.
- Các câu hỏi ghi sẵn trên hoa giấy.
- Bảng ô chữ kẻ sẵn và câu hỏi cho từng ô chữ.
- Một số tiết mục văn nghệ.
- Phần thưởng, giấy, bút,
C/ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
- Hát tập thể: “Hành khúc đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh”
- Lớp trưởng tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, chương trình, thư kí
- Các tổ, nhóm được phân công lên trình bày tham luận, tư liệu về truyền thống cách mạng của địa phương, của dân tộc.
- Các tổ lần lượt trình bày nhiệm vụ của học sinh lớp 9 – thanh niên để phát huy truyền thống cách mạng của dân tộc.
- Chơi trò chơi nhỏ; hai hoa dân chủ: kể tên các anh hùng liệt sĩ, kể tên các địa danh gắn liền với lịch sử dân tộc;
- ban giám khảo làm việc, tổng kết, công bố kết quả.
- Văn nghệ xen kẽ để buổi thảo luận sinh động.
- GVCN, đại biểu phát thưởng, phát biểu ý kiến.
- Hát tập thể: “Hổng dám đâu”
- Lớp trưởng tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, chương trình, ban giám khảo
- Cá nhân hai đội dự thi lần lượt lên hái hoa và trả lời, hoàn thành bảng ô chữ.
- Hai đội hỏi câu hỏi thách đấu. Cổ động viên có thể tham gia trả lời.
- Văn nghệ xen kẽ để buổi thi đua sinh động.
- Ban giám khảo làm việc: chấm điểm, tổng kết, công bố kết quả.
- GVCN, đại biểu trao thưởng và phát biểu ý kiến.
D/ KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:
- Lớp trưởng nhận xét buổi sinh hoạt.
- Lớp trưởng thông báo chủ đề tuần sau: “Thi văn nghệ ca ngợi truyền thống cách mạng của quê hương, đất nước”.
- Lớp trưởng nhận xét sự chuẩn bị, chất lượng buổi sinh hoạt.
- Lớp trưởng thông báo chủ đề tuần sau: “Xây dựng kế hoạch giúp đỡ các gia đình có công với cách mạng”
Tiết 8: Xây dựng kế hoạch giúp đỡ các gia đình có công với Cách mạng
File đính kèm:
- ON VAO 10 lap - pt he pt.doc