A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Những bộ phận hợp thành, tiến trình phát triển của VHVN và tư tưởng, tình cảm của người VN trong VH.
2. Kỹ năng: Nhận diện được nền VH dân tộc, nêu được các thời kì lớn và giai đoạn cụ thể trong các thời kì phát triển của VH dân tộc.
3. Thái độ: Tôn trọng những giá trị đặc sắc và nổi bật của văn học dân tộc từ đó có lòng say mê với văn học Việt Nam.
B. Chuẩn bị thiết bị dạy học:
- Giáo viên: Thiết kế giáo án, sgk - sgv, một số biểu bảng, Sách chuẩn kiến thức, kĩ năng Ngữ Văn 10.
- Học sinh: Vở bài soạn - sách giáo khoa.
C. Những điểm cần lưu ý:
- Nội dung: dạy trong 2 tiết (Tiết 1: Các bộ phận VHVN, quá trình phát triển của VHTĐ. Tiết 2 còn lại).
- Phương pháp: phát vấn, đàm thoại, thảo luận nhóm.
D. Những điểm cần lưu ý:
* Đặt vấn đề:
- Kiểm tra bài cũ:
- Vào bài:
Lịch sử VH của bất cứ dân tộc nào đều là LS của tâm hồn dân tộc ấy. Để nhận thức được những nét lớn về VH nước nhà, chúng tìm hiểu bài: Tổng quan VHVN. Em hiểu thế nào là tổng quan VHVN? Là cách nhìn nhận, đánh giá một cách tổng quát những nét lớn của VHVN.
180 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1696 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 10, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Ngày soạn: ………….
Tiết PPCT: 1, 2 Ngày dạy: …………...
TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Những bộ phận hợp thành, tiến trình phát triển của VHVN và tư tưởng, tình cảm của người VN trong VH.
2. Kỹ năng: Nhận diện được nền VH dân tộc, nêu được các thời kì lớn và giai đoạn cụ thể trong các thời kì phát triển của VH dân tộc.
3. Thái độ: Tôn trọng những giá trị đặc sắc và nổi bật của văn học dân tộc từ đó có lòng say mê với văn học Việt Nam.
B. Chuẩn bị thiết bị dạy học:
- Giáo viên: Thiết kế giáo án, sgk - sgv, một số biểu bảng, Sách chuẩn kiến thức, kĩ năng Ngữ Văn 10.
- Học sinh: Vở bài soạn - sách giáo khoa.
C. Những điểm cần lưu ý:
- Nội dung: dạy trong 2 tiết (Tiết 1: Các bộ phận VHVN, quá trình phát triển của VHTĐ. Tiết 2 còn lại).
- Phương pháp: phát vấn, đàm thoại, thảo luận nhóm.
D. Những điểm cần lưu ý:
* Đặt vấn đề:
- Kiểm tra bài cũ:
- Vào bài:
Lịch sử VH của bất cứ dân tộc nào đều là LS của tâm hồn dân tộc ấy. Để nhận thức được những nét lớn về VH nước nhà, chúng tìm hiểu bài: Tổng quan VHVN. Em hiểu thế nào là tổng quan VHVN? Là cách nhìn nhận, đánh giá một cách tổng quát những nét lớn của VHVN.
* Tiến trình bài học:
Hoạt động
Nội dung cần đạt
Hoạt dộng 1:
GV: Gọi HS đọc phần 1 sgk và trả lời các câu hỏi theo gợi ý của GV:
- Văn học Việt Nam gồm mấy bộ phận?
- Kể tên các bộ phận VHVN?
HS: Dựa vào việc đọc phần 1 sgk để khái quát
GV: Nhấn mạnh, kết luận
- Văn học dân gian là gì? Hãy trình bày những đặc điểm cơ bản về đặc trưng và thể loại của VHDG?
HS: Làm việc cá nhân tóm tắt những nét lớn:
- Khái niệm
- Thể loại
- Đặc trưng
GV: Nhận xét, bổ sung
GV: Gọi HS đọc phần 2 sgk
- Phần 2 sgk đã giới thiệu và trình bày ntn về văn học viết?
GV: Định hướng
- Chúng ta sử dụng thứ chữ nào để sáng tác VH?
- Đặc điểm thể loại VH viết từ TK XX đến nay?
- Về thể loại có đặc điểm gì cần lưu ý?
HS: Làm việc cá nhân, khái quát theo sự gợi ý của GV
GV: Nhận xét và giảng giải mở rộng cho HS về nguồn gốc của chữ Hán, Nôn, Quốc ngữ.
- Từ đầu Tk XX đến nay được viết chủ yếu bằng chữ Quốc ngữ.
Hoạt động 2:
GV gọi HS đọc phần II SGK và trả lời câu hỏi:
- Nhìn từ góc độ thời gian và quan hệ VHVN được phân chia thành mấy thời kì?
HS: Đọc nhanh phần 2, khái quát
- Từ TK X đến hết TK XIX nền VHVN có đặc điểm gì đáng lưu ý?
GV: Gợi ý, định hướng
HS: Làm việc cá nhân, khái quát
- Nhìn tổng thể, văn học Việt Nam được phân kỳ như thế nào?
- Những đặc điểm nổi bật của văn học Việt Nam thời kỳ từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX?
- Những đặc điểm nổi bật của văn học Việt Nam thời kỳ từ đầu thế kỷ XX đến hết thế kỷ XX?
GV giới thiệu khái quát về văn học đương đại.
Hoạt động 3:
GVHDHS tìm hiểu con người Việt Nam qua văn học được trình bày trong phần III sgk theo định hướng:
- Con người Việt Nam trong quan hệ với giới tự nhiên?
- Con người Việt Nam trong quan hệ quốc gia, dân tộc được biểu hiện ra sao?
- Con người Việt Nam trong quan hệ xã hội?
- Con người Việt Nam và ý thức về bản thân?
* Dặn dò, củng cố:
- HS đọc phần ghi nhớ SGK.
- Chú ý các bộ phận của VHVN, tiến trình phát triển của VH viết, những nội dung về con người VN qua văn học.
A. Tìm hiểu chung:
I. Các bộ phận hợp thành của VH Việt Nam:
* Văn học Việt Nam gồm 2 bộ phận lớn:
- Văn học dân gian
- Văn học viết
1. Văn học dân gian:
* Khái niệm: (SGK)
* Thể loại:
Truyện
Thơ
Sân khấu dg
Thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, ngụ ngôn.
Tục ngữ, ca dao, câu đố, vè, truyện thơ.
Chèo, tuồng, cải lương.
* Đặc trưng: Tính truyền miệng, tính tập thể, tính thực hành.
2. Văn học viết:
* Khái niệm: (SGK)
* Hình thức văn tự: chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ, một số ít viết bằng tiếng Pháp.
* Hệ thống thể loại:
(Xem thêm SGK)
ª Hai bộ phận này phát triển song song và có ảnh hưởng qua lại với nhau, thúc đẩy sự phát triển của Vh nước nhà.
II. Quá trình phát triển của VH Việt Nam:
1. Văn học trung đại: (TK X → hết TK XIX)
- Đây là nền VH viết bằng chữ Hán và chữ Nôm.
- Chịu sự ảnh hưởng của nền VH tương ứng đó là VHTQ
- Nội dung chủ yếu là cảm hứng yêu nước, cảm hứng nhân đạo và hiện thực
- Tác phẩm: sgk
2. Thời kỳ từ đầu thế kỷ XX đến hết thế kỷ XX (Văn học hiện đại)
- Về tác giả: Xuất hiện đội ngũ nhà văn, nhà thơ chuyên nghiệp
- Về đời sống văn học: Nhờ báo chí và kỹ thuật in ấn, tác phẩm văn học phổ biến rộng rãi -> Đời sống văn học sôi nổi, năng động hơn
- Về thể loại: Xuất hiện những thể loại mới: Thơ mới, tiểu thuyết tâm lý, kịch nói...
- Về thi pháp: Chuyển sang hệ thống thi pháp hiện đại.
- Trong hoàn cảnh chiến tranh: có tác dụng động viên cổ vũ mạnh mẽ
- Sau Đại hội VI của Đảng: đổi mới sâu sắc, toàn diện với phương châm: " nhìn thẳng, nói đúng sự thật"
III. Con người Việt Nam qua văn học:
1. Con người Việt Nam trong quan hệ với giới tự nhiên:
- Nhận thức, cải tạo, chinh phục tự nhiên.
- Thiên nhiên là một nội dung quan trọng của VHVN.
2. Con người Việt Nam trong quan hệ quốc gia, dân tộc:
- Tình yêu thiên nhiên quê hương xứ sở
- Gắn bó với phong tục cổ truyền
- Yêu tiếng mẹ đẻ, tự hào về truyền thống
- Yêu nước găn liền với lòng nhân ái
3. Con người Việt Nam trong quan hệ xã hội:
- Luôn ước muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp.
- Phê phán, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người.
- Cảm thông sâu sắc với những người chịu nhiều đâu khổ bất hạnh, luôn mong muốn hạnh phúc đến với mỗi người
-> Tiền đề hình thành nên chủ nghĩa hiện thực và nhân đạo
4. Con người Việt Nam và ý thức về bản thân:
Trong hoàn cảnh đấu tranh chống ngoại xâm: đề cao ý thức cộng đồng
Trong những hoàn cảnh khác: Đề cao con người cá nhân
- Xu hướng chung: xây dựng đạo lý làm người với những phẩm chất tốt đẹp: nhân ái, thủy chung, tình nghĩa, sẵn sàng hy sinh vì đất nước, nhân dân...
III. Tổng kết:
Các mặt
VHDG
VH viết
Tác giả
P.thức stác và lưu truyền
Chữ viết
Đặc trưng
Thể loại:
Vhhñ
Con ngöôøi VN
VH vieát
VHDG
Vaên hoïc VN
- Sơ đồ tổng quan VHVN:
Vhtñ
- Chuẩn bị bài học tiếp theo.
G. Bổ sung, rút kinh nghiệm:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tuần 1 Ngày soạn: ……………..
Tiết PPCT: 3, 5 Ngày dạy:……………….
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Khái niệm cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: mục đích (trao đổi thông tin về nhận thức, tư tưởng, tình cảm, hành động) và phương tiện (ngôn ngữ).
- Hai quá trình trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: tạo lập văn bản (nói hoặc viết) và lĩnh hội văn bản (nghe và đọc).
- Các nhân tố giao tiếp: nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, phương tiện và cách thức giao tiếp.
2. Kĩ năng:
- Xác định đúng các nhân tố trong hoạt động giao tiếp.
- Những kĩ năng trong các hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết, hiểu.
3. Thái độ:
Có hành vi thái độ phù hợp với hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
B. Chuẩn bị thiết bị dạy học:
- GV: SGK, SGV, Sách thiết kế bài giảng Ngữ Văn 10, Sách chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn.
- HS: Sách bài tập, SGK.
C. Những điểm cần lưu ý:
- Phát vấn, thảo luận nhóm.
- Nội dung: bài này sẽ dạy trong hai tiết (tiết 1 tìm hiểu chung, tiết 2 luyện tập)
D. Gợi ý dạy học:
* Đặt vấn đề:
- KTBC:
- Vào bài:
Trong cuéc sèng sinh ho¹t hµng ngµy, con ngêi giao tiÕp víi nhau b»ng ph¬ng tiÖn v« cïng quan träng lµ ng«n ng÷, kh«ng cã ng«n ng÷ th× kh«ng thÓ cã kÕt qu¶ cña bÊt cø hoµn c¶nh giao tiÕp nµo. Bëi v× giao tiÕp lu«n lu«n phô thuéc vµo hoµn c¶nh vµ nh©n vËt giao tiÕp để thÊy ®îc ®iÒu ®ã, chóng ta t×m hiÓu bµi ho¹t ®éng giao tiÕp b»ng ng«n ng÷.
* Tiến trình dạy học:
Hoạt động
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
GV: gọi HS đọc văn bản sgk- định hướng HS tìm hiểu văn bản qua các câu hỏi
- HĐGT được sgk ghi lại diễn ra giữa các nhân vật giao tiếp nào? Hai bên có cương vị và quan hệ ntn với nhau?
- Các nhân vật giao tiếp thay đổi lượt lời như thế nào?
- Hoạt động gia tiếp diễn ra trong hoàn cảnh nào? (thời gian, địa điểm)
- HĐGT đó hướng vào nội dung gì? Mục đích của cuộc giáo tiếp? Cuộc giao tiếp đó có đạt được mục đích không?
- Thảo luận, phát biểu
GV: Nhấn mạnh bổ sung.
GV: Nêu yêu cầu: Em hãy vận dụng kết quả của hoạt động 1 để tìm hiểu bài: Tổng quan văn học Việt Nam?
HS: Làm việc cá nhân, phát biểu
GV: Kết luận
Hoạt động 2:
Hướng dẫn HS rút ra kết luận từ phần tìm hiểu trên:
- Qua việc tìm hiểu các ngữ liệu, em hãy rút khái niệm: hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là gì?
HS: Dựa vào kết quả phân tích ngữ liệu để trả lời
GV: Nhấn mạnh và yêu cầu học sinh đọc, học thuộc phần ghi nhớ SGK
Hoạt động 3:
HDHS làm các bài tập SGK:
Bài tập 1:
GV: Định hướng, gợi ý
- Nhân vật giao tiếp?
- Hoàn cảnh giao tiếp?
- Nội dung giao tiếp? Mục đích giao tiếp?
- Cách nói trong câu ca dao có phù hợp với nội dung giao tiếp không?
HS: Dựa vào những gợi ý để hoàn thành bài tập
Bài tập 2:
HS: Đọc văn bản sgk
GV: Định hướng. gợi ý
* NVGT đã thực hiện giao tiếp bằng hành động ngôn ngữ cụ thể nào? Nhằm mục đích gì?
* Các câu trả lời bằng hình thức câu hỏi. Mục đích có phải để hỏi không? Vậy mục đích thực sự là gì?
* Lời nói của các nhân vật bộc lộ tình cảm, thái độ và quan hệ trong giao tiếp như thế nào?
HS: Chuẩn bị cá nhân, hoàn thành bài tập
Bài tập 3:
GV: Gọi HS đọc bài thơ
GV: Định hướng, gợi ý
- ND - MĐ- P.tiện mà HXH giao tiếp với người đọc?
- Người đọc căn cứ vào đâu để lĩnh hội bài thơ?
I. Tìm hiểu chung:
1. Tìm hiểu ngữ liệu:
* Văn bản 1: “Hội nghị Diên Hồng”
- Nhân vật giao tiếp: Vua nhà Trần và các vị bô lão
+ Vua là người đứng đầu triều đình (bề trên)
+ Các vị bô lão là thần dân (bề dưới)
+ Các nhân vật thay đổi lượt lời: vua là người nói - các bô lão là người nghe và ngược lại.
Ê HĐGT có 2 quá trình: tạo lập văn bản và lĩnh hội văn bản
- Hoàn cảnh giao tiếp:
+ Địa điểm: tại điện Diên Hồng
+ Thời gian: 1285, Quân Nguyên xâm lược nước ta lần thứ 2 (lần 1: 1257, lần 2: 1285, lần 3: 1288)
- Nội dung giao tiếp:
+ Bàn về nguy cơ của một cuộc chiến tranh xâm lược đang ở tình trạng khẩn cấp.
+ Đề cập đến vấn đề: nên hòa hay nên đánh
- Mục đích giao tiếp: bàn về kế sách đánh giặc bảo vệ đất nước.
- Kết quả giao tiếp: thành công.
* Văn bản 2: Bài: Tổng quan văn học Việt Nam
- Nhân vật giao tiếp: tác giả - HS
+ Tác giả: nhà khoa học có vốn sống, vốn vaă học sau, rộng, có trình dộ lí luận chặt chẽ
+ Người ít tuổi, trình dộ hiểu biết còn thấp
- Hoàn cảnh giao tiếp: có tổ chức, kế hoạch của NT.
- Nội dung giao tiếp: nhưữn vấn đề liên quan đến VHVN từ xưa đến nay.
- Mục đích giao tiếp: trang bị cho HS những kiến thức cơ bản về VHVN
- Cách thức, phương tiện giao tiếp: trực tiếp, gián tiếp.
2. Khái niệm: hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
- Khái niệm.
- Quá trình hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
- Các nhân tố chi phối hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
II. Luyện tập:
Bài tập 1:
a. NVGT: chàng trai, cô gái, trẻ tuổi.
b. HCGT: là đêm trăng thanh
c. NDGT và MĐGT: Lời của nhân vật “anh” có 1 hàm ý cũng giống như tre, họ đã đến tuổi trưởng thành, nên tính chuyện kết duyên.
d. Cách nói bóng bẩy, ý nhị, kín đáo của chàng trai rất phù hợp với mục đích giao tiếp.
* Bài tập 2:
a. Trong cuộc g/tiếp: NVGT (A Cổ và người ông) đã tiến hành các hoạt động cụ thể là:
- Chào: Cháu chào ông ạ!
- Chào đáp: A Cổ hả?
- Khen: Lớn tướng rồi nhỉ?
- Hỏi: Bố cháu có gửi pin đài lên cho ông không?
- Đáp lời: Thưa ông, có ạ!
b. Chỉ có câu “Bố cháu có gửi pin đài lên cho ông không” là câu hỏi, các câu còn lại là để chào đáp, khen.
c. Thái độ, tình cẩm: tôn trọng, lễ phép, gần gũi, thân mật.
Bài tập 3:
a. Vẻ đẹp, thân phận, phẩm chất trong sáng của người phụ nữ trong XHPK noic chung và của nhà thơ nói riêng.
b. Người đọc căn cứ vào các P.Tiện ngôn ngữ như: - Các từ: trắng, tròn ( nói về vẽ đẹp)
- Thành ngữ: Bảy nổi ba chìm (nói về sự chìm nổi)
- Tấm lòng son: phẩm chất cao đẹp bên trong, đồng thời liên hệ với cuộc đời của tác giả - một người PN tài hoa nhưng lận đận về đường tình duyên để hiểu bài thơ.
* Dặn dò, củng cố:
- Đọc kĩ phần ghi nhớ
- Vận dụng kiến thức trên để làm bài tập còn lại:
+ Bài tập 4: luyện tập tạo kĩ năng.
+ Bài tập 5: vận dụng kiến thức trong bài để phân tích hoạt động giao tiếp qua bức thư của Chủ Tịch HCM
Nối các ý cho phù hợp:
A. Nhân vật giao tiếp
a. Thời gian, địa điểm, tình huống, môi trường xã hội, hoàn cảnh lịch sử xã hội.
B. Phương tiện và cách thức giao tiếp
b. Người nói, người viết, người nghe, người đọc.
C. Nội dung giao tiếp
c. Kênh tiếng hay kênh chữ, thể loại văn bản nào.
D. Mục đích giao tiếp
d. Vấn đề trong hiện thực khách quan hay tư tưởng, tình cảm, quan hệ của con người được đề cập đến.
E. Hoàn cảnh giao tiếp
e. Mục đích về nhận thức, tình cảm hay hành động.
- Bài mới: chuẩn bị bài: Văn bản
E. Bổ sung rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Tuần 2 Ngày soạn: ……………..
Tiết PPCT: 4 Ngày dạy: ……………...,
KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Khái niệm VHDG, các đặc trưng của VHDG, những thể loại chính của VHDG, những giá trị chủ yếu của VHDG
2. Kỹ năng:
Nhận thức khái quát về VHDG, có cái nhìn tổng quát về VHDG, có cái nhìn tổng quát về VHDGViệt Nam.
3. Thái độ:
Trân trọng những di sản văn hóa dân gian
B. Chuẩn bị thiết bị dạy học:
- Giáo viên: Thiết kế giáo án - TLTK về VHDG – SGK, SGV
- Học sinh: Vở bài soạn- sách giáo khoa
C. Những điểm cần lưu ý:
- Nội dung: bài này sẽ học trong thời gian là 1 tiết.
- Phương pháp: phát vấn, diễn giảng.
D. Gợi ý bài học:
*Đặt vấn đề:
- Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số:
- Kiểm tra bài cũ:
Phân biệt VHDG và VH viết VN?
- Vào bài:
Từ truyện cổ đến ca dao, dân ca tục ngữ, câu đối, sân khấu chèo, tuồng, cải lương. tất cả là biểu hiện cụ thể của VHDG. Để tìm hiểu rõ vấn đề này một cách có hệ thống, chúng ta cùng tìm hiểu văn bản khái quát VHDGVN.
* Tiến trình dạy học:
Hoạt động
Nội dung
Hoạt động 1:
Tìm hiểu đặc trưng của văn học dân gian (Trọng tâm)
Hs thảo luận kỹ từng đặc trưng theo hệ thống câu hỏi:
- Vì sao nói văn học dân gian là những sáng tác nghệ thuật ngôn từ?
- Thế nào là truyền miêng?
- Quá trình truyền miệng diễn ra như thế nào?
- Quá trình sáng tác tập thể diễn ra như thế nào?
Hoạt động 2:
Tìm hiểu những thể loại chính của văn học dân gian
- HS nêu ngắn gọn khái niệm từng thể loại, tìm dẫn chứng minh họa.
- Tìm hiểu những giá trị cơ bản của văn học dân gian
Định hướng:
Hs nêu các giá trị của văn học dân gian
GV hướng dẫn Hs tìm hiểu nội dung của các giá trị, phân tích dẫn chứng minh họa
Kể lại một câu chuyện dân gian đã từng nghe, ghi nhận những đặc tính: truyền miệng, tập thể, biểu diễn, dị bản, địa phương...
I. Tìm hiểu chung:
1. Khái niệm Văn học dân gian:
- VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng được sáng tạo, nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho những sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
- VHDG là những tác phẩm NT ngôn từ truyền miệng:
+ Đó thực chất là quá trình của sự ghi nhớ theo kiểu nhập tâm và phổ biến bằng miệng cho người khác.
+ Quá trình truyền miệng được diễn ra theo không gian (từ vùng này sang vùng khác) thời gian (từ đời này sang đời khác)
- Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể (tính tập thể): lúc đầu do một người khởi xướng, tác phẩm hình thành và được tập thể tiếp nhận. Sau đó những người khác tham gia sửa chữa, bổ sung làm cho tác phẩm biến đổi dần, phong phú, hoàn thiện hơn.
- VHDG gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
2. Đặc trưng của VHDG:
- Tính truyền miệng.
- Tính tập thể.
- Tính biểu diễn.
- Tính dị bản.
- Tính địa phương.
3. Hệ thống thể loại của VHDG:
(SGK)
4. Những giá trị cơ bản của văn học dân gian
- VHDG là kho tàng tri thức phong phú về đời sống văn học:
+ Tri thức trong văn học dân gian bao gồm: tri thức về tự nhiên, tri thức về xã hội, tri thức về con người
+ Tri thức trong văn học dân gian được đúc rút từ thực tiễn cuộc sống, được trình bày hấp dẫn -> sức truyền bá sâu rộng, sức sống dài lâu
- VHDG có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lý làm người:
Những đạo lý làm người được đúc kết trong văn học dân gian: tinh thần nhân đạo, lòng lạc quan, lòng yêu quê hương đất nước, tinh thần bất khuất kiên cường, cần kiệm, óc thực tiễn...
- VHDG có giá trị to lớn về nghệ thuật, nó đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nền VH nước nhà, là nguồn nuôi dưỡng, là cơ sở của VH viết.
Hoạt động 3:
* Dặn dò, củng cố:
- GV gọi HS đọc ghi nhớ để củng cố bài học
- Học bài - chuẩn bị Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ tiếp theo
- Nhớ lại những câu chuyện, những lời ru của bà, của mẹ mà anh (chị) từng nghe.
- Tập hát một điệu dân ca quen thuộc
Hoạt động 4:
G. Hướng dẫn trả lời các câu hỏi SGK
Câu 1: Những đặc trưng cơ bản của VHDG?
Câu 2: Những thể loại chính của VHDG?
Câu 3: Những giá trị cơ bản của VHDG?
GVHDHS trả lời
HS dựa vào những kiến thức đã học ở trong bài và trả lời.
E. Rút kinh nghiệm:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tuần 2 Ngày soạn: .......................
Tiết PPCT: 6 Ngày dạy:..........................
VĂN BẢN
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nắm được khái niệm văn bản, các đặc điểm cơ bản và các loại văn bản.
2. Kỹ năng:
- Biết so sánh để nhận ra một số nét cơ bản của mỗi loại văn bản.
- Bước đầu biết tạo lập một văn bản theo một hình thức trình bày nhất định, triển khai một chủ đề cho trước hoặc tự xác định chủ đề.
- Vận dụng vào việc đọc hiểu các văn bản được giới thiệu trong phần văn học.
3. Thái độ: Thấy được tầm quan trọng của việc tiếp xúc trực tiếp với văn bản và tạo lập VB đúng.
B. Chuẩn bị thiết bị dạy học:
* Giáo viên: Thiết kế giáo án - các bài tập mẫu
* Học sinh: Vở bài soạn - sách giáo khoa
C. Những điểm cần chú ý:
- Phương pháp: phát vấn, thảo luận nhóm, trình bày theo nhóm.
- Nội dung: bài này sẽ học trong 2 tiết
D. Gợi ý dạy học:
* Đặt vấn đề:
- Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số:
- Kiểm tra bài cũ: Hồ Xuân Hương muốn nói ( giao tiếp) điều gì qua bài thơ “Bánh trôi nước” ?
- Vào bài:
Trong quá trình giao tiếp con người đã tạo lập rất nhiều văn bản (văn bản nói, văn bản viết). Vậy văn bản là gì? ND - HT, bố cục, mục đích của văn bản ntn... ...
* Tiến trình bài giảng:
Hoạt động
Nội dung
Hoạt động 1:
GV định hướng HS theo câu hỏi gợi ý sgk
HS có thể trao đổi theo nhóm và cử đại diện trình bày.
GV : Nhận xét, tổng hợp.
.
GVHDHS đi đến kết luận:
- VB là gì?
- Đặc điểm của văn bản?
Hoạt động 2:
GVHDHS tìm hiểu phân loại văn bản theo câu hỏi gợi ý SGK trên các phương diện lĩnh vực, từ ngữ, cách thức ở các VB1,2,3
GVHDHS so sánh các văn bản 1,2,3 về các phương diện sau :
- V/đề được đề cập trong mỗi VB thuộc lĩnh vự nào ?
- Từ ngữ sử dụng có đặc điểm gì ? thuộc lĩnh vực nào ?
- Cách thức thể hiện ?
HS : Thảo luận theo nhóm, cử đại diện trình bày
GV : Nhận xét, tổng hợp
GV : Hướng dẫn HS tiến hành so sánh theo yêu cầu ở mục II.2 sgk và rút ra kết luận
HS : Trả lời theo gợi ý của GV
Hñ3: Phaân tích VB (BT1)
VB coù maáy caâu?
Tìm chöùc naêng moãi caâu?
Hñ4: taïo lieân keát vaên baûn
Ñoïc yeâu caàu thöù töï döïa vaøo cô sôû naøo maø em saép xeáp nhö vaäy?
( noäi dung, söï logic)
Hñ5: taïo laäp VB
GV nhaân xeùt
- Naïn phaù röøng
+ Phaù röøng ñeå laøm gì?
+ Haäu quaû
- Moâi tröôøng bieån
HS vieát ñôn xin pheùp nghæ hoïc theo boá cuïc beân
I. Tìm hiểu chung:
1. Văn bản:
VD: 3 văn bản sgk
VB/YC
VB1
VB2
VB3
Nhu cầu
Trao đổi kinh nghiệm sống
Trao đổi tình cảm
Trao đổi thông tin chính trị XH
Dung lượng
1 câu
2 câu
Nhiều câu
ND
HC sống tác động đến nhân cách con người (tích cực – tiêu cực)
Thân phận đáng thương của người PN trong XH cũ không tự định đoạt được mà phụ thuộc vào sự may rủi
Kêu gọi đồng bào cả nước thống nhất ý chí và hành dộng để CĐ và bảo vệ TQ
Hình thức
Nhất quán và mạch lạc
Ca dao
3 phần: mở - thân - kết
MĐ
Nhắc nhở một kinh nghiệm sống
Nêu một hiện tượng trong đs để mọi người cùng suy nghĩ
Kêu gọi mọi người đấu tranh bệ TQ
* Văn bản là sản phẩm được tạo ra trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, gồm một hay nhiều câu, nhiều đoạn.
2. Đặc điểm văn bản: (SGK)
3. Phân loại:
a. Xét VB 1,2,3 SGK:
VB/P.diện
VB1
VB2
VB3
Lĩnh vực
QH giữa người với HC trong đsxh
Tình cảm trong đsxh
Chính trị trong đsxh
Từ ngữ
Thông thường
Thông thường
Chính trị
Cách thức
Miêu tả thông qua hình ảnh PCNNNT
Lập luận chính trị PCNNCL
b. So sánh các VB (2), (3) với VB (SGK), đơn xin phép nghỉ học
VB/P.diện
VB2
VB3
SGK
Đơn
P.Vi sử dụng
Lĩnh vực NT
Lĩnh vực C.trị
Lĩnh vực KH
Lĩnh vực HC
MĐ
Bộc lộ cảm xúc
Kêu gọi toàn dân KC
Truyền thụ kiến thức
Trình bày nguyện vọng, y/c
Từ ngữ
Thông thường, giàu h.ả
Nhiều từ ngữ chính trị
Nhiều từ ngữ KH
Nhiều từ ngữ HC
Kết cấu
Ca dao, lục bát
3 phần
Mạch lạc, chặt chẽ
Có mẫu in sẵn
* Phân loại:
- Theo phương thức biểu đạt: VB tự sự , miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, điều hành (hành chính, công vụ).
- Theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp: (SGK)
II. Luyện tập:
Bài tập 1/37
- VB có 5 câu:
+ Câu 1: chủ đề.
+ Câu 2: vai trò của môi trường đối với cơ thể.
+ Câu 3: lập luận so sánh.
+ Câu 4,5: dẫn chứng cụ thể.
- Đặt nhan đề: mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường.
Bài tập 2/38:
- C1: 1 – 3 – 4 – 5 – 2
- C2: 1 – 3 – 5 – 2 – 4
Bài tập 3:
(HS tự làm)
Bài tập 4/38
Bố cục tờ đơn:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ
- Tên đơn
- Địa chỉ gởi
- Họ tên, nơi công tác của người viết đơn
- ND đơn, yêu cầu, nguyện vọng.
- Lý do.
- Cam đoan và lời cảm ơn.
- Địa chỉ, ngày viết, kí tên.
Hoạt động 6:
* Dặn dò, củng cố:
- Câu nói “Học, học nữa, học mãi!” của Lê - Nin có phải là một văn bản hay không?
a. Không vì chỉ có một câu.
b. Có, vì nó có những đặc điểm của văn bản là tính hoàn chỉnh về nội dung, thể hiện một mục đích giao tiếp, nêu được một chủ đề.
- Văn bản là gì? Đặc điểm của văn bản? Phân loại văn bản?
- Học bài cũ và chuẩn bị viết bài làm văn số 1.
E. Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi SGK:
G. Rút kinh nghiệm:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tuần 3 Ngày soạn: ………..
Tiết PPCT: 7, 8 Ngày dạy:…………..
CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY
(Trích Đăm Săn - Sử thi Tây Nguyên)
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Vẻ đẹp của người anh hùng sử thi Đăm Săn: trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn thịnh của cộng đồng được thể hiện qua cảnh chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.
- Đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của thể loại sử thi anh hùng (phân biệt với sử thi thần thoại): xây dựng thành công nhân vật anh hùng sử thi, ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh, nhịp điệu, phép so sánh, phóng đại.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc (kể) diễn cảm văn bản sử thi; phân tích văn bản sử thi theo đặc trưng thể loại.
3. Thái độ: Có ý thức lẽ sống, hạnh phúc của cá nhân của con người chỉ có thể tìm thấy trong cuộc chiến đấu vì quyền lợi và khát vọng cộng đồng.
B. Chuẩn bị thiết bị dạy học:
* Giáo viên:
+ Phương tiện: Thiết kế giáo án - TLTK về thể loại sử thi
+ Phương pháp: Đọc sáng tạo (phân vai), thảo luận và trình bày theo nhóm.
* Học sinh: Vở bài soạn- sách giáo khoa
* Nội dung: bài này sẽ được dạy trong 2 tiết (Tiết 1: Tìm hiểu chung và hình ảnh nhân vật Đăm Săn trong cuộc chiến với Mtao Mxây; Tiết 2: còn lại)
D. Gợi ý dạy học:
* Đặt vấn đề:
- Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số:
- Kiểm tra bài cũ:
+ Hãy nêu và phân tích các đặc trưng cơ bản của VHDG?
+ Trình bày và nhận xét về các giá trị của VHDG?
- Vào bài:
Những ngày cuối 3/2006, các dân tộc thiểu số Tây Nguyên vô cùng phấn khởi được UNESCO công nhận di sản Cồng, Chiêng là di sản văn hóa thế giới. Nhưng Tây Nguyên không chỉ có Cồng, Chiêng mà con rất nổi tiếng vì những trường ca - sử thi anh hùng mà sử thi Đăm Săn của dân tộc Ê- đê là tiêu biểu nhất.
* Tiến trình bài giảng:
Hoạt động
Nội dung
Hoạt động 1:
HS: Đọc phần tiểu dẫn sgk
GV nhắc lại định nghĩa về sử thi:
Là t/phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn (dài hàng nghìn, vạn câu), ngôn ngữ có vần, có nhịp, hình tượng NT hoành tráng, hào hùng, kể về những biến cố lớn trong đời sống cộng đồng thời cổ đại.
- Dựa vào phần tiểu dẫn sgk, em hãy khái quát một vài nét cơ bản về sử thi Đăm Săn? Tóm tắt tác phẩm?
HS: Làm việc cá nhân khái quát và tóm tắt
GV: Nhấn mạnh lại cốt truyện theo các sự kiện chính.
GV: Phân vai HS
HS: Đọc theo vai với giọng điệu phù hợp với từng nhân vật
- Bố cục đoạn trích chia làm mấy phần? Nêu tiêu đề của mỗi phần?
HS
File đính kèm:
- GA 10.doc