Giáo án Ngữ Văn 10- Chương trình Nâng cao

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Qua bài học, giúp HS:

-Nhận biết được sự việc, chi tiết tiêu biểu trong một đối tượng khi quan sát.

- Biết lựa chọn, sắp xếp các chi tiết ấy để thể hiện tình cảm, suy nghĩ của mình khi làm văn.

B.TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:

 1. ổn định lớp:

2.Kiểm tra bài cũ:

 3Bài mới:

 

doc95 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 955 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ Văn 10- Chương trình Nâng cao, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 36: Làm văn: Chọn sự việc, chi tết tiêu biểu. A. Mục tiêu cần đạt: Qua bài học, giúp HS: -Nhận biết được sự việc, chi tiết tiêu biểu trong một đối tượng khi quan sát. - Biết lựa chọn, sắp xếp các chi tiết ấy để thể hiện tình cảm, suy nghĩ của mình khi làm văn. B.Tiến trình dạy- học: 1. ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: 3Bài mới: Hoạt động của Giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Giúp HS hình thành lí thuyết: TT1: Gọi 1 HS đọc phần đầu của SGK. Gv hỏi:Vì sao phải lựa chọn các sự việc, chi tiết tiêu biểu để bộc lộ cảm xúc? TT2: Khi lựa chọn những sự việc, chi tiết tiêu biểu người viết cần thực hiện những thao tác nào? Hoạt động 2: Giúp HS luyện tập: TT1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1: - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm(5 người/1nhóm) - HS thảo luận rồi cử đại diện trình bày. GV định hướng. TT2: Gọi 1 HS độc yêu cầu của bài tập 2; - Gv yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm(4 người/ 1nhóm). - HS thảo luận sau đó cử đại diện lên trình bày. Gv định hướng. TT3: Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 3: - Gv yêu cầu HS làm việc theo nhóm, sau đó cử đại diện nhóm lên trình bày. Gv định hướng. TT5: Gv định hưóng để Hs về nhà làm. I. Lý thuyết: a. Khi thể hiện tình cảm, suy nghĩ phải lựa chọn các chi tiết vì: -Tình cảm và suy nghĩo không phải lúc nào cũng biểu hiện trực tiếp mà phải thông qua các sự việc, chi tiết - Các sự việc, chi tiết đựoc lựa chọn kĩ càng mới có khả năng biểu hiện tập trung tình cảm và suy nghĩ của người viết. b. Các thao tác: - Xác định rõ tình cảm và suy nghĩ của mình. -Tìm những sự việc, chi tiết có khả năng biểu hiện được những suy nghĩ, tình cảm đó. -Lựa chọn các sự việc, chi tiết tiêu biểu nhất. II. Luyện tập 1. Bài tập 1: - Giống nhau về tình cảm của hai đoạn văn: Đều biểu đạt cho người đọc thấy được “ một tình yêu quê hương, bản xứ đến đằm sâu.” -Đoạn 1: Tác giả bộc lộ tình cảm đó một cách trực tiếp.. Còn đoạn 2: Tác giả bộc lộ gián tiếp. 2. Bài tập 2: a. Thái độ, tình cảm của tác giả qua đoạn văn là: mỉa mai, châm biếm và giễu cợt ông bà Nghị. b. Để thể hiện tình cảm ấy: Tác giả đã lựa chọn sự việc ông bà Nghị Quế ăn cơm và uống nước.Với những chi tiết: - “bưng bát nước canh húp đánh soạt” -“vừa nhai vừa nuốt” -“lấy nước rửa mép” -“súc miệng òng ọc rồi nhổ toẹt xuống nền nhà”. Đó là một sự việc “tế nhị”và những chi tiết mà tác giả lựa chọn là nhưng chi tiết không thể thay thế. 3. Bài tập 3: * Đối với An Dương Vương: - Tôn trọng và ca ngợi: +. Vất vả trong việc xây thành, và băn khoăn lo lắng về vũ khí giữ nước. +. Chiến thắng giặc phương Bắc. +. Được thần Kim Quy rẽ nước đưa xuống thuỷ cung. - Phê phán: +. Quá chủ quan khinh địch(gả con gái cho giặc; giặc đến thì vẫn ngồi đánh cờ) * Đối với Mỵ Châu: - Đáng trách: +. Quá dại dột để khi đem thần vật quốc gia cho Trọng Thuỷ xem. Rãi lông ngỗng để lưu vết. - Đáng thương: +. Ngây thơ trong sáng và cả tin nên chết máu trai sò ăn thì thành ngọc, thân hình thì thành tượng ngọc Bài tập 4: GV hướng dẫn cho HS về nhà làm. Tiết 37-38: Đọc văn: Tục ngữ về đạo đức, lối sống. A. Mục tiêu cần đạt: Qua bài học giúp HS: - Hiểu được nội dung cơ bản của tục ngữ là sự đúc kết kinh nghiệm, phản ánh tư tưởng và lối sống cộng đồng. -Xác định được hình thức thể loại cua tục ngữ là lời nói có tính nghệ thuật - Hình thành cho người học một tình cảm sâu sắc đối với tình thần của cha ông. B. Tiến trình dạy-học: 1. ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: Em hãy đọc những bài ca dao hài hước, châm biếm và nêu nội dung khái quát của chúng? 3. Bài mới: Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung cơ bản. Hoạt động 1: Giúp HS tri thức phần tiểu dẫn. TT1. GV gọi 1 Hs đọc phần tiểu dẫn trong SGK. - Phần tiểu dẫn cho anh(chị) biết được những thông tin gì? -Hs trả lời, GV gợi nhắc thêm cho HS nắm lại khái niệm của tục ngữ và phân biệt tục ngữ với thành ngữ. Hoạt động 2:Giúp HS đọc hiểu văn bản: TT1: Gọi một HS đọc văn bản TT2: Tên bài học là “tục ngữ về đạo đức, lối sống”. Sau khi đọc xong em hãy sắp xếp những câu tục ngữ trên theo hai chủ đề đó? TT3: Từ sự sắp xếp đó, tiến hành bài học theo hai chủ đề. - Em hiểu như thế nào là “đạo đức”? - “Máu đào” là gì? Nước lã là gì? . - Câu tục ngữ được lập ý dựa theo hình thức nào?Có điều gì đặc biệt trong hình thức đó? Qua sự so sánh đó nói lên điều gì? - Em hiểu câu tục ngữ bên như thế nào, căn cứ nào để em hiểu như vậy? * Từ sự phân tích như vậy,GV căn cứ vào thời gian để làm tiếp hoặc chuyển sang. TT4: Em hãy tìm thêm những câu tục ngữ có nội dung nói về: đạo đức?( Hs đã chuẩn bị ở nhà, Gv yêu cầu Hs trình bày tộc nhóm học tập) TT5: Kiến là loài động vật như thế nào?(nhỏ, sống theo bầy đàn) “Tha lâu” tức là làm việc nhiều lần và nhiều thời gian. - Từ cách hiểu đó, em hãy cho biết nội dung câu tục ngữ muốn nói là gì? TT6: Anh( chị) cho biết: - Nói hay là gì? - Hay nói là gì? - Qua mệnh đề so sánh, em hãy nêu nội dung mà câu tục ngữ muốn khẳng định? TT7: Từ những hiểu biết đó em hãy nhận xét về nghệ thuật của tục ngữ? Hoạt động 3: Gv giúp HS làm bài tập nâng cao. TT1: gọi 1 Hs đọc nội dung yêu cầu bài tập nâng cao? TT2: Chia nhóm để thảo luận. TT3: Đại diện nhóm trình bày hiểu biết của mình có sự định hướng của GV. I Tiểu dẫn: 1. Nhắc lại khái niệm tục ngữ: là thể loại lời nói có tính nghệ thuật, đúc kết kinh nghiệm của nhân dân về thế giới tự nhiên và đời sống con người - Đề tài: Đa dạng và phong phú. - Mục đích; Lưu giữ lại những kinh nghiệm sống, và những bài học cho người đời sau( trong đó có cả bài học đạo đức) chi phối cách ứng xử của con người. II. Đọc- hiểu văn bản: 1. Đọc: - Tục ngữ về Đạo đức: gồm câu 4,5,6,9,10,11. - Tục ngữ về Lối sống: gồm câu 1,2,3,7,8,12. 2. Tìm hiểu văn bản: a. Những câu tục ngữ về đạo đức:( Đạo đức: những chuẩn mực ứng xử mà đã đựoc cả xã hội chấp nhận) + Bài 4: Một giọt máu đào hơn ao nước lã. - máu đào: máu đỏ chỉ quan hệ anh em ruột thịt,quan hệ huyết thống, giòng họ. - nước lã: nước lạnh chỉ quan hệ của những người dưng So sánh: một giọt( nhưng lại) hơn cả ao. đề cao tình cảm anh em, tình cảm dòng tộc. +. Bài 5: Tình thương quán cũng là nhà, lều tranh có nghĩa hơn toà ngói cao. - quán( tạm bợ) nhà(vững chãi) vì có tình thương. - lều tranh( nghèo khổ) vẫn sung sứơng hơn (nếu có nghĩa) toà ngói cao(sung sướng) b. Những câu tục ngữ về lối sống(Lối sống có nghĩa là cách sống, cách làm việc) +. Bài 3. Kiến tha lâu cũng có ngày đầy tổ. - Kiến: một loài động vật nhỏ bé, sống theo bầy đàn. - “Tha lâu”tức là làm việc chăm chỉ và trãi qua thời gian dài. con kiến nhỏ bé nhưng kiên trì, siêng năng, chăm chỉ thì sẽ đem được nhiều thức ăn về tổ dự trữ Trong lao động con người cần biết nhẫn nại, cần cù, chịu khó thì mới thu được kết quả tốt. +. Bài 7: Nói hay hơn hay nói. - Nói hay: nói dễ nghe, nói có sức thuyết phục cao.( thiên về chất lượng) - Hay nói: nói nhiều.( thiên về số lượng). So sánh: Đề cao chất lượng sử dụng lời nói của con người. * Nhận xét về nghệ thuật tục ngữ: - Những câu nói ngắn gọn, súc tích - Những câu nói có vần vè. III. Bài tập nâng cao: Tiết 39: Tiếng Việt: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. A. Mục tiêu cần đạt: qua bài học, giúp học sinh: - Hiểu được hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ và các chức năng chính của ngôn ngữ trong giao tiếp. - Nắm được các nhân tố của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ và tác động của chúng đối với hiệu quả giao tiếp. B. Tiến trình dạy-học. 1. ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Em cho biết giao tiếp là gì? 3.Bài mới: Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung cơ bản. Hoạt động 1: Giúp học sinh nắm phần khái quát của bài học: TT1: Gv yêu cầu học sinh đọc phần khái quát. - Em hãy cho biết “giao tiếp” là gì? - Con ngưòi thường dùng những phương tiện gì để giao tiếp? Trong đó phương tiện nào là quan trọng nhất? - Từ đó cho biết thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? TT2: Hoạt động giao tiếp gồm mấy quá trình, Các thông tin trong văn bản giao tiếp? Hoạt động 2: giúp Hs nắm các chức năng của ngôn ngữ thể hiện trong giao tiếp. TT1: hãy cho biết ngôn ngư trong giao tiếp có những chức năng nào? TT2: Lấy ví dụ chứng minh? Hoạt động 3: Giúp học sinh tìm hiểu các nhân tố của quá trình giao tiếp bằng ngôn ngữ. TT1: GV cho HS nghiên cứu SGK? TT2: Chia nhóm để thảo luận TT3: Các nhóm cử đại diện lên trình bày.GV định hướng. Hoạt động 4: Giúp hs thấy hiệu qua tác động của các nhân tố trong quá trình giao tiếp: TT1: Nghiên cứu SGK TT2. Chia nhóm thảo luận. TT3. GV gọi người trình bày. Có định hướng. Hoạt động 5: Gv hướng dẫn Hs luyện tập. I. Khái quát về giao tiếp và hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. 1. Giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin( tức truyền đạt tư tưởng, tình cảm) giữa con người với nhau trong xã hội. .-Có nhiều loại phuơng tiện dùng để giao tiếp như: điệu bộ, cử chỉ, kí hiệu, tín hiệu, ám hiệu… nhưng chủ yếu và quan trọng nhất là ngôn ngữ. - Dùng ngôn ngữ để giao tiếp gọi là giao tiếp bằng ngôn ngữ. 2. Hoạt động giao tiếp gồm 2 quá trình: +. Sản sinh văn bản. +. Lĩnh hội văn bản. Các thông tin trong văn bản: +. Thông tin miêu tả: +. Thông tin liên cá nhân: II. Các chức năng của ngôn ngữ trong giao tiếp: 1. Chức năng thông báo: tức mang lại những hiệu quả nhận thức về sự vật hiện tượng( Ví dụ: nghe xong câu chuyện về miền Nam, người đọc có nhận thức mới về miền Nam, tức là được thông báo những thông tin về miền Nam) 2. Chức năng bộc lộ: tức tạo hiệu quả về tình cảm, cảm xúc( Ví dụ: Đọc xong một bài thơ hay ta thấy cảm động buồn vui theo tác giả) 3. Chức năng tác động: tức tạo hiệu quả về hành động( Ví dụ: nghe lời kêu gọi của bác, thanh niên cả nước nô nức lên đường đánh giặc) III. Những nhân tố của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. a. Nhân vật giao tiếp: Người nói và người nghe, trong một cuộc giao tiếp thông thường vai trò nay luân phiên hoán đổi. b. Công cụ giao tiếp và kênh giao tiếp: - Công cụ giao tiếp: là từ, câu, văn bản.. - Kênh giao tiếp: là phạm vi hoạt động giao tiếp có hiệu lực. Có thể xác định kênh giao tiếp theo nhiều cách: nói-nghe; viết- đọc... c. Nội dung giao tiếp: là những sự việc, hoạt động, sự vận động ...đã, đang, hoặc sẽ diễn ra trong cuộc sống. d. Hoàn cảnh giao tiếp: Là khung cảnh không gian, thời gian mà cuộc giao tiếp diễn ra. IV. Tác động của các nhân tố giao tiếp đối với hiệu quả giao tiếp: 1. Nhân vật giao tiếp: quyết điịnh nội dung giao tiếp và hình thức giao tiếp. 2. Công cụ giao tiếp và kênh giao tiếp: quyết định hình thức của văn bản. 3. Nội dung giao tiếp: đòi hỏi hình thức giao tiếp phù hợp. 4. Hoàn cảnh giao tiếp: tác động chung đến giao tiếp. V. Luyện tập: Tuần 11: Từ ngày 12/11/2007 đến 17/11/2007. Tiết 40:Làm văn: Quan sát,thể nghiệm đời sống. A. Mục tiêu bài học:Qua bài học giúp HS: - Hiểu được vai trò của quan sát, thể nghiệm đời sống đối với việc làm văn. - Biết vận dụng kết quả quan sát và thể nghiệm đời sống để viết văn. B. Tiến trình dạy học: 1. ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của Giáo Viên và Học Sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Giúp HS hình thành khái niệm. TT1: GV yêu cầu HS đọc mục 1 trong SGK và trả lời câu hỏi: - Quan sát là gì? - Kết quả của quan sát bao gồm những yếu tố nào? ( HS trao đổi, thảo luận và trả lời) TT2: GV yêu cầu HS đọc mục 2 trong SGK và trả lời các câu hỏi: - Thể nghiệm là gì? - Vai trò của thể nghiệm đối với việc viết văn? ( HS trao đổi, thảo luận và trả lời) Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập: TT1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. TT2: Chia nhóm HS( 4HS/ 1nhóm) để thảo luận. TT3: Mỗi nhóm cử đại diện lên trình bày, có trnh luận. I. Khái niệm: 1. Quan sát: là sử dụng tất cả các giác quan để nhận biết đối tượng một cách đầy đủ và sâu sắc. VD: Quan sát cây hoa hồng: - Khi đứng xa(hoặc đứng gần), ta thấy cây hoa hồng như thế nào? - Khi đến sát cây hoa hồng, ta thấy hình dáng, màu sắc của lá của hoa như thế nào? - Khi đứng bên cạnh cây hoa hồng, ta có cảm nhận gì về hương thơm của bông hoa hồng? - Khi sờ tay vào cành hoa, ta có cảm giác gì về những cái gai của chúng? * Kết quả của quan sát bao gồm hai yếu tố: - Thứ nhất: đó là những nhận biết tổng hợp về hình khối, vóc dáng, màu sắc hương vị, cảm giác của đối tượng. - Thứ hai: đó là những suy nghĩ, liên tưởng, kết luận sau khi quan sát đối tượng. 2. Thể nghiệm: là kết quả của quá trình tích luỹ những hiểu biết về đối tượng dưới dạng là một bộ phận trong vốn tri thức cần thiết. VD: - Sau khi quan sát và suy nghĩ về cây hoa hồng, ta có một “vốn tri thức” về cây hoa hồng. - Sau khi quan sát và suy nghĩ về vịnh Hạ Long, ta có một “vốn tri thức” về vịnh Hạ Long. - Sau khi quan sát và suy nghĩ về cố đô Huế, ta có một vốn tri thức về cố đô Huế.... Khi ta kể hoặc miêu tả về các đối tượng trên tức là ta huy động những mảng “vốn tri thức” đã tích luỹ về các đối tượng ấy để viết thành bài văn. * Vai trò: Nếu không có những thể nghiệm trên thì ta chỉ nói được cái bề mặt của đối tượng, chứ không thể gọi ra đúng cái hồn vía của “đối tượng này” trong mối quan hệ với vô vàn các đối tượng xung quanh nó. II. Luyện tập: 1. Bài tập 1: a. Đoạn văn của Nam Cao: đoạn này miêu tả cách thức hút thuốc lào với các động tác liên tiếp rất chuẩn xác. Từ hút thuốc đến thở khói ra cũng là một quá trình đủ để lão Hạc hút và nói. Cách hút thuốc của hai người cũng khác nhau: một người có tâm sự muốn nhờ vả và một người tương đối vô tư. Nếu không quan sát, nhập tâm không thể miêu tả được như thế. Một điều nữa khá thú vị là người kể chuyện dường như đã phân thân để tự quan sát thái độ dửng dưng của mình. b. Đoạn văn của Nguyễn Minh Châu: Đoạn này gây ấn tượng bởi sự thể nghiệm và miêu tả các cảm giác về trời sao, về sưong khuya để thấy chân trời vùng quê thấp hẳn xuống, rồi tiếng rì rào, rì rầm của sóng biển, nghĩa là từ cảm giác chuyển sang miêu tả tâm trạng. Cách hoá thân vào nhân vật để miêu tả tâm trạng nhân vật chính là một sự thể nghiệm. c. Trong cả hai đoạn văn, quan sát và thể nghiệm luôn gắn bó với nhau, bởi khi thể nghiệm, nhà văn huy động “vốn tri thức” đã tích luỹ, còn khi quan sát nhà văn lại miêu tả thông qua sự hoá thân vào tâm trạng của nhân vật. 2. Bài tập 2. ( GV yêu cầu HS dựa vào đoạn văn gợi ý trong SGK để viết đoạn văn của mình theo tinh thần cá thể hoá một cách tự nhiên, sinh động.) Tiết 41-42: Đọc văn: Xuý Vân giả dại. ( Trích chèo Kim Nham) A. Mục tiêu bài học: Qua bài học giúp HS: - Hiểu được nội dung và ý nghĩa của vở chèo cổ Kim Nham qua đoạn trích. - Thấy được nghệ thuật thể hiện nội tâm nhân vật Xuý Vân thật đặc sắc. - Có thái độ trân trọng đối với nghệ thuật truyền thống độc đáo của dân tộc.. B. Tiến trình dạy- học: 1. ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Em hiểu như thế nào là thể loại chèo cổ? Tại sao nói chèo là loại hình kịch hát dân gian có tính chất tổng hợp? Chèo thường phổ biến ở đâu? 3. Bài mới: GV nói chậm: Cùng với chèo Quan Âm Thị Kính, Kim Nham là một trong những vở chèo cổ dân gian đặc sắc của người Việt, còn lưu truyền đến ngày nay. Xuý Vân giả dại là đoạn trích, cảnh chèo nổi tiếng nhất( như cảnh chèo: Nỗi oan hại chồng; Thị Mầu lên chùa; Họp việc làng trong Quan Âm Thị Kính.) Hoạt động của Giáo Viên và Học Sinh Nội dung cần đạt. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nắm phần khái quát. TT1: HS đọc tiểu dẫn, và trình bày nội dung tóm tắt kịch bản chèo Kim Nham, xác định vị trí của đoạn trích? TT2 Hãy kể tên một vài vở chèo mà em biết? Hoạt động 2: Giúp HS đọc hiểu văn bản đoạn trích: TT1: GV phân vai cho HS đọc và có nhận xét về cách đọc của HS. TT2: Giải thích các từ khó. TT3: Yêu cầu HS xác định bố cục,( Không thể xác định được vì đoạn trích là dòng tâm trạng giả điên của XV). TT4: GV hỏi: Trong những lời điên dại(giả vờ) lung tung, vô nghĩa, người xem, người nghe vẫn tìm thấy những câu, những lời không điên, tỉnh táo của nhân vật. Thử tìm một vài lòi như thế. Dựa vào đâu mà cho rằng đó là những lòi không điên, tỉnh táo? ( HS kiếm tìm, phát hiện, phát biểu, giải thích) TT5: Vậy tâm trạng thật của của XV diễn biến như thế nào trong đoạn trích? Phân tích từng biểu hiện từng khía cạnh? TT6: GV nêu vấn đề: Vì sao XV có những tâm trạng ấy? Thái độ, tình cảm của tác giả dân gian đối với hoàn cảnh và tính cách nhân vật chính như thế nào? ( HS bàn luận và phát biểu) TT7: GV hỏi: Tâm trạng phức tạp của nhân vật XV đã được thể hiện như thế nào trong đoạn trích? ( HS phân tích, chứng minh). Hoạt động 3: Giúp HS tổng kết và luyện tập. I. Tiểu dẫn: 1. Về thể chèo trong văn hoá, VHDG người Việt - Chèo là một thể loại sân khấu tổng hợp có từ lâu đời. - Chèo là sự phối hợp giữa:kịch bản, nhạc, múa, hát... 2. Vể vở chèo Kim Nham: a. Tóm tắt: SGK. b. Vị trí của đoạn trích: II. Đọc hiểu văn bản: 1. Đọc: 2. Tìm hiểu văn bản: a. Tâm trạng thực của Xuý Vân: + Thật ra theo kịch bản đến đây XV không hề điên, mà chỉ giả điên nhằm bỏ chồng đi theo người khác. Cho nên trong lời nói rồ dại, lung tung đó vẫn không che hết những điều rất thực(dụng ý dân gian). Một số câu không điên, kín đáo hé mở tâm trạng thật của nhân vật đó là: - Lời gọi đò: Tôi kêu đò, đò nọ không thưa- Tôi càng chờ, càng đợi, càng trưa chuyến đò. - Tâm trạng về thân phận lỡ dở, muộn màng, không kịp: Chả nên gia thất thì về- ở làm chi mãi cho chúng chê bạn cười. - Tâm trạng muốn vùng thoát khỏi cuộc hôn nhân hiện tại: Tôi không trăng gió lại gặp người gió trăng. - Lời biện hộ thanh minh cho mối qua hệ với Trần Phương: Đắng cay chẳng có chịu được ức- Mà để láng giềng ai hay? - Tâm trạng ấm ức, đau khổ khi phải sống trong nhà Kim Nham: Chờ cho bông lúa chín vàng- Để anh đi gặt để nàng mang cơm. - ước muốn cuộc sống lao động thuận vợ hoà chồng: ức bởi xuân huyên(2 lần) - Tâm trạng ấm ức vì cha mẹ không hiểu mình( cả cha mẹ chồng và cha mẹ đẻ)... Tâm trạng đó diễn biến: + Trước hết đólà tâm trạng tự thấy mình đã lỡ làng, đã dở dang như người đọi đò, càng đợi càng lỡ, không gặp đò cập bến không sao qua nổi sông. + Tiếp đó là tâm trạng muốn bứt phá, bỏ về không chấp nhận cuộc sống hiện tại trong gia đình nhà chồng. + Tự thấy mình lạc lõng, vô nghĩa. Cuộc sống làm vợ, làm con dâu, trong nhà Kim Nham là cuộc sống cay đắng, ấm ức. ấm ức vì sự cô đơn, không thể chia sẻ với ai, vói cha mẹ chồng, với láng giềng...chẳng có ai thông cảm và hiểu nàng. + Thất vọng về gia đình hiện tại và mơ ước đến một gia đình mới. + Tâm trạng bế tắc, rối bời, đầy tính bi kịch. (hát ngược, cười trong đau khổ) b. Hoàn cảnh của Xuý Vân và thái độ của tác giả dân gian. + Tất nhiên, hoàn cảnh riêng của XV là đáng thông cảm, đáng thương( lấy chồng không xuất phát từ tình yêu, vợ chồng không hòa hợp về lí tưởng). + Giả điên để bỏ Kim Nham nhằm chạy theo Trần Phương, nhưng gặp phải một tay Sở Khanh điên thật. + Một cô gái trong trắng, dũng cảm khao khát yêu đương tự do, dám vượt qua lễ giáo và miệng lưỡi thế gian để tìm lấy hạnh phúc nhưng mắc lừa nên tìm đến cái chết. Tác giả dg qua đó vừa đồng tình, cảm thông với thân phận của XV và lên án, tố cáo xã hội đó. Mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc. c. Nghệ thuật diễn tả tâm trạng của nhân vật Xuý Vân. + Những câu giả điên, vô nghĩa, và những câu có hàm ý tỉnh táo. + Sử dụng những câu hát đầy hình ảnh ẩn dụ( tiếng gọi đò, lỡ đò, gà rừng ăn lẫn với công) những lời than thở những câu nói ngược... + Sử dụng những làn điệu dân ca khác nhau, giữa hát và nói, hát và múa, tiếng trống, tiếng đế....đặc biệt là những trận cuâoì hoang dã, man dại, điên cuồng như trả thù, như tung phá như uất ức, khoả lấp, như bế tắc... III. Tổng kết và luyện tập. 1. Thực chất của bi kịch nhân vật XV trong đoạn trích là gì? ( Là bi kịch của người phụ nữ trong tình yêu và hôn nhân trong xã hội phong kiến VN. Người phụ nữ dũng cảm, khao khát tình yêu hạnh phúc lứa đôi, tự mình đấu tranh giành lấy hạnh phúc nhưung thất bại) 2. Sức hấp dẫn của nghệ thuật chèo cổ là gì? ( Là tích trò( kịch bản), là lời hát đẹp, là diễn xuất tài nghệ của diễn viên. Riêng về mặt kịch bản văn học, là nghệ thuật tạo tình huống, thể hiện tâm trạng phức tạp, mâu thuẫn của nhân vật qua những lời hát, điệu múa trận cười...) Tiết 43: Làm văn: Đọc- hiểu văn bản văn học. A. Mục tiêu cần đạt: Qua bài học giúp HS: 1. Kiến thức: Nắm được khái niệm đọc- hiểu văn bản văn học và vai trò của việc đọc-hiểu văn bản văn học trong quá trình học văn và viết văn.. 2. Tích hợp với các kiến thức về văn, tiếng Việt và vốn sông thực tế. 3. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc-hiểu văn bản văn học một cách có ý thức. B. Tiến trình dạy-học: 1. ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của Giáo Viên và Học sinh Nội dung cần đạt. Hoạt động 1: Giúp HS thấy được vai trò và mục đích của việc đọc-hiểu văn bản văn học. TT1: GV yêu cầu HS tìm hiểu kĩ mục I trong SGK và trả lời các câu hỏi. - Tại sao phải học đọc- hiểu văn bản văn học? TT2: Mục đích, yêu cầu của việc đọc- hiểu văn bản văn học? Hoạt động 2: Giúp HS thấy đựơc các bước của quá trình đọc hiểu văn bản văn học: TT1: GV yêu cầu HS nghiên cứu kĩ mục II trong SGK. TT2: Quá trình đọc hiểu văn bản văn học gồm mấy bước?. Đó là những bước nào? (HS trao đổi, thảo luận và trả lòi) Hoạt động 3: Giúp HS làm bài tập luyện tập. I. Mục đích và yêu cầu đọc-hiểu văn bản văn học. 1. Sự cần thiết của việc học đọc-hiểu văn bản văn học: - Tất cả những người biết chữ đều có nhu cầu đọc sách báo, tạp chí... trong đó đáng chú ý nhất là việc đọc văn bản văn học; nhưng trong số những người đọc văn bản văn học thì có người đọc để biết, đọc để giải trí và đọc để hiểu, cảm và nhớ. - Đối với việc học văn bản văn học thì học đoc-hiểu văn bản là một yêu cầu bắt buộc bởi có đọc thì mới có thể hiểu, cảm và nhớ được. 2. Mục đích yêu cầu đọc hiểu văn bản văn học. * Mục đích: - Đọc hiểu văn bản vì nhiều mục đích khác nhau: tiếp nhận giá trị tư tưởng tình cảm của tác phẩm, giao lu tư tưởng tình cảm với tác giả, giao lưu với người đọc trước, bày tỏ thái độ đồng tình hay phản đối với văn bản văn học * Yêu cầu: để đọc-hiểu cần: + hiểu ngôn từ, ý nghĩa của hình tượng đến hiểu tư tưởng tình cảm cảu tác giả hình thành sự đánh giá với văn bản. + phải thường xuyên đọc, tra cứu hình thành kĩ năng đọc hiểu văn bản văn học. II. Các bước đọc-hiểu văn bản văn học: 1. Đọc hiểu ngôn từ. có nghĩa là phải đọc để nắm được hệ thống ngôn từ của tác phẩm( tài năng trong việc tổ chức sắp xếp các yếu tố ngôn ngữ của tác giả) 2. Đọc-hiểu hình tượng nghệ thuật: Hình tượng nghệ thuật trong văn bản văn học có nhiều lớp nghĩa cho nên người đọc phải biết bóc tách từng lứop nghĩa đó thì mới hiểu một cách sâu sắc được. 3. Đọc- hiểu tư tưởng, tình cảm của tác giả trong văn bản văn học. 4. Đọc- hiểu và thưởng thức văn học: III. Luyện tập: GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi trong SGK. Ngày 12/11/2007. Kí duyệt: Tuần 12: Từ ngày 19/11/2007 đến 24/11/2007. Tiết 44: Làm văn: Đọc tích luỹ kiến thức. A. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Hiểu được vai trò, ý nghĩa của việc đọc tích luỹ kiến thức. 2. Tích hợp với văn tiếng Việt và thực tế đời sống. 3. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc tích luỹ kiến thức. B. Tiến trình dạy-học: 1. ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3: Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Giúp HS hình thành lí thuyết: TT1: GV yêu cầu HS tìm hiểu mục 1 trong SGK và trả lời các câu hỏi: - Mỗi người thường có mấy loại vốn sống? Là những vốn sống nào? - Để bổ sung cho loại vốn sống trực tiếp còn hạn chế, chúng ta cần phải thường xuyên làm gì và làm như thế nào? TT2: GV yêu cầu HS tìm hiểu mục 2 trong SGK và trả lời các câu hỏi: - Tại sao phải lựa chọn sách để đọc? Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm luyện tập. TT1: HS đọc yêu cầu của bài tập 1. TT2: Tất cả đều suy nghĩ. TT3: GV gọi một HS lên trả lời. TT: GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập2 - Chia thành các nhóm học tập để thảo luận. - Cử đại diện nhóm lên trình bày. I. Lí thuyết: 1. Vai trò của việc đọc tích luỹ kiến thức. - Mỗi người thường có hai vốn sống: +. Vốn sống trực tiếp: Vốn sống này do tuổi đời và hoàn cảnh sống đem lại, trong đó hàon cảnh sống có vai trò đặc biệt quan trọng. Chẳng hạn cùng lứa tuổi 15, nhưng ai sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo khó, phải vất vả kiếm sống thì sẽ sớm hiểu biết về cuộc đời, sớm phân biệt đựoc cái đúng, cái sai...

File đính kèm:

  • docMot so giao an Ngu van 10 chuong trinh nang cao.doc