A- Mục tiêu bài học :
- Giúp học sinh hiểu được tình yêu tha thiết thủy chung và khát vọng tự do yêu đương của các chàng trai cô gái Thái.
- Thấy được đặc điểm nghệ thuật của truyện thơ dân tộc Thái thể hiện qua tác phẩm.
B- Phương tiện thực hiện :
- Sgk – Sgv
- Thiết kế bài học.
C- Cách thức tiến hành :
Giáo viên tổ chức giờ học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.
D- Tiến trình dạy học :
I. Kiểm tra bài cũ
II. Giới thiệu bài mới
Đồng bào Thái ở Tây Bắc đã từng say mê và tự hào về truyện thơ “Tiễn dặn người yêu”
Đối với họ “Mỗi lần hát tiễn dặn lên là gà ấp phải bỏ ổ, cô gái quên hái rau, anh đi cày quên cày .” Sức lôi cuốn của nghệ thuật và tư tưởng ở truyện thơ này được biểu hiện tập trung trong đoạn trích “Lời tiễn dặn” trích truyện thơ “Tiễn dặn người yêu” của dân tộc Thái.
III. Bài mới :
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4502 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 cơ bản Tiết 30- Lời tiễn dặn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 30: BCB
Lời tiễn dặn
( Trích truyện thơ Tiễn dặn người yêu )
A- Mục tiêu bài học :
- Giúp học sinh hiểu được tình yêu tha thiết thủy chung và khát vọng tự do yêu đương của các chàng trai cô gái Thái.
- Thấy được đặc điểm nghệ thuật của truyện thơ dân tộc Thái thể hiện qua tác phẩm.
B- Phương tiện thực hiện :
- Sgk – Sgv
- Thiết kế bài học.
C- Cách thức tiến hành :
Giáo viên tổ chức giờ học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.
D- Tiến trình dạy học :
I. Kiểm tra bài cũ
II. Giới thiệu bài mới
Đồng bào Thái ở Tây Bắc đã từng say mê và tự hào về truyện thơ “Tiễn dặn người yêu”
Đối với họ “Mỗi lần hát tiễn dặn lên là gà ấp phải bỏ ổ, cô gái quên hái rau, anh đi cày quên cày ...” Sức lôi cuốn của nghệ thuật và tư tưởng ở truyện thơ này được biểu hiện tập trung trong đoạn trích “Lời tiễn dặn” trích truyện thơ “Tiễn dặn người yêu” của dân tộc Thái.
III. Bài mới :
Hoạt động của Giáo Viên và Học Sinh
Yêu cầu cần đạt
- Yêu cầu học sinh đọc tiểu dẫn
- Nêu khái niệm về truyện thơ dân gian
- Tóm tắt cốt truyện “Tiễn dặn người yêu”. Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm đoạn thơ
- Em hãy cho biết bố cục của đoạn trích
- Em hãy cho biết đại ý đoạn trích ?
- Khi đưa người yêu về nhà chồng, tâm trạng của chàng trai được thể hiện như thế nào ?
+ Những từ ngữ hình ảnh nào diễn tả nỗi đau khổ, tuyệt vọng của cô gái?
- Em có suy nghĩ gì về lời an ủi động viên của chàng trai.
+ Chàng trai đã khẳng định tình yêu của mình bằng những lời ước hẹn như thế nào ?
+ Trong lời tiễn dặn thứ hai có gì khác lời tiễn dặn ở phần đầu ?
+ Phải chứng kiến cảnh cô gái bị chồng hành hạ, thái độ của chàng trai thể hiện như thế nào ?
+ Em có nhận xét gì về thái độ khẳng định của chàng trai qua sáu lần dùng từ chết ?
+ Học xong đọc trích em có nhận xét gì về nội dung và nghệ thuật của truyện thơ dân gian ?
IV) Củng cố :
- Phác thảo chân dung và tâm trạng của chàng trai, cô gái qua hai lời tiễn dặn.
V) Dặn dò : Ca dao yêu thương tình nghĩa
Soạn và tìm hiểu nội dung, nghệ thuật của từng nhóm bài ca dao đó.
I) Tìm hiểu chung
1. Khái niệm truyện thơ
- Là những truyện kể dài bằng thơ, có sự kết hợp giữa hai yếu tố tự sự và trữ tình, phản ánh số phận của người nghèo khổ, khát vọng về tình yêu tự do, hạnh phúc và công lý.
2. Tóm tắt tác phẩm : Sgk
II) Đoạn trích : Lời tiễn dặn
1) Bố cục đoạn trích
- Gồm 2 lời tiễn dặn
+ Đoạn 1:Từ đầu đến “Khi góa bụa về già”. Lời tiễn dặn thể hiện tâm trạng xót thương của chàng trai và nỗi đau khổ tuyệt vọng của cô gái.
+ Đoạn 2 “còn lại” : Lời tiễn dặn của chàng trai khẳng định mối tình tha thiết bền chặt của mình.
2) Đại ý đoạn trích
Qua hai lời tiễn dặn, đoạn trích nổi bật diễn biến tâm trạng từ xót thương trước tình cảnh đau khổ tuyệt vọng của cô gái đến khẳng định tình yêu chung thủy và khát vọng hạnh phúc của chàng trai với người mình yêu.
3- Phân tích
a) Tâm trạng xót thương của chàng trai và nỗi đau khổ tuyệt vọng của cô gái
- Nỗi đau khổ của cô gái thể hiện ở nhiều góc độ.
+ Ở hành động :
Vừa đi vừa ngoảnh lại
Vừa đi vừa ngoái trông
Chân bước đi lòng càng đau càng nhớ
Các hành động: ngoảnh lại, ngoái trông, chân bước càng đau càng nhớ à tâm trạng xót xa nuối tiếc về mối tình lỡ hẹn.
+ Giãi bày qua cảnh vật thiên nhiên : ớt cay, cà đắng, lá ngón độc địa => gợi nỗi cay đắng, tuyệt vọng không chỉ riêng cô gái và cả chàng trai.
- Chàng trai đồng cảm chia sẻ nỗi đau cùng cô gái
“Xin hãy cho anh kề vóc mảnh
... Một lát .... thay lời tiễn dặn”
+ Động viên an ủi cô gái :
Con nhỏ hãy đưa anh ẵm
Nựng con rồng, con phượng đừng buồn.
=> Tấm lòng thành thật, vị tha, nhân hậu
+ Ước hẹn chờ đợi cô gái trong mọi thời gian, mọi hoàn cảnh :
“Không lấy được nhau mùa hạ ... mùa đông
Không lấy .. thời trẻ ..lấy nhau khi góa bụa về già”
=> Lời tiễn dặn thấm sâu tình nghĩa cũng là lời ước hẹn mãi mãi thủy chung của chàng trai đối với cô gái.
b) Chàng trai khẳng định mối tình tha thiết bền chặt của mình
- Chứng kiến cảnh cô gái bị chồng hành hạ, anh vô cùng đau đớn xót xa :
“Dậy đi em, dậy đi em ơi !
...Lam ống thuốc này em uống khỏi đau”
=> tiếng gọi, cử chỉ chăm sóc ân cần của chàng trai là cử chỉ hành động của tình yêu thương, ẩn chứa nỗi xót xa đau đớn hơn cả nỗi đau mà cô gái phải chịu. Lời thơ thấm nhuần tinh thần nhân đạo trước số phận con người.
- Chàng trai khẳng định với cô gái sống chết cùng có nhau :
Về với người ta thương thủa cũ
... chết thành hồn chung một mái song song
Sáu lần từ chết xuất hiện là sáu lần anh khẳng định sự gắn bó bền chặt không bao giờ lìa xa
- Khát vọng của họ là được giải phóng được sống trong tình yêu :
Yêu nhau, yêu trọn đời gỗ cứng
Yêu nhau yêu trọn kiếp đến già
“Yêu trọn đời”, “Yêu trọn kiếp” => khẳng định quyết tâm không hề thay đổi.
Ta yêu nhau tàn đời gió không rung chuyển
+ Gió vốn không bao giờ ngừng thổi. Song dẫu cho gió có ngừng thổi (tàn đời gió) thì tình yêu ấy vẫn không đổi thay => khát vọng tự do được sống trong tình yêu. Nó như khắc vào gỗ đá bền vững đến muôn đời.
* Tóm lại : Hai lời tiễn dặn ở hai hoàn cảnh khác nhau, nhưng cả hai lời đều thể hiện tình yêu sâu sắc thủy chung và quyết tâm vượt mọi trở ngại để gắn bó.
Mỗi lời thơ đều thấm nhuần tinh thần nhân đạo tình yêu thương và cảm thông với số phận cô gái cũng như của những người phụ nữ Thái trong xã hội xưa.
Tổng kết
- Đoạn trích phác thảo chân dung tâm trạng của chàng trai, cô gái là nạn nhân của chế độ phong kiến miền núi => Trân trọng cuộc sống của chúng ta hôm nay.
- Về nghệ thuật : đoạn trích dùng nhiều từ ngữ, hình ảnh gần gũi với đời sống của đồng bào dân tộc ít người. Câu thơ gọn, chắc, nghệ thuật sử dụng từ láy có tác dụng khẳng định khát vọng tự do, phá bỏ tập tục phi lý của hôn nhân phong kiến.
Vẻ đẹp nghệ thuật và ý nghĩa nhân văn sâu sắc đã khiến “Lời tiễn dặn” trở thành niềm tự hào của nhân dân các dân tộc Tây Bắc.
File đính kèm:
- tiet30.doc