Giáo án Ngữ văn 10 cơ bản Tiết 3- Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

A . MỤC TIÊU BÀI HỌC .

 Giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản về họat động giao tiếp nâng cao kĩ năng tạo lập, phân tích lĩnh hội trong giao tiếp

B . PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN .

 - SGK , SGV .

 - Thiết kế bài học .

C . CÁCH THỨC TIẾN HÀNH .

 GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận , trả lời các câu hỏi .

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC .

 1 . Kiểm tra bài cũ .

 2 . Giới thiệu bài mới :Trong cuộc sống hàng ngày , con người giao tiếp với nhau bằng phương tiện vô cùng quan trọng. Đó là ngôn ngữ .Không có ngôn ngữ thì không thể có kết qủa cao của bất cứ hòan cảnh giao tiếp nào . Bơi vì giao tiếp luôn luôn phụ thuộc vào hòan cảnh và nhân vật giao tiếp Để thấy được điều đó , chúng ta tìm hiểu bài họat động giao tiếp bằng ngôn ngữ .

 

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1243 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 cơ bản Tiết 3- Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết :3 BCB HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ A . MỤC TIÊU BÀI HỌC . Giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản về họat động giao tiếp nâng cao kĩ năng tạo lập, phân tích lĩnh hội trong giao tiếp B . PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN . - SGK , SGV . - Thiết kế bài học . C . CÁCH THỨC TIẾN HÀNH . GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận , trả lời các câu hỏi . D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC . 1 . Kiểm tra bài cũ . 2 . Giới thiệu bài mới :Trong cuộc sống hàng ngày , con người giao tiếp với nhau bằng phương tiện vô cùng quan trọng. Đó là ngôn ngữ .Không có ngôn ngữ thì không thể có kết qủa cao của bất cứ hòan cảnh giao tiếp nào . Bơiû vì giao tiếp luôn luôn phụ thuộc vào hòan cảnh và nhân vật giao tiếp Để thấy được điều đó , chúng ta tìm hiểu bài họat động giao tiếp bằng ngôn ngữ . Họat động của giáo viên và học sinh Yêu cầu cần đạt I .Tìm hiểu chung 1 . Gọi HS đọc và nhắc cả lớp theo dõi phần văn bản sgk .Văn bản thứ nhất . a.Các nhân vật giao tiếp nào tham giatrong họat động giao tiếp ? Hai bên có cương vị và quan hệ với nhau như thế nào b. Người nói nhờ ngôn ngữ biểu đạt nội dung tư tuởng tình cảm của mình thì người đối thọai làm gì để lĩnh hội được nội dung đó ? Hai bên lần lượt đổi vai giao tiếp cho nhau như thế nào? -Các nhân vật ở đây có vị thế giao tiếp khác nhau , vì thế các ngôn ngữ giao tiếp cũng có nét giao tiếp: các từ xưng hô khác nhau (bệ hạ ) , các từ biểu hiện thái độ (xin , thưa ) ; các câu nói tỉnh lược chủ ngữ trong giao tiếp trực diện… c. Họat động giao tiếp đo ùdiễn ra trong hòan cảnh nào? ( ở đâu ? vào lúc nào ? khi đó ở nước ta có sự kiện lịch sử xã hội gì ?) d .Họat động giao tiếp đó hướng vào nội dung gì ? đề cập tới vấn đề gì ? e. Mục đích của giao tiếp là gì ? cuộc giao tiếp có đạt được mục đích đó không ? 2.. Qua bài : “ Tổng quan về văn học Việt Nam” hãy cho biết : a. Các nhân vật giao tiếp qua bài này? b . Họat động giao tiếp đó diễn ra trong hòan cảnh nào ? c. Nội dung giao tiếp ? Về đề tài gì ? bao gồm những vấn đề cơ bản nào ? d . Mục đích giao tiếp ? - Phương tiện giao tiếp được thể hiện như thế nào ? II.Củng cố: GV gọi 2 HS đọc phần ghi nhớ +Thế nào là HĐGT?Các quá trình? Nhân tố? III .Dặn dò : - Học bài . - Làm bài tập trong SGK I . Thế nào là họat động giao tiếp bằng ngôn ngữ ? 1 .Văn bản thứ nhất : Họat động giao tiếp được văn bản ghi lại diễn ra giữa vua Trần và các bô lão a. Vua và các bô lão là nhân vật tham gia giao tiếp. - Mỗi bên có cương vị khác nhau : Vua là người cai quản đất nước , chăn dắt trăm họ ( người lãnh đạo tối cao của đất nước ) . Các bô lão là những người có tuổi đã từng giữõ những trọng trách nay về nghỉ, hoặc được vua mời đến tham dự hội nghị ( đại diện cho tầng lớp nhân dân ) . b . Người tham gia giao tiếp ở đây phải đọc hoăïc nghe xem người nói, nói những gì để lĩnh hội nội dung mà người nói phát ra. Các bô lão nghe vua Trần Nhân Tông hỏi, nội dung hỏi : Liệu tính như thế nào khi quân Mông Cổ tràn đến .( Hai bên lần lượt đổi vai cho nhau) . Các bô lão xôn xao tranh nhau nói . Lúc ấy vua lại là người nghe .Tiếp tục vua hỏi- Bô lão nghe; Bô lão trả lời- Vua nghe. c . Họat động giao tiếp : diễn ra ở Điện Diên Hồng . Lúc này quân Nguyên Mông kéo 50 vạn quân ồ ạt sang xâm lược nước ta lần 2(L1:1257,l2: 1285,l3:1288). d. Nội dung giao tiếp : Thảo luận về tình hình đất nước đang bị giặc ngọai xâm đe dọa và bàn bạc về sách lược đối phó : Hòa hay đánh , nó đề cập đến vấn đề hệ trọng còn hay mất của quốc gia dân tộc , mạng sống con người . Tất cả đều nhất trí : “Đánh” là sách lựợc duy nhất . e. Mục đích giao tiếp : Bàn bạc để tìm ra và thống nhất sách lược đối phó với quân giặc . Cuộc giao tiếp đã đi đến sự thống nhất hành động , nghĩa là đã đạt được mục đích. 2. Bài thứ hai : “ Tổng quan về văn học Việt Nam” a. Nhân vật giao tiếp ở đây là tác giả SGK( người viết ) và HS lớp 10 ( người đọc ) . Người viết ở lứa tuổi cao hơn , co ùvốn sống , có trình độ hiểu biết ( nhất là hiểu biết về văn học ) caó hơn , có nghề nghiệp là nghiên cứu giảng dạy văn học . Còn người đọc là HS lớp 10 , trẻ tuổi hơn , cóvốn sống và trình độ hiểu biết thấp hơn . b . Hòan cảnh có tổ chức giáo dục , chương trình qui định chung hệ thống trường phổ thông. c. Nội dung giao tiếp bao gồm những vấn đề cơ bản ( đã nêu thành hệ thống đề mục trong văn bản ) là + Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam . + Qúa trình hợp thành của văn học viết Việt Nam + Con người Việt Nam qua văn học . d . Mục đích giao tiếp : + Người sọan sách muốn cung cấp tri thức cần thiết cho người đọc . Người học nhờ văn bản giao tiếp đó hiểu được kiến thức cơ bản của nền văn học Việt Nam . Phương tiện giao tiếp : Sử dụng ngôn ngữ của văn bản khoa học .Đó là khoa học giáo khoa.Văn bản có bố cục rõ ràng . Những đề mục có hệ thống . Lí lẽ và dẫn chứng tiêu biểu

File đính kèm:

  • doctiet3.doc
Giáo án liên quan