Giáo án Ngữ văn 10 nâng cao Tiết 23- Chử Đồng Tử

A. Phần chuẩn bị.

I. Mục tiêu bài học: Giúp HS:

1.Kiến thức: Hiểu được

- Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, uớc mơ thiện thắng ác, tinh thần lạc quan và nhân đạo của nhân đạo của nhân dân.

- Nghệ thuật của truyện là sử dụng yếu tố kì ảo, lời kể chuyện hấp dẫn. Đây cũng là nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện.

2.Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu, tìm hiểu, cảm thụ cổ tích.

3. Thái độ, tình cảm: Trân trọng những giá trị văn hoá của cổ tích, yêu mến các tác phẩm văn học của dân tộc.

II. Phương tiện dạy học.

1.GV : SGK + SGV + giáo án.

2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn .

III. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phơng pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

B. Tiến trình dạy học.

I. ổn định tổ chức

II. Kiểm tra bài cũ: 5

1. Câu hỏi: Khái quát những nét chính vè cuộc đời, số phận nhân vật Tấm trong truyện Tấm Cám? Cuộc chiến giữa thiện và ác được thể hiện như thế nào?

2.Đáp án:

Mồ côi,ở với dì ghẻ, bị áp bức lao động vất. Là người hiền lành, chịu khó.(4đ)

Lúc đầu thụ động, ngồi khóc, được bụt giúp đỡ, sau đấu tranh không khoan nhượng. ( 6 đ )

III. Bài mới.

1. Giới thiệu bài mới ( 1 ) Đọc và tự nghiên cứu, tìm hiểu tác phẩm CĐT.

 2. Nội dung:

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 9319 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 nâng cao Tiết 23- Chử Đồng Tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày: 17/10 Giảng ngày 18/10 Tiết: 23, Môn :Đọc thêm. Chử Đồng Tử A. Phần chuẩn bị. I. Mục tiêu bài học: Giúp HS: 1.Kiến thức: Hiểu được - Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, uớc mơ thiện thắng ác, tinh thần lạc quan và nhân đạo của nhân đạo của nhân dân. - Nghệ thuật của truyện là sử dụng yếu tố kì ảo, lời kể chuyện hấp dẫn. Đây cũng là nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện. 2.Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu, tìm hiểu, cảm thụ cổ tích. 3. Thái độ, tình cảm: Trân trọng những giá trị văn hoá của cổ tích, yêu mến các tác phẩm văn học của dân tộc. II. Phương tiện dạy học. 1.GV : SGK + SGV + giáo án. 2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn . III. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phơng pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. B. Tiến trình dạy học. I. ổn định tổ chức II. Kiểm tra bài cũ: 5’ 1. Câu hỏi: Khái quát những nét chính vè cuộc đời, số phận nhân vật Tấm trong truyện Tấm Cám? Cuộc chiến giữa thiện và ác được thể hiện như thế nào ? 2.Đáp án: Mồ côi,ở với dì ghẻ, bị áp bức lao động vất. Là người hiền lành, chịu khó.(4đ) Lúc đầu thụ động, ngồi khóc, được bụt giúp đỡ, sau đấu tranh không khoan nhượng. ( 6 đ ) III. Bài mới. 1. Giới thiệu bài mới ( 1’ ) Đọc và tự nghiên cứu, tìm hiểu tác phẩm CĐT. 2. Nội dung: T0 Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức cần đạt 39’ ?Truyện này có tình tiết gì đặc biệt? ?Tiên Dung và Chử Đồng Tử có phẩm chất gì? Hãy chứng minh ? ?Hôn nhân giữa Tiên Dung và Chử Đồng Tử phản ánh ước mơ gì của nhân dân? Với Đồng Tử thì hôn nhân ấy có ý nghĩa như thế nào? ?Truyện “Chử Đồng Tử” còn phản ánh ước mơ gì của nhân dân? Ước mơ ấy thể hiện qua các chi tiết như thế nào? HS đọc sgk độc lập suy nghĩ và trả lời câu hỏi gợi ý tự tìm hiểu tác phẩm. 1. Tóm tắt truyện “Chử Đồng Tử”. Chử Đồng Tử sinh ra trong một gia đình nghèo làm nghề chài lới ở ven sông. Hai cha con chỉ có một chiếc khố. Cha chết, Chử Đồng Tử không nỡ để cha ở trần, lấy khố đóng cho cha rồi mới chôn. Chử Đồng Tử sống trong một túp lều ven sông, ngày ngày đánh cá đổi gạo của các thuyền qua lại. Một hôm công chúa Tiên Dung nhan sắc tuyệt trần, tuổi lớn mà không chịu lấy chồng chỉ thích dạo chơi trên sông nớc đến khúc sông làng Chử Đồng Tử, Chử Đồng Tử sợ quá, chui vào bụi, vùi mình trong cát. Không ngờ, chỗ chàng nấp lại là nơi Tiên Dung sai quây màn để tắm. Tiên Dung cho đó là duyên trời run rủi. Chử Đồng Tử ngại ngùng chối từ. Tiên Dung quả quyết chấp thuận, Chử Đồng Tử nghe theo họ thành vợ chồng, Tiên Dung ở lại với chồng làm ăn khá giả, xây dựng thành xóm chài bên bến bãi. Chử Đồng Tử đợc tiên truyền cho phép lạ. Chàng truyền lại cho vợ, hai ngời từ biệt xóm làng đến nơi thanh vắng để ở. Một hôm trời đã tối mà cha tới chỗ dân c, hai vợ chồng cắm cây gậy xuống đất, lấy nón úp lên đầu gậy để che sơng, tựa vào nhau mà ngủ. Từ chỗ họ mọc lên một lâu đài nguy nga tráng lệ, có đủ sập, màn trớng, có tiểu đồng, thị nữ, lính đi lại hầu hạ. Tin truyền đến tai vua, vua cho rằng Đồng Tử - Tiên Dung làm loạn, sai quân đến đánh. Quân nhà vua đến nơi thì cả cung điện ấy đã bay lên trời, chỉ còn lại bãi đất không. Bãi ấy gọi là bãi Tự Nhiên. Đầm ấy là đầm Nhất Dạ. Nhân dân đã lập đền thờ trên bãi. - Truyện có hai tình tiết đặc biệt. Một là sự gặp gỡ tự nhiên giữa ngời đánh cá nghèo và công chúa Tiên Dung. Hai là chi tiết kì ảo của cây gậy và chiếc nón có phép mầu. 2.Tìm hiểu tác phẩm. - Chử Đồng tử là ngời con có hiếu thảo: + Không nỡ táng trần cho cha mà đóng khố cho cha rồi mới chôn cất. - Tiên Dung mặc dù là công chúa “lá ngọc cành vàng”, quyền quý cao sang nhưng rất trọng tình nghĩa, cảm thông với nỗi bất hạnh của người khác, không nệ lấy người dân chài nghèo khổ. + Đành phụ lòng cha “tội trời chịu vậy chẳng yêu bằng chồng”. - Cuộc hôn nhân giữa Tiên Dung và Chử Đồng Tử thể hiện khát vọng hạnh phúc, tình yêu tự do, phóng khoáng của nam nữ thanh niên, vượt qua mọi rào cản của gia đình. Tình yêu và hạnh phúc của đôi vợ chồng Tiên Dung, Chử Đồng Tử còn xoá đi những mặc cảm, ranh giới giai cấp sang, hèn, giàu, nghèo mà xa nay vẫn là nguyên nhân gây ra bao đau khổ cho con người. - Với Chử Đồng Tử, cuộc hôn nhân này là những gì cao nhất, tốt đẹp nhất mà trời đã ban tặng cho người nghèo khổ nhng đức độ, hiếu thảo. Đúng là “ở hiền gặp lành”. - Truyện còn phản ánh ước mơ xây dựng cuộc sống ngày một thịnh vượng của nhân dân. + Vợ chồng Chử Đồng Tử ở lại bến sông lập nghiệp xây dựng thành xóm bên sông, làm ăn ngày một giàu có. - Truyện còn thể hiện mơ ước đổi đời của nhân dân lao động + Phép màu từ cây gậy và chiếc nón biến thành cung điện nguy nga, tráng lệ, có đầy đủ phương tiện, người hầu hạ. - Cung điện mọc lên từ bãi đất và đầm lấy còn phản ánh ước mơ chinh phục thiên nhiên, khả năng kì diệu của con người. Những ước mơ trên đây vừa bình dị, vừa lãng mạn, vừa thiết thực vừa phóng khoáng. Nó thể hiện lòng yêu đời và ý nghĩa nhân văn của tâm hồn người lao động. C. Hướng dẫn học bài : - Đọc sgk củng cố kiến thức đã học. - Hoàn thiện những câu hỏi gợi ý. - Đọc trước sgk bài Tóm tắt tp tự sự. e. tham khảo Truyện Chử Đồng Tử nh một bài ca bất hủ về tình ngời và tình yêu cao đẹp. Điều đó thể hiện qua nhân vật Tiên Dung và Chử Đồng Tử. Tiên Dung là một công chúa yêu thiên nhiên, thích cuộc sống tự do, “tuổi đã lớn mà không chịu lấy chồng, chỉ thích chèo thuyền đi xem sông núi”. Nàng có một tính cách mạnh mẽ, không phân biệt sang hèn : khi gặp Chử Đồng Tử, nàng quyết định gắn bó số phận với chàng - một ngời mồ côi, nghèo khổ ; nàng quyết tâm từ bỏ cuộc sống giàu sang, quyền quý, chấp nhận cuộc sống dân thờng. Còn Đồng Tử, mặc dù cha đã dặn trớc khi từ giã cõi đời, chàng vẫn dành chiếc khố duy nhất để "đóng cho cha rồi mới chôn". Chàng là một ngời cần cù, chăm chỉ làm ăn, và giàu lòng tự trọng, không tham giàu sang, phú quý. Không những thế, Chử Đồng Tử còn là ngời ham hiểu biết : Gặp Phật Quang, chàng bỏ quyết định ra biển để ở lại theo học. Cuộc hôn nhân giữa Tiên Dung và Chử Đồng Tử phản ánh ớc mơ tự do hôn nhân, xoá bỏ sự phân biệt đẳng cấp, tầng lớp để hớng đến một cuộc sống bình đẳng, đại đồng. Với Chử Đồng Tử, một ngời mồ côi nghèo và hiếu thảo thì cuộc hôn nhân đó còn thể hiện ớc mơ đổi đời, hạnh phúc của nhân dân cho những con ngời nhỏ bé, bất hạnh và bộc lộ thái độ đề cao đức hiếu thảo. Ngoài ra, truyện Chử Đồng Tử còn thể hiện ớc mơ khác của nhân dân lao động. Đó là ớc mơ cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc (hoàn cảnh nghèo khó của cha con Chử Đồng Tử và duyên may gặp đợc công chúa, đợc nhà  Phật Quang ban vật thần hoá thành cung điện lộng lẫy với đầy đủ mọi thứ), ớc mơ tìm tòi, khám phá những điều mới mẻ (Tiên Dung cùng chồng ở lại với dân, tìm kế sinh nhai. Nàng làm ăn ngày một thịnh vợng, sau đó có ngời khuyên nàng cho ngời ra biển tìm những vật lạ đem về đổi lấy các thứ khác), ớc mơ về cuộc sống của con ngời hoà hợp với tự nhiên,…Nguyễn Trọng Hoàn,Đọc – hiểu văn bản Ngữ văn 10, NXB Giáo dục, 2006 Giờ sau học làm văn .

File đính kèm:

  • doctiet 23.doc