A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:
1. Hiểu được chí khí anh hùng của Từ Hải dưới ngòi bút sáng tạo của Nguyễn Du.
2. Thấy được tài năng sử dụng ngôn ngữ của tác giả trong việc thể hiện chí khí khát vọng tự do của nhân vật.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- SGK, SGV
- Thiết kế bài học
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
GV có thể tổ chức giờ dạy học theo cách: cho HS đọc, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
2 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1599 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 cơ bản tiết 117- Chí khí anh hùng (trích “truyện kiều”), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÍ KHÍ ANH HÙNG
(Trích “Truyện Kiều”)
Nguyễn Du
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:
Hiểu được chí khí anh hùng của Từ Hải dưới ngòi bút sáng tạo của Nguyễn Du.
Thấy được tài năng sử dụng ngôn ngữ của tác giả trong việc thể hiện chí khí khát vọng tự do của nhân vật.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- SGK, SGV
- Thiết kế bài học
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
GV có thể tổ chức giờ dạy học theo cách: cho HS đọc, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
I.Tìm hiểu chung.
1.Vị trí đoạn trích
HS đọc sgk
- Nêu vị trí đoạn trích?
2.Chủ đề.
- xác định đại ý đoạn trích?
II.Dọc hiểu.
- Từ câu 1 đến câu 4 thể hiện niềm khao khát vẫy vùng của Từ Hải. Hãy phân tích?
- Việc tác giả để Từ Hải “thanh gươm yean ngựa lean đường” rồi mới để Kiều xin đi theo có ý nghĩa gì?
-Những lời Từ Hải nói lúc chia tay với Kiều đã thể hiện tính cách gì của người anh hùng?
- Tìm những từ ngữ, hình ảnh biện pháp miêu tả trong đoạn trích thể hiện khuynh hướng lí tưởng hoá nhân vật Từ Hải.
III.Bài tập nâng cao.
- đọc bài tập sgk.
I.Tìm hiểu chung.
1.Vị trí đoạn trích (sgk)
Từ câu 2213 đến câu 2230.
2.Chủ đề :
Đoạn trích thể hiện chí khí anh hùng của Từ Hải qua lí tưởng và lời chia tay với Thúy Kiều.
II.Đọc hiểu
- Bốn câu đầu đoạn trích :
“Nửa năm… thẳng rong”
Đang sống trong ân ái của tình cảm vợ chồng “hương lửa đang nồng”, Từ Hải quyết định ra di vì nghiệp lớn. Từ Hải là con người sống có lí tưởng. Lí tu6ổng của Từ Hải là tự do, vẫy vùng giữa trời cao đất rộngkhông chịu một sự trói buộc nào. Từ Hải vốn là con người
“ Chọc trời khuấy nước mặc dầu
Dọc ngang nào biết trên đầu có ai”
Lí tưởng ấy làm cho Từ Hải sống có chí khí. Mặc dầu Từ cũng là con người đa tình khi gặp Thúy Kiều “Hai bên cùng liếc, hai lòng cùng ưa”, nhưng trước hết Từ là một tráng sĩ có chí khí mạnh mẽ.
“Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương”
“Động lòng bốn phương” là thấy trong lòng sôi nổi, náo nức hướng tới trời cao đất rộng, tới cuộc sống tự do, chí khí tung hoành ở bốn phương trời.
Từ Hải của Tất cả mọi người, không của riêng ai. Không gian “trời bể mênh mang”. Hình ảnh thật hoành tráng phù hợp với lí tưởng, hành động của TH.
-Chi tiết này có ý nghĩa là cuộc tiễn biệt của K với người anh hùng khác với cuộc chia tay với Kim Trọng và với Thúc Sinh.
a.Một con người có chí khí phi thường:
-Không đắm mình trong chốn buồng khuê.
-Tiếng gọi sự nghiệp thức tỉnh từ bên trong.
- Không một chút bịn rịn trong lời tiễn biệt.
b.Một con người tự tin.
- Tự tin vào mình sẽ thực hiện được cơ đồ lớn.
- Khuynh hướng kí tưởng hoá nhân vật.
+ Từ ngữ *trượng phu
* thoắt đã động lòng
+ Hình ảnh * trời bể mênh mang
* dứt áo ra đi
- TH thể hiện ước mơ trong cảnh đời tù túng của xh cũ.
III.Bài tập nâng cao.
a.Miêu tả tâm lí nhân vật trước các tình huống.
- Diễn biến tâm lí nhân vật tự nhiên.
- Diễn biến tâm lí thể hiện nỗi đau đớn của Kiều.
- Diễn biến tâm lí mang trạng thái tâm lí riêng biệt.
b.ND sử dụng các biện pháp nghệ thuật
- Từ ngữ.
- Đối
- Các biện pháp tu từ
- Ngôn ngữ nửa trực tiếp.
4Củng cố.
GV chốt lại những kiến thức cơ bản.
5.Dặn dò.
HS học bài chuẩn bị bài “Nguyễn Du”.
File đính kèm:
- tiet88-89.doc