Giáo án Ngữ văn 10 cơ bản Tiết 11-12: truyện an dương vương và mỵ châu,trọng thuỷ

I.Mục tiêu:

Giúp học sinh:

-Nắm được đặc trưng cơ bản của truyền thuyết qua việc tìm hiểu một tác phẩm cụ thể về thành Cổ Loa,mối tình Mỵ Châu-Trọng Thuỷ và nguyên nhân mất nước Au Lạc.

-Nhận thức bài học giữ nước ngụ trong một câu chuyện tình yêu.

II.Phương tiện dạy học:

-SGK Ngữ văn 10.

-SGV Ngữ văn 10.

-Sách thiết kế Ngữ văn 10.

III.Tiến trình bài học:

1.Kiểm tra bài cũ:

2.Giới thiệu bài mới:

3.Bài mới:

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1377 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 cơ bản Tiết 11-12: truyện an dương vương và mỵ châu,trọng thuỷ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 11-12: TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỴ CHÂU,TRỌNG THUỶ I.Mục tiêu: Giúp học sinh: -Nắm được đặc trưng cơ bản của truyền thuyết qua việc tìm hiểu một tác phẩm cụ thể về thành Cổ Loa,mối tình Mỵ Châu-Trọng Thuỷ và nguyên nhân mất nước Aâu Lạc. -Nhận thức bài học giữ nước ngụ trong một câu chuyện tình yêu. II.Phương tiện dạy học: -SGK Ngữ văn 10. -SGV Ngữ văn 10. -Sách thiết kế Ngữ văn 10. III.Tiến trình bài học: 1.Kiểm tra bài cũ: 2.Giới thiệu bài mới: 3.Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CƠ BẢN *GV gọi HS đọc tiểu dẫn. -Phần tiểu dẫn nêu lên mấy nội dung?là những nội dung gì? +Đặc trưng của tiểu thuyết : -là những câu chuyện có liên quan,phản ánh lịch sử nhưng không chú trọng tính chính xác lịch sử. -trong truyền thuyết kết tinh những hình tượng nghệ thuật đặc sắc nhuốm màu thần kì mà vẫn thấm đẫm cảm xúc đời thường. -gắn liền với môi trường lịch sử-văn hoá mà nó sinh thành,lưu truyền,biến đổi. +Giới thiệu di tích Cổ Loa.(SGK) -Văn bản trong SGK được trích từ đâu?Em còn biết những văn bản nào khác cũng kể về truyền thuyết này? +Thục kỉ An Dương Vương trong “Thiên Nam ngũ lục”. +”Ngọc trai-Nước giếng”:truyền thuyết đồn đại ở vùng Cổ Loa. -Có thể chia truyền thuyết này thành mấy đoạn?Nội dung mỗi đoạn? 3đoạn: +Đ1: “…….xin hoà” : ADV xây thành, chế nỏ,bảo vệ vững chắc đất nước. +Đ2: “…..dẫn vua xuống biển” : cảnh nước mất nhà tan. +Đ3: thái độ của tác giả dân gian đối với nhân vật Mỵ Châu. -Nêu chủ dề của tác phẩm? -Công lao của ADV đối với đất nước thể hiện qua những việc làm cụ thể nào? -Tìm những chi tiết miêu tả quá trình xây thành của ADV? -Em có nhận xét gì về quá trình xây thành này?Qua đó ta thấy thái độ của tác giả dân gian với ADV là gì? -Sau khi thành đã xây xong,ADV đã nói gì với Rùa vàng?Ý nghĩa của chi tiết đó? -Vì sao bi kịch nước mất nhà tan lại xảy ra? +ADV vô tình gả con gái là Mỵ Châu cho con trai Tiệu Đà là Trọng Thuỷ. +Mỵ Châu cho Trọng Thuỷ xem nỏ thần. +Trọng Thuỷ ngầm đánh tráo nỏ thần và bỏ về nước. +Triệu Đà đem quân sang đánh,ADV vẫn điềm nhiên ngồi đánh cờ. ®Thái độ chủ quan,khinh địch,lơ là mất cảnh giác và ỷ lại vào nỏ thần đã nhanh chóng đưa đến bi kịch nước mất nhà tan. -Nhân vật ADV trong bi kịch được đánh giá như thế nào? +Tuốt gươm chém Mỵ Châu :® là người biết trong nghĩa nước hơn tình nhà,hành động vì quyền lợi của quốc gia,dân tộc. +Theo Rùa vàng về Thuỷ phủ: ®không phải chịu cái chết như người bình thường,phàm tục mà bước vào thế giới thần linh,bởi xét đến cùng thì ADV vẫn là người có công với nước và vẫn biết đặt cái chung cao hơn cái riêng. -Đối với nhân vật Mỵ Châu,người xưa đã thể hiện thái độ và cách nhận xét như thế nào? -Theo em,việc nàng đưa nỏ thần cho Trọng Thuỷ xem là đúng hay sai? ®Phạm trọng tội tiết lộ bí mật quốc gia,vì tình cảm vợ chồng mà bỏ quên nghĩa vụ với đất nước,quốc gia. ®Hình phạt chém đầu là không oan ức, -Em đánh giá thế nào về nguyên nhân gây nên tội lỗi của Mỵ Châu? -Qua nhân vật này,người xưa muốn gửi gắm bài học gì? -Thái độ của tác giả dân gian đối với nhân vật Trọng Thuỷ? +Đây là một trong những kẻ trực tiếp gây ra bi kịch nước mất nhà tan. +Đồng thời cũng là nạn nhân của chính bi kịch đó. -Chi tiết “ngọc trai-giếng nước có phải để khẳng định tình yêu chung thuỷ của Trọng Thuỷ dành cho Mỵ Châu hay không? +Oan tình của Mỵ Châu đã được hoá giải. +Thái độ,cách đánh giá thấu tình đạt lí của nhân dân : vừa nghiêm khắc,vừa nhân ái. I.Tìm hiểu chung: 1.Tiểu dẫn: 2.Văn bản: +Bố cục: +Chủ đề: Miêu tả quá trình xây thành ,chế nỏ,bảo vệ đất nước của ADV và bi kịch nước mất nhà tan,qua đó thể hiện thái độ ,tình cảm,quan niệm của tác giả dân gian. II.Đoc-Hiểu: 1.Vai trò của ADV trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước: -Quá trình xây thành: +Thành đắp đến đâu lại lở đến đó. +Lập bàn thờ cầu đảo bách thần. +Rùa vàng giúp nhà vua xây thành trong nửa tháng thì xong.® lí tưởng hoá việc xây thành. ®Dựng nước là quá trình vất vả,gian khó. ®Ngưỡng mộ,ngợi ca công lao,vai trò của ADV. -Băn khoăn : “nếu có giặc thì lấy gì mà chống ?”,và được Rùa vàng tặng nỏ thần. ®Ý thức trách nhiệm của người đứng đầu đất nước. ®Tinh thần cảnh giác,sẵn sàng chiến đấu chống giặc ngoại xâm,bảo vệ dân tộc. 2.Bi kịch nước mất nhà tan và thái độ của tác giả dân gian: a.Bi kịch nước mất nhà tan: Nguyên nhân: -lơ là,khinh địch,mất cảnh giác. -chủ quan,ỷ lại vào nỏ thần. b.Thái độ của tác giả dân gian: *ADV: -Đặt nghĩa nước trên tình nhà. -Bước vào thế giới vĩnh cửu của thần linh. *Mỵ Châu: -Phạm trọng tội với đất nước,vì tình riêng mà quên nghĩa nước. -Hình phạt chém đầu là không oan ức. -Do nhẹ dạ vô tình mà đắc tội với non sông. ®Không vì tình riêng mà quên đi nghĩa chung. *Trọng Thuỷ: Vừa là thủ phạm,vừa là nạn nhân. III.Tổng kết: Ghi nhớ : (SGK) 4.Củng cố-Luyện tập: -Chỉ ra phần coat lõi lịch sử và phần hư cấu tưởng tượng trong tác phẩm? -Sưu tầm một số bài thơ viết về bi kịch Mỵ Châu-Trọng Thuỷ. 5.Dặn dò:-Học bài và phần ghi nhớ.chuẩn bị bài mới.

File đính kèm:

  • doctiet11-12.doc
Giáo án liên quan